intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng An toàn sinh học trong trang trại nuôi cá biển hiện đại, công nghiệp

Chia sẻ: Vi Đinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

79
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng An toàn sinh học trong trang trại nuôi cá biển hiện đại, công nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nội dung như: Một số bệnh thường gặp trên cá nuôi biển, chẩn đoán bệnh động vật thủy sản, một số biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản, xử lý, loại bỏ cá bị bệnh hoặc chết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng An toàn sinh học trong trang trại nuôi cá biển hiện đại, công nghiệp

  1. VIỆN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG TRUNG CẤP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I NGHỀ NINH HÒA DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VÀ KHUYẾN NGƯ CHO VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I PHA 3 - NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN VIỆT NAM Mã số: SRV-11/0027 BÀI GIẢNG AN TOÀN SINH HỌC TRONG TRANG TRẠI NUÔI CÁ BIỂN HIỆN ĐẠI, CÔNG NGHIỆP (Tài liệu tập huấn cho công nhân kỹ thuật trong trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp, hiện đại) Biên soạn: TS. BÙI QUANG TỀ TS. ĐẶNG THỊ LỤA Bắc Ninh, 2013
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................................. 2 DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................... 3 DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................. 3 BÀI 1: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ NUÔI BIỂN ........................................... 4 1.1. Bệnh ký sinh trùng ........................................................................................................... 4 1.1.1. Bệnh ký sinh đơn bào ................................................................................................ 4 1.1.2. Bệnh sán lá đơn chủ .................................................................................................. 6 1.1.3. Bệnh giáp xác ............................................................................................................ 8 1.2. Bệnh vi khuẩn ................................................................................................................... 9 1.2.1. Bệnh lở loét xuất huyết do vi khuẩn ......................................................................... 9 1.2.2. Bệnh vi khuẩn dạng sợi ........................................................................................... 11 1.3. Bệnh nấm ....................................................................................................................... 12 1.4. Bệnh Virus...................................................................................................................... 13 1.4.1. Bệnh hoại tử thần kinh ............................................................................................ 13 1.4.2. Bệnh cá ngủ ............................................................................................................. 15 1.4.3. Bệnh khối u do vi rút ............................................................................................... 17 BÀI 2: CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN........................................................ 19 2.1. Lấy mẫu bệnh phẩm:...................................................................................................... 