intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bài 3: Chất độc hóa học dùng trong quân sự cách phòng chống điều trị

Chia sẻ: Cô đơn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

116
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Chất độc hóa học dùng trong quân sự cách phòng chống điều trị" cung cấp các kiến thức giúp người học có thể nghiên cứu để tìm ra các phương pháp phòng chống điều trị có hiệu quả nhất; khắc phục những hậu quả do chất độc gây ra cho con người, động vật, thiên nhiên trong xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bài 3: Chất độc hóa học dùng trong quân sự cách phòng chống điều trị

  1. BÀI 3 CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DÙNG TRONG QUÂN SỰ CÁCH PHÒNG CHỐNG ĐIỀU TRỊ A. MỤC ĐÍCH - Nghiên cứu để tìm ra các phương pháp phòng chống điều trị có hiệu quả nhất - Khắc phục những hậu quả do chất độc gây ra cho con người, động vật, thiên nhiên trong xã hội B. YÊU CẦU - Nhận biết được các loại chất độc - Biết triệu chứng, cách cấp cứu sơ bộ người nhiễm độc - SV trường y biết cách cấp cứu cơ bản và điều trị người trúng độc trong chiến tranh và trong thời bình C. NỘI DUNG I. CÁC KHÁI NIỆM - 22/4/1945 quân Đức dùng chất Yperite tại TP Ypres làm 5.000 người chết và 15.000 người bị nhiễm độc. Đế quốc Mỹ dùng chất độc màu da cam ở Việt Nam. Tháng 3-1995 chất Sarin ở Nhật - Liều chết tuyệt đối LD 100 là lượng độc tối thiểu gây chết 100% động vật làm thí nghiệm - Liều chết LD 50 gây chết 50% động vật trong 10 phút, Liều chết này dùng đánh giá độc tính từng loịai chất độc Công thức HABE CTV C: Nồng độ mg/l T= G t: thời gian (phút) T: Độc tính V: thể tích không khí (lít) G: Trọng lượng (kilogam) II. ĐƢỜNG XÂM NHẬP Hô hấp Tiêu hoá Qua tiêm truyền
  2. Qua da Qua miên mạc III. ĐƢỜNG THẢI TRỪ Thận Phổi Tuyến mồ hôi Tiêu hoá IV. CƠ CHẾ TÁC DỤNG: Sẽ nói tới ở từng loại chất độc V. VŨ KHÍ HOÁ HỌC 1. Định nghĩa: VK hóa học là loại vũ khí gậy chết người hàng loạt bằng chất độc làm mất sức chiến đấu vĩnh viễn hay tạm thời hoặc gây trở ngại cho hành động ctác chiến phòng thủ của đối phương 2. Đặc điểm chất độ trong chiến tranh - Độc tính rất cao, liều nhỏ đã gây chết người - Xâm nhập nhiều đường vào cơ thể - Gây nhiễm độc hàng loạt - Dễ bảo quản và sử dụng 3. Phân loại - Chất độc thần kinh - Chất độc loét nát - Chất độc kích thích - Chất độc gây ngạt: Photzen, Điphotzen, Cloropirinin - Chất độc toàn thân: HCN, Cloramxyanozen, (ClCN) Asenlyciric, Oxytcacbon - Chất độc tâm thần :Quino Chodynyl Benzylat - Hỗn hợp da cam - Hợp chất vô cơ có Asen – hợp chất có Nitơ + natri Acenit Na2 HAsO3 + Canci Acenit Ca(AsO2) + Canci Acenat Ca3(AsO) + Chì Aceniat - Chất độc thiên nhiên: nấm , lá cây độc rắn, bọ cạp, nhện
  3. CHẤT ĐÔC THẦN KINH Lân – hữu cơ I. PHÂN LOẠI Loại G : Tabun, Sarin, Soman Loại V : VE, VG, VM, VS, VX II. TÍNH CHẤT LÝ HOÁ 1. Tabun (GA, Trilon 83, Gelan) (CH3)2N O Ete Etylic Axit metyl P Aminocyan Photphoric C2H5O CN Là loại chất lỏng không màu , mùi ngọt dịu của trái cây, nhiệt độï cao thủy phân nhanh, phản ứng với kiềm nhanh (nên dùng nhiệt độ và kiền khử độc) 2. SARIN (GB, Trilon 46, T46) CH3 CHO O Ete Isopropin CH3 Axit Metyl Fluo P Photphoric CH3 F Là chất lỏng không màu, không mùi, trong sản xuất công nghiệp có màu vàng nhạt mùi thơm nhẹ của hoa quả, có thể ngấm qua sơn, cao su, vật xốp tan trong dầu nhiều hơn trong nước. Tính chất thủy phân giống Tabun 3. SOMAN (GD) CH3 CHO O (CH3)3C P Ete Pynacolin Axit Metyl Fluo CH3 F Photphoric
