intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng học phần Tin học căn bản: Bài 1 - Nhập môn tin học

Chia sẻ: Codon_01 Codon_01 | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:53

95
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến với "Bài giảng học phần Tin học căn bản: Bài 1 - Nhập môn tin học" các bạn sẽ được tìm hiểu một số khái niệm về tin học; các thành phần cơ bản của máy tính; lưu trữ thông tin trong máy tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng học phần Tin học căn bản: Bài 1 - Nhập môn tin học

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÌNH  THUẬN TRUNG TÂM TIN HỌC ­ NGOẠI NGỮ CƠ SỞ 3 HỌC PHẦN:  TIN HỌC CĂN  BẢN       
  2. Bài 1: NHẬP MÔN TIN HỌC NỘI DUNG I. Một số khái niệm về tin học. II. Các thành phần cơ bản của máy tính. III. Lưu trữ thông tin trong máy tính. 2
  3. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TIN HỌC ­ TH:  là  ngành  khoa  học  nghiên  cứu  phương  pháp,  công  nghệ và kỹ thuật xử lý thông tin (XLTT) tự động bằng  máy tính điện tử (Computer). ­ XLTT: là việc thu thập, lưu trữ­xử lí, truyền thông tin. ­ MTĐT(Máy tính điện tử): là một thiết bị điện tử dùng  để XLTT một cách tự động theo một chương trình định  trước. (Programs).    ­ Dữ  liệu  (DATA):  là  các  dạng  thông  tin  đã  được  biến  đổi thành một dạng chung để máy tính có thể xử lí được  (mã hóa TT), đó là dạng BIT (chỉ gồm 2 giá trị 0 và 1). ­ 3 dạng thông tin cơ bản: Văn bản, Hình ảnh, Âm thanh 3
  4. II. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH A. PHẦN CỨNG (Hardware): bao gồm tất cả các  các  thiết bị tạo nên hệ thống máy tính, gồm: 1. Thiết bị ngoại vi: a) Thiết bị nhập (Input devices): là các thiết bị đầu  vào: ­ Bàn phím (keyboard), Chuột (mouse). ­ Micro, máy quét hình (scanner),… b)  Thiết bị xuất (Output devices): là các thiết bị đầu  ra:  ­ Màn hình (monitor), máy in (printer), Loa (speaker),  máy chiếu (projector),… 4
  5. 2. Hệ thống xử lý trung tâm (Central Proccessing Unit):  thường được gọi là CPU, nơi tiếp nhận TT từ thiết bị  nhập để xử lý và đưa kết quả ra thiết bị xuất, gồm  các khối cơ bản: a) Khối điều khiển (Control Unit): nơi điều khiển các  hoạt động chủ yếu của máy tính một cách đồng bộ.  b) Khối tính toán (Arithmetic­Logic Unit): nơi thực hiện  các phép tính về số học và logic. c) Khối nhớ (Memory Unit):  Nơi lưu trữ TT, gồm: • Bộ nhớ trong (Main Memory) • Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory) 5