19 2.2. Bảo quản mẫu: ............................................................................................................... 20 2.3. Xác định các tác nhân gây bệnh: ................................................................................... 20 2.3.1. Phương pháp soi mẫu tươi ...................................................................................... 20 2.3.2. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng:................................................................................ 20 2.3.3. Phương pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn, nấm ..................................................... 20 2.3.4. Chẩn đoán bệnh virus .............................................................................................. 21 BÀI 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN .. 21 3.1. Con đường lây truyền bệnh: .......................................................................................... 21 3.2. Một số biện pháp an toàn sinh học: ............................................................................... 22 3.3. Một số giải pháp cụ thể trong phòng bệnh: ................................................................... 23 3.4. Một số giải pháp cụ thể trong trị bệnh: ......................................................................... 23 3.4.1. Điều trị bệnh ký sinh trùng: .................................................................................... 24 3.4.2. Điều trị bệnh nấm: ................................................................................................... 26 3.4.3. Điều trị bệnh vi khuẩn: ............................................................................................ 27 BÀI 4: XỬ LÝ, LOẠI BỎ CÁ BỊ BỆNH HOẶC CHẾT ........................................................ 27 Tài liệu tham khảo .................................................................................................................... 28 2
  3. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Trùng quả dưa (Cryptocaryon irritans) sinh trên da cá biển ......................................... 4 Hình 2: Trùng miệng lệch (Brooklynella) .................................................................................. 4 Hình 3: Trùng bánh xe (Trichodina jadranica) ký sinh trên mang cá hồng................................ 5 Hình 4: A- Sán lá đơn chủ (Pseudorhabdosynochus epinepheli) ký sinh trên mang cá song (cá mú); B- Sán lá đơn chủ (Benedenia hoshinia) ký sinh trên cá biển ........................................... 7 Hình 5: Rận cá (Caligus orientalis) ký sinh trên cá biển ............................................................ 8 Hình 6: Rận cá (Parapetalus occidentalis) ký sinh trong xoang mang của Cá Giò (cá bớp) ...... 8 Hình 7: Cá song bị bệnh lở loét ................................................................................................ 11 Hình 8: Cá song bị bệnh vi khuẩn dạng sợi .............................................................................. 12 Hình 9: A- Khuẩn lạc nấm Fusarium sp.; B,C- Bào tử đính nấm Fusarium sp. ....................... 13 Hình 10: Virus VNN (ảnh chụp kính hiển vi điện tử) .............................................................. 14 Hình 11: Cá song bị bệnh VNN ............................................................................................... 