intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

30 NĂM TẠP CHÍ MỸ THUẬT

Chia sẻ: Sadad Adasdsad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

171
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hai năm, sau ngày đất nước thống nhất, năm 1997 Tạp chí Mỹ thuật, cơ quan ngôn luận của Hội Mỹ thuật Việt Nam ra số đầu tiên, lời nói đầu đã xác định nhiệm vụ của Tạp chí là: - Giới thiệu các thành tựu của nền mỹ thuật Việt Nam .- Phản ánh phong trào sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc, trang trí mỹ thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 30 NĂM TẠP CHÍ MỸ THUẬT

  1. 30 NĂM TẠP CHÍ MỸ THUẬT
  2. Hai năm, sau ngày đất nước thống nhất, năm 1997 Tạp chí Mỹ thuật, cơ quan ngôn luận của Hội Mỹ thuật Việt Nam ra số đầu tiên, lời nói đầu đã xác định nhiệm vụ của Tạp chí là: - Giới thiệu các thành tựu của nền mỹ thuật Việt Nam
  3. - Phản ánh phong trào sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc, trang trí mỹ thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp - Giới thiệu tinh hoa nghệ thuật của dân tộc, của thế giới - Đấu tranh cho đường lối văn nghệ của Đảng và Nhà nước - Nêu lên những vấn đề mà giới sáng tác, nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, những người yêu mến mỹ thuật quan tâm để cùng nhau giải quyết những vấn đề đương thời đặt ra. Định hướng ấy đã cụ thể hóa công việc phản ánh những vấn đề lý luận, phê bình, thông tin sáng tác mỹ thuật và đương nhiên là phản ánh hoạt động của Hội Mỹ thuật Việt Nam, tổ chức sáng tạo và công bố tác phẩm. 30 năm qua, Tạp chí Mỹ thuật có những năm yên ổn, định hình, nhẫn nại của thời kỳ bao cấp, lo chuyện nghề nghiệp chứ không phải lo kinh phí, rồi đến năm 1989, khi nền kinh tế thị trường hình thành, sự bao cấp không còn, có lúc tưởng như Tạp chí không thể vượt qua. Nhưng chính những năm đó Tạp chí đã bắt đầu vận động để tồn tại và tiếp tục phát triển. Từ 1 năm 4 số đến 6 số và hiện nay là 12 số. Cho phép cập nhật thông tin, mở rộng nhiều chuyên mục, chuyên đề như: Sự kiện, những vấn đề mỹ thuật, mỹ thuật truyền thống, mỹ thuật thế giới, tác giả tác phẩm, trao đổi, giới thiệu sách mỹ thuật, những chuyên đề về hội họa sơn mài, tượng đài, mỹ thuật trẻ, mỹ thuật công nghiệp... Hàng tháng, Tạp chí như là nguồn tư liệu cần thiết mà Hội gửi đến các hội viên mỹ thuật, và với người yêu mỹ thuật thì Tạp chí là người bạn đồng hành chia xẻ, trao đổi, tâm tình hướng về cái đẹp nhân văn chân - thiện - mỹ Việt Nam và mỹ thuật thế giới. Ngoài số chuyên đề Mỹ thuật, Tạp chí cũng đã từng xuất bản những ấn phẩm như: Mỹ thuật Thời nay, Thời trang, Mỹ thuật cười, và hiện nay là Đặc san Mỹ thuật và Đời sống. Các ấn phẩm này đã cho phép mở rộng đề tài rộng rãi trong lĩnh vực cái Đẹp mà đông đảo bạn đọc quan tâm: Thời trang, trang trí nội thất, các sinh hoạt văn hóa... Người ngoài ngành thì tưởng là đi quá phạm vi mỹ thuật nhưng thực ra hầu hết những hoạt động tưởng chỉ mang bề nổi của kinh tế thị trường này lại được đào tạo từ các trường mỹ thuật, các nhà tạo mẫu chuyên nghiệp đều là các họa sĩ và nơi mở đầu con đường sáng tạo của họ là Trường Mỹ thuật. Không phải vẽ tranh, làm tượng mới là mỹ thuật. Việc mở rộng đề tài và nội dung phản ánh không chỉ đơn thuần là mục đích kinh tế, mà cái được lớn hơn là đã bổ sung cho Tạp chí chuyên ngành những vấn đề mà cuộc sống đời thường quan tâm. Mỹ thuật không chỉ phục vụ mấy nghìn nhà mỹ thuật mà phục vụ con người, phục vụ công chúng, có thêm hàng vạn người đọc và biết đến mỹ thuật để thêm yêu cái Đẹp, làm cho cuộc sống đàng hoàng hơn. 30 năm là quãng thời gian không nhiều, mới chưa bằng phần nửa của đời người, nhưng nếu giở lại những trang tạp chí thì cũng thấy có biết bao