  6. c.1: Bộ nhớ trong (Main Memory): Nơi chứa chương trình,  dữ liệu để xử lý trong quá trình hoạt động, gồm 2 vùng  nhớ: ­ Vùng ROM (Read Only Memory): Nơi lưu trữ Chương  trình, dữ liệu được lập bởi nhà sản xuất, có nhiệm vụ  chỉ đọc ra TT mà không thể ghi, sửa, xóa được. TT  không mất khi tắt máy, mất điện. ­ Vùng RAM (Random Access Memory): Nơi lưu trữ tạm  thời các chương trình, dữ liệu của NSD.  TT có thể được  đọc, ghi, sửa, xóa và sẽ mất hết khi tắt máy, mất điện. 6
  7. c2. Bộ nhớ ngoài (Secondary memory): Nơi lưu trữ  TT lâu dài nhờ các thiết bị lưu trữ, gồm: ­ Đĩa cứng (Hard disk): gắn bên trong ổ đĩa cứng  (Hdd), có dung lượng lớn, tốc độ truy xuất  nhanh, bền, đắt tiền. ­ Đĩa mềm (Floppy disk) : là loại đĩa tháo lắp vào  ổ đĩa mềm (Fdd), có dung lượng thấp, tốc độ  truy xuất chậm, dễ hỏng. ­ Đĩa quang CD, DVD: là loại đĩa tháo lắp vào ổ  đĩa CD, DVD. ­ Đĩa Flash (USB): là đĩa ngoài, gắn vào cổng USB. 7
  8. ­ Kí hiệu ổ đĩa:  Đĩa cứng: C: (ổ đĩa cứng C), D: (ổ đĩa cứng D), …  Đĩa mềm: A: (ổ đĩa mềm A), B:  Đĩa CD, DVD: là kí tự đứng sau kí tự ổ đĩa cứng,  như E: (sau C:, D:). 8
  9. 9
  10. 10
  11. B. PHẦN MỀM (Software): bao gồm các chương  trình chạy trên máy tính, được lưu trữ trên các  thiết bị lưu trữ (các lọai đĩa từ), các loại phần  mềm chủ yếu: 1. Phần mềm hệ thống (Operating System software):  còn gọi là hệ điều hành (HĐH), là PM quan  trọng nhất, ko thể thiếu, dùng quản lý, điều  hành toàn bộ hoạt động của máy tính trong suốt  thời gian làm việc. Các nhiệm vụ chính: ­ Điều khiển phần cứng ­ Quản lí, tổ chức thực hiện các phần mềm ­ Tạo môi trường giao tiếp giữa người và máy. 11
  12. •   Sau  khi  mở  máy,  HĐH  được  nạp  từ  đĩa  vào  bộ  nhớ  RAM (khởi động máy), sau khi nạp thành công HĐH sẽ  làm nhiệm vụ của mình. •  Một số HĐH được sử dụng hiện nay: đa số là của hãng  phần mềm Microsoft (MS): MS Windows (95, 98, 2000, Me, XP, Vista, Windows 7) 12
  13. 2. Phần mềm ứng dụng (Applications software):  bao gồm các PM nhằm giúp cho NSD một công  việc cụ thể nào đó, như: Soạn thảo (MS­ WORD), lập bảng tính (MS­EXCEL), quản trị  CSDL (MS­ACCESS), đồ họa (COREL,  PHOTOSHOP), lập trình (PASCAL, MS­Visual  Basic,MS­Visual C++),… 3. Phần mềm tiện ích (Utilities software): bao gồm  các PM nhằm hổ trợ cho hệ thống làm việc tốt  hơn, hiệu quả hơn, mhư: PM diệt VIRUS  (D2,BKAV), PM sửa đĩa ­ dọn đĩa ­ tối ưu hệ  thống… 13
  14. III. KHỞI ĐỘNG MÁY TÍNH Khởi động máy (Boot máy) là nạp HĐH đã có  ở đĩa từ  (Đĩa  cứng  C:)  vào  vùng  nhớ  RAM.  Máy  chỉ  làm  việc  được  khi  HĐH  được  nạp  thành  công.  Các  cách  khởi  động máy: 1. Khởi động “nguội”: Mở điện màn hình, ấn nút POWER (thường là nút lớn  nhất) trên mặt thùng CPU. 2. Khởi động “nóng”: Khi hệ thống bị “treo”, thường  phải khởi động lại:  a) Ấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del hay ấn tổ hợp phím  Ctrl+Shift+Esc. b) Ấn nút Reset (nút nhỏ) trên mặt thùng CPU. 14