15 Hình 12: A- Cá Vược (cá chẽm) bị bệnh cá ngủ, gan chuyển màu nâu (); B- Cá sủ sao bị bênh gan chuyển màu trắng () .............................................................................................. 16 Hình 13: Lát cắt khối u cá bị bệnh ........................................................................................... 18 Hình 14: Khối u đuôi cá vược (cá chẽm) ................................................................................. 18 Hình 15: Chuẩn bị bể bạt tắm cá .............................................................................................. 25 Hình 16: Đong formol tắm cho cá ............................................................................................ 25 Hình 17: Tắm nước ngọt cho cá ............................................................................................... 26 Hình 18: Tắm Formalin cho cá có sục khí................................................................................ 26 DANH MỤC BẢNG Bảng: Kháng sinh và vitamin dùng cho bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn ở cá biển ................. 27 3
  4. BÀI 1: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ NUÔI BIỂN 1.1. Bệnh ký sinh trùng 1.1.1. Bệnh ký sinh đơn bào  Tác nhân gây bệnh Trùng lông (hay trùng quả dưa nước mặn) Cryptocaryon irritans (hình 1) Trùng miệng lệch Brooklynella (hình 2) Trùng bánh xe (Trichodina jadranica) (hình 3) Hình 1: Trùng quả dưa (Cryptocaryon irritans) sinh trên da cá biển Hình 2: Trùng miệng lệch (Brooklynella) 4
  5. Hình 3: Trùng bánh xe (Trichodina jadranica) ký sinh trên mang cá hồng  Đặc điểm của tác nhân gây bệnh: - Trùng lông Cryptocaryon irritans (hình 1) cấu tạo gần giống trùng quả dưa ở nước ngọt (Icthyophthyrius), kích thước cơ thể 180-700m. Trùng phát triển mạnh ở nhiệt độ 20-260C (nước ấm), tuy nhiên gần đây có thông báo trùng có thể phát triển ở nhiệt độ 12-140C (nước lạnh) gây bệnh ở cá bơn (Paralichthyss olivaceus) nuôi tại Hàn Quốc. Chu kỳ sống của trùng lông có hai giai đoạn: giai đoạn dinh dưỡng ký sinh trên cá biển và giai đoạn bào nang (giai đoạn sống tự do) bám vào rong tảo sống trên đáy biển. Thời gian phát triển của bào nang phụ thuộc vào nhiệt độ, ở nhiệt độ 160C là 13-15 ngày, ở nhiệt độ 240C là 7-12 ngày. - Trùng miệng lệch Brooklynella hostilis Lom et Nigrelli, 1970 (Hình 2) có cơ thể hình quả thận mảnh, kích thước 36-86 x 32-50 m. Trên cơ thể mặt bụng có các đường tiêm mao (kinety) tập trung từ phía trước cơ thể; phía sau có 8-10 đường tiêm mao, bên trái có 12-15 đường tiêm mao, phía phải có 8-11 đường tiêm mao. Mặt lưng có các tiêm mao tự do. Miệng cấu tạo từ 3 đường tiêm mao và lệch sang một bên, nên còn gọi là trùng miệng lệch. - Trùng bánh xe Trichodina (Hình 3) nhìn mặt bên giống như cái chuông, mặt bụng giống cái đĩa. Lúc vận động nó quay tròn lật qua lật lại giống như bánh xe nên có tên trùng bánh xe. Nhìn chính diện có 1 đĩa bám lớn có cấu tạo phức tạp, trên đĩa có 1 vòng răng và các đường phóng xạ. Vòng răng có nhiều 5
