intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Điều dưỡng cơ bản II: Nhu cầu dinh dưỡng - chế độ ăn bệnh lý - GV. Vũ Văn Tiến

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

296
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi học xong Bài giảng "Điều dưỡng cơ bản II: Nhu cầu dinh dưỡng - chế độ ăn bệnh lý" học sinh có thể trình bày được nhu cầu dinh dưỡng của con người về chất lượng và vai trò, tác dụng của các chất sử dụng làm thức ăn, trình bày được các nguyên tắc xây dựng chế độ ăn bệnh lý, trình bày được các chế độ ăn bệnh lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Điều dưỡng cơ bản II: Nhu cầu dinh dưỡng - chế độ ăn bệnh lý - GV. Vũ Văn Tiến

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG GV. VŨ VĂN TIẾN
  2. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II GV. VŨ VĂN TIẾN
  3. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong học sinh có thể: 1. Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng của con người về chất lượng và vai trò, tác dụng của các chất sử dụng làm thức ăn. 2. Trình bày được các nguyên tắc xây dựng chế độ ăn bệnh lý. 3. Trình bày được các chế độ ăn bệnh lý.
  4. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II ĐẠI CƯƠNG NHU CẦU DINH DƯỠNG Trong cơ thể con người có 2 quá trình trái ngược nhau: Đồng hóa Quá trình Dị hóa
  5. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II Quá trình đồng hóa  Bao gồm các phản ứng chuyển các phân tử hữu cơ có trong thức ăn (glucid, protid, lipid) thành chất hữu cơ đặc hiệu của cơ thể để tham gia vào sự tạo hình, tăng trưởng và dự trữ cho cơ thể.  Muốn thực hiện phản ứng này cần năng lượng.
  6. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II Quá trình dị hóa  Bao gồm các phản ứng thoái hóa của các chất hữu cơ thành những sản phẩm trung gian, thải những chất cặn bã (CO2, H2O, Ure…) mà cơ thể không cần nữa thải ra ngoài.  Phản ứng này tạo ra năng lượng dưới dạng nhiệt.
  7. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II Sự khác nhau giữa 2 quá trình đồng hóa và dị hóa?? ĐỒNG HÓA DỊ HÓA - Là quá trình tổng hợp các chất - Là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn hữu cơ phức tạp thành các chất giản. đơn giản hơn. - Là quá trình thu năng lượng - Là quá trình giải phóng năng lượng - Quá trình đồng hóa cung cấp vật - Quá trình dị hóa cung cấp năng chất cho quá trình dị hóa sử dụng. lượng cho quá trình đồng hóa và mọi hoạt động sống khác.
  8. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II Thực phẩm Thực phẩm gồm 5 loại dưỡng chất: Đường Đạm Chất sinh năng lượng (hữu cơ) Mỡ Vitamin Chất không sinh năng lượng(vô cơ) Khoáng chất
  9. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II Chức năng thực phẩm  Nguyên liệu tạo năng lượng trong quá trình dị hóa  Nguyên liệu để xây dựng và bảo tồn mô  Những chất cần thiết để điều hòa quá trình sinh hóa trong cơ thể.
  10. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II Nhu cầu dinh dưỡng Nhu cầu về năng lượng Nhu cầu dinh dưỡng Nhu cầu về chất
  11. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II NHU CẦU VỀ NĂNG LƯỢNG  Năng lượng cần cho sự chuyển hóa cơ bản: Là năng lượng cần thiết để duy trì sự sống cho các hoạt động sinh lý cơ bản như: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, hoạt động các tuyến, duy trì thân nhiệt Năng lượng cần cho sự chuyển hóa cơ bản là 1400 – 1600 Kcalor/ngày/người trưởng thành.
