intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản: Chương 8 - TS. Ngô Hữu Toàn

Chia sẻ: Gió Biển | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

131
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Chương 8: Tiêu chuẩn ăn và khẩu phần" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Khái niệm, nguyên tắc phối hợp khẩu phần, phương pháp phối hợp KP, xác định lượng thức ăn ăn vào và FCR, một số công thức thức ăn cho các đối tượng nuôi. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản: Chương 8 - TS. Ngô Hữu Toàn

  1. DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN THUỶ SẢN CHƯƠNG 8 TIÊU CHUẨN ĂN VÀ KHẨU PHẦN
  2. TIÊU CHUẨN ĂN VÀ KHẨU PHẦN 1. KHÁI NIỆM 2. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP KHẨU PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP KP 4. XÁC ĐỊNH LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO VÀ FCR 5. MỘT SỐ CÔNG THỨC THỨC ĂN CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG NUÔI
  3. 1. KHÁI NIỆM 1.1. Tiêu chuẩn ăn: TCA là nhu cầu các chất dinh dưỡng nhằm thỏa mãn nhu cầu duy trì và khả năng sản xuất của từng ĐTTS cụ thể. Thường tính tiêu chuẩn ăn theo: Nhu cầu/ngày đêm về: năng lượng, protein, lipid, xơ, chất béo, khoáng (Ca, P), acid amin thiết yếu, acid béo thiết yếu
  4.  Tiêu chuẩn ăn có thể hiểu như sau: Tiêu chuẩn ăn = Nhu cầu + Số dư an toàn Số dư an toàn là số lượng chất dinh dưỡng cần thêm vào ngoài nhu cầu của tôm, cá được xác định thông qua các thực nghiệm.  Tiêu chuẩn ăn được qui định bởi một số chỉ tiêu cơ bản, những chỉ tiêu này phụ thuộc vào sự phát triển nuôi trồng thủy sản của mỗi nước
  5. Ví dụ: + Nhu cầu dinh dưỡng của cá chép: Lipid: ≥18% Protein: 25-38% Lysine: 5-7% của thức ăn Methionine: 3,1% của protein (không có cystine) Photpho hữu dụng: 0,6-0,7%. DE kcal/kg: 2700-3100.
  6. + Nhu cầu của cá rôphi (Jaucey, Ross, 1982): Lipid: 10% (từ hương đến 0,5g) 8% (từ 0,5 đến 35g) 6% (từ 35g đến bán) Protein: 50% (từ hương đến 0,5g) 35% (từ 0,5 đến 35g) 30% (từ 35g đến bán) Lysine: 4,1% protein thức ăn Methionine + 50% Cystine: 1,7% protein thức ăn Carbohydrate tiêu hoá: 25% Xơ thô: 8 – 10% DE (kcal/kg): 2500 – 3400
  7. 1.2. Khẩu phần thức ăn: KPTĂ là khối lượng thức ăn cần cung cấp trong một ngày đêm nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn ăn của từng ĐTTS cụ thể. Thường phải phối hợp các loại thức ăn với nhau tạo thành một hỗn hợp thức ăn mới thỏa mãn được nhu cầu các chất dinh dưỡng đồng thời.
  8. Một khẩu phần thức ăn tốt  Cân đối và đủ thành phần theo nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn của đối tượng nuôi.  Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm  Thời gian bảo quản dài.  Hiệu quả sử dụng thức ăn đạt tốt nhất.  Giá thành thấp
  9. Ví dụ: Để đảm bảo tiêu chuẩn ăn cho cá da trơn với yêu cầu là protein thô 34,5%; lipid 10,8%; khoáng 11,9%; Ca 1,0% và P 1,2% thì khẩu phần được lập như sau:
