intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8 bí quyết "bỏ túi" khi cho con ăn dặm

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

86
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Nếu các mẹ quá bận rộn, thường xuyên đông lạnh thức ăn dặm thì hãy đông lạnh ngay khi thức ăn còn tươi. Không để thịt sống trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày sau đó mới bỏ vào ngăn đá vì sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thịt khi được rã đông. Thực phẩm đông lạnh bảo quản tốt có thể dùng cho bé trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, để thực phẩm không bị mất dinh dưỡng thì bạn chỉ nên dùng hết trong 1 tháng. Thịt và hoa quả không cần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8 bí quyết "bỏ túi" khi cho con ăn dặm

  1. 8 bí quyết "bỏ túi" khi cho con ăn dặm 1. Nếu các mẹ quá bận rộn, thường xuyên đông lạnh thức ăn dặm thì hãy đông lạnh ngay khi thức ăn còn tươi. Không để thịt sống trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày sau đó mới bỏ vào ngăn đá vì sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thịt khi được rã đông. Thực phẩm đông lạnh bảo quản tốt có thể dùng cho bé trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, để thực phẩm không bị mất dinh dưỡng thì bạn chỉ nên dùng hết trong 1 tháng. Thịt và hoa quả không cần phải nấu chín trước khi đông lạnh nhưng với rau xanh, tốt nhất bạn nên nấu chín, xay nhuyễn (xay lổn nhổn, tùy độ tuổi của bé), sau đó rót hỗn hợp vào các khay dành cho thức ăn đông lạnh (như khay đựng đá viên) rồi cho lên ngăn đông lạnh. 2. Một số bà mẹ quan niệm rằng cho bé ăn các loại phủ tạng động vật như tim, gan, lòng... sẽ rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vì một số loại phủ tạng động vật chứa rất nhiều protein, đặc biệt là cholestorol khiến cơ thể bé không hấp thu được. Dù vậy, phủ tạng động vật lại chứa nhiều đạm và nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Vì vậy, bạn nên cho bé ăn một lượng vừa phải phủ tạng động vật, khoảng 1 tuần 1 lần là được.
  2. 3. Không nên nấu ăn cho bé bằng những loại thực phẩm có chứa nhiều muối, đường hóa học hay các chất phụ gia không an toàn khác. 4. Đồ hộp sau khi được mở nắp, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng để chế biến làm đồ ăn cho bé tối đa không quá 24h với các loại thịt, cá và không quá 48 giờ với các loại rau củ. Bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn thời gian sử dụng đồ hộp sau khi mở nắp được ghi chú bên ngoài vỏ nếu có. 5. Đối với rau, củ quả, các mẹ nấu cho tới khi củ quả mềm nhừ, đủ để xiên đũa qua. Nếu luộc hoặc hấp, nên giữ lại nước luộc (hấp) để tiếp tục chế biến đồ ăn dặm vì nước này có chứa một số chất dinh dưỡng. Sau đó, bạn có thể dùng nước luộc (hấp) để thêm vào máy xay sinh tố khi xay nhuyễn củ quả. 6. Bạn có thể nấu rau củ bạn chỉ làm một lượng đồ ăn nhỏ thì dùng lò vi sóng sẽ tiết kiệm được thời gian. Còn nếu bạn chế biến một lượng thức ăn lớn thì nên chọn cách luộc, hấp hoặc nướng. 7. Mới ăn dặm, các sản phẩm từ sữa như phômai có thể làm bé bị dị ứng. Do đó, bạn nên đợi một ít thời gian rồi mới cho bé ăn. Tránh cho bé ăn phômai mềm, phômai chưa tiệt trùng hoặc có màu xanh trong năm đầu tiên do nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria. 8. Nên tránh động vật có vỏ (ốc, hến, sò...) cho tới khi bé được tròn 8 tháng, bước sang tháng thứ 9, bởi loại này dễ gây dị ứng và khiến bé bị ngộ độc thực phẩm. Tránh cho bé ăn tôm, cua, sò, hến ở lúc mới 6 tháng vì nó có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa. Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và
  3. tiêu hóa. Vì thế, nếu bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể. Thiếu muối nặng (thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý) thì có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, hôn mê và tử vong. Ngược lại, thói quen ăn mặn hoặc chế biến mặn các loại thức ăn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều (quá lượng nước cho phép), tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp. Cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác và gây nên tình trạng quá tải cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này. Bên cạnh đó là các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy tim, suy thận, loãng xương...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2