intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

42 Phương cách bảo vệ con Chương 1

Chia sẻ: Anviet Canh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

135
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tự hỏi mình xem lần cuối cùng bạn đã nói chuyện với con là lúc nào. "Vừa mới hôm qua"-bạn sẽ tự nhủ. Nhưng hãy thử nghĩ xem, đó chỉ là một cuộc nói chuyện hay đúng hơn là một cuộc độc thoại chán ngắt

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 42 Phương cách bảo vệ con Chương 1

  1. Trích trong quyển “42 Phương cách bảo vệ con” – Anh Côi tổng hợp -- NXB Trẻ -- Chương 1 Ở nhà một mình 1. NÓI CHUYỆN VỚI CON ĐI MÁ Hãy tự hỏi mình xem lần cuối cùng bạn đã nói chuyện với con là lúc nào. “Vừa mới hôm qua” - bạn sẽ tự nhủ. Nhưng hãy thử nghĩ xem, đó chỉ là một cuộc nói chuyện hay đúng hơn là một cuộc độc thoại chán ngắt, bạn lên giọng giáo huấn, hạnh họe con vì một lỗi lầm gì đó. Thường thì những cuộc nói chuyện của chúng ta chỉ là: “Không được làm cái này, không nên làm cái kia” hoặc những câu hỏi kiểu: “Sao, có gì mới không?”. Hỏi xong chúng ta quên ngay và cũng không thèm nghe câu trả lời của trẻ. Thế là mặc dù còn nhỏ nhưng khi nhìn thấy thái độ của ta như thế, trẻ sẽ cố trả lời thật ngắn hoặc im lặng, bởi lẽ bé biết có trả lời thì cũng chẳng ai thèm nghe. Vì sao con cái chúng ta thường không kể ra những vấn đề của chúng? Một phần vì chúng ta không muốn nghe: chúng ta quá bận bịu, nào là bận xem trận chung kết bóng đá, bận xem một bộ phim truyền hình nhiều tập hấp dẫn trên truyền hình, bận đọc báo... nói chung là không còn tâm trí, thời gian nghĩ đến con cái, nghe những câu hỏi của chúng. Và thế là trẻ phải một mình xoay xở với các vấn đề của mình. Rồi đến một ngày nọ chúng ta bỗng nhận ra rằng, con mình đã lớn mà chúng ta lại không biết trẻ đang nghĩ gì, bạn bè của con ra sao, con thích gì, đam mê gì... Lúc bấy giờ, chúng ta có hỏi gì thì trẻ cũng trả lời cho qua chuyện: “Mọi chuyện đều tốt cả!”. Lúc này, nếu chúng ta có muốn nói chuyện với con thì cũng chẳng biết nói gì, chẳng biết tiếp cận thế nào. Vì vậy nguyên tắc thứ nhất là: Hãy cố gắng thường xuyên nói chuyện với con, giúp chúng giải quyết các vấn đề, cho dù đó là những vấn đề nhỏ nhặt, giản đơn nhất. Đồ chơi của con bị hỏng - hãy thông cảm với bé và giúp bé sửa lại. Không nên nghĩ rằng, trò chuyện với bé trên đường đưa đón hoặc trong những phút nghỉ giải lao giữa hai hiệp bóng hay hai chương trình truyền hình là đủ. Con bạn cần một sự quan tâm, chú ý thường xuyên. Nếu con bạn đang kể chuyện xin hãy chăm chú nghe, đừng cắt ngang lời bé kiểu: “Con lại phịa chuyện.”.., “Không thể có chuyện như thế!”. Không loại trừ trong câu chuyện của bé có những yếu tố tưởng tượng song dù có tưởng tượng đi chăng nữa thì cũng có một cơ sở nào đó. Nó có thể liên quan tới một cảnh trong bộ phim mà bé được xem hoặc là một hành động của người quen mà bé chứng kiến. 1
