intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở trẻ em

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2001, khoa ung bướu nhi Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tiêp nhận điều trị 426 bệnh nhi bị mắc bệnh ung thư (UT) mới. Riêng 10 tháng đầu năm 2002 tiếp nhận thêm 383 bệnh nhi mới. Trên thế giới UT trẻ em (dưới 15 tuổi) chiếm tỷ lệ khoảng 1-2% so với UT người lớn, nhưng tại Việt Nam tỷ lệ này khoảng 8%. Bác sĩ TRẦN CHÁNH KHƯƠNG - trưởng khoa ung bướu nhi Bệnh viện Ung bướu – cho biết trẻ em bị mắc bệnh ung thư ở bất cứ tuổi nào, với bảy dấu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở trẻ em

  1. 7 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở trẻ em Năm 2001, khoa ung bướu nhi Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tiêp nhận điều trị 426 bệnh nhi bị mắc bệnh ung thư (UT) mới. Riêng 10 tháng đầu năm 2002 tiếp nhận thêm 383 bệnh nhi mới. Trên thế giới UT trẻ em (dưới 15 tuổi) chiếm tỷ lệ khoảng 1-2% so với UT người lớn, nhưng tại Việt Nam tỷ lệ này khoảng 8%. Bác sĩ TRẦN CHÁNH KHƯƠNG - trưởng khoa ung bướu nhi Bệnh viện Ung bướu – cho biết trẻ em bị mắc bệnh ung thư ở bất cứ tuổi nào, với bảy dấu hiệu cảnh báo sau: 1. Sốt kéo dài hay có khuynh hướng bầm hay chảy máu dưới da: coi chừng ung thư máu mà không biết.
  2. 2. Xanh xao và mệt mỏi một cách vô cớ: có thể là triệu chứng của UT máu. 3. Có một khối u hay một chỗ bị sưng bất thường ở bất kỳ vị trí nào (khối u hay hạch ở cổ, ở chung quanh mắt, vùng vai, đầu gối…), phải cảnh giác, đó có thể là UT hạch, sarcôm phần mềm. 4. Đau xương khớp kéo dài và đi khập khiễng, đau sưng đầu gối và gần đầu gối: có thể là UT xương. 5. Nhức đầu tái đi tái lại và có nôn ói, nhợn ói vào buổi sáng (hai triệu chứng này song song với nhau), uống thuốc vào thấy khoẻ, không uống bị lại: coi cừng bị bướu não. 6. Có một đốm trắng ở tròng đen mắt: có thể bướu nguyên bào võng mạc mắt. 7. Sụt cân, đồng thời bụng to và sờ thấy cục to trong bụng. Các loại ung thư thường gặp ở trẻ em: Thường gặp nhất là UT máu cấp (còn gọi bệnh bạch cầu cấp), bướu não, ung thư hạch (lymphôm), bướu
  3. nguyên bào võng mạc mắt, bướu nguyên bào thần kinh, sarcôm phần mềm, bướu gan, bướu buồng trứng, UT xương… So với bệnh UT ở người lớn (thường gặp là UT phổi, gan, cổ tử cung, bao tử, đại trực tràng, vú, họng-miệng, da, buồng trứng, tuyến giáp, hạch…) thì bệnh UT ở trẻ em khác hẳn. Vì vậy các triệu chứng và xử lý cũng khác nhau. Nguyên nhân của UT trẻ em là gì? Nguyên nhân của UT trẻ em chưa được biết rõ lắm, nhưng do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau để tạo thành UT và riêng với UT trẻ em thì hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh được một yếu tố rất quan trọng gây ra UT là sự đột biến gen. Từ nguyên nhân này mới có một số dạng UT có yếu tố di truyền gia đình (từ ông, bà, cha mẹ). Những nguyên nhân đưa đến tác động đột biến gen là một số virus (như virus EBV, virus HBV), một số hóa chất, tia bức xạ (trẻ em ở gần nơi xảy ra những vụ nổ bom nguyên tử thì sau đó thường bị UT máu cấp và bướu giáp rất rõ). Loại UT có yếu tố di truyền là bướu nguyên bào võng mạc
  4. mắt, bướu nguyên bào thần kinh, bướu nguyên bào thận (bướu Wilm’s). UT ở trẻ em có điều trị hết không? Việc điều trị phải kết hợp đồng bộ các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Để thực hiện đựôc sụ kết hợp này, bệnh nhi phải được phát hiện bệnh sớm và điều trị ở bệnh viện chuyên khoa. Ngành ung bướu nhi hiện nay có rất nhiều tiến bộ và kết quả điều trị đã có cải thiện rõ rệt. Ở những nước đã phát triển, có khoảng 70% trẻ em bị UT có thể sống thêm trên năm năm sau khi điều trị. Một số dạng UT đã có cơ may điều trị khỏi như bệnh bạch cầu lymphô cấp, lymphô Hodgkin, bướu Wilm’s, sarcôm phần mềm (giai đoạn khu trú). Ở Việt Nam vì trẻ thường được phát hiện bệnh trễ nên tỷ lệ chữa khỏi còn thấp. Bệnh có thể phòng ngừa được không? Có thể phòng ngừa bằng cách hạn chế hiện tượng gây đột biến gen. Để tránh đột biến gen phãi tránh
  5. các tác nhân gây đột biến gen: tránh bị nhiễm một số virus (virus EBV, virus HBV), tránh tác nhân gây phóng xạ (bà mẹ đang mang thai 3 tháng đầu rất hạn chế chụp phim X-quang ở bụng, tránh một số hóa chất). Thăm khám và phòng tránh các bệnh nhiễm virus cho bà mẹ mang thai; dinh dưỡng tốt cho bà mẹ mang thai để thai đủ tháng khi trẻ sinh ra được mạnh khoẻ. Chích ngừa viêm gan siêu vi B cho tất cả trẻ mới sinh để phòng tránh UT gan ở trẻ em và khi trưởng thành. Các bậc cha mẹ, thầy cô nuôi dạy trẻ và các bác sĩ đa khoa nếu thấy trẻ có những dấu hiệu kể trên thì nên để ý theo dõi, thăm khám kỹ và nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh UT phải chuyển ngay trẻ đến những cơ sở y tế có khoa ung bướu nhi hoặc bệnh viện Ung bướu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2