  4. Là chất lỏng không màu, mùi long não nhẹ, ít hòa tan trong nước, hoà tang trong dung môi hữu cơ và dầu nhờn; thấm qua sơn, cao su, vật xốp. Phản ứng thủy phân rất chậm, chất kiềm Amoniac thủy phân nhanh chất độc này. 4.Chất độc loại V: VG, VM, VX, VE, Vs (CH3)3N(CH2)2O O Photphoryl Thyochollin P CH3 F Là chất lỏng ít bốc hơi, không màu, không mùi, ø tan nhanh trong dung mối hữu cơ, chất dầu, mỡ. Thấm qua lớp sơn, cao su, vật xốp. Ít bị phá huỷ bởi chất kiềm (trừ ở nhiệt độ cao và kiểm đặm đặc). Vì tác dụng lâu dài nên địch sử dụng loại này rải trên mặt đất Các chất oxy hoá mạnh như Clorua vôi, HexaCloramin, DiCloaxin, Femangannat Kali tiêu độc tốt loại V 5. Cơ chế tác dụng: tác dụng trên men Chymotripsin và Cholinesteraza nên còn có tên chất đột TK là chất ức chế men Do chất độc có cấu trúc hoá họic gần giống Acetyl Chollin và có ái lực rất mạnh với men ChE. nên khi vào cơ thể, chất độc kết hợp với men ChE làm men trúng độc không thủy phân được Acetyl Chollin ở Sinap Thần kinh vì vậy dẫn truyền thần kinh không được truyền đạt thông tin tới hoạt động cơ bắp. Các Acetyl Chollin không thủy phân sẽ ứ động ở Sinap thần kinh dẫn đến các triệu chứng thần kinh tương ứng III. TRIỆU CHỨNG NHIỄM ĐỘC Hội Chứng cường ’ - Co đồng tử nhỏ như đầu đinh ghim
  5. - Co thắt phế quản tăng tiết đàm dãi, vã mổ hôi - Tăng nhu động ruột, dạ dày - Nhịp tim chậm đi tiểu nhiều, bị nặng sẽ đái không tự chủ Hội chứng rối loạn vận động - Run chân tay, rung cơ, co giật HA hơi tăng nhẹ Hội chứng thần kinh trung ương - Mê sảng, mất tri thức dẫn tới hôn mê Trong chiến tranh bị hàng loạt triệu chứng giống nhau, các triệu chứng trên nặng nhẹ tùy theo mức độ nhiễm độc nhiều hay ít IV. PHÒNG CẤP CỨU – ĐIỀU TRỊ 1. Phòng: Bộ đội mang mặt nạ phòng độc.dân mặc áo choàng (nilon) , đeo khẩu trang hoặc khăn ướt bịt mũi, miệng. Sử dụng gói phòng độc: Procain 0,015 gr Atropin 0,0005 gr 1 gói Mía đường 0,2 gr Khi nhiễm độc rồi không dùng gói này 2. Cấp cứu: Tìm mọi cách làm nạn nhân nôn ói. Rửa dạ dày bằng Natri BiCabonat 2%, KMnO4 0,1%. Tùy nặng nhẹ dùng như sau: NHẸ Atropin Sunfate 2-4 mg Tiêm bắp 15’ sau tiêm lại 1-2 mg x 1 -2 ngày Tổng liều 15mg VỪA Atropin Sunfate 2-4 mg Tiêm bắp 10’ sau tiêm lại 2 mg x 2 ngày Tổng liều 20 – 30 mg NẶNG Atropin Sunfate 2-4 mg Tiêm bắp 5’ sau tiêm lại 2 mg x 2 ngày Tổng liều 50 - 90 mg Chú ý: Khi dùng Atropin Sunfate để nạn nhân có biểu hiện nhiễm độc nhẹ như đồng tử giãn nhẹ (2,5mm) da khô, niêm mạc khô, mạch chậm vừa (70 lần/1’) Ngòai ra : Trợ tim mạch và hô hấp (thở oxy) Tiêu độc ở da bằng Amoniac 15% hoặc dùng xà bông, nước sạch để rửa Rửa bằng NaHCO3 2% sau đó nhỏ Atropin 1% 3. Điều trị: các thuốc sau có tác dụng phục hồi men Cholinesteraza