  2. Trích trong quyển “42 Phương cách bảo vệ con” – Anh Côi tổng hợp -- NXB Trẻ -- Chúng tôi xin dẫn ra đây một ví dụ mà bạn có thể nhận ra mình ở đó: một phụ nữ ngồi với cậu con trai năm tuổi trên một chuyến xe buýt. Cậu bé kể cho mẹ nghe chuyện cậu đã chơi với ông bác thế nào rồi đột nhiên nói: “Bác ấy... bác ấy xấu lắm!” Vô cùng bất ngờ trước câu nói của con, bà mẹ hỏi: “Sao con lại nói thế?” “Tại vì lúc ở bến xe buýt bác ấy đã đá một con chó hoang, làm nó văng vào tường...”. Thế là người mẹ đã la át đi và bảo vệ ông bác, cho là cậu bé phịa chuyện chứ bác ấy không thể hành động như thế. Chúng ta sẽ thử phân tích tình huống này: thứ nhất, dù không muốn nhưng người mẹ đã vô tình xúc phạm cậu con trai “phịa chuyện” và tất nhiên là sau đó cậu bé sẽ không bao giờ muốn chia sẻ với mẹ những chuyện tương tự như vậy nữa. Thứ hai, nếu cậu bé có phịa toàn bộ câu chuyện hay chỉ phịa đọan kết đi chăng nữa thì bé cũng dựa trên một cơ sở nào đó và chuyện xảy ra với con chó có thể không phải ngày hôm đó mà vào một ngày khác và thay vì con chó có thể là một con mèo! Từ câu chuyện này có thể thấy không chỉ chăm chú nghe mà ta còn phải phân tích tất cả những gì trẻ nói, phải quan tâm đến những quyển sách trẻ đang đọc, đến những bộ phim bé đang xem. Tuy nhiên, mối liên hệ này không thể chỉ một chiều, có nghĩa là chỉ có bạn quan tâm đến mọi việc của con mà không cho con trẻ quan tâm đến công việc của mình. Trong trường hợp này, chẳng bao lâu bạn sẽ nhận thấy rằng, con bạn sẽ không hoàn toàn tin tưởng bạn mà luôn giấu diếm bạn một điều gì đó. Vì vậy, bạn nên cố gắng cùng con giải quyết không chỉ các vấn đề của nó mà nên kể cho con nghe những vấn đề của bạn. Và lúc bấy giờ bạn và con sẽ có mối tiếp xúc toàn diện, cũng có nghĩa là bạn có thể bảo vệ và giúp bé có những quyết định kịp thời, đúng đắn. 2. TRẺ CON BẮT CHƯỚC NHỮNG GÌ NHÌN THẤY Chúng ta thường có thói quen cho rằng, muốn bảo vệ con chỉ cần trực tiếp dạy con những nguyên tắc tự vệ là được. Song, trên thực tế thì mọi việc không hoàn toàn như vậy, chúng học ở chúng ta ngay cả khi chúng ta tin rằng, chúng đang say mê với một thứ vớ vẩn nào đó và không để ý gì xung quanh. Trong chúng ta ai mà chẳng có một lần phải nói: “Bố (mẹ) đã bao nhiêu lần nói với con là không được làm thế!” Nhưng đứa trẻ vẫn lặp đi lăp lại một sai lầm. Vì sao vậy? Có lẽ đó chỉ là sự bắt chước hoàn toàn vô thức của trẻ. Chỉ cần quan sát bé chơi thế nào là có thể xác định được quan hệ của bố mẹ bé ra sao, thái độ của họ đối với con mình thế nào. Có nghĩa là chúng ta cần phải chú ý và thận trọng vì biết rằng, con trẻ sẽ bắt chước chúng ta ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất. 2
  3. Trích trong quyển “42 Phương cách bảo vệ con” – Anh Côi tổng hợp -- NXB Trẻ -- Vì thế mà dù chúng ta có nhắc trẻ cả trăm lần là: “Khi mở cửa, trước tiên cần phải biết ai đằng sau cánh cửa” thì trẻ cũng không bao giờ nghe theo nếu chính chúng ta không làm gương trước. Làm gương - luôn luôn là cách giáo dục tốt nhất. Ví dụ, sau khi làm xong một việc gì đó bạn thu xếp, dọn dẹp rồi mới chuyển sang làm việc khác, con bạn cũng sẽ bắt chước làm y như thế - sẽ dọn dẹp dồ chơi sau khi chơi. Bài học đầu tiên là phải chú ý giữ gìn đồ chơi của mình, có nghĩa là sẽ giảm nguy cơ bị mất mát, thất lạc. Bé sẽ tự ý thức không bao giờ để đồ đạc của mình bừa bãi trước mắt người khác, không khơi gợi lòng tham của người khác. Bất cứ tên trộm hay lưu manh nào cũng biết quan sát, theo dõi và chọn đúng đối tương để ra tay; vì vậy mà khi chúng ta dạy cho