  15. IV. VẤN ĐỀ LƯU TRỮ THÔNG TIN A. Đơn vị lưu trữ: Thông tin nhập vào máy được mã hóa  dưới dạng: ­  bit (b): 1 bit gồm 2 giá trị 0 và 1. ­ BYTE (B): 1 byte = 8 bit biểu diễn cho 1 kí tự. ­ KILOBYTE (KB): 1 KB = 210 byte = 1024 byte ­ MEGABYTE (MB): 1MB = 210 KB = 1024 KB. ­ GIGABYTE (GB): 1GB = 210 MB = 1024 MB. ­ TERABYTE (TB): 1TB = 210 GB = 1024 GB. 15
  16. B. Hình thức lưu trữ: Thông tin được lưu trữ dưới dạng  các FILE (tập tin). File được chứa trong FOLDER (thư  mục.) 1. FILE: là tập hợp các thông tin cụ thể được lưu trữ trên  đĩa với một cái tên gọi là tên File. Tên File có 2 phần:  phần tên . phần mở rộng Qui ước: (đ/v HĐH Windows 95 trở về sau) a) Phần  tên  (name):  thể  hiện  nội  dung  file;  được  chứa  khoảng trắng; ko dài quá 255 kí tự; ko nên có dấu tiếng  Việt; ko chứa các kí tự đặc biệt như  / \; : * ?  ” | b) Phần mở rộng (extension):  thể hiện kiểu loại file; nên  chỉ có 3 kí tự; có thể ko có (nên có). ­ Vd:  loại  File  thi  hành:  .exe,  .com,.msi…File  văn  bản:  .doc,  .txt, .htm,  .html…  File  bảng  tính:  .xls,  File  CSDL:  .mdb,  .dbf.  File  hình  ảnh:  .bmp,  .jpg,  .gif,  .tif,  … File hệ thống: .sys, .dll, … 16
  17. 2. FOLDER: là khoảng không gian trên đĩa dùng chứa file.  Folder  lớn  nhất  là  folder  gốc  do  HĐH  tạo,  kí  hiệu  \  (C:\; D:\; …),  còn  lại do NSD tạo. Tên folder được đặt  như tên file nhưng ko có phần mở rộng. 3.  Cây  thư  mục:  Tất  cả  folder,  file  trên  đĩa  được  tổ  chức  theo cấu trúc hình cây gọi là cây thư mục. 17
  18. VÍ DỤ VỀ CÂY THƯ MỤC D:\  (Thư mục gốc ổ đĩa D) QUAN LY CAN BO CNV Lilich­CNV.MDB THU VIEN KHOA HOC TIN HOC Tin CB.DOC De cuong on tap.DOC DSHV.XLS 18
  19. 4.  Path  (đường  dẫn):  là  một  dãy  liên  tục  các  thư  mục  cách  nhau  bởi  kí  tự  \  đầu  tiên  là  thư  mục  gốc đến các thư mục con, cuối cùng là  file nhằm  chỉ cho HĐH con đường truy xuất đến đối tượng.  VÍ DỤ VỀ ĐƯỜNG DẪN D:\QUAN LY\CNV\Lilich­CNV.MDB D:\THU VIEN\KHOA HOC\TIN HOC\DSHV.XLS D:\THU VIEN\KHOA HOC\TIN HOC\Tin CB.DOC D:\THU VIEN\KHOA HOC\TIN HOC\De cuong on tap .DOC 19
  20. 5. Kí tự  đại diện  *:  được dùng  để  đại diện cho 1  nhóm  kí  tự  (*)  tại  vị  trí  nó  đứng,  thường  được  dùng để  rút gọn kết quả tìm kiếm.  Vd:  *.doc: đại điện các file có đuôi là DOC. *.xls: đại điện các file có đuôi là XLS.  *.tmp: đại điện các file có đuôi là TMP. BT*.doc: đại điện các file có 2 kí tự đầu phần  tên là BT và có đuôi là DOC. *luong*.xls: đại điện các file giữa phần tên có  từ luong và phần đuôi là XLS. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2