  12. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II NHU CẦU VỀ NĂNG LƯỢNG  Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa cơ bản: Tuổi: người trẻ > người lớn tuổi Giới tính: phái nam > phái nữ Nhiệt độ môi trường: trời lạnh > trời nóng Thân nhiệt: tăng 13% (khi nhiệt độ tăng 10C)
  13. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II NHU CẦU VỀ NĂNG LƯỢNG Đơn vị tính năng lượng: Kcalor (1Kcalor = 1.000 calor) Nhu cầu năng lượng ở người trưởng thành trung bình • Nam: 2.600 – 3.000 Kcalor/ngày • Nữ: 2.000 – 2.500 Kcalor/ngày  Nhu cầu năng lượng thay đổi theo cường độ lao động • Lao động nhẹ: 2.200 – 2.400 Kcalor • Lao động vừa: 2.600 – 2.800 Kcalor • Lao động nặng: 3.000 – 3.600 Kcalor • Lao động rất nặng: > 3.600 Kcalor
  14. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II NHU CẦU VỀ NĂNG LƯỢNG Đơn vị tính năng lượng: Kcalor (1Kcalor = 1.000 calor) CT tính nhu cầu năng lượng: Nhu cầu năng lượng/ngày = Nhu cầu năng lượng chuyển hóa cơ bản x Hệ số loại lao động. Trong đó: Hệ số loại lao động: Loại lao động Nam Nữ Lao động nhẹ 1.55 1.56 Lao động vừa 1.78 1.61 Lao động nặng 2.10 1.82
  15. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II NHU CẦU VỀ NĂNG LƯỢNG Đơn vị tính năng lượng: Kcalor (1Kcalor = 1.000 calor) Nhu cầu năng lượng/ngày = Nhu cầu năng lượng chuyển hóa cơ bản x Hệ số loại lao động. Trong đó: Nhu cầu năng lượng chuyển hóa cơ bản được tính theo công thức Nhóm tuổi Nam Nữ 0-3 60.9 x W + 54 61.0 x W + 51 3 - 10 22.7 x W + 495 22.5 x W + 499 10 - 18 17.5 x W + 651 12.2 x W + 746 18 - 30 15.3 x W + 679 14.7 x W + 496 30 - 60 11.6 x W + 487 8.7 x W + 829 > 60 13.5 x W + 487 10.5 x W + 506
  16. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II NHU CẦU VỀ CHẤT 1. Chất hữu cơ  Protein Vai trò: o Là chất tăng trưởng và sửa chữa mô. o Là thành phần của cấu tạo cơ thể: xương, cơ, gân, mạch máu, da tóc, móng o Là thành phần của chất dịch cơ thể: enzym, protein, huyết tương, chất dẫn truyền xung thần kinh, chất tiết. o Thành phần của các hoocmon o ...
  17. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II NHU CẦU VỀ CHẤT 1. Chất hữu cơ  Protein  Nhu cầu: 1 – 1.5g/kg/ngày  Nguồn cung cấp: o Động vật: Thịt, cá, trứng o Thực vật: đậu nành, nấm  Chuyển hóa hoàn toàn: 1g protein 4 Kcalor
  18. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II NHU CẦU VỀ CHẤT 1. Chất hữu cơ  Lipid Vai trò: o Là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể. o Là dung môi hòa tan của các Vitamin tan trong dầu: A, D, E, K o Cung cấp mô đỡ, cấu trúc, điều hòa thân nhiệt. o Chất béo làm tăng vị ngọt của thức ăn o ...
  19. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II NHU CẦU VỀ CHẤT 1. Chất hữu cơ  Lipid  Nhu cầu: 0.7 – 2g/kg/ngày  Nguồn cung cấp: o Mỡ động vật: heo, gà, bò có nhiều cholesterol (trừ cá) thường ứ đọng dễ gây xơ vữa động mạch o Dầu thực vật: dầu mè, dầu nành, dầu đậu phộng  Chuyển hóa hoàn toàn 1g lipid  9 Kcalor
  20. ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II NHU CẦU VỀ CHẤT 1. Chất hữu cơ  Glucid (carbonhydrat) Vai trò: o Chủ yếu là cung cấp năng lượng. o Có chức năng thay thế Protein o ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2