  6. 2PAM (Pyridin, Adocim Metyl iod) 50ml 1% TM TMB4 (TriMetylen Bis4) 2 ml 15% TB x 1 – 2 ngày 6-8 mũi Luh6 (Toxogonin hay Obidocim( 1ml 25% x TM 1-2 lần 3 loại trên có thể dùng kết hợp với Atropin Sunfate có hiệu quả cao Co giật dúng Bacbituric 2-4 ml x 10% TB hoặc dùng hổn dịch Dimedrol 2ml 2% Amynazine 2ml 0,5% tiêu bắp MgSO4 5-10ml 25% Bổ sung dịch Ghucoza – NaCl sinh tố B, C, lợi tiểu Lasix (Furocemid) Chống viêm phổi kháng sinh Chú ý: Khi dùng Atropin Sunfate bị nhiễm độc thì phải rửa dạ dày bằng KMnO4 0,1% hoặc dùng Plylocacpin 1 ml 1% CÂU HỎI 1. Triệu chứng nhiễm độc TK, cách phòng cấp cứu (Nếu SV Y dược hỏi thên cách điều trị) CHẤT ĐỘC GÂY LOÉT NÁT I. PHÂN LOẠI * Yperit – Yperit Nito (Đức tìm ra) * Lowizit (Mỹ tìm ra) Loại này còn gọi là chất mù tạt hay chữ thập vàng 1. Công thức cấu tạo CH2CH2Cl Điclo Dietyl Sunfua S (ký hiệu H) CH2CH2Cl CH2CH2CH2Cl N CH2CH2CH2Cl Triclo Trietyl Lamin (ký hiệu HN) CH2CH2CH2Cl
  7. ClCH = CH – AsCl2 Clovinyl Dicloasin Cơ chế T/D nay chữa rõ 2. Đƣờng xâm nhập Thể lỏng rơi trên da, niêm mạc Thể hơi qua hô hấp II. TRIỆU CHỨNG : Yperit rơi trên da Giai đoạn tiền ẩn: 3’’ – 12’’ sau chất độc đang thẩm thấu qua lớp da, không thấy biểu hiện gì Giai đoạn ban: có nốt màu hồng nhạt không ranh giới, không phù nề. Nếu nhiệt độ cao sẽ hơi ngứa Giai đoạn phỏng: tại chỗi màu hồng, dịch tiết ra làm biều bì căng lên, các nốt liên kết với nhau như chiuỗi hạt cườn (giống bỏng). Xung quanh viêm đỏ không thấy đau chỉ thấy căng tức Giai đoạn hoại tử: Nốt phòng bể ra tạo vết thương nếu nông sẽ đóng vảy. Nếu sâu (qua lớp tế bào Manfyghi) sẽ có loét hoại tử Giai đoạn liền sẹo: kéo dài 4-6 tháng Nếu là chất độ Lowizit rơi vào da sẽ đau rát, sốt cao Các biểu hiện khác: trong chiến tranh bị hàng loạt triệu chứng giống nhau - Nhiễm độc toàn thân: uể oải, buồn ngủ, thờ ơ với ngoại cảnh. Nặng sẽ giống như choáng - RLTH nôn, tiêu chảy - Tim mạch nhanh, có thể loạn tim mạch và trụy mạch - Nhiễm độc qua hô hấp, nhức mũi hầu và thanh quan có cảm giác khô rát, ho khan nhức đầu III. PHÒNG – CẤP CỨU – ĐIỀU TRỊ 1. Phòng: Bộ đội dùng mặt nạ phòng độc, nhân dân dùng áo Nilon, đội nón rộng vành. Khi chất độc rơi vào da rửa ngay bằng : Cloramine 0,25% KMnO4 0,05-0,1% NaHCO3 2% súc miệng Bộ đội dùng bao tiêu độc. Nếu không có dùng xà bông rửa nhiều lần để giảm độc trên da 2.Cấp cứu Truyền dịch Glucoza 30% kèm sinh tố kháng sinh Trợ tim mạch, thở oxy Rửa nốt loét bằng Cloramine 0,25% 3. Điều trị: Thuốc đặc trị - BAL (British – Anti – Lowizit) 5 ml 5% TB - Unithiol 0,1 ml / 10kg x 3 – 4 lần - Mắt cay do chất độc, rửa bằng NaHCO3 2% rồi nhỏ Dicain 0,1-02,% - Nốt loét rửa bằng Cloramine 0,25% bôi mỡ Unithiol 30% CÂU HỎI 1. Triệu chứng nhiễm độc chất độc loét nát, cách phòng cấp cứu, điều trị
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nội khoa dã chiến Sách ĐH quân y 2. Y học quân sự Sách Bộ Giáo dục Đào tạo 3. Vũ khí hóa học Sách binh chủng hóa học CHẤT ĐỘC KÍCH THÍCH (chất độc cảnh sát) I. ĐẠI CƢƠNG: Do Cosson và Stoiughton tìm ra (1928) 1. Phân loại: CS, CS1, CS2 Cấu tạo Octo Clro Benzyliden MaCloro Nitrin - CS1 95% ; 5% Silicazen bền vững hơn trong không khí - CS2 dùng Silicon bọc chống được ẩm không tích điện nên lơ lững trong không khí 2. Cơ chế : chưa rõ ràng II. TRIỆU CHỨNG: Ngay sau khi tiếp xúc thấy Cay mắt, cay mũi, rát họng, nhãy mũi không kìm được, ra khỏi khu vực sẽ hết. Nếu ở lâu sẽ khó thở, tức ngực, chảy nước mắt, nước mũi, xung huyết niêm mạc, nghe phổi có tiếng Ral khô sau là Ral ước 2 phổi. Không ảnh hưởng thị lực nhưng chíi mặt, phải nhắm mắt lại. Quanh hốc mồm, mắt rát bỏng Tiếp xúc lâu sẽ khó thở, mạch nhanh, HA hạ dẫn đến hôm mê và chết III. PHÒNG CẤP CỨU – ĐIỀU TRỊ 1. Phòng : Mang mặt nạ phòng độc hoặc dùng khăn tẩm nước bịt mũi miệng đi ngược chiều gió, ra khỏi khu nhiễm độc. Chiến sĨ ở mặt trận dùng ống chống khỏi để ngửi Clorofoor 40% 1 ống 2ml gồm Cồn 900 40%
