intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ấn chương Việt Nam - Giới thiệu một số ấn dấu của tướng lĩnh quân đội Nguyễn trên văn bản Hán Nôm

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

109
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những dấu tích về ấn triện quân đội thời Nguyễn chủ yếu nằm ở kho Châu bản triều Nguyễn. Trong các tập đời Minh Mệnh, Thiệu Trị, chúng tôi đã in sao được một số hình dấu của các tướng tá ở nhiều đơn vị, binh chủng và khu vực khác nhau. Dấu Trấn tây tướng quân chi ấn[213] 鎭西將軍之印 (ấn của Trấn tây tướng quân) có kích thước 9x9cm, sáu chữ Triện chia làm ba hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ấn chương Việt Nam - Giới thiệu một số ấn dấu của tướng lĩnh quân đội Nguyễn trên văn bản Hán Nôm

  1. Ấn chương Việt Nam - Giới thiệu một số ấn dấu của tướng lĩnh quân đội Nguyễn trên văn bản Hán Nôm Những dấu tích về ấn triện quân đội thời Nguyễn chủ yếu nằm ở kho Châu bản triều Nguyễn. Trong các tập đời Minh Mệnh, Thiệu Trị, chúng tôi đã in sao được một số hình dấu của các tướng tá ở nhiều đơn vị, binh chủng và khu vực khác nhau. Dấu Trấn tây tướng quân chi ấn[213] 鎭西將軍之印 (ấn của Trấn tây tướng quân) có kích thước 9x9cm, sáu chữ Triện chia làm ba hàng. Dấu đóng đè lên chữ “nguyệt” dòng ghi niên hiệu Minh Mệnh thập cửu niên cửu nguyệt thất nhật. Trang trước ghi tên họ các quan tướng ở Trấn tây: Trương Minh Giảng, Nguyễn Văn Trọng, Dương Văn Phong. Đây là bản tấu trình gửi về kinh của các quan tướng ở thành Trấn tây có đóng ấn của Trấn tây tướng quân vào ngày mồng 7 tháng 9 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838). (H. 150) Hai dấu Thảo nghịch tả tướng quân chi ấn 討逆左將軍之印 (ấn của Thảo nghịch Tả tướng quân) và Thảo nghịch hữu tướng quân chi ấn 討逆右將軍之印 (ấn của Thảo nghịch Hữu tướng quân)[214], đều hình vuông có cỡ 8,3x8,3cm. Trên văn bản hai dấu đóng dính liền nhau đoạn ngày tháng của dòng niên đại nằm giữa hai dấu (niên đại ghi năm Minh Mệnh thứ 16 [1835]), đây là dấu của hai tướng ở quân thứ Gia Định đóng trên một bản Tấu. Xin minh họa một hình dấu Thảo nghịch hữu tướng quân chi ấn. (H. 151)
  2. Trong Châu bản triều Nguyễn số lượng dấu Quan phòng chức vụ nhiều hơn hẳn dấu ấn quan, riêng hai trang ở quyển 18 chúng tôi đã in sao được 5 dấu Quan phòng khác nhau[215]. Dấu Chưởng trung quân quan phòng 掌中軍關防 (Quan phòng của chưởng Trung quân) có cỡ 3,0x4,2cm, năm chữ Triện chia ba hàng. Dấu đóng ở dưới dòng chữ Hán Chưởng doanh thự trung quân ấn vụ kiêm quản thương thuyền thần Tống Phúc Lương (Bề tôi Tống Phúc Lương chức chưởng Doanh quyền Trung quân ấn vụ kiêm quản thương thuyền). (H. 152) Dấu Thần sách hữu doanh quan phòng 神策右營關防 (Quan phòng của Hữu doanh Thần sách) có cỡ 2,5x3,8cm, sáu chữ Triện chia ba hàng. Dấu đóng dưới dòng chữ Thần sách quân hữu doanh đô thống chế thần Tôn Thất Trạch (Bề tôi Tôn Thất Trạch chức Đô
