intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 4

Chia sẻ: Nguyễn Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

293
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế Môi trường - Bài giảng 4: Mức ô nhiễm tối ưu giúp người học xác định ô nhiễm tối ưu sử dụng công nghệ giảm ô nhiễm; mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm; chi phí giảm ô nhiễm biên (MAC); chi phí thiệt hại biên (MDC); mức ô nhiễm tối ưu; nhân tố ảnh hưởng mức ô nhiễm tối ưu và ýnghĩa ứng dụng trong kiểm soát ô nhiễm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 4

  1. Kinh tế Môi trường Bài giảng 4 Mức ô nhiễm tối ưu
  2. Đề cương đề nghị: Xác định ô nhiễm tối ưu sử dụng công nghệ giảm ô nhiễm: A. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm B. Chi phí giảm ô nhiễm biên (MAC) C. Chi phí thiệt hại biên (MDC) D. Mức ô nhiễm tối ưu E. Nhân tố ảnh hưởng mức ô nhiễm tối ưu F. Ý nghĩa ứng dụng trong kiểm soát ô nhiễm Phụ lục: Xác định ô nhiễm tối ưu khi giả định rằng giảm sản lượng là cách duy nhất giảm ô nhiễm
  3. Xử lý ô nhiễm tốt hơn là chẳng làm gì cả, nhưng … ngăn ngừa ô nhiễm là cách tốt nhất để [ có một hành tinh xanh. (Miller 1993: 15)
  4. LƯU Ý:  Nếu xem người tối đa hóa lợi nhuận cũng là người tối hiệu hóa chi phí thì:  Khi biến quyết định là sản lượng, thì chi phí giảm ô nhiễm biên = lợi nhuận biên bị mất (giả định là giảm ô nhiễm chỉ bằng cách giảm sản lượng)  Khi biến quyết định là chi phí, thì MAC chính là chi phí giảm ô nhiễm biên với phương pháp tối thiểu chi phí (cách này được ủng hộ hơn)
  5. Xác định mức ô nhiễm tối ưu khi sử dụng công nghệ giảm ô nhiễm (dựa vào MAC và MDC)
  6. A. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm  Dưới gốc độ kinh tế thì vấn đề ô nhiễm chỉ có ý nghĩa khi lượng phát thải vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường  Có sự đánh đổi giữa chất lượng môi trường và ô nhiễm, nghĩa là ô nhiễm môi trường phải được coi là một chi phí (lợi ích và chi phí)
  7. A. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm  Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm là tối thiểu hóa tổng chi phí phát thải (Total Waste Disposal Cost) (sau đây sẽ gọi là chi phí ô nhiễm), chi phí ô nhiễm gồm 2 thành phần:  Chi phí kiểm soát (Control Cost)/giảm (Abatement Cost) ô nhiễm: Chi phí cho các nỗ lực kiểm soát ô nhiễm ứng với một loại công nghệ nhất định  Chi phí thiệt hại do ô nhiễm (Damage Cost): Chi phí thiệt hại do thải chất thải chưa qua xử lý ra môi trường Chi phí ô nhiễm = Chi phí kiểm soát + Chi phí thiệt hại
  8. A. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm  Vấn đề kinh tế quan tâm là tối thiểu chi phí ô nhiễm, với yêu cầu phải nhận biết đầy đủ sự đánh dổi giữa chi phí giảm ô nhiễm và chi phí thiệt hại. Theo quan điểm kinh tế, bất kỳ khoản đầu tư cho công nghệ kiểm soát ô nhiễm sẽ chỉ có ý nghĩa nếu và chỉ nếu xã hội được bù đắp lại bằng các lợi ích từ việc tránh được các thiệt hại môi trường nhờ việc đầu tư này mang lại
  9. B. Chi phí giảm ô nhiễm  Phía cung dịch vụ giảm ô nhiễm (chi phí xã hội của việc giảm ô nhiễm)  Chi phí giảm ô nhiễm là các khoản tiền xã hội chi trực tiếp nhằm cải thiện chất lượng môi trường (kiểm soát ô nhiễm). Nói cách khác, đó là các khoản chi phí để giảm lượng chất thải thải ra môi trường hay giảm nồng độ chất thải: như chi mua thiết bị xử lý chất thải, ống khói, tường cách âm, chi phí thực thi  Chi phí xã hội của giảm ô nhiễm bao gồm hai phần:  Chi phí giảm ô nhiễm của các chủ thể gây ô nhiễm  Chi phí thực thi và giám sát của chính phủ
