intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 ở trẻ em (bệnh beri beri)

Chia sẻ: Bay Bay | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:29

131
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 ở trẻ em (bệnh beri beri) cung cấp cho các bạn những kiến thức về lịch sử bệnh; dịch tễ học; vai trò của vitamin B1; nguồn cung cấp vitamin B1; nhu cầu vitamin B1; đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán phân biệt, điều trị, cách phòng bệnh đối với bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 ở trẻ em.

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 ở trẻ em (bệnh beri beri)

  1. BỆNH TÊ PHÙ DO THIẾU  VITAMIN B1 Ở TRẺ EM (BỆNH BERI BERI) L/O/G/O
  2.  LỊCH SỬ • Giữa TK XVIII, Jacob de Bondt, đã viết cuốn sách “Y học Ấn Độ”, trong đó mô tả một căn bệnh phổ biến ở dân cư vùng này. Người ốm mất trương lực bàn tay, cánh tay, cơ chi dưới suy yếu kèm viêm dây thần kinh ngoại vi. • Sau đó, nhiều thầy thuốc ở vùng Viễn Đông cũng thông báo một số trường hợp có triệu chứng tương tự và gọi tên là bệnh beri beri (tiếng Sri Lanka là mỏi mệt, suy nhược).
  3. LỊCH SỬ • Năm 1881, Erwin Von Balcz xác nhận dạng bệnh suy nhược cơ chi khá phổ biến ở nhiều vùng dân cư Nhật Bản. • Từ 1882-1885, Kanehiro Takaki, Tổng Giám đốc Y khoa Hải quân Nhật đã loại trừ dạng bệnh này trong thủy quân nhờ áp dụng chế độ ăn gạo cám, hoa quả tươi. • Năm 1890, Christian Eijkman, làm việc tại một trại giam ở Java, nhận thấy phần lớn các tù nhân đều có dấu hiệu bệnh beri beri: Suy nhược cơ, tê phù, liệt chân. Qua theo dõi một thời gian dài, ông nhận ra nguyên nhân là tù nhân ăn loại gạo xay xát quá kỹ.
  4. Christian ChristianEijkman Eijkman “White rice can be poisonous!’’
  5. LỊCH SỬ • Năm 1906, Gowland Hopkins đã tiến hành những thử nghiệm các chế độ ăn khác nhau trên súc vật. Sau 6 năm nghiên cứu, ông kết luận: Nhiều thể bệnh (như scorbut, beri beri...) xuất hiện do chế độ ăn thiếu hụt một chất rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể sinh vật (dù nhu cầu về chúng rất nhỏ). • Năm 1929, giải Nobel Y học được trao tặng cho hai nhà khoa học Eijkman và Hopkins để ghi nhận công lao phát hiện vai trò của vitamin B.
  6. DỊCH TỄ HỌC • Lứa tuổi: Nhũ nhi, nhất là từ 2 - 3 tháng tuổi. • Thập kỷ 1950-1960, suy tim do thiếu vitamin B 1 là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ em Philippin. • Tại Việt Nam, bệnh đã gây ra thành dịch lớn, lưu hành ở 7 tỉnh miền Bắc vào những năm 60-80. • Dịch tê phù năm 1985 có những đặc điểm sau: Lan rộng 4 - 5 tháng sau mùa mưa úng, lúa ngâm nước lâu ngày trước khi gặt. Sau vụ lụt các loại rau màu đều ít, chất lượng gạo kém, các mẫu gạo kiểm nghiệm đều nghèo vitamin B1. • Các địa phương có dịch không phải là các địa phương thiếu, đói mà chủ yếu do chất lượng gạo kém, thiếu các thức ăn bổ sung.
  7. DỊCH TỄ HỌC • Năm 1997, bệnh này lại xảy ra rầm rộ trên một diện rộng làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của 450 người và gây tử vong 3 người. • Bệnh thường khởi phát và diễn biến nặng vào mùa hè. Từ đó đến nay, không xảy ra các vụ dịch lớn nhưng bệnh vẫn xảy ra lẻ tẻ ở các đối tượng ăn uống kiêng khem: các bà mẹ sau sinh, trẻ nhỏ.
