intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 nguyên tắc lãnh đạo của Rudolph Giuliani

Chia sẻ: Anhtu Anhtu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:0

129
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rudolph Giuliani - cựu Thị trưởng thành phố New York, Mỹ từng được tạp chí Time bình chọn là "Nhân vật của năm 2001". Ông có công lớn trong việc giảm đáng kể tỉ lệ tội phạm ở thành phố này cũng như những nỗ lực tái thiết New York sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9. Rudolph Giuliani đề ra cho mình 6 nguyên tắc lãnh đạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 nguyên tắc lãnh đạo của Rudolph Giuliani

  1. 6 nguyên tắc lãnh đạo của Rudolph Giuliani Rudolph Giuliani - cựu Thị trưởng thành phố New York, Mỹ từng được tạp chí Time bình chọn là "Nhân vật của năm 2001". Ông có công lớn trong việc giảm đáng kể tỉ lệ tội phạm ở thành phố này cũng như những nỗ lực tái thiết New York sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9. Rudolph Giuliani đề ra cho mình 6 nguyên tắc lãnh đạo. Rudolph Giuliani sinh ngày 28/5/1944 ở Brooklyn, New York, là Thị trưởng thành phố New York từ 1/1/1994 đến 31/12/2001. Ông hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Giuliani Partners LLC - một tổ chức do ông sáng lập tháng 1/2002 nhằm giúp đỡ các nhà lãnh đạo giải quyết các vấn đề chiến lược, giúp nâng cao danh tiếng và thương hiệu của tổ chức. Trong suốt thời gian làm ông Thị trưởng thành phố New York, tỉ lệ tội phạm đã giảm xuống nhanh chóng (giảm 65% ). Danh tiếng của ông đã được nâng cao trong suốt vụ tấn công khủng bố 11/9 ở New York nhờ các nỗ lực tái thiết thành phố New York và những phát biểu gây xúc Rudolph Giuliani - cựu Thị trưởng thành phố New York, Mỹ động lòng người sau đống đổ nát kinh hoàng. Rudolph Giuliani cũng được xem là một ứng cử viên tiềm năng cho chiếc ghế Tổng thống Mỹ năm 2008. Trong bài nói chuyện với các chuyên gia công ty phần mềm Six Sigma (vào thứ Tư, ngày 25/1/2006) tại Hội nghị thường niên của công ty này, Rudolph Giuliani đã đưa ra lời khuyên về việc lãnh đạo thông qua 6 nguyên tắc và giải thích mỗi nguyên tắc thông qua những kinh nghiệm riêng của ông. Một là, với Rudolph Giuliani, nhà lãnh đạo phải là một người thuyết phục, đó là điều quan trọng nhất. Một người, để trở thành một nhà lãnh đạo, phải có được sự thuyết phục, có các quy tắc, ý tưởng, phải biết mình chịu trách nhiệm về điều gì và điều gì quan trọng với mình. Ông cho rằng, không có gì đầy quyền lực hơn các ý tưởng. Mẫu hình cho nguyên tắc này của Rudolph Giuliani là cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Ông cũng nói về Martin Luther King và Jack Welch như những con người của ý tưởng. Hai là, sẽ vô cùng quan trọng khi người lãnh đạo biết cách sử dụng trách nhiệm. Ông định nghĩa trách nhiệm xa hơn, đó là khả năng đưa ra mục tiêu, tầm nhìn và làm cho nó có thể định lượng được. Nói cách khác, theo ông, trách nhiệm là chỉ ra làm thế nào để đo lường được những điều bạn đang cố gắng giành được. Ông đã sử dụng các minh chứng từ NYC, Comstat, chương trình mà ông lập ra để giảm tỉ lệ phạm tội và Jobstat - chương trình để giảm số lượng người dựa trên phúc lợi xã hội. Ba là, các nhà lãnh đạo phải khuyến khích, khuyến khích mạo hiểm. Ông đặt ra câu hỏi: Sự sợ hãi làm bạn bất động hay bạn sử dụng nó để trở nên hiệu quả và năng suất hơn? Câu trả lời là: bạn chỉ nên để nỗi ám ảnh động viên bạn chuẩn bị mà thôi. Bốn là, để trở thành một nhà lãnh đạo bạn phải hiểu đạo đức, cả đạo đức công việc và cả đạo đức luân lý. "Đạo đức công việc nghĩa là bạn không thể hoàn thành bất kỳ điều gì mà không
  2. chuẩn bị và làm việc chăm chỉ", ông nhấn mạnh. Theo ông, lãnh đạo không thể khiến mọi người làm việc chăm chỉ nếu chính họ không làm việc chăm chỉ. Chúng ta cũng phải có cảm giác về cái đúng và cái sai và phải làm cho tổ chức nhận thức được điều đó. Các thông điệp về đạo đức phải được đưa lên hàng đầu. Năm là, theo Rudolph Giuliani, hãy để xung quanh chúng ta là những con người hiệu quả. Việc lãnh đạo là một môn thể thao đồng đội. Ảo tưởng lớn nhất của các nhà lãnh đạo là họ tin rằng tất cả thuộc về họ. Thực ra, nếu họ có thể xác định điểm yếu của mình và để những người xung quanh mình giúp đỡ, họ sẽ thành công. Rudolph Giuliani cũng cho rằng, một nhà lãnh đạo phải có óc phân tích. Nguyên tắc thứ sáu là phải có thái độ tích cực. Một nhà lãnh đạo phải lạc quan. Tấm gương về sự lạc quan mà ông đưa ra là mục sư Martin Luther King, cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Winston Churchill. Nếu chúng ta không thấy sự tiến bộ của tổ chức, không thể nhận ra tầm nhìn của mình, làm sao chúng ta có thể mong đợi sẽ đạt được nó? Chúng ta phải hình dung ra thành công. Ông đã hài hước kể rằng nguyên tắc này rất có hiệu quả với ông trong mọi tình huống, trừ tình huống duy nhất, đó là khi chơi golf. Nguyệt Ánh Theo sixsigma companies
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2