intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 2: Trao đổi nước và muối khoáng ở TV (tiếp)

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

195
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

* Nội dung cơ bản: I. Dòng mạch gỗ1. Cấu tạo của mạch gỗ: - Mạch gỗ gồm các tế bào chết (quản bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá.- Cấu tạo: + Quản bào: nhỏ, dài, nối gối đầu lên nhau + Mạch ống: lớn, ngắn, nối đầu kế đầu

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 2: Trao đổi nước và muối khoáng ở TV (tiếp)

  1. Bài 2: Trao đổi nước và muối khoáng ở TV (tiếp) Sinh học 11 Cơ bản BÀI 2: QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY * Nội dung cơ bản: I. Dòng mạch gỗ1. Cấu tạo của mạch
  2. gỗ: - Mạch gỗ gồm các tế bào chết (quản bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá. - Cấu tạo: + Quản bào: nhỏ, dài, nối gối đầu lên nhau + Mạch ống: lớn, ngắn, nối đầu kế đầu 2. Thành phần của dịch mạch gỗ: - Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các ion khoáng ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ. 3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ - Áp suất rễ.
  3. - Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên). - Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: Tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá II. Dòng mạch rây. 1. Cấu tạo của mạch rây. - Gồm các tế bào sống là ống dây (tế bào hình dây) và tế bào kèm 2. Thành phần của dịch mạch rây. - Gồm: Đường saccarozo, các aa, vitamin, hoocmon thực vật… 3. Động lực của dòng mạch rây. - Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và các cơ quan chứa.
  4. * Một số câu hỏi: 1. Phân biệt mạch gỗ và mạch rây (về cấu tạo, thành phần dịch, động lực). 2. Vì sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây hay thân cây thì một thời gian sau ở chỗ bị bóc phình to ra? 3. Sự hút nước từ rễ lên lá qua những giai đoạn nào? Sinh học 11 Nâng cao Bài 2: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT (tiếp theo) * Nội dung cơ bản:
  5. IV. Thoát hơi nước ở lá 1. Ý nghĩa sự thoát hơi nước - Thoát hơi nước là động lực trên của quá trình hút nước. - Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá. - Khi thoát hơi nước thì khí khổng mở, đồng thời khí CO2 sẽ đi từ khí khổng vào lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện bình thường. 2. Con đường thoát hơi nước ở lá a) Con đường qua khí khổng Đặc điểm: - Vận tốc lớn - Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
  6. b) Con đường qua bề mặt lá – qua cutin Đặc điểm: - Vận tốc nhỏ - Không được điều chỉnh 3. Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước. a) Các phản ứng đóng mở khí khổng: - Phản ứng mở quang chủ động là phản ứng mở khí khổng chủ động lúc sáng sớm khi Mặt Trời mọc hoặc khi chuyển từ trong tối ra ngoài sáng. - Phản ứng thuỷ chủ động là phản ứng đóng khí khổng chủ động vào những giờ ban trưa khi cây mất một lượng nước lớn (quá 15%) hoặc khi cây gặp hạn không lấy được nước.
  7. - Phản ứng đóng và mở thuỷ bị động: khi tb bão hoà (sau khi mưa) các tb biểu bì quanh khí khổng tăng thể tích, ép lên các tb làm khe khí khổng khép lại một cách bị động. Khi tb lân cận mất nước, thể tích các tb này giảm không ép lên các tb kk và kk mở ra. b) Cơ chế đóng mở khí khổng: Khí khổng gồm có 2 tế bào đóng (tb kèm). Mép trong của tế bào khí khổng rất dày, mép ngoài mỏng, do đó: - Khi tế bào khí khổng trương nước khí khổng mở rất nhanh. - Khi tế bào khí khổng mất nước khí khổng đóng lại cũng rất nhanh.
  8. * Nguyên nhân: + Có ánh sáng -> QH xảy ra -> Thay đổi nồng độ CO2 và độ pH -> hàm lượng đường tăng -> tăng ASTT trong TB -> 2 TB kk hút nước và khí khổng mở ra. + Hoạt động của các bơm ion ở tế bào khí khổng -> làm thay đổi ASTT và sức trương nước của tế bào. + Khi cây bị hạn, hàm lượng ABA trong TB kk tăng lên -> kích thích các bơm ion hoạt động -> các kênh ion mở ® các ion bị hút ra khỏi TB kk -> ASTT giảm -> sức trương nước giảm -> khí khổng đóng. V. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình trao đổi nước 1. Ánh sáng Là tác nhân gây mở khí khổng
  9. 2. Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng tới cả 2 quá trình: hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá. 3. Độ ẩm đất và không khí - Độ ẩm đất càng cao thì sự hấp thụ nước càng tốt. - Độ ẩm không khí càng thấp thì sự thoát hơi nước càng mạnh. 4. Dinh dưỡng khoáng Hàm lượng các chất trong đất ảnh hưởng đến: - Sự sinh trưởng của hệ rễ - Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất. VI. Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp
  10. lý cho cây trồng 1. Cân bằng nước của cây trồng - Cân bằng nước: là sự tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và quá trình thoát hơi nước. 2. Tưới nước hợp lí cho cây - Khi nào cần tưới nước? Căn cứ vào chỉ tiêu sinh lý về chế độ nước của cây trồng: sức hút nước của lá, nồng độ ASTT của dịch bào, trạng thái của khí khổng, cường độ hô hấp của lá … để xác định thời điểm cần tưới nước. - Lượng nước cần tưới là bao nhiêu? Căn cứ vào nhu cầu của từng loại cây, tính chất vật lý, hoá học của từng loại đất và đk môi trường cụ thể.
  11. - Cách tưới như thế nào? Phụ thuộc vào nhóm cây trồng khác nhau và phụ thuộc vào các loại đất. * Một số câu hỏi: 1. Giải thích, tại sao thoát hơi nước là “tai hoạ” và tại sao thoát hơi nước là “tất yếu”? 2. Theo kinh nghiệm dân gian, tại sao không nên tưới nước cho cây vào giữa trưa khi trời nắng gắt? 3. Khi bón quá nhiều phân cho cây thường có hiện tượng gì? Giải thích.
  12. 4. Đối với cây trồng cạn có những phương pháp tưới nào?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2