  6. thể răng, mỗi thể răng có dạng gần như chữ “V” bao gồm thân răng ở phía ngoài dạng hình lưỡi rìu, hình tròn hay hình bầu dục, còn móc răng ở phía trong thường dạng hình kim. Các thể răng sắp xếp sít nhau, cái nọ chồng lên cái kia tạo thành một đường vòng tròn.  Cơ quan ký sinh: Da, mang  Dấu hiệu bệnh lý: Cá bị bệnh thường tập trung thành đám và nổi trên mặt nước, cá có biểu hiện ngứa ngáy và hay nghiêng mình. Quan sát trên da cá thường có đám màu trắng nhạt, trên mang cá xuất hiện các đốm trắng nhỏ li ti. Cá bị nặng toàn thân chuyển sang màu mốc bạc, tách đàn và chết. Bệnh gây chết rải rác đến hàng loạt sau 3- 7 ngày.  Phân bố bệnh: Theo Bùi Quang Tề và Hà Ký (2007) ký sinh trùng đơn bảo phân bố rộng, gây tác hại chủ yếu cho cá hương, cá giống của nhiều loài cá nước lợ mặn khác nhau ở Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho các cơ sở ương nuôi cá giống. Mùa vụ xuất hiện bệnh:Bệnh xuất hiện vào thời điểm giao mùa giữa mùa xuân- hè và thu - đông. Đặc biệt bệnh thường xuất hiện vào thời gian nhiệt độ nước từ 24-300C. Trong các ao, bể ương nuôi cá, bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam. 1.1.2. Bệnh sán lá đơn chủ  Tác nhân gây bệnh: Ancyrocephalus spp. Pseudorhabdosynochus epinepheli Benedenia hoshinia 6
  7. A B Hình 4: A- Sán lá đơn chủ (Pseudorhabdosynochus epinepheli) ký sinh trên mang cá song (cá mú); B- Sán láBđơn chủ (Benedenia hoshinia) ký sinh trên cá biển  Đặc điểm của tác nhân gây bệnh: - Giống Ancyrocephalus, Pseudorhabdosynochus đều có đặc điểm chung của họ Dactylogyridea, đĩa bám phía sau cơ thể đều có 4 móc giữa, nhưng Pseudorhabdosynochus phía trên 4 móc giữa có giác bám bằng móc kitin (Hình 4A) - Giống Benedenia thuộc họ Capsalidae đĩa bám phía sau phân chia thành nhiều xoang sắp xếp hình đối xứng, mỗi xoang có tác dụng hút chất dinh dưỡng, phía cuối đĩa bám có 2 đôi móc giữa. Kích thước Benedenia 3-5 x 2-3 mm.  Cơ quan ký sinh: Da, mang  Dấu hiệu bệnh lý Giống Ancyrocephalus, Pseudorhabdosynochus thường ký sinh ở mang cá trong khi giống Benedenia ký sinh ở da là chủ yếu. Ngoài ra Benedenia bám vào mắt và trên thân cá hút máu. Mỗi con có thể hút 0,5 ml máu/ngày và làm cho cá mù mắt, thiếu máu gầy yếu.  Phân bố bệnh: Ở Việt Nam đã điều tra gặp khoảng 20 giống trong đó có 3 giống Ancyrocephalus, Pseudorhabdosynochus và Benedenia ở các loài cá song (mú). 7
  8. Đặc biệt giống Benedenia đã gây cho cá song nuôi bè chết nhiều ở Vịnh Hạ Long, Cát Bà. 1.1.3. Bệnh giáp xác  Tác nhân gây bệnh: Caligus (hình 5); Parapetalus (hình 6) Hình 5: Rận cá (Caligus orientalis) ký sinh trên cá biển Hình 6: Rận cá (Parapetalus occidentalis) ký sinh trong xoang mang của Cá Giò (cá bớp) 8
  9.  Đặc điểm của tác nhân gây bệnh: Loài Parapetalus occidentalis Wilson, 1901 Con cái: phần đầu ngực dạng hình cầu. Chân thứ 4 chiều dài gấp 2,24 lần chiều rộng. Đốt sinh dục phía trước thắt lại dạng cổ, phía sau phình lớn. Nhánh đuôi hình ovan, chiều dài gấp 1,91 lần chiều rộng, có 3 lông ngắn và 3 lông dài. Túi trứng dài hơn chiều dài cơ thể và có chứa 74 trứng. Anten I có 27 lông cứng ở rìa. Con đực phần đầu ngực dạng hình cầu. Chân thứ 4 chiều dài gấp 1,55 lần chiều rộng. Đốt sinh dục dạng bình thút cổ. Kích thước con cái chiều cơ thể dài 5,7mm, phần đầu ngực 1,7 x1,8mm; đốt sinh dục 3,27 x 2,66mm; phần bụng 2,34 x 2,54mm; nhánh đuôi 213 x 112 m. Con đực chiều dài cơ thể 3,6mm; phần đầu ngực 1,6 x 1,6mm; đốt sinh dục 0,85 x 0,63; phần bụng 0,66 x 0,44, nhánh đuôi 210 x 111 m.  Cơ quan ký sinh: Da, mang, vây  Dấu hiệu bệnh lý: Rận cá ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi ở nước lợ, biển. Cá bị rận cá ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, cường độ bắt mồi giảm. Rận cá (Parapetalus occidentalis) bám trong xoang mang của Cá Giò nuôi thương phẩm phá hủy xoang mang và cung mang làm cá ngạt thở. Rận cá Caligus kí sinh trên mang và da của cá sủ đất.  Phân bố bệnh: Trên thế giới tìm thấy ở xoang mang của Cá Giò nuôi ở Peng-hu và ngoài tự nhiên ở Dong-shi, Taiwan; Carolina ở vinh Mexico, Úc, Ấn Độ, Sri Lanka. Việt Nam tìm thấy trên Cá Giò nuôi lồng ở vịnh Nha Trang 1.2. Bệnh vi khuẩn 1.2.1. Bệnh lở loét xuất huyết do vi khuẩn  Tác nhân gây bệnh: Vibrio spp. (V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. vulnificus); 9