trẻ chú ý cảnh giác thì xác suất trở thành nạn nhân sẽ giảm đi phân nửa. 3. Ở NHÀ MỘT MÌNH Từ tuổi nào có thể để trẻ một mình? Không ai có thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà yếu tố quan trọng nhất chính là bản thân con bạn, tính tự lập của nó và mức độ tin tưởng của bạn đối với con. Vì vậy mà đây là một quyết định hoàn toàn cá nhân, tuy nhiên, chúng tôi cũng xin đưa ra một lời khuyên chung là: bạn cần phải tập dần cho con ở một mình. Song trước khi làm việc này bạn phải dạy cho con bạn những nguyên tắc hành xử khi phải ở nhà một mình. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, trẻ em bắt đầu nhận biết con số sớm hơn chữ viết rất nhiều, vì vậy bạn cần phải nói cho con biết trong trường hợp nguy hiểm phải cầu cứu ai. Để làm việc này, bạn có thể viết lên một tờ giấy ba số điện thoại cần thiết: cứu hỏa, cấp cứu và cảnh sát và để con dễ nhận biết, bạn có thể vẽ minh họa bên cạnh số điện thoại cứu hỏa là một que diêm đang cháy, số điện thoại cấp cứu là hình chữ thập đỏ và bên cạnh số điện thoại cảnh sát là một anh cảnh sát hay đèn báo hiệu giao thông. Đồng thời, bạn cũng phải giải thích cho bé biết là không được báo động giả vì như thế sẽ gặp rắc rối và tệ hơn nữa, lần sau nếu xảy ra thật thì người ta sẽ không tin và không đến cứu giúp nữa. (Để minh họa bạn có thể kể cho bé nghe câu chuyện cổ tích về em bé chăn cừu, vì đã nhiều lần kêu cứu giả nên đến một ngày kia có đàn sói tấn công đàn cừu của em và em đã kêu cứu khản cả giọng, đến kiệt sức nhưng không ai còn tin nên không đến, kết cục là cả đàn cừu bị sói ăn thịt hết). Ngoài ba số điện thoại chính trên con bạn còn phải biết số điện thoại của nhà hàng xóm, bạn bè của bạn, của bố, mẹ để có thể liên lạc trong trường hợp cần thiết. 3
  4. Trích trong quyển “42 Phương cách bảo vệ con” – Anh Côi tổng hợp -- NXB Trẻ -- Nhất thiết phải dạy cho trẻ biết thuộc lòng tên mình, tên bố, mẹ, địa chỉ nơi ở. Những kiến thức này rất cần thiết đối với trẻ khi bị lạc, khi nhà bị hỏa hoạn hoặc có người phá cửa. Hãy giải thích cho bé hiểu là những kiến thức vừa kể trên chỉ được dùng trong các trường hợp cấp bách chứ không được tiết lộ cho người lạ biết. Trước khi ra khỏi nhà, dù chỉ là ba mươi phút bạn cũng đừng quên đóng cửa sổ để tránh cho bé khỏi bị rơi từ trên xuống, đồng thời cũng đừng quên cất những đồ dùng sắc nhọn như dao, kéo, giấu kỹ diêm, bật lửa để tránh cho bé những thương tổn đáng tiếc. Điều này là cần thiết ngay cả khi bạn đã giải thích cho bé cặn kẽ. Nếu bạn biết chắc là tối bạn mới về thì hãy đừng quên bật đèn trước cho bé để bé khỏi sợ. Trước khi ra khỏi nhà bạn đừng quên kiểm tra xem đã đóng vòi nước và bình gas, tắt các đồ điện gia dụng hay chưa. Cũng đừng quên dặn bé không được mở cửa cho ai vào nếu không phải là người nhà và nếu có ai phá cửa phải lập tức gọi điện thoại cho cảnh sát, bố, mẹ, hàng xóm. Nên nhớ rằng, để con bạn thực hiện các nguyên tắc này bạn phải làm gương trước. 