  9. Ete 20% Amoniac vài giọt 2. Cấp cứu điều trị Rửa mắt, mũi. Họng bằng NaHCO32% Tiêu độc ở da bằng NaHCO3 6% KMnO4 0,2% Xà bông rửa Giảm ho Codein 0,015 x 3V/ngày Nhỏ mắt Docain 1% Giảm đau, chống xuất tiết Atropin 1/4mg TB Truyền dịch và dùng kháng sinh chống bội nhiễm CÂU HỎI 1. Triệu chứng nhiễm độc kích thích, cách phòng cấp cứu điều trị TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nội khoa dã chiến Sách ĐH quân y 2. Y học quân sự Sách Bộ Giáo dục Đào tạo 3. Vũ khí hóa học Sách binh chủng hóa học
  10. LÂM SÀNG – CẤP CỨU – ĐIỀU TRỊ CHẤT ĐỘC TÂM THẦN I- LÂM SÀNG : 1. Chất độc LSD : (Dietylamid của Axit Lysergic) Gây RL tâm thần hưng phấn thân não và vùng dưới đồi thị. Triệu chứng đa năng gồm : - Nhứt đầu, mệt mỏi, chóng mặt, tinh thần căng thẳng rối loạn TK thực vật    như giản đồng tử đánh trống ngực, hạ thân nhiệt. - Rối loạn tri giác : hoa mắt (nổ đom đóm) ảo khứu, ảo xúc (tê bì mất cảm giác), ảo thính (nghe lõm bõm không rõ tiếng người quen). - Rối loạn cảm xúc : ban đầu sảng khoái (bệnh lý) sau đó chuyển sang thờ ơ lãnh cảm hoặc hoảng hốt lo sợ căng thẳng. - Rối loạn tư duy : tư duy bị ứ đọng (u mê) có thể có hoang tưởng. - Rối loạn vận động : đi đứng loạng choạng động tác không chính xác, phối hợp động tác không chuẩn dễ kích động. 2. Chất độc BZ : (Mỹ tổng hợp) Mỹ đã dùng ở Việt Nam. Biểu hiện : - RLTKTV hệ  : giản đồng tử, giảm thị lực, giảm tiết mồ hôi, niêm mạc, da bị khô. - RL hô hấp : khó thở, tim nhanh, nhứt đầu. - Giảm thân nhiệt - RL vận động : giống LSD -> liệt - RL cảm giác : giảm hoặc mất cảm giác nóng lạnh. - RL cảm xúc : lo âu, hay giật mình sửng sốt. - RL ý thức : kém minh mẫn, hay quên (lẫn lộn) phản ứng kém, buồn ngũ hoặc ngũ mê mệt. - RL định hướng : -> ngớ ngẫn - RL tri giác : như LSD - RL tư duy : như LSD II- ĐIỀU TRỊ : - Đưa nạn nhân ra khỏi vùng độc. - Quản lý bệnh nhân : thu lại vũ khí có người chăm sóc (dịu dàng thân mật) - Nếu nặng : Về RL ý thức dùng Sinopherin 0,1 – 0,2 gr TB 3 lần/ngày.
  11. RL hô hấp : thở oxy hoặc hô hấp nhân tạo. Trợ tim mạch. - Nâng đỡ cơ thể các nhóm Vit B, C. LÂM SÀNG – CẤP CỨU – ĐIỀU TRỊ CHẤT ĐỘC GÂY NGẠT I- ĐẠI CƢƠNG : Gây tổn thương đặc biệt tại phổi nạêng là phù phổi cấp tính, gọi chung là chất độc gây ngạt. 1. Phân loại : Photzen (cacbonic axit diclorua). Ký hiệu trong quân đội : P Cl O=C Cl Diphotzen (Trilometyl Clo axit Cácbonic este). Ký hiệu DP : OCCl3 O=C
  12. 2. Đặc điểm chất độc gây ngạt : Tính chất lý hóa : không màu, có mùi cỏ hoặc quả thối, hơi độc nặng hơn không khí nên lắng ở vùng thung lũng hầm hào. - Dễ bị nước thủy phân thành ít độc : COCl2 + H2O  2HCl + CO2 - Độc tính cao qua đường hô hấp hoặc phun mù khí dung. - Nồng độ gây tử vong 9,5 – 0,7 mg/lit/phút, chết ngay 40 – 50 mg/lít/phút. - Phương thức sử dụng : mìn, pháo, máy bay phun mù orezon. II- CƠ CHẾ NHIỄM ĐỘC : chưa rõ ràng. - Một số cho rằng chất độc vào phế nang gây tăng tính thấm thành mạch làm thoát H2O trong máu gây phù phổi cấp tính. - Một số giải thích chết độc tác dụng lên thụ cảm thể TK ở phổi theo dây hướng tâm (thuộc phếâ vị) tới thân não (vùng củ não sinh tư) và đi ra theo dây TK giao cảm làm tăng tiết dịch phổi  phù phổi cấp. III- LÂM SÀNG : + Rất nặng : (40 – 50 mg/lít/phút) chỉ một vài lần hít thở nạn nhân mất tri giác, RL hô hấp nghiêm trọng  chết nhanh. + Nặng :  Giai đoạn kích thích niêm mạc : cay mắt chảy nước mắt tăng tiết đàm đãi, ho, tức ngực, đau đầu, buồn nôn, nôn. Ra khỏi vùng nhiễm độc các biểu hiện trên giảm dần nhưng chuyển sang thời kỳ nung bệnh (hay gọi là khỏi bệnh giả tạo) kéo dài 1 – 6 giờ. Nạn nhân thấy khoẻ lại nhưng nhịp thở khó khăn tăng dần, tim chậm, HA tối đa giảm, HC và HST giảm.  