  10. Pseudomonas sp. Streptococcus sp.  Đặc điểm của tác nhân gây bệnh: Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Đặc điểm chung của các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6 m. Vi khuẩn không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh. Đối với cá, Vibrio spp. gây bệnh nhiễm khuẩn máu là chủ yếu. Giống Pseudomonas thuộc họ Pseudomonadaceae, bộ Pseudomonadales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Vi khuẩn gram âm, hình que hoặc hơi uốn cong, không sinh bào tử, kích thước 0,5-1,0 x 1,5-5,0 m. Giống Streptococcus thuộc họ Streptococcaceae, bộ Lactobacillales, lớp Bacilli, ngành Firmicutes. Vi khuẩn gram dương có dạng hình cầu hoặc hình ovan, đường kính nhỏ hơn 2 m.  Dấu hiệu bệnh lý: - Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, cá bơi trên tầng mặt và quanh thành lồng. - Trên thân cá thường xuất hiện các vết loét tấy đỏ to nhỏ khác nhau, xung quanh da phồng lên và có nhiều nhớt. - Giải phẫu cá bệnh các cơ quan nội tạng gan, thận, lá lách có hiện tượng xuất huyết, ruột, dạ dày không có thức ăn.  Phân bố và lan truyền bệnh: - Bệnh thường gặp ở cá vược, cá song khi mới vận chuyển ra lồng lưới nuôi, cá bị bệnh ký sinh đơn bào, sán lá đơn chủ. Mùa vụ phát bệnh mùa xuân, hè. Kết hợp với môi trường thay đổi đột ngột, sau các trận mưa rào, độ muối giảm xuống nhanh , môi trường bị ô nhiễm cá sẽ bị bệnh nặng và chết nhiều hơn, đặc biệt cá giống mới thu gom vào lồng tỷ lệ chết rất cao. - Cá bị bệnh sau 1-2 tuần có thể chết rải rác, tỷ lệ chết 10-30 %. 10
  11. Hình 7: Cá song bị bệnh lở loét 1.2.2. Bệnh vi khuẩn dạng sợi  Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn dạng sợi: Flexbacter  Đặc điểm của tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Flexibacter columnaris (Syn. Cytophaga columnaris) thuộc họ Flexibacteraceae, bộ Sphingobacteriales, lớp Sphingobacteria, ngành Bacteroideles. Trong các mẫu mô nhiễm bệnh thấy rõ nhiều vi khuẩn dạng sợi mảnh dẻ, tập hợp thành một trụ hình khối nên có tên gọi là bệnh hình trụ. Các khối trụ cũng chuyển động uốn cong. Vi khuẩn gram âm, dạng hình que dài mảnh dẻ (dạng sợi mảnh) kích thước 0,3-0,5 x 3-8 m.  Dấu hiệu bệnh lý: 11
  12. - Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, cá bơi trên tầng mặt và quanh thành lồng. - Trên thân cá thường bắt đầu từ vùng đuôi xuất hiện các vết ăn mòn to nhỏ khác nhau, xung quanh da phồng lên và có nhiều nhớt, vây đuôi cụt dần. Hình 8: Cá song bị bệnh vi khuẩn dạng sợi  Phân bố và lan truyền bệnh - Gặp chủ yếu ở cá vược, cá hồng, cá song ít gặp hơn. Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, mùa đông. 1.3. Bệnh nấm  Tác nhân gây bệnh: Nấm Fusarium sp và nấm Lagenidium sp  Đặc điểm của tác nhân gây bệnh: Nấm Lagenidium là nấm bậc thấp sinh sản vô tính bằng bào tử còn Fusarium là nấm bậc cao sinh sản bằng bào tử đính.  Dấu hiệu bệnh lý: - Đầu tiên trên da xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm. - Sau vài ngày sợi nấm phát triển, đan chéo thành từng búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. 12