4. BIẾT KÊU CỨU Phân tích thống kê và kinh nghiệm của các chuyên gia tâm lý trẻ em trên toàn cầu đã đi đến kết luận rằng, nhiều trẻ em đã trở thành nạn nhân của tội ác chỉ vì sơ ý trong khi đi làm những chuyện tưởng chừng như vô hại như: đi đổ rác hay nhận thư, bưu phẩm... Trong việc này, lỗi một phần là do các bậc cha mẹ đã không giải thích cho bé hiểu rằng, một khi bé ở trong nhà cửa đóng, then cài là còn an toàn, song chỉ cần mở cửa là bé có thể trở thành miếng mồi ngon cho bọn tội phạm. Có thể bạn sẽ nói: “Chúng tôi đã sống ở đây bao nhiêu năm nay mà có chuyện gì đâu!”. Nếu thế thật thì bạn là người may mắn song thường các nạn nhân, đặc biệt là trẻ em không thích nói ra, đôi khi không đủ can đảm để kể lại. Chúng ta sẽ cùng xem xét con em của chúng ta thường sai lầm ở đâu nhất: a. Chúng thường mở cửa nhà cho người lạ mà không nghĩ đến hậu quả. b. Không thèm đóng cửa nhà khi ra ngoài chốc lát vì nghĩ là sẽ trở về ngay. c. Mang rác đi đổ, hoặc lấy bưu phẩm không thèm nhìn trước ngó sau. d. Vào thang máy với người lạ. Trên đây chỉ là một liệt kê nhỏ những sai lầm mà con cái chúng ta thường mắc phải. Hãy giải thích cho con bạn hiểu rằng, trước khi mở cửa phải nhìn qua ô cửa để chắc chắn rằng người gõ cửa không phải là người lạ. Với đứa con nhỏ của bạn thì ngay cả hàng xóm cũng là người lạ bởi lẽ hành vi phạm pháp thường xuất hiện bất chợt, thành thử tốt nhất là không được mở cửa cho 4
  5. Trích trong quyển “42 Phương cách bảo vệ con” – Anh Côi tổng hợp -- NXB Trẻ -- bất cứ ai. Nếu không thấy ai lúc bấy giờ con bạn có thể mở cửa đem rác đi đổ hoặc đi lấy bưu phẩm. Tốt nhất bạn cùng đi ra và tựa cửa trông chừng. Nếu thấy có người lạ đột nhiên xuất hiện và bạn vì một lý do nào đó không đến với con được hãy nói cho con biết phải hành động thế nào khi người lạ có biểu hiện xâm phạm. Thứ nhất, bé phải lập tức đối mặt với người lạ. Thứ hai, bé phải sẵn sàng chống đỡ nếu người lạ bất thình tình tấn công, bằng cách nắm tay lại thành nắm đấm để phang vào mặt kẻ tấn công. Và mặc dù một cú đấm như thế chẳng hề hấn gì song ít ra nó cũng là một đòn bất ngờ và nhờ nó mà bé có cơ chạy thoát. Ngay cả khi đã chạy thoát bé cũng cần phải la lên: “Cứu! Cứu!”. Lúc bấy giờ hàng xóm nhất định sẽ chạy đến và kẻ định tấn công sẽ phải tháo chạy. Trong trường hợp bé không để ý và bị tấn công từ phía sau cũng phải la to lên và cắn vào cánh tay mà kẻ tấn công đang cố tình bịt miệng bé. Đến lượt mình bạn sẽ vừa chạy đến chỗ đứa bé vừa gào thật to: “Con! Mẹ đến đây!” Nên nhớ rằng, xô rác hay một tờ báo cũng có thể trở thành một thứ vũ khí tự vệ lợi hại. Bé cần phải biết rằng, có thể dùng chúng để quật vào mặt kẻ tấn công đặng tháo chạy. 5. TRẺ VÀ ĐIỆN THOẠI Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao các tác giả lại đặt vấn đề này?”. Trẻ và điện thoại thì có gì nguy hiểm? Hiện thời, có lẽ không một ai trong chúng ta lại có thể hình dung ra một cuộc sống mà không có điện thoại. Thời nay, chúng ta ít viết thư từ hơn mà chỉ sử dụng điện thoại. Mỗi khi ra khỏi nhà bạn thường dặn con là có gì cứ gọi điện thoại, và nếu con bạn không gọi, bạn yên tâm là không có chuyện gì xảy ra. Nhưng liệu có phải như thế không? Không hiếm trường hợp, từ một phương tiện bảo vệ, điện thoại trở thành vũ khí cho tội phạm một cách dễ dàng. Bạn biết rõ ràng bọn tội phạm rất hiếm khi ra tay mà không điều nghiên hay phân tích tình huống một cách kỹ càng trước. Nếu đó là một nhóm lưu manh chuyên nghiệp, chúng có thể gắn thiết bị ghi âm nghe trộm các cuộc nói