Chuyển sang phù phổi cấp : khó thở tăng nhanh da niêm mạc tím tái ho khạc ra bọt hồng, nghe phổi có rai ẩm lan 2 phổi. - Tim nhanh nhỏ, HA giảm, T2 tách đôi. - Sốt 38 – 39oC. - Hoảng hốt sợ hãi. - Xét nghiệm : máu cô nên HC tăng, HST tăng. - CO2 trong máu tăng ở cả động mạch và tĩnh mạch. - Da xanh tái : ngạt xanh - Da xạm lại : ngạt xám
  13. - Tử vong cao nếu xử trí không kịp. + Trung bình : nung bệnh 3 – 10 giờ - Giai đoạn kích thích niêm mạc nhẹ hơn - Giai đoạn phù phổi đến chậm và dễ hồi phục. - Hồi phục 3 – 10 ngày. + Thể nhẹ : - Giai đoạn kích thích niêm mạc bị nhẹ. - Giai đoạn nung bệnh 6 – 12 giờ - Không xuất hiện phù phổi - Khỏi nhanh IV- BIẾN CHỨNG : - Viêm phổi, phế quản, áp xe phổi - Tắc mạch não hoặc chi dưới - Hậu quả : sơ phổi, xẹp phổi, khí phế thũng phổi V- CẤP CỨU ĐIỀU TRỊ : Chưa có thuốc đặc trị Mang mặt nạ phòng độc hoặc dùng khẩu trang ướt. - Đưa nạn nhân ra khỏi khu nhiễm độc. - Dùng cocticoit (prednizolone, dexa methazone) - Chích máu giảm áp lực tiểu tuần hoàn Lần 1 : 200 – 300 ml Lần 2 : 100 – 200 ml Ngạt xanh xám không chích máu. Trước chích dùng spactein, cafein. - Lợi tiểu : Manitol 1 gr/1kg Ure 30% Glucoza 30% Lasix 3 – 4 ống/24 giờ Hoặc Hypothyazit - Nâng đỡ cơ thể : Vit C, Glucoza, CaCl2 - Trợ tim : Ouabain, Spactein, long não. - Trợ hô hấp : Lobelin khi cần. * Chú ý : không hô hấp nhân tạo và truyền nhiều dịch - KS phối hợp - An thần
  14. CÂU HỎI Triệu chứng lâm sàng chất độc gây ngạt. Cách phòng chống chất độc gây ngạt. NHIỄM ĐỘC KHÍ NỔ Nguồn gốc : sản phẩm phân hủy chất nổ : TNT, Nitroglycerin, hợp chất C4 – chủ yếu thải ra CO2 (Cacbon oxit) CO (Cacbon monoxit) khí Nitrơ. KHÍ CO I- TÍNH CHẤT : không màu, không mùi, không vị, độc tính cao. Bền vững, mặt nạ không lọc được. Xâm nhập qua hô hấp. Nồng độ cho phép 55 mg CO/m3. II- CƠ CHẾ : CO có ái lực với Hemoglobin 250 lần so với O2. Vào máu : CO + HbO2  HbCO (bền vững) + O2 Làm Hb không vận chuyển O2 lưu hành trong máu làm cơ thể thiếu O2 III- LÂM SÀNG : + Nhẹ : HbCO có 10 – 30%. Biểu hiện đau đầu vùng trán, thái dương chóng mặt khó thở nhẹ, đánh trống ngực, buồn nôn, hoa mắt, mỏi cơ. + Trung bình : 30 – 40% HbCO nôn, rối loạn vận động, ù tai, rối loạn trí lực, khó thở tăng, cơ yếu hoặc co giật nhẹ. + Thể nặng : HbCO 50% - Giai đoạn 1 : khó thở, nhức đầu, nôn, yếu cơ tăng dần. - Giai đoạn 2 : Co giật, ý thức u ám đến hôn mê, rối loạn tim mạch, HA giảm, giản đồng tử. - Giai đoạn 3 : Hôn mê sâu, liệt, rối loạn hô hấp, tim mạch, không cấp cứu kịp sẽ chết. + Rất nặng : ngã vật ra, mất tri giác, khó thở dữ dội, co giật ngừng tim, ngừng hô hấp, mê nhanh, chết nhanh. * Chú ý : da, niêm mạc đỏ tươi không xanh xám. IV- CẤP CỨU ĐIỀU TRỊ : - Đưa nạn nhân ra khỏi vùng độc (ngược chiều gió) - Hô hấp nhân tạo – thở máy (nếu có điều kiện) - Ủ ấm, nằm nơi thoáng khí, nới quần áo, giày dép. - Trợ tim Coramin.