  8. VAI TRÒ CỦA VITAMIN B1 • Tan trong nước, kém tan ở trong cồn và không tan trong ête. • Co-enzym trong việc chuyển hóa carbohydrate ở tổ chức thành năng lượng và mỡ. Chuyển hoá acid pyruvic thành acid oxaloacetic để đi vào chu trình Krebs và cung cấp năng lượng. • Thiếu vitamin B1 gây ra giảm khả năng chuyển hóa glucose và hậu quả là giảm năng lượng.
  9. VAI TRÒ CỦA VITAMIN B1 - Cần thiết cho sự tổng hợp Acetylcholine & GABA. - Sự thiếu hụt Vitamin B1 sẽ gây nên rối loạn trong việc dẫn truyền thần kinh; ứ đọng các chất acid pyruvic, acid lactic, acid adenylic và CO2, gây phù nề tổ chức và giảm khả năng sử dụng O2 của tế bào. - Một số tổ chức có nhu cầu cao về Vitamin B1 theo thứ tự: Cơ tim, thần kinh, gan, thận, cơ vân...
  10. NGUỒN CUNG CẤP VITAMIN B1 NGU NGUỒỒN NGO N NGOẠẠI SINH I SINH
  11. NGUỒN CUNG CẤP VITAMIN B1 NGU NGUỒỒN N N NỘỘI  SINH I  SINH + Do vi khuẩn ở đại tràng tổng hợp cùng với các loại vitamin B khác. + Nguồn này bị giảm khi: - pH ở đại tràng thay đổi. - Rối loạn khuẩn chí đường ruột. - Chế độ ăn nhiều bột.
  12. CHUYỂN HÓA VITAMIN B1 - Vitamin B1 được hấp thu từ ruột vào máu, sự hấp thu sẽ bị giảm nếu có các nguyên nhân sau: giảm HCl ở dạ dày, quá nhiều mật ở ruột, tăng nhu động ruột, tiêu chảy, làm mất nhiều vitamin B1 theo phân. - Vào máu, vitamin B1 được phosphore hoá nhờ ATP và được tích luỹ ở gan, để sử dụng dần theo nhu cầu của các tổ chức. Vitamin B1 được dự trữ chủ yếu dưới dạng thiamin pyrophosphat, và thời gian bán hủy trong khoảng 9 – 18 ngày. - Vitamin B1 dễ bị phá huỷ bởi nhiệt, trong môi trường trung tính hoặc kiềm và dễ dàng được chiết xuất từ thực phẩm bằng cách luộc. - Một vài loại cá có chứa các enzyme gây phá huỷ thiamin (cá sống, tôm, ốc sò). - Khi nồng độ vitamin B1 trong máu tăng thì nó sẽ được thải qua 3 đường: nước
  13. NHU CẦU VITAMIN B1 TUỔI NHU CẦU VITAMIN B1 (mg/ngày)
  14. NHU CẦU VITAMIN B1 TĂNG THEO M TĂNG THEO MỨỨC Đ C ĐỘỘ CHUY  CHUYỂỂN HÓA C N HÓA CƠƠ TH  THỂỂ - Sốt cao, vã nhiều mồ hôi, tình trạng vật vã, kích thích, co giật, cảm lạnh. - Đối với phụ nữ, trong thời gian mang thai và cho con bú, nhu cầu vitamin B1 tăng gấp 2-3 lần bình thường.  Các yếu tố này có thể thúc đẩy thể tiềm ẩn của bệnh có biểu hiện lâm sàng và giúp chẩn đoán.
  15. NGUYÊN NHÂN THIẾU VITAMIN B1 - Thiếu cung cấp. - Kém hấp thu. - Kém tích lũy ở gan. - Dùng thuốc lợi tiểu. - Thức ăn có chứa nhiều men thiaminase (cá sống, tôm, ốc, sò, hoặc ăn gạo bị mốc).
  16. YẾU TỐ THUẬN LỢI - Vo gạo quá kỹ hoặc nấu sôi quá lâu: Mất 40% vitamin B1. Gạo xát quá trắng. - Chế độ ăn kiêng của bà mẹ mang thai và cho con bú làm thiếu hụt lượng vitamin B1 trong sữa mẹ: chỉ khoảng 0,03 mg/l sữa (BT: 0,2 mg/l).
  17. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Tùy thuộc theo lứa tuổi - Trẻ nhỏ (1 tuổi).
  18. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG (TT) TRẺ NHỎ (
  19. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG (TT) TRẺ NHỎ (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2