chuyện qua điện thoại rồi sau đó tìm cách tống tiền. Nhưng cũng có thể chúng sẽ làm theo một phương án khác. Chẳng hạn, con bạn ở nhà một mình. Chuông điện thoại reo. Bé bốc máy lên. Nếu bé quen kiểu bạn thường làm là xưng tên ngay thì bé sẽ làm y như thế và kết quả là cung cấp cho kẻ gian một con át chủ bài. Tiếp đến, mọi việc sẽ phát triển theo một kịch bản đã có sẵn nghĩa là con bạn sẽ tiết lộ địa chỉ nhà, nói rằng bé ở nhà một mình và v.v... Vì vậy nguyên tắc thứ nhất là: sau khi bốc máy phải nói: “Alô! Tôi nghe!” Nhưng không được xưng tên, ngay cả nếu bé nghe người gọi có giọng quen quen. Đôi khi kẻ gian ranh mãnh hỏi ngay: “Cháu đang ở nhà một mình à? Bố mẹ đi vắng?”. Trong trường hợp này trẻ phải trả lời: “Đang ở nhà với bố mẹ”. 5
  6. Trích trong quyển “42 Phương cách bảo vệ con” – Anh Côi tổng hợp -- NXB Trẻ -- Có thể kẻ gian hành động theo một kịch bản khác: hắn gọi điện giới thiệu là người quen của bố mẹ bé, nói rằng hắn có hẹn gặp bố mẹ bé những đánh mất địa chỉ, yêu cầu bé cho địa chỉ. Trong trường hợp này bé dù biết địa chỉ nhà cũng không được nói cho ngưòi đầu dây đằng kia, ngay cả khi người đó có hứa sẽ mang kẹo, đồ chơi, quà đến cho. Kẻ gian cũng có thể gọi điện giới thiệu là đồng nghiệp của bố mẹ bé, được bố mẹ nhờ đến nhà lấy một thứ gì đó nhưng quên địa chỉ nhà để bắt bé tiết lộ. Trong trường hợp này, bé phải gọi điện thoại ngay cho bạn. Trường hợp sau đã xảy ra: một bé gái năm tuổi ở nhà một mình, qua điện thoại đã tiết lộ địa chỉ cho một phụ nữ tự xưng là “bạn mẹ” và đã mở cửa cho ả này vào nhà. Một lúc sau, lấy cớ có việc phải đi ngay, ả kia chuồn êm. Và hậu quả là tối hôm đó mẹ bé về và phát hiện thấy toàn bộ tiền bạc, nữ trang trong tủ đã không cánh mà bay. Những nguyên tắc chính của chương này:. • Sau khi bốc máy không được xưng tên. • Đừng bao giờ nói ở nhà một mình. • Nếu có người hỏi địa chỉ nhà, đừng nói mà yêu cầu gọi lại sau. • Nếu có người gọi quấy rối hãy cúp máy và nhất thiết phải báo cho bố mẹ biết. 6. AI NGOÀI ẤY ĐẤY? Trong một số trường hợp, bọn tội phạm hành động táo bạo hơn nhiều, chúng không còn sợ sự hiện diện của người trong nhà. Thường thì sau khi gọi cửa, tự giới thiệu và chờ khi chủ nhà cả tin mở cửa là chúng xông vào ngay, khống chế rồi nhanh chóng vơ vét mọi thứ có thể lấy được và chuồn êm. Khi đã hoàn hồn, chủ nhà chạy ngay đi báo cảnh sát song lại không sao kể được rành rẽ mọi chuyện và thường không nhớ mặt kẻ gian. Với những câu hỏi của cảnh sát: “Tại sao ông (bà) mở cửa?” Những nạn nhân này chỉ biết vò đầu mà rằng: “Tưởng là người quen”. Bây giờ hãy tự vấn: “Ai có lỗi trong chuyện này?”. Chẳng phải là chính bạn đã tạo điều kiện cho bọn lưu manh đó sao? Bạn có thể phản bác: “Nếu cứ cửa đóng then cài suốt ngày thì làm sao sống?” Tất nhiên cửa nhà có thể và cần phải mở nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ một số nguyên tắc an toàn. Chúng cũng có thể lợi dụng trẻ em là bạn học, bạn đồng trang lứa với con bạn và bảo bé đó gọi điện, xin uống nước để con bạn mở cửa rồi xông vào nhà. Đây là một ví dụ nhỏ. Một bé gái bảy tuổi đã mở cửa cho một phụ nữ bế một đứa con nhỏ gọi cửa xin nước uống. Kết cục của lần thăm viếng này là hôm sau căn nhà bị kẻ gian dọn sạch. Thì ra việc xin nước chỉ là một bước điều nghiên các qui luật sinh hoạt của gia đình này để hôm sau ra tay. Từ chuyện này có thể rút ra nguyên tắc: cấm con cái tiết lộ qui luật sinh hoạt của gia đình như bố mẹ mấy giờ đi làm, mấy giờ về, trong nhà có những ai v.v... 6
