intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

158
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn đề thường được đặt ra trong nhiều diễn đàn gần đây là vì sao ảnh báo chí Việt Nam không được giải thưởng quốc tế? Có phải ảnh báo chí Việt Nam đã tụt hậu? Trách nhiệm của ai, hay của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Tính “chân thật” của ảnh báo chí hôm qua và trong thời đại ảnh số nên hiểu như thế nào cho đúng “nguyên tắc”. Hiện thực cuộc sống là mảnh đất, là không khí cho các loại hình nghệ thuật tồn tại. Ảnh báo chí, hay ảnh sáng tác sống được,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí

  1. Ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí Vấn đề thường được đặt ra trong nhiều diễn đàn gần đây là vì sao ảnh báo chí Việt Nam không được giải thưởng quốc tế? Có phải ảnh báo chí Việt Nam đã tụt hậu? Trách nhiệm của ai, hay của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Tính “chân thật” của ảnh báo chí hôm qua và trong thời đại ảnh số nên hiểu như thế nào cho đúng “nguyên tắc”. Hiện thực cuộc sống là mảnh đất, là không khí cho các loại hình nghệ thuật tồn tại. Ảnh báo chí, hay ảnh sáng tác sống được, tồn tại được, phát triển được chính là nhờ mảnh đất và không khí ấy. Cho nên, nhiệm vụ, mục đích, đối tượng phục vụ của nó không hề đối lập nhau. Do chức năng, điều kiện quy định cho mỗi thể loại mà tính thời gian, tính khái quát có thể fàng buộc hay không ràng buộc. Điều quan trọng nhất và cũng là điều gây tranh cãi lâu nay trongcác cuộc thi, liên hoan ảnh, nhất là thời kỳ ảnh kỹ thuật số đang thịnh hành và phát triển. Áp dụng kỹ thuật số cho ảnh sáng tác thì không có gì. Nó chỉ sai khi mà người ta quá lạm dụng kỹ thuật để làm biến dạng, sai lệch hiện thực của cuộc sống. Còn nếu biết ứng dụng khả năng kỹ thuật làm đẹp, nâng tầm ý tưởng, tạo sức truyền cảm mạnh hơn, ấn tượng hơn lên thì nên khuyến khích. Không nên kéo dài những cuộc tranh luận, bởi từ xua khi chưa có ảnh kỹ thuật số, thì ảnh sáng tác cũng đã được “sángtác” lại sau khi chụp ở hiện thực cuộc sống rất sinh động đang diễn ra
  2. chung quanh chúng ta đều không đúng, không khách quan. Hãy nhìn lại thực trạng ảnh báo chí thời gian qua nhất là những năm gần đây. Dư luận thường đặt ra các câu hỏi: Vì sao ảnh báo chí Việt Nam thiếu vắng ở các cuộc thi ảnh báo chí thế giới. Ảnh báo chí Việt Nam bị lu mờ, tuột dốc so với những năm tháng đất nước còn chiến tranh. Ảnh báo chí của chúng ta ngày nay thiếu đi những ảnh “đinh”, “độc lập” có tính thuyết phục truyền cảm cao. Ảnh báo chí hôm nay gần như chỉ có mỗi một chức năng là minh hoạ cho bài viết. Tại thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các tờ báo lớn đều cảnh báo về thực trạng này và đều lần lượt mở lớp bồi dưỡng ảnh báo chí cho phóng viên của mình. Trước hết cần nhìn nhận thực trạng trên là có thật. Song phải với một góc nhìn hết sức khách quan, nói đến ảnh báo chí là nói đến sự kiện. Sự kiện là máu thịt, là sức sống của ảnh báo chí. Đây còn là một đặc trưng hàng đầu của ảnh báo chí. Nếu nó ranh giới (nếu có) giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật thì đây là ranh giới mang chức năng và tính thời gian của nghiệp vụ đặt ra. Sự kiện trong ảnh báo chí phải được thông tin nhanh, kịp thời. Đối với ảnh nghệ thuật sự kiện được ghi lại không bị ràng buộc bởi tính thời gian, mà phụ thuộc các cuộc thi có đề tài thích hợp. Một ranh giới mang tính chức năng, nhiệm vụ của ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí là tính cụ thể ra ràng, chuẩn xác. Điều thường bắt gặp và mắc phải lâu nay luôn xuất hiện trên các tờ báo
  3. và các cuộc thi ảnh báo hcí trong nước là chú thích ảnh. Chú thích ảnh báo chí nhưng lại rất khái quát, chung chung không bảo đảm yếu tố mà nguyên tắc của báo chí ràng buộc. Vấn đề nổi cộm, gây nhiều tranh cãi nhất vẫn là tính chân thật. Tính chân thật được hiểu như thế nào qua ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật. Có người hiểu chân thật một cách máy móc, cứng nhắc theo chủ nghĩa tự nhiên. Có người hiểu chân thật phải được gọt giữa để cho linh hồn của chan thật được tôn vinh. Có người hiểu chân thật là chân thật mà không phân biệt được chân thật mang tính hiện tượng chứ không phải là bản chất. Chính từ nhận thức khác nhau, hiểu biết khác nhau nên có những cuộc tranh luận vô bổ. Ngày nay khi khoa học - kỹ thuật, công nghệ phát triển nhanh chóng, cái hiện đại hôm nay, ngày mai đã trở thành lạc hậu, thì việc cập nhật thông tin là một tiêu chuẩn của người cầm máy. Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, tốc độ phát triển cũng ở độ nhanh chóng mặt. Làm chủ các chức năng, kỹ thuật của các phương tiện là một thử thách. Những vấn đề mang tính lý luận cũng cần có sự xem xét, chỉnh sửa về cách nhìn và nhận thức để phù hợp quy luật, tính lịch sử và hiện thực của thời đại. Mọi kiến thức mọi lời rânmng tính kinh điển đều là những bài học quý, chúng ta phải hết sức trân trọng. Nhưng nếu coi đó là chuẩn mực bất di bất dịch thì kiến thức sẽ bị đóng băng. Cả nước hiện nay có hơn 700 ấn phẩm báo chí. Sự cạnh tranh của các ấn phẩm là một tất yếu và đương nhiên nó sẽ tạo nên những chuyển động mạnh mẽ trong việc đổi mới công nghệ thông tin, nâng cao chất
  4. lượng ảnh. Tính chân thật của ảnh báo chí thông qua các phương tiện truyền tải và ghi hình cũng được nhận thức thích hợp với hiện thực của cuộc sống. Những vấn đề nêu trên có thể là những điều khong có gì mới với mọi người, nhất là các bạn nghề. Những ranh giới giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật thực chất không phải lúc nào cũng rõ ràng. Ranh giới mà chúng ta hiểu ở đây chỉ là chức năng và nhiệm vụ được quy định cho từng thể loại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2