  10. B. Chi phí giảm ô nhiễm  Chi phí kiểm soát (giảm) ô nhiễm biên (MCC, MAC: Marginal pollution Control Cost, Marginal pollution Abatement Cost, và sau đây sẽ thống nhất dùng ký hiệu MAC) tăng theo chất lượng môi trường hay các hoạt động làm sạch môi trường  Vì các mức chất lượng môi trường cao hơn đòi hỏi phải đầu tư cho các công nghệ tốn kém hơn  Phân biệt chi phí kiểm soát ô nhiễm biên và tổng chi phí kiểm soát ô nhiễm
  11. B. Chi phí giảm ô nhiễm $ $ MAC MAC 200 50 0 5 20 0 10 15 (a) Lượng chất thải thải ra (E) (b) Lượng chất thải được làm sạch (A)
  12. B. Chi phí giảm ô nhiễm Đồ thị (a) và (b) là hai cách khác nhau để thể hiện bằng đồ thị chi phí giảm ô nhiễm biên. Một số điểm lưu ý:  Hai đồ thị truyền tải cùng một khái niệm, nhưng khác nhau ở đơn vị tính trên trục hoành  Ở đồ thị (a), chi phí biên của đơn vị thứ 20 = 0, số này (20) thể hiện tổng số đơn vị chất thải đang được xem xét xử lý.  Cả hai cùng đo lường chi phí biên  Chi phí là $200 khi số lượng thải ra là 5  Nghĩa là nó đo lường chi phí làm sạch hay chi phí kiểm soát đơn vị chất thải thứ 15  Ở cả hai trường hợp, MAC tăng theo mức độ cải thiện chất lượng môi trường (xem đồ thị (b))
  13. B. Chi phí giảm ô nhiễm  Chi phí giảm ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như công nghệ kiểm soát ô nhiễm, khả năng chuyển đổi nhập lượng, nguồn phát thải, mức tái chế, công nghệ sản xuất, …  Lưu ý: Đối với mỗi nguồn gây ô nhiễm, không có sự khác biệt giữa chi phí tư nhân và chi phí xã hội  Nhưng khi xét tổng hợp, thì tổng chi phí xã hội của việc giảm ô nhiễm sẽ bằng tổng chi phí giảm ô nhiễm tư nhân + chi phí thực thi và giám sát của chính phủ
  14. B. Chi phí giảm ô nhiễm Một số dạng cơ bản $ (a) $ (b) $ (c) Lượng phát thải Lượng phát thải Lượng phát thải
  15. B. Chi phí giảm ô nhiễm $ MAC 2 MAC1  MAC2? a, b? MAC 1 c2 c1 a b 0 e em Lượng phát thải (tấn/năm)
  16. B. Chi phí giảm ô nhiễm Tổng hợp chi phí giảm ô nhiễm biên (từ các MAC của từng chủ thể gây ô nhiễm đến MAC thị trường) Hàm MAC cá nhân MAC toång hôïp Nguồn A Nguồn B MACA MAC B MACT w w w 5 10 16 20 5 7 12 20 10 17 28 40 Lượng phát thải A Lượng phát thải B Tổng lượng phát thải (tấân/tuần) (tấân/tuần) (tấân/tuần)
  17. B. Chi phí giảm ô nhiễm  Các chính sách môi trường thường nhằm kiểm soát sự phát thải của một nhóm các nguồn gây ô nhiễm, chứ không chỉ những nguồn gây ô nhiễm đơn lẻ  Tại mỗi mức phí, cộng theo trục hoành các đường chi phí giảm ô nhiễm biên cá nhân
  18. C. Chi phí thiệt hại  Phía cầu dịch vụ giảm ô nhiễm (lợi ích xã hội của việc giảm ô nhiễm)  Chi phí thiệt hại là tổng giá trị bằng tiền tất cả các thiệt hại do phát thải các chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Chi phí thiệt hại đề cập đến tất cả các tác động bất lợi mà những người sử dụng môi trường phải gánh chịu do ô nhiễm  Thiệt hại có thể biểu hiện dưới nhiều cách khác nhau, nhưng phần lớn phụ thuộc nhiều vào số lượng và bản chất của chất thải chưa được xử lý
  19. C. Chi phí thiệt hại  Nhận dạng và ước tính chi phí thiệt hại do ô nhiễm sẽ phức tạp hơn trong trường hợp các chất gây ô nhiễm có tính lâu bền như các kim loại độc hại (chì và thủy ngân), chất phóng xạ, hợp chất vô cơ (thuốc trừ sâu), … Chất gây ô nhiễm càng tồn tại lâu bền, thì càng khó đánh giá thiệt hại  Chi phí thiệt hại được nhận dạng ở các khía cạnh như thiệt hại đến cây cối, động vật; mỹ quan, xuống cấp các tài sản và hạ tầng cơ sở; các ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe, …  Ứớc tính chi phí thiệt hại? (Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên môi trường)
  20. C. Chi phí thiệt hại  Hàm thiệt hại cho biết mối quan hệ giữa lượng phát thải và thiệt hại do do ô nhiễm => Ô nhiễm càng nhiều, chi phí thiệt hại càng lớn  Có hai dạng hàm thiệt hại:  Hàm thiệt hại theo hàm lượng ô nhiễm  Hàm thiệt hại theo nồng độ ô nhiễm  Có nhiều cách thể hiện hàm thiệt hại, thông thường sử dụng hàm thiệt hại biên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2