  7. Trích trong quyển “42 Phương cách bảo vệ con” – Anh Côi tổng hợp -- NXB Trẻ -- Để bảo đảm an toàn trẻ phải tuân theo những nguyên tắc sau: • Đừng bao giờ mở cửa khi không biết chính xác ai đang ở ngoài, mà phải yêu cầu người gọi cửa xưng danh. • Nếu ở nhà một mình, không bao giờ được mở cửa cho ai ngay cả khi đó là nhân viên điện, nước, thậm chí cảnh sát. • Dù bố mẹ đã báo trước là có người quen đến mà bố mẹ không thể về kịp, hãy yêu cầu họ lúc khác hãy đến chứ bé không thể mở cửa. • Nếu có người ghé xin nước uống hoặc gọi nhờ điện thoại hãy bảo người ấy nói số điện thoại cần gọi, bé gọi cho. • Nếu chẳng may kẻ gian vào được nhà thì tốt nhất là đừng ngăn trở, đừng hành động gì cả bởi lẽ làm thế tình hình chỉ thêm tồi tệ. Việc cần làm duy nhất là cố nhớ kỹ nét mặt của “vị khách không mời”. 7. MÁ CHÁU NHỜ TA TỚI... Bọn tội phạm thường lợi dụng tính cả tin của trẻ. Trong việc này cũng có phần lỗi của người lớn chúng ta. Một khi thấy chúng ta dễ bắt chuyện với người khác trên tàu hoả, máy bay, mọi nơi, mọi lúc, trẻ sẽ bắt chước. Vì thế mà khi có người lạ hỏi chuyện là bé vui vẻ nói tên, đôi khi cả địa chỉ. Vì vậy, phải dạy trẻ thận trọng. Phải giải thích cho bé hiểu rằng, tất cả những ai không phải là người thân đều là người lạ, ngay cả những người mà bé thường nhìn thấy ở nhà mình. Phải giải thích cho trẻ hiểu là không được bắt chuyện với người lạ, nhất là người lớn. Chúng ta thử hình dung: bạn cho con đi dạo một mình trong lúc bạn đang làm việc ở nhà hoặc đi chợ và để chìa khoá nhà cho bé giữ. Trong những trường hợp như thế, vì sợ bé đánh mất chìa khóa nên người ta thường làm một sợi dây để bé đeo chìa khóa vào cổ hoặc ở lưng quần, ngây thơ tin chắc rằng sẽ an toàn. Song chính cái dây đeo chìa khoá ấy là cái gây sự chú ý cho bọn nhập nha, và chúng sẽ làm tất cả để có được chùm chìa khóa. Không hiếm các trường hợp, một phụ nữ đến gặp bé nói rằng: “Mẹ cháu nhờ ta mang mấy thứ đồ về nhà” và khi đã vào được rồi thì mọi việc còn lại chỉ còn là vấn đề thời gian. Thường thì trước khi bố mẹ về mọi của nả trong nhà đã bị dọn sạch và bé đã một phen mất vía. Để tránh những tai hoạ tương tự, trước hết bạn không được giao chìa khoá cho trẻ giữ mà gửi cho hàng xóm tin cẩn hoặc người thân ở gần, song tốt nhất là nên có người canh chừng. Trong trường hợp bạn không có ai tin cẩn, hãy may một cái túi bí mật để trẻ giấu chìa khoá. Song cũng có trường hợp bọn tội phạm không quan tâm đến của cải trong nhà mà quan tâm đến chính con bạn với mục đích tống tiền, đòi tiền chuộc, hoặc bán trẻ cho những gia đình giàu có hiếm muộn, cho ổ mại dâm, bọn cái bang chuyên nghiệp... nếu bạn không có tiền chuộc. Bạn phải làm gì trong trường hợp này? 7