  13.  Phân bố và lan truyền bệnh: Bệnh xuất hiện trên một số loài cá nuôi nước lợ và nước mặn. Bệnh phát triển quanh năm khi điều kiện môi trường bị ô nhiễm, nuôi với mật độ dày, đặc biệt khi cá biển nuôi lồng nhiễm khuẩn. Ngoài ra, khi cá bị đánh bắt hay vận chuyển xây xát, vết thương ngoài da do ký sinh trùng và vi khuẩn gây ra sẽ tạo điều kiện cho nấm gây bệnh. A B C Hình 9: A- Khuẩn lạc nấm Fusarium sp.; B,C- Bào tử đính nấm Fusarium sp. 1.4. Bệnh Virus 1.4.1. Bệnh hoại tử thần kinh  Tác nhân gây bệnh: Virus VNN (Viral Nervous Necrosis) hoặc có tên khác VER (Viral Encephalopathy and Retinopathy) 13
  14.  Đặc điểm của vi rút gây bệnh: - Gây bệnh là virus thuộc giống Betanodavirus, họ Nodaviridae có dạng hình cầu không có vỏ, đường kính là 26-32nm. - Virus có cấu trúc vật chất di truyền dạng ARN. Hình 10: Virus VNN (ảnh chụp kính hiển vi điện tử) - Virus ký sinh trong tế bào chất của tế bào thần kinh trong não và trong võng mạc mắt. Não thường là cơ quan đích được lựa chọn cho phân lập và xác định sự có mặt của vi rút.  Dấu hiệu bệnh lý: - Cá bơi không định hướng (bơi quay tròn), kém ăn hoặc bỏ ăn, - Thân đen xẫm, đặc biệt đuôi và các vây chuyển màu đen, mắt đục hoặc phồng to. - Cá bệnh nặng hoạt động yếu, đầu “treo” trên mặt nước hoặc nằm ở dưới đáy bể hoặc đáy lồng. 14
  15. Hình 11: Cá song bị bệnh VNN  Phân bố và mùa vụ xuất hiện bệnh - Thường bắt gặp ở cá song nuôi lồng: cá song điểm đai, cá song mỡ, cá song vân mây, cá song chấm đỏ và cá song bảy sọc. - Tỷ lệ chết 70-100% ở cá hương 2,5-4,0cm, khi cá lớn (15cm) tỷ lệ chết giảm còn 20%. - Bệnh xuất hiện từ tháng 5-10, đặc biệt khi mưa nhiều. - Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển 25-300C. 1.4.2. Bệnh cá ngủ  Tác nhân gây bệnh: Iridovirus  Đặc điểm của vi rút gây bệnh: - Virus gây bệnh thuộc giống Iridovirus, họ Iridoviridae. Virus có dạng hình khối cầu 20 mặt - Virus có vật chất di truyền dạng DNA - Virus ký sinh trong tế bào chất của các tổ chức như lách và gan của cá bị bệnh. Lách thường là cơ quan đích được lựa chọn cho phân lập và xác định sự có mặt của vi rút.  Dấu hiệu bệnh lý: - Cá bệnh kém ăn hoặc bỏ ăn, - Cơ thể chuyển màu đen, đặc biệt ở phấn cuối thân và vây đuôi. - Xuất hiện các mụn phồng rộp màu trắng trên thân, vây của cá. 15
  16. - Cá bệnh nặng nổi lên tầng mặt sau đó từ từ chìm xuống đáy và chết, nên còn gọi là bệnh “cá ngủ”  Phân bố và mùa vụ xuất hiện bệnh: - Gặp ở cá song nuôi lồng: cá song điểm đai, cá song chấm cam, cá song mỡ và một số loài cá song khác. - Bệnh Iridovirus gây chết cả giai đoạn cá giống và cá thịt, tỷ lệ chết 80- 90%. - Mùa vụ xuất hiện từ tháng 3-8.  A  B Hình 12: A- Cá Vược (cá chẽm) bị bệnh cá ngủ, gan chuyển màu nâu (); B- Cá sủ sao bị bênh gan chuyển màu trắng () 16
  17. 1.4.3. Bệnh khối u do vi rút  Tác nhân gây bệnh: Lymphocystivirus hay Lymphocystis disease virus (LCDV)  Đặc điểm của virus gây bệnh: - Virus gây bệnh thuộc họ Iridoviridae. Virus có dạng hình khối cầu nhiều cạnh, kích thước khoảng từ 120-330 nm tùy theo loại ký chủ khác nhau. - Virus có vật chất di truyền dạng DNA  Dấu hiệu bệnh lý: - Cá bệnh hình thành các nốt sần (mụn cơm) mắt thường có thể thấy được ở hầu hết hệ thống mạch ngoại biên. - Các nốt sần có cấu tạo dạng viên sỏi, kích thước to nhỏ khác nhau, màu kem xám đến màu xám. - Những dấu hiệu bên trong: Xuất hiện một số tế bào lympho nhiễm virus ở trong cơ, màng bụng (phúc mạc) và trên bề mặt của các cơ quan nội tạng. - Những dấu hiệu mô bệnh học: tế bào Lympho trương to khổng lồ, kích thước tăng từ 50.000 - 100.000 lần về thể tích so với tế bào bình thường. 17