  15. - Mặt nạ không ngăn được - Thở O2 cao áp có kèm CO2 (2 – 5%CO2) gây áp lực giải phóng HbCO - Truyền máu, dịch - Chống co giật Diazepam (Senducen) hoặc dùng procain 0,5gr + 100ml Glucoza 5% (tĩnh mạch). - Chống phù não, manitol 25%, lợi tiểu lasix + prednizolone - Lọc thận nhân tạo - Cân bằng điện giải kiềm toan bằng Ringerlactate - KS chống viêm phổi - Vit C, B1 Câu hỏi : Triệu chứng lâm sàng và cứu chữa, điều trị đối với CO. KHÍ NITRO I- TÍNH CHẤT LÝ HÓA : Nguồn gốc : từ chất nổ, sản xuất công nghiệp, thí nghiệm. Khí nitrơ gồm : - NO Nitomonoxit - NO2 Nito dioxyt - N2 O3 Dinitro trioxyt - N2 O4 Dinitro tetraoxyt - N2 O5 Dinitro fentoxyt Có màu vàng hoặc đỏ nâu thay đổi theo nhiệt độ và độ ẩm không khí, tỷ trọng so với không khí là 1,5. Thủy phân tạo HNO3 và một ít HNO2 N2O5 trong không khí dễ thành NO2 và O2 Nồng độ cho phép là 0,1 mg/lít không khí. - Độc qua đường hô hấp - Mặt nạ phòng độc ngăn được. II- CƠ CHẾ : Nitro vào niêm mạc hô hấp biến thành HNO3, gây viêm phế quản phù phổi, vào máu gây giãn mạch, hạ HA. kết hợp thành Hb Methemoglobin gây cản trở trao đổi O2. III- TRIỆU CHỨNG : Ngứa rát mũi họng, nhức đầu, bị ở mức cao gây viêm phế quản, phổi, sốt cao, ho khạc đàm nhiều. nặng thì gây nôn dẫn đến phù phổi cấp. kèm đi lỏng đau bụng, thiểu hoặc vô niệu.
  16.  Biến chứng : viêm phổi, phế quản, khí thủy, thiếu máu. IV- CẤP CỨU ĐIỀU TRỊ : - Đưa nạn nhân ra khỏi vùng độc, nằm nơi thoáng. - Cho ngửi ống chống khói (Clorofooc, Acol, Ete, NH4OH) - Hô hấp nhân tạo – thở máy sục qua Acol 95o - Ủ ấm, có thể garo gốc chi để giảm gánh nặng tiểu TH. - Cocticoit, CaCl2, Vit C. - Truyền Glucoza 30% lợi tiểu. - Chống co giật sendusen - KS chống bội nhiễm.- Nuôi dưỡng tốt. NHIỄM ĐỘC CYANHYĐRIC I- ĐẠI CƢƠNG : HCN dùng trong ĐC Thế giới lần thứ 1 do quân Pháp sử dụng tấn công quân Đức. Mỹ ký hiệu AC Anh ký hiệu VN Trong tự nhiên : sắn (củ mì), măng, hạt mơ, đào. Trong sản xuất kỹ nghệ vàng bạc, thuốc ảnh, diệt côn trùng. 1. Đặc điểm HCN : - Dịch lỏng không màu trong suốt mùi hạnh nhân. Bay hơi nhanh ở nhiệt độ thường nên ở vùng sản xuất không ô nhiễm lâu. Hòa tan trong H2O, dung môi hữu cơ. - Gây nhiễm độc nhanh không nung bệnh.