  8. Trích trong quyển “42 Phương cách bảo vệ con” – Anh Côi tổng hợp -- NXB Trẻ -- Sự kiện con trai của một doanh nhân tại TP. Hồ Chí Minh vừa rồi bị bắt cóc tống tiền và may mắn được lực lượng cảnh sát giải thoát kịp thời là một ví dụ. Chuyện này có lẽ đã không xảy ra nếu bé biết rằng, không được đi với người lạ ngay cả khi người đó có tự giới thiệu mình là đồng nghiệp của bố mẹ đi nữa. Bọn tội phạm có thể diễn những màn kịch để trẻ em tin và đi theo chúng. Vì vậy, khi dẫn con đến trường, đến nhà trẻ, bạn phải dặn con là không được theo ai. Trong trường hợp không đón được bạn phải nhờ người thân, hàng xóm đón, song nhất thiết phải báo trước cho con biết. Song như thế vẫn chưa đủ, bạn cũng nên báo trước với thầy, cô giáo về chuyện này. 8. CHỌN BẢO MẪU Con bạn đã lớn nhưng bạn không muốn gởi bé vào nhà trẻ, mẫu giáo; vậy phải làm thế nào? Câu trả lời là phải tìm người bảo mẫu cho cục cưng của mình. Tìm người giúp việc không khó, song để chọn được người tin tưởng, vừa ý là cả một vấn đề. Nếu bạn quyết định chọn một người nào đó từ công ty giới thiệu việc làm thì hãy xem xét cẩn thận chứ đừng nên tin vào những lời quảng cáo, giới thiệu. Đừng tin vào những dịch vụ giá rẻ mà nên chọn theo tiêu chí mà cha ông ta thường dạy: “Tiền nào của nấy”. Tốt nhất nên tham khảo những người đã sử dụng dịch vụ của công ty mà bạn định thuê người. Nếu bạn không thích thuê bảo mẫu từ các công ty giới thiệu việc làm mà muốn thuê người ngoài qua người quen, bạn bè thì cũng phải tìm hiểu kỹ lưỡng. Tốt nhất bạn nên chọn một người có kinh nghiệm, biết tiếp xúc với trẻ. Ở đây tuổi tác không quan trọng, một bảo mẫu trẻ có kinh nghiệm còn hơn là một phụ nữ lớn tuổi mà chưa tiếp xúc với trẻ bao giờ. Vì vậy, tiêu chuẩn quan trọng nhất là kinh nghiệm chứ không phải tuổi tác. Sau khi đã chọn được người ưng ý, một vấn đề nữa bạn phải quyết định đó là gửi trẻ ở nhà bảo mẫu hay mời bảo mẫu về nhà mình. Ở đây khó có thể nói phương án nào tốt hơn vì vậy bạn phải tự quyết định lấy. Chẳng hạn, bạn quyết định chọn phương án gửi con ở nhà bảo mẫu. Lúc bấy giờ, trước khi giao con bạn phải tìm hiểu cặn kẽ hoàn cảnh gia đình người đó. Để làm việc này bạn phải tham khảo ý kiến nguời quen, hàng xóm người mình chọn. Nếu xét thấy phương án này không ổn thì phải thực hiện phương án hai - tức là mời bảo mẫu về nhà mình. Trong trường hợp này, trước khi bảo mẫu bắt tay vào việc bạn phải nói rõ các yêu cầu của mình, chỉ cho bảo mẫu cách sử dụng các máy móc gia dụng, đồ đạc, bếp núc, đóng, mở cửa thế nào. Sẽ là không thừa nếu hàng ngày, trước khi đi làm bạn lên thực đơn cho con và để riêng thực phẩm cần thiết cho bảo mẫu. Bạn cũng phải dặn dò bảo mẫu không được cho ai vào nhà khi bạn đi vắng. Một sự tiếp cận như thế sẽ bảo đảm an toàn cho con bạn nói riêng và gia đình bạn nói chung. 8
  9. Trích trong quyển “42 Phương cách bảo vệ con” – Anh Côi tổng hợp -- NXB Trẻ -- Khi chọn bảo mẫu cho con, tiêu chuẩn quan trọng nhất là kinh nghiệm chứ không phải tuổi tác. 9. VỊ KHÁCH KHÔNG MỜI Chúng ta ai cũng từng một lần gặp cảnh thấy một người lạ hoắc tới trước nhà gọi cửa. Phải hành xử thế nào trong trường hợp này? Một số người mở cửa, một số khác lặng lẽ đóng cửa bỏ vào, một số khác nữa hỏi: “Ông (bà) là ai? Có việc gì?”. Song nếu bạn hoặc con bạn ở nhà một mình thì phải làm gì? Dĩ nhiên là không nên mở cửa và cũng không thể lẳng lặng bỏ vào. Tốt nhất, nếu thấy người lạ thì lánh sang một bên ngay vì biết đâu đó là tội phạm có vũ khí thì sao? Sau đó hỏi lớn: “Ông là ai?”