  3. Thống chế Hữu doanh quân Thần sách). (H. 153) Dấu Hữu thống chế quan phòng 右統制關防 (Quan phòng của Hữu thống chế) cỡ 2,5x3,8cm, năm chữ Triện chia ba hàng. Dấu đóng dưới dòng chữ Thị trung hữu thống chế thần Trần Văn Cường (Bề tôi Trần Văn Cường chức Hữu Thống chế quân Thị trung) (H. 154) Dấu Long vũ đô thống chế quan phòng 龍武都統制關防 (Quan phòng của Đô thống chế doanh Long Vũ) cỡ 2,5x3,8cm, bảy chữ Triện chia ba hàng. Dấu đóng dưới dòng chữ Thị nội long vũ đô thống chế thần Phan Văn Thúy (Bề tôi Phan Văn Thúy chức Đô Thống chế doanh Long Vũ quân Thị nội). (H. 155)
  4. Dấu Thị tượng thự thống chế quan phòng 侍象署統制關防 (Quan phòng của quyền Thống chế vệ Thị tượng) cỡ 2,2x3,4cm, bẩy chữ Triện chia làm ba hàng. Dấu đóng dưới dòng chữ Thự tượng quân thống chế chuyên quản thị tượng cai tham vệ thần Phạm Văn Điển (Bề tôi Phạm Văn Điển quyền Thống chế quân Tượng chuyên quản Cai tham vệ Thị tượng). (H. 156) Những hình dấu trên đóng trong một văn bản chữ Hán ghi về cuộc họp Công đồng thường kỳ mà chúng tôi đã mô tả ở phần “lục Bộ”. Dòng ghi niên đại năm Minh Mệnh thứ 7 (1826) được đóng ấn lớn Công đồng chi ấn. Phía dưới và sang cả trang sau là các dòng chức vụ tên họ của những người dự hội nghị, dưới mỗi dòng đều có hình dấu Quan phòng, các dấu trên là đại diện cho hàng võ quan tham dự họp. Trong quyển 5 đời Thiệu Tr ị nguyên niên xuất hiện nhiều Quan phòng của chức Đô thống phủ ở Ngũ quân. Dấu Tiền quân đô thống phủ quan phòng (Quan phòng của Đô thống phủ Tiền quân), dấu
  5. Trung quân đô thống phủ quan phòng (Quan phòng của Đô thống phủ Trung quân), dấu Hữu quân đô thống phủ quan phòng (Quan phòng của Đô thống phủ Hữu quân), và Hậu quân đô thống phủ quan phòng (Quan phòng của Đô thống phủ Hậu quân). Các dấu đều có kích thước 3,0x4,2cm, bảy chữ Triện chia ba hàng[216]. Mỗi dấu Tiền quân, Trung quân, Hữu quân và Hậu quân đều đóng ở dưới mỗi dòng chữ ghi tên họ chức tước khác nhau. Ví dụ dấu Tiền quân đô thống phủ quan phòng 前軍都統府關防 đóng dưới dòng chữ Tiền quân đô thống phủ đô thống chưởng phủ sự tân phúc hầu thần Phạn Hữu Tâm (Bề tôi Phạm Hữu Tâm, t ước Tân phúc hầu, chức Đô thống phủ Đô thống chưởng phủ sự Tiền quân). (H. 157) Vũ Văn Giải, một trong bốn đại thần quan trọng đời Thiệu Trị và Tự Đức, ông kiêm quản nhiều chức vụ, trong đó có chức quyền thự Thống chế doanh Hổ oai (đời Thiệu Trị) mà hình dấu sau này là minh chứng. Dấu Hổ oai thống chế quan phòng[217] 虎威統制關防 (Quan phòng của Thống chế doanh Hổ oai) có cỡ 2,5x3,8cm, sáu chữ Triện chia ba hàng. Dấu được đóng ở dòng chữ Thự hổ oai doanh thống chế kiêm quản thị vệ tổng quản thái giám thần Vũ Văn Giải (Bề tôi Vũ Văn Giải quyền Thống chế doanh Hổ oai kiêm quản Thị vệ Tổng quản Thái giám). (H. 158)