đổi thay về kiểu thức, về cách viết nhưng cái cốt lỗi là tạp chí của Hội Mỹ thuật Việt Nam với định hướng ban đầu thì hầu như không đổi “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Lãnh đạo Tạp chí đã đến thời Tổng biên tập thứ 9. Thử làm một phép tính chia, thì bình quân, mỗi tổng biên tập chỉ trụ lại hơn 3 năm, có tổng biên tập còn ít hơn thế. Cũng cần mẫn, nhiệt thành nhưng mỗi người có một cách bộc lộ và có thể nói không quá là tạp chí chính là hình ảnh của họ. Hay hoặc dở thì phải nhận, không được chối vì lý do khách quan. Đấy mới là tư cách của những người thuyền trưởng chân chính, mà tài năng, quả cảm thường ít bộc lộ trong những lúc thuận buồm xuôi gió. Tạp chí Mỹ thuật đã vinh dự được nhà nước trao tặng huân chương Lao động hạng 3, nhân Kỷ niệm 20 năm thành lập (1997). Nhiều thành viên của Tạp chí Mỹ thuật đã được nhận giải thưởng cao quý: họa sĩ Huỳnh Văn Gấm được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 2), họa sĩ Trần Đình Thọ, Mai Văn Hiến được trao tặng giải thưởng Nhà nước (đợt 1), họa sĩ Nguyễn Thế Vinh được tao tặng giải thưởng Nhà nước (đợt 2), nhiều đồng chí đã được Nhà nước trao tặng các huân, huy chương cao quý. Tạp chí Mỹ thuật có thể hoạt động và phát triển, bên cạnh sự nỗ lực của mình, chúng tôi còn nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Ban Tư tưởng Văn hóa trung ương nay là Ban Tuyên huấn Trung ương, Bộ Văn hóa Thông tin, nay là
  4. Bộ Thông tin và Truyền thông, và đặc biệt là sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản: Hội Mỹ thuật Việt Nam và các đồng chí lãnh đạo Hội Mỹ thuật thiết thực và có hiệu quả. Nói về Tạp chí, không thể không tri ân sự công lao của các cộng tác viên, những người đồng hành cùng Ban biên tập để làm nên, nuôi dưỡng cho cái chất mỹ thuật đậm đà bản sắc. Chúng ta nhớ những bài viết trong thời đầu Tạp chí Mỹ thuật của các họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật: Trần Văn Cẩn, Mai Văn Hiến, Trần Đình Thọ, Lê Quốc Lộc, Lê Công Thành, Thái Bá Vân, Nguyễn Văn Tỵ, Sĩ Ngọc, Nguyễn Trân, Triệu Thúc Đan, Lê Quốc Bảo, Phan Kế An, Quang Phòng, Lê Thanh Đức, Nguyễn Ngọc Dũng, Chu Quang Trứ, Trần Lâm Biền... Rồi đến những năm 90, với sự đóng góp của Uyên Huy, Trần Duy, Phạm Hảo, Hải Yến, Trần Thức, Tạ Duy Chân, Thái Hanh, Nguyễn Duy Lẫm, Trịnh Quang Vũ, Phan Nghị, Nguyễn Quảng Tuân... 10 năm gần đây là Phan Cẩm Thượng, Phan Thanh Bình, Nguyễn Kim Loan, Đỗ Đức, Điền Thanh, Trịnh Hoàng Tân, Bùi Như Hương, Đặng Ngọc Trân, Phan Thanh Hải, Trần Hậu Yên Thế, Trang Thanh Hiền, Bảo Trân, Phạm Bích Thủy... Còn nhiều lắm, có người chỉ gửi một, đôi bài rồi thôi, nhưng có người như loài ong chăm chỉ hàng ngày đến hoa hút mật để trả lại cho đời. Nhuận bút có đáng là bao nhưng tấm lòng thì còn mãi. Chúng tôi xin chia xẻ sự cộng tác qua các thời kỳ Tạp chí của các anh: Vũ Hạnh, Bích Hùng, Phù Hư, Phạm Mạnh Hiên, Bùi Tấn Tiến trước đây và bây giờ là Ban đại diện phía Nam, nòng cốt là chị Thái Lê Ngọc Diệp và anh Huỳnh Công Trung. Anh chị em làm Tạp chí Mỹ thuật đã qua 3 thế hệ, nhiều người đã nghỉ hưu, chuyển công tác, thế hệ hiện nay có tuổi đời trẻ hơn, sôi nổi, bồng bột, nhanh nhậy nhưng cũng đôi khi bốc đồng, điều cần tránh với nghề làm báo, biết làm sao, khi người ta còn trẻ thì cái thiếu là kinh nghiệm, nhưng khi có kinh nghiệm thì lại đứng tuổi mất rồi. Nhưng cái cần là phải giữ được ngọn lửa của tình yêu nghệ thuật, nó tạo nên sự cao quý của người cầm bút, những trang viết như một mơ ước, một lời tâm sự thì sẽ được người đọc nhận và nhớ. Đấy là phần thưởng vô giá mà những người làm báo có quyền tự hào, thanh thản như người nông dân mơ về cánh đồng Tháng Mười bát ngát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2