  17. - Ngưỡng cho phép và liền chết tuyệt đối hẹp. - Trong chiến tranh gây độc qua hô hấp. - Nhồi trong bom, tên lửa, máy bay phun mù. - Mặt nạ phòng độc ngăn được HCN. 2. Đường xâm nhập : - Qua hô hấp - Qua tiêu hóa - Qua da, niêm mạc 3. Đường thải : qua hô hấp – thận II- CƠ CHẾ : Qúa trình oxy hóa khử ở nội bào sinh ATP cho cơ thể và thải H2O. Chất thải phải trải qua nhiều giai đoạn và có sự tham gia của men Dehydronaza (H2 thành ion H+) và men Cytocromoxydaza (O2  O--). HCN vào cơ thể phân ly tạo CN-, CN- có ái lực mạnh với Fe hóa trị 3 (Fe+++) và kết hợp với men Cytocromoxydaza bền vững. Cytocromoxydaza Fe+++_CN Thiếu men này O2 không họat hóa để kết hợp với H2 tạo ra sản phẩm đào thải là H2O. kết quả : quá trình hô hấp tế bào ngừng trệ. III- TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG : 1. Thể cấp tính (chớp nhóang) : Một lượng HCN vào cơ thể nhanh nhiều lập tức bị ngã vật, mất tri giác hòan tòan, co giật mạnh, ngừng hô hấp, ngừng tim chết nhanh một vài giây. chú ý : da vẫn hồng. 2. Các thể khác : * Bị nhẹ : ngửi thấy mùi hạnh nhân vị đắng, tanh kim lọai trong miệng, nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, ù tai, tăng tiết nước bọt, buồn nôn, nôn, có khi đau bụng đi cầu lỏng, ho tức ngực, đau vùng trước tim, mỏi cơ. ra khỏi vùng có HCN một vài ngày sẽ hồi phục. * Mức trung bình : - Khó thở cả hai thì, rối lọan nhịp thở (lúc nông lúc sâu) mạch nhanh lúc đầu sau giảm, HA hạ, da vẫn hồng. Nếu không cấp cứu sẽ nặng dần. - Giai đọan co giật, ý thức u ám, mỏi mệt. rối lọan hô hấp nặng dần, sùi bọt mép, đồng tử giãn mắt lồi ra. Mạch chậm nhỏ, HA hạ, da vẫn hồng, nếu cấp cứu tốt sẽ hồi phục. - Giai đoạn liệt : bắt đầu mất ý thức, hôn mê sâu, rối lọan hô hấp nghiêm trọng có thể liệt hô hấp, trụy mạch, đại tiểu tiện tự động, đồng tử giãn tối đa, ngừng tim, ngừng hô hấp  chết nhanh. IV- CẤP CỨU ĐIỀU TRỊ : * Ngăn chất độc vào cơ thể : - Mang mặt nạ, khẩu trang. đưa nạn nhân ra khỏi vùng có chất độc . - Rửa chất độc trên da bằng Natribicacbonat 2% hoặc thuốc tím 1 – 2%.
  18. - Chất độc vào tiêu hóa : cho nôn ói rửa dạ dày bằng thuốc tím 0,1% hoặc H2O2 3%. hoặc NaCl 9%0 (nếu đang co giật không rửa dạ dày). * Dùng thuốc đặc hiệu : - Nhóm tạo Methemoglobin (MetHb) nhóm này vào máu có ái lực với Cl- mạnh hơn men Cytocromoxydaza (tạo ra phức hợp HbFe+++_CN) để giải phóng men bị nhiễm độc : + Nitritamyl tạo 18 – 20% MetHb dùng ngửi. + Natri Nitrit (NaNO2 ) 3%. T/M 4mg/kg. Chú ý : dễ tụt HA. + Xanh Metylen 1% + Glucoza 25% T/N mỗi lần không quá 50ml. khi cần tiêm nhắc lại. (Metylen còn giải độc cho trẻ em nhiễm đôc nước củ dền) + 4-DMAP (4 Đimethyl Amyno Phenol) tạo 30 – 40%MetHb tiêm T/M hoặc BT 3 – 5mg/kg. * Lƣu ý : dùng thuốc MetHb thường không bền vững nên sử dụng kết hợp với nhóm có lưu huỳnh. - Natrithyo Sunfat (Na2S2O3) sẽ thải nhanh chất độc ra khỏi cơ thể (98%). S2O3 + CN- + O  SNC- + SO4- Hoặc kết hợp với Glucoza 10% T/m vì có nhóm Ađehyt nên kết hợp CN- tạo sản phẩm không độc. *Nhóm Coban: - Co_Histidin và CONa2EDTA và Hyđroxy_cobalamin (B12). - Coban + CN tạo sản phẩm không độc. Hyđroxy Cobalamin + CN-  Vit B12 (Cyan Cobalamin). *Điều trị kết hợp: - Ủ ấm, Yên tĩnh - Thở oxy, thở máy - Truyền dịch - Hút đàm dãi hoặc cố định lưỡi - Có thể trợ hô hấp bằng lobellin, xytiton - Chống co giật Bacbamid - Dùng kháng sinh chống bội nhiễm - Nâng đỡ cơ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Y học quân sự tập 2 phần nội Khoa Dã chiến _ Đại học Quân y. - Tổn thương do vũ khí hóa học_ Cục Quân y. Thời gian giảng dạy : 6-8 tiết. BÀI GIẢNG NỘI KHOA DÃ CHIẾN