  6. Văn bản lưu giữ ghi về cuộc kháng chiến chống Pháp của triều đ ình Huế và nhân dân Nam Bộ đời Tự Đức là những tập tấu có đóng dấu son. Ở quyển 119 - Tự Đức chúng tôi gặp hai hình dấu đóng liền nhau ở đoạn chữ “nguyệt” của dòng ghi niên đại Tự Đức thập tam niên sơ nguyệt nhị thập bát nhật nằm ở giữa hai dấu. Dấu Thống đốc tiễu bổ quân vụ quan phòng[218] 統督勦捕軍務關防 (Quan phòng của Thống đốc Tiễu bổ quân vụ), có cỡ 5,5x7,7cm, 8 chữ Triện đều nhau chia hai hàng. Dấu đóng phía trái dòng ghi niên đại, phía dưới là dòng chữ Hán Quảng Nam quân thứ thống đốc cách lưu thần Nguyễn Tri Phương (Bề tôi Nguyễn Tri Phương chức Thống đốc (thời hạn) cách lưu ở quân thứ Quảng Nam). (H. 159) Dấu Tham tán quân vụ quan phòng[219] 參贊軍務關防 (Quan phòng của chức Tham tán quân vụ) có cỡ 5x7,3cm, sáu chữ Triện chia làm hai hàng. Dấu đóng phía phải dòng ghi niên đại, bên dưới là dòng chữ Hán Tham tán quân vụ thần Phạm Thế Hiển (Bề tôi là Phạm Thế Hiển chức Tham tán quân vụ). (H. 160)
  7. Đây là bản Tấu của hai viên tướng gửi về Kinh báo cáo tình hình phòng thủ, chiến sự ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Hai con dấu đóng liền nhau có cùng thời gian: ngày 28 tháng giêng năm Tự Đức thứ 13 (1860) trên cùng một văn bản, thể hiện sự quan trọng và thống nhất của công việc. Trường hợp chỉ có một dấu đóng thì ý nghĩa của văn bản sẽ khác đi. Chỉ huy quân đội ở các tỉnh là chức Đề đốc hoặc Lãnh binh, ấn dấu thường khắc 6 chữ Triện, ví dụ dấu Gia Định đề đốc quan phòng[220] 嘉定提督關防 (Quan phòng của Đề đốc tỉnh Gia Định) có cỡ 4,6x6,2cm. Đây là quy định chung về ấn Quan phòng của Đề đốc các tỉnh. (H. 161) Trong quyển 119 đời Tự Đức chúng tôi thấy xuất hiện hình dấu Đề đốc tiễu bổ quân vụ
  8. quan phòng[221] 提督勦捕軍務關防 (Quan phòng của Đề đốc Tiễu bổ quân vụ) có kích thước lớn cỡ 5,5x7,7cm. Dấu đóng ở đoạn chữ “nguyệt” dòng niên hiệu Tự Đức thứ 13 (1855), trang trước có dòng chữ Hán Đề đốc tiễu bổ quân vụ thần Tôn Thất Hàn (Bề tôi là Tôn Thất Hàn chức Đề đốc Tiễu bổ quân vụ) cũng trong tập tấu gửi về Kinh của Tôn Thất Hàn trong việc quân. Cùng với hình dấu của Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển trên, hình dấu này đã chứng tỏ trong chiến tranh (thời Tự Đức) có những chức vụ, cấp bậc về việc binh được đặt ra thêm, hoặc gắn thêm chức cho một chức đã có sẵn (ví dụ trên) mà trong quy chế chức vụ cấp bậc của bộ Binh thời Nguyễn không thấy ghi. (H. 162) Không chỉ tướng lĩnh cấp cao, mà hàng ngũ sĩ quan cấp Vệ, Cơ nhỏ cấp Đội, Thuyền và những đơn vị ở kinh cũng dùng loại ấn dấu Đồ ký. Đồ ký chỉ dùng cho các đơn vị quân đội và các cơ quan dân sự cấp thấp, trong quyển 53 - đời Minh Mệnh thứ 19 có một số hình dấu Đồ ký. Dấu Loan giá vệ đồ ký[222] 鑾駕衛圖記 (Đồ ký của Vệ Loan giá) có cỡ 4,4x5,8cm, năm chữ Triện chia ba hàng, dấu đóng ở đoạn ngày tháng của dòng ghi niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (1838). Đây là bản trình tấu của chức Loan giá khanh coi Vệ Loan giá do Tôn Thất Tường chỉ huy. (H. 163)