  18. Hình 13: Lát cắt khối u cá bị bệnh Hình 14: Khối u đuôi cá vược (cá chẽm) 18
  19.  Phân bố và mùa vụ xuất hiện bệnh - Bệnh khối u tế bào Lympho xuất hiện ở trên hơn 140 loài, thuộc ít nhất 42 họ thuộc 9 bộ cá nước ngọt và cá nước mặn, gặp nhiều nhất ở ba bộ: Perciformes, Pleuronectiformes, Tetraodontiformes, ngoài ra còn gặp ở sáu bộ cá khác như: Clupeiformes, Salmoniformes, Ophidiiformes, Cyprinodontiformes... - Cá sống tự nhiên mức độ cảm nhiễm bệnh thấp và không gây nguy hiểm. - Các loài cá nuôi tăng sản như nuôi lồng dễ bị nhiễm bệnh tế bào Lympho và gây nguy hiểm cho cá nuôi. - Cá vược nuôi lồng đặc biệt là cá giống từ 4 -7 cm, đã nhiễm bệnh tế bào Lympho làm cá chết hàng loạt. BÀI 2: CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Các phương pháp chẩn đoán bệnh cơ bản: - Phương pháp chẩn đoán bằng dấu hiệu bệnh lý - Phương pháp chẩn đoán bằng phân lập tác nhân gây bệnh - Phương pháp chẩn đoán bằng soi trực tiếp dưới kính hiển vi - Phương pháp chẩn đoán bằng kính hiển vi điện tử - Phương pháp chẩn đoán bằng mô bệnh học - Phương pháp chẩn đoán bằng sinh học phân tử Tùy từng loại bệnh mà có thể chỉ áp dụng một trong những phương pháp trên hoặc phải kết hợp nhiều phương pháp, thông thường để có kết quả chính xác thường áp dụng đồng thời một số phương pháp chẩn đoán. Một số điểm cần lưu ý trong quá trình chẩn đoán bệnh: 2.1. Lấy mẫu bệnh phẩm: - Khi thu mẫu phải theo dõi và mô tả tình trạng của cá: khả năng bơi lội, bắt mồi, mô tả các dấu hiệu bất thường/dấu hiệu bệnh. - Ghi chép số lượng, tần suất cá bị bệnh/chết 19
  20. - Mẫu cá thu phải đại diện cho tất cả cá trong lồng nuôi - Tùy từng mục đích nghiên cứu, các cơ quan hay tổ chức thích hợp sẽ được thu từ cá 2.2. Bảo quản mẫu: - Mẫu đem phân tích phải đảm bảo còn sống. - Hoặc mẫu chết còn tươi bảo quản lạnh và vận chuyển về phòng thí nghiệm không quá 2 giờ. 2.3. Xác định các tác nhân gây bệnh: 2.3.1. Phương pháp soi mẫu tươi Phương pháp này dùng để chẩn đoán bước đầu nguyên nhân gây bệnh cho cá. Cách tiến hành như sau: - Đặt mẫu cần quan sát lên lam kính, nhỏ một giọt nước cất lên mẫu sau đó dùng giấy thấm để hút phần nước còn lại. - Nhỏ một giọt xanh Methylen lên mẫu, sau 1 - 2 phút đặt lamen lên rồi đem quan sát trên kính hiển vi quang học hoặc kính hiển vi điện. 2.3.2. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng: - Dựa vào dấu hiệu bệnh lý - Lấy nhớt trên mang và da cá soi trên kính hiển vi tìm tác nhân gây bệnh - Lấy nhớt mang kiểm tra dưới kính hiển vi bội giác nhỏ hoặc kiểm tra bằng mắt thường thấy Benedenia bằng hạt đậu tương, ngư dân gọi là bọ trắng. - Chẩn đoán rận cá Caligus, Parapetalus ký sinh gây bệnh cho cá có thể quan sát bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp. Tuy nhieen, để phân loài chúng cần dùng kính hiển vi, cơ thể lớn mắt thường có thể nhìn thấy được nhưng do màu sắc của chúng gần giống màu sắc của cơ thể cá, mặt khác cơ thể dẹp dán chắc vào da nên phải thật tỷ mỉ mới nhìn thấy. 2.3.3. Phương pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn, nấm - Mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy trong môi trường tăng sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2