. Một câu hỏi bất ngờ như thế có thể làm tội phạm sợ mà từ bỏ ý định đen tối. Trong trường hợp này, hãy áp dụng nguyên tắc ở phần “Ai đấy?” và hành động tùy theo hoàn cảnh. Nếu con bạn ở nhà một mình thì không được mở cửa mà yêu cầu người kia trở lại sau. Còn nếu lỡ mở cửa và bọn tội phạm xông được vào nhà thì sao? Vậy thì chỉ còn cách phải tuân theo mệnh lệnh của chúng. Hãy cố giữ bình tĩnh, đừng hoảng loạn. Tốt nhất là lôi cả gia đình vào một phòng, đừng hành động dại dột, nên nhớ rằng bọn nhập nha thường bị khủng hoảng và thần kinh của chúng căng thẳng tột độ, vì vậy mà bất cứ hành động bất cẩn nào của bạn cũng có thể trả giá bằng sinh mạng. Nếu chúng lục lọi khắp nơi mà không tìm được những thứ chúng muốn nên không chịu rút đi, thì để tránh bị tra khảo tốt nhất là chỉ cho chúng chỗ cất giấu bởi lẽ không có tiền bạc nào mua được mạng sống con người cả. Sau khi bọn chúng rút đi hãy lập tức trình báo cảnh sát, tường trình cụ thể chuyện xảy ra, mô tả nét mặt bọn tội phạm, đặc điểm nhận dạng để cảnh sát dễ tiến hành điều tra. Trường hợp bạn nghe tiếng bọn tội phạm cạy cửa hãy gọi cho cảnh sát và nói rõ địa chỉ. Hãy dạy con bạn cách sử dụng điện thoại để khi cần chúng có thể gọi cầu cứu. Trường hợp nhà bạn không có điện thoại có thể mở cửa sổ hô hoán: “Cháy! Cháy!” lúc bấy giờ nhất định sẽ có người gọi cứu hoả và bọn tội phạm chắc chắn sẽ tháo chạy hoặc bị bắt. Nên nhớ rằng, nếu bạn hô hoán: “Cướp! Cướp!” thì xác suất được giúp đỡ sẽ rất thấp. Trong trường hợp bọn tội phạm đã lọt được vào trong nhà thì bạn không nên tỏ ra anh hùng ngay cả khi bạn giỏi Karate hay Judo, đừng đánh giá thấp vì biết đâu chúng còn giỏi hơn bạn. Nếu vì vô tình đi ngủ quên đóng cửa sổ hay ban công để bọn tội phạm chui vào nhà thì cũng đừng hành động gì, hãy cứ để im cho chúng rút êm (Xem phần “Kẻ trộm”) rồi xử lý. Nguyên tắc của chương này là: • Nếu có người gõ cửa nhà, nhất thiết phải hỏi thật to: “Ai đấy?” 9
  10. Trích trong quyển “42 Phương cách bảo vệ con” – Anh Côi tổng hợp -- NXB Trẻ -- • Nếu nghe tiếng cạy cửa hãy gọi ngay cho cảnh sát, nói rõ địa chỉ, chỉ dẫn cách tìm đến địa chỉ nhà mình. • Nếu nhà bạn không có điện thoại, hãy mở cửa sổ kêu to: Cháy! Cháy! • Nếu có thời gian hãy tập trung các thành viên trong gia đình vào một phòng và tìm cách cố thủ, chuẩn bị phương tiện tự vệ. • Con bạn phải luôn theo bên cạnh bạn. Đừng giấu chúng vào buồng tắm hay tủ. • Nếu kẻ gian đã vào được nhà, đừng hành động quyết liệt dại dột, hãy làm theo yêu cầu của chúng, đừng dọa gọi điện thoại báo cảnh sát và đừng hoảng loạn. Ngay cả khi bạn giỏi võ cũng đừng tỏ ra anh hùng và thường là chúng có vũ trang. • Nếu kẻ gian đột nhập vào nhà bạn ban đêm hãy giả đò ngủ, đừng làm gì kích động. Khi bạn bị tấn công thì trẻ phải gọi hàng xóm cứu, nếu không gọi được thì trẻ phải trốn dưới gầm giường hoặc một nơi nào đó thật kỹ. • Nếu bạn khống chế được kẻ gian, hãy trói tay chân hắn lại và gọi cho cảnh sát. Đừng bao giờ đánh đập hắn kẻo không thì từ người bị hại bạn sẽ trở thành kẻ bị kết tội vì vượt quá quyền tự vệ. • Bạn cần phải nhớ và cùng đừng quên giải thích cho trẻ hiếu rằng - thà mất của còn hơn là mất mạng. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2