  19. Mục đích yêu cầu : - Làm cho SV nắm được bệnh lý nội khoa trong Quân đội thường gặp. - Phương hướng cấp cứu điều trị trong điều kiện dã chiến. - Giảm tỷ lệ tử vong và bổ sung kịp thời quân số cho tuyến trước. Phƣơng pháp - tổ chức : - Dựa trên kiến thức SV năm thứ 4,5,6 đã có, kết hợp truyền đạt kiến thức Y học Quân sự về bệnh lý nội khoa trong quân đội để Bác sĩ làm tốt khi được động viên làm y tế trong Quân đội. (Với phương pháp vừa diễn giải vừa quy nạp). - Tổ chức theo khoa (Y – RHM – Dược) lên lớp trên giảng đường cuối khóa có kiểm tra đánh giá chất lượng học tập. Tuỳ theo từng khoa có thể mở rộng hay thu hẹp phạm vi bài giảng cho phù hợp với kiến thức SV từng khoa. NỘI DUNG: BỆNH NỘI KHOA Ở THƢƠNG BINH Đặc điểm chung : Đa chấn thương kết hợp (bỏng + VT). Thường gặp là sốt : do tiêu mủ, nhiễm độc, nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, suy kiệt... Biến chứng của tổn thương là rối loạn trao đổi khí, thiếu oxy kết hợp thiếu máu, rối loạn hệ thống kiềm toan suy giảm miễn dịch, dị ứng, rối loạn nội tiết.... Các yếu tố nuôi dưỡng, điều kiện chiến trường cũng ảnh hưởng không ít tới bệnh lý .I- CÁC BỆNH HỆ TIM MẠCH : Xuất hiện sớm hoặc muộn, sớm là các rối loạn chức năng hệ thống tuần hoàn. Muộn là do nhiễm khuẩn, viêm nhiễm có thể gây viêm cơ tim 1.Rối loạn vân mạch, loạn dƣỡng cơ tim:xuất hiện ngay khi bị thương. - Nhẹ : mệt mỏi, mạch nhanh, khó thở, tức nặng vùng tim, HA hạ đôi khi xanh tím. - Vừa : rối loạn vận mạch da lúc đỏ lúc tái, tay chân lạnh, xanh tím đầu chi, đổ mồ hôi trộm, mạch chậm kéo dài gặp trong bệnh lý chấn thương sọï não, cột sống, lồng ngực. - Nặng : sốc, trụy tim mạch. Nếu cấp cứu kịp thời sẽ hồi phục nhanh chống.  Xử trí : - Tràn dịch màng phổi -> hút dịch. - Vùng đau phóng bế Novocain. - Trợ tim mạch, thở oxy. 2. Viêm cơ tim : xuất hiện muộn do nhiễm trùng vết thương hoặc biến chứng ở vết thương ngực, phổi (tràn khí, mủ màng phổi, áp xe phổi...) biểu hiện.
  20. - Tăng nhiệt độ. - Bạch cầu tăng. - Lắng máu nhanh. 3. Viêm màng trong tim : hay gặp trong chấn thương lồng ngực, chi dưới, sọ não, đặc biệt trong nhiễm khuẩn huyết, tổn thương tĩnh mạch, bạch mạch hoặc trong trường hợp mất máu giảm sức đề kháng cơ thể có khoảng ½ thương binh bị viêm màng trong tim cấp tính ngay sau khi bị thương nhất là bị nhiễm khuẩn huyết. - Viêm màng trong tim bán cấp gặp ở thương binh bị nặng kéo dài, đa vết thương (hở van 2 lá và 3 lá, van động mạch chủ ít gặp hơn). Viêm sùi hay gặp hơn viêm loét. 4. Viêm màng ngoài tim : Hay gặp ở vết thương ngực và hai chi dưới có liên quan đến nhiễm khuẩn huyết. Triệu chứng rất nghèo nàn và khó khăn vì bệnh diễn biến nặng có thể chọc dịch màng tim mới chẩn đoán rõ. 5. Viêm màng ngoài tim dịch rỉ thanh tơ ở thƣơng binh : thường ít gặp. Viêm có thể bít kín khoang màng ngoài tim.  Điều trị : - Tích cực điều trị vết thương chống bội nhiễm (làm KS đồ). - Chú ý theo dõi biến chứng xử lý kịp thời. - Nâng đỡ cơ thể. II- CÁC BỆNH PHỔI MÀNG PHỔI : 1.Chảy máu trong phổi : gặp ở vết thương lồng ngực, vết thương xung quanh phổi. Có thể chảy máu ở bên phổi không bị thương. Vết thương sọ não gây chảy máu phổi là những đốm xuất huyết ở cả 2 phổi. Có thể xẹp phổi thùy hoặc cả 2 lá phổi, tràn khí phổi.  Triệu chứng : - Khái huyết thường có ở vết thương phổi. - Ho - Đau lồng ngực, khó thở. - Sốt nhẹ. - Gõ đục, rì rào phế nang giảm. Xét nghiệm: X quang vùng chảy máu mờ, Bc tăng vừa, lắng máu nhanh.  Biến chứng : chảy máu phổi gây xẹp phổi, viêm phổi. 2. Viêm phổi : gặp ở vết thương sọ não, mặt, hàm, lồng ngực, bụng hay xuất hiện muộn ở vết thương chi, nhiễm khuẩn huyết viêm phế quản phổi hay gặp hơn viêm phổi thùy (t/c đã học).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2