  10. Khẩu phần ăn cho cá da trơn Thành phần Số lượng (kg) Bột cá thương phẩm 15,17 Khô đỗ tương 8,50 Khô lạc 8,50 Bột mì 18,70 Mỡ lợn 5,11 Dicanxiphotphat (DCP) 1,04 Muối ăn 2,00 Chất kết dính 2,00 (Carboxymethyl cellulose) Premix vitamin 0,92 Nước 38,56 Tổng cộng 100,00
  11. 2. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP KP  Phối hợp khẩu phần hoặc tối ưu hóa khẩu phần để thỏa mãn nhu cầu DD của vật nuôi với giá thành thấp nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Có 2 nguyên tắc trong phối hợp khẩu phần cần tuân thủ: - Nguyên tắc khoa học - Nguyên tắc kinh tế
  12. 2.1. Nguyên tắc khoa học  Đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, thoã mãn được tiêu chuẩn ăn.  Đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng: axit amin, khoáng, vitamin...  Khối lượng khẩu phần ăn phải thích hợp với sức chứa của bộ máy tiêu hoá. Thường dùng: Lượng thức ăn (% VCK) theo tỷ lệ khối lượng cơ thể. Ví dụ, khối lượng thức ăn nuôi tôm khoảng 2-3% khối lượng tôm.
  13. 2.2. Nguyên tắc kinh tế  Khẩu phần thức ăn phải có giá cả hợp lý và rẻ.  Cần chú ý: + Tính sẵn có, chất lượng và giá cả của nguồn nguyên liệu thức ăn + Đặc tính sinh học của tôm cá và cách cho ăn + Mục tiêu nuôi (thịt, làm giống...) + Đặc điểm cơ bản của hệ thống nuôi dưỡng, ăn tự do hay hạn chế + Nhiệt độ, độ ẩm của môi trường...
  14. 3. PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP KHẨU PHẦN 3.1. Khẩu phần ăn gồm hai nguyên liệu: Ví dụ: Phối hợp 1 Khẩu phần TĂ có 25% protein gồm khô dầu dừa (chứa 20% protein) và bột cá (chứa 60% protein).
  15. a. Phương pháp hình vuông Pearson Cách tính toán như sau: KDD 20 35 87,5 25 BC 60 5 12,5 40 100,0 Vậy, công thức TĂ cần phối hợp là: KDD: 87,5% Bột cá: 12,5%
  16. b. Phương pháp giải phương trình Gọi: x là số kg khô dầu dừa trong 100kg TĂ y là số kg bột cá trong 100 kg thức ăn. Ta có phương trình 2 ẩn số: 0,20x + 0,60y = 25 (1) x + y = 100 (2) Giải phương trình trên ta được x = 87,5 và y = 12,5 Vậy, công thức TĂ cần phối hợp là: KDD: 87,5% Bột cá: 12,5%
  17. 3.2. KP gồm ba hoặc nhiều hơn ba nguyên liệu Ví dụ: Thiết lập một khẩu phần thức ăn tôm sú có hàm lượng đạm là 40% từ các nguyên liệu sau: Nguyên liệu Hàm lượng protein Bột cá 60% Bột đậu nành 40% Cám 10% Bột bắp 7% Giả sử: Tỷ lệ bột cá : bột đậu nành là 3/1 Tỷ lệ cám : bột bắp là 2/1
  18. a. Phương pháp hình vuông Pearson Cách tính:  Nguồn protein (hỗn hợp 1) Bột cá: 3 phần x 60% = 180 Bột đậu nành: 1 phần x 40% = 40 4 phần = 220 Trung bình: 220/4 = 55 (% protein)  Nguồn năng lượng (hỗn hợp 2) Cám: 2 phần x 10% = 20 Bột bắp: 1 phần x 7% = 7 3 phần = 27 Trung bình: 27/3= 9 (% protein)
  19. Lập hình vuông Pearson Hỗn hợp 1 55 31 40 Hỗn hợp 2 9 15 46 HH1: 31/46 x 100 = 67,39 HH2: 15/46 x 100 = 32,61
  20.  Bột cá: (3 phần) 67,39 x 3/4 = 50,54  Bột đậu nành: (1 phần) 67,39 x 1/4 = 16,85  Cám: (2 phần) 32,61 x 2/3 = 21,74  Bột bắp: (1 phần) 32,61 x 1/3 = 10,87 Vậy, công thức thức ăn gồm có: Bột cá: 50,54% Bột đậu nành: 16,85% Cám: 21,74% Bột bắp: 10,87%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2