  9. Các đơn vị Vệ Cẩm y, Vệ Kim ngô đều sử dụng Đồ ký có hình thức và tính chất như Vệ Loan giá, chỉ khác về tên chữ trong dấu. Quy định về vị trí đóng dấu Đồ ký được ghi trong chính sử: “Từ nay về sau Đồ ký của Thị trung, Thị nội và Dinh vệ các quân do quan cấp cho, phàm gặp những công việc như tấu, sớ, tờ tư sổ sách, tiền lương và trình báo đều chuẩn cho đóng lên chữ “Tháng mỗ” còn tất cả các việc riêng đều không được dùng”[223]. Các đơn vị hải thuyền được gọi là Thuyền 船 biên chế theo từng chiến thuyền và dùng Đồ ký có kích thước nhỏ hơn các đơn vị Cơ, Vệ. Xin ví dụ một dấu Đồ ký của đơn vị Thuyền. Dấu Nam hưng đồ ký[224] 南興圖記 (Đồ ký thuyền Nam Hưng) có cỡ 4x5,3cm, bốn chữ Triện chia hai hàng. Dấu đóng trên chữ “nguyệt” dòng ghi niên đại Minh Mệnh thứ 19 (1838), phía dưới có dòng chữ Hán với nội dung là bản trình báo của các sĩ quan thuyền Nam Hưng khi đi công cán trở về. (H. 164) Hiện tượng có hai kiểu chữ (Triện thư và Chân thư) trong cùng một con dấu cũng trong loại hình Đồ ký. Hai hình dấu của ví dụ dưới đây sẽ kết thúc dẫn chứng của mục: “Ấn
  10. chương trong binh chế quân đội thời Nguyễn”. Dấu Kinh tượng nhất vệ đồ ký[225] 京象壹衛圖記 (Đồ ký của Vệ thứ nhất Kinh tượng), có cỡ 4,0x5,4cm. Chiều dài dấu 5,4cm được chia làm hai phần bằng một đường kẻ ngang, phần trên nhỏ cỡ 1,2x4,0cm trong là hai chữ “Kinh tượng” 京象, kiểu chữ Chân xếp theo hàng ngang, phần dưới cỡ chữ 4,0x4,2cm là bốn chữ Triện “Nhất vệ đồ ký” 壹衛圖記 xếp theo hai hàng dọc. Dấu đóng ở đoạn chữ “nguyệt” dòng niên hiệu ghi năm Minh Mệnh thứ 16 (1835). Trang trước có dòng chữ Hán ghi rõ chức tước của viên chỉ huy là Lê Văn Thụy tước Thông cương nam ở Vệ thứ nhất Kinh tượng thuộc Tượng binh. (H. 165) Dấu Cẩm y túc trực đồ ký 錦衣肅直圖記 (Đồ ký của ban Túc trực Vệ cẩm y) có cỡ 4,0x5,4cm, cũng được chia làm hai phần giống như dấu trên. Phần trên là hai chữ Chân “Cẩm y” 錦衣 phần dưới là bốn chữ Triện “Túc trực đồ ký” 肅直圖記, dấu cũng đóng ở dòng niên hiệu ghi năm Minh Mệnh thứ 16 (1835). Đây là dấu của viên sĩ quan chỉ huy ban Túc trực vệ Cẩm y thuộc Thân binh bảo vệ Hoàng thành. (H. 166)
  11. Đời Đồng Khánh binh chế quân đội vẫn giữ nguyên như cũ, có điều chỉnh lại đôi chút, giảm biên chế, dồn hai Dực tả, hữu Doanh Vũ lâm quân Cấm binh làm 4 Vệ, dồn 2 Doanh tả, hữu Thủy sư làm hai Vệ, số quân linh tinh ở các Doanh, Vệ: Tiền phong, Long vũ, Hổ oai v.v… dồn thành một Vệ. Về ấn, Kiềm Quan phòng, Đồ ký đời Đồng Khánh không thay đổi lớn, chủ yếu vẫn duy trì các loại hình ấn triện cũ, bỏ một số Quan phòng, Đồ ký những đơn vị giảm biên chế, đồng thời đúc lại những ấn triện bị mất. Trên thực tế ở các sách chữ Hán đời Đồng Khánh chúng tôi thấy xuất hiện rất ít ấn dấu quân đội, chỉ có thưa thớt hình dấu kiềm Thống soái, Loan giá với nét chữ Triện xấu và đơn giản hơn do chất liệu xấu và kỹ thuật làm ấn triện kém hơn trước. Ấn triện trong quân đội nhiều khi được hưởng chế độ ưu tiên riêng ngoài quy định chung. Như lệ phong, khai ấn thì đều dùng cho tất cả các loại hình ấn triện ở mọi ngành, riêng ấn triện trong quân đội ở thời kỳ và những khu vực có chiến tranh giặc giã, quân binh xuất chinh, nếu quân vụ chưa xong thì các quan tướng ở nơi đó vẫn giữ nguyên ấn triện, Quan phòng, Đồ ký và miễn lệ phong ấn, khai ấn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2