intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương III - ThS. Trần Đức Thìn

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

186
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương III trình bày các nội dung cơ bản của tội phạm như khái niệm tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam, phân loại tội phạm, tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, vấn đề nguồn gốc và bản chất của tội phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương III - ThS. Trần Đức Thìn

  1. CHƯƠNG III: TỘI PHẠM 1. Khái niệm tội phạm trong LHS VN 1.1. Định nghĩa  Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 (BLHS99)  Định nghĩa mang tính khoa học thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước về tội phạm  Là cơ sở thống nhất cho việc xác định những loại tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm của BLHS  Là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những điều luật quy định về từng tội phạm cụ thể  Là cơ sở cho việc xây dựng những chế định khác liên quan đến chế định tội phạm  Định nghĩa về tội phạm nêu tại Điều 8 BLHS là định nghĩa đầy đủ, tuy nhiên có thể định nghĩa về tội phạm một cách khái quát như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH, có lỗi, trái PLHS và phải chịu hình phạt
  2. 1.2. Các dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm  Tội phạm, trước hết là một hành vi, vì chỉ có hành vi mới có thể gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho XH. Trong LHS, đây là một nguyên tắc quan trọng: “nguyên tắc hành vi”.  Hành vi là sự xử sự của con người. Hành vi nguy hiểm chính là sự xử sự nguy hiểm của con người.  Những ý nghĩ, tư tưởng của con người dù có nguy hiểm đến đâu cũng chưa thể trực tiếp gây ra nguy hiểm cho XH. Do đó LHS không truy cứu TNHS đối với những người có ý nghĩ, tư tưởng nguy hiểm, nếu những ý nghĩ, tư tưởng đó chưa thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan bằng hành vi.  Hành vi bị coi là tội phạm khác với hành vi không phải là tội phạm bởi các dấu hiệu: tính nguy hiểm cho XH, tính có lỗi, tính trái PLHS và tính phải chịu hình phạt
  3. 1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội  Tính nguy hiểm cho XH là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất vì nó quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm. Hành vi nào đó sở dĩ bị coi là tội phạm vì trong hành vi ấy chứa đựng tính nguy hiểm cho XH.  Nguy hiểm cho XH là gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội (QHXH) được LHS bảo vệ.  QHXH tồn tại nhiều loại khác nhau, tính chất của các QHXH cũng khác nhau, tuy nhiên LHS chỉ BV những QHXH quan trọng (Điều 8 BLHS 99)  Những HV nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm là những HV xâm phạm đến các QHXH được LHS xác định  Thừa nhận tính nguy hiểm cho XH là một dấu hiệu của tội phạm cho phép xác định tính giai cấp trong quan niệm về tội phạm và tính giai cấp của LHS.
  4. y Nguy hiểm cho XH còn có nghĩa là người có hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các QHXH phải có lỗi. Để nhấn mạnh nguyên tắc có lỗi, dấu hiệu lỗi được coi là dấu hiệu độc lập của tội phạm y Căn cứ vào tính nguy hiểm cho XH cho thấy:  Hành vi phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật khác  Mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi phạm tội  Giúp cho việc cá thể hoá hình phạt  Tính nguy hiểm cho XH có tính khách quan, nghĩa là: tính nguy hiểm tồn tại không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà làm luật.  Con người có thể nhận thức được và nhận thức đúng về hành vi nguy hiểm cho XH.  Khi xác định một hành vi nhất định là nguy hiểm cho XH thì sự xác nhận ấy không phải là áp đặt chủ quan mà là xác nhận một thực tế khách quan.  Tính nguy hiểm cho XH được nhận thức thông qua nhiều tình tiết
  5.  Những tình tiết làm căn cứ nhận thức, đánh giá tính nguy hiểm cho XH của hành vi: y Tính chất của QHXH bị xâm hại y Tính chất của hành vi khách quan: phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội y Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe doạ gây ra cho các QHXH y Tính chất và mức độ lỗi y Động cơ, mục đích của người phạm tội y Hoàn cảnh chính trị - xã hội nơi và khi tội phạm xảy ra y Nhân thân người có hành vi phạm tội
  6. 1.2.2. Tính có lỗi  Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho XH mà họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý y Bản chất của lỗi thể hiện ở chỗ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các QHXH đã nhận thức được sự nguy hiểm đó nhưng tự mình lựa chọn và quyết định thực hiện, trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn một xử sự khác phù hợp với lợi ích của XH y Xử sự của con người bao giờ cũng là sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan. Do đó, trong tính nguy hiểm cho XH của hành vi đã bao hàm tính có lỗi. y Coi tính có lỗi là một dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm là để nhấn mạnh tính chất quan trọng của tính có lỗi y Căn cứ vào tính có lỗi cho thấy:  LHS VN không chấp nhận việc quy tội khách quan  Mục đích của việc áp dụng hình phạt
  7. 1.2.3. Tính trái pháp luật hình sự  Hành vi nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm nếu “...được quy định trong luật hình sự” (Điều 8 BLHS99). Như vậy, được quy định trong LHS hay còn gọi là tính trái PLHS là một dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm (xem Điều 2 BLHS99)  Khẳng định tính trái PLHS là dấu hiệu của tội phạm là sự thể hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế XHCN  Khẳng định tính trái PLHS là dấu hiệu của tội phạm là cơ sở đảm bảo cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất  Khẳng định tính trái PLHS là dấu hiệu của tội phạm là đảm bảo cho quyền dân chủ của công dân không bị xâm phạm bởi sự xử lý tuỳ tiện  Khẳng định tính trái PLHS là dấu hiệu của tội phạm là động lực thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung, sửa đổi LHS cho phù hợp với tình hình chính trị - XH ở mỗi thời kỳ
  8.  Tính trái PLHS là dấu hiệu thuộc hình thức pháp lý của tính nguy hiểm cho XH nhưng mang tính độc lập tương đối và có ý nghĩa quan trọng:  Nếu chỉ coi trọng tính nguy hiểm và bỏ qua tính trái PLHS thì sẽ dẫn đến sự tuỳ tiện trong định tội danh.  Nếu chỉ coi trọng tính trái PLHS thì sẽ dẫn đến việc xác định tội danh một cách máy móc, hình thức. Khoản 4 Điều 8 BLHS99 được quy định để tránh xu hướng đó.  Quan hệ giữa tính trái pháp luật HS và tính nguy hiểm cho XH là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung  Tính trái PLHS tuy là dấu hiệu mang tính độc lập tương đối nhưng dấu hiệu này được xác định bởi tính nguy hiểm cho XH. Tính nguy hiểm cho XH quyết định tính trái PLHS
  9. 1.2.4. Tính phải chịu hình phạt  Tính phải chịu hình phạt thể hiện ở chỗ: do tính nguy hiểm cho XH, nên bất cứ tội phạm nào cũng đều bị đe doạ áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất đó là hình phạt  Tính phải chịu hình phạt là một trong 4 đấu hiệu của tội phạm nhưng không phải là thuộc tính bên trong của tội phạm. Do đó trong định nghĩa về tội phạm tại Điều 8 không chỉ ra dấu hiệu này  Tội phạm có thể bị đe doạ áp dụng một hình phạt vì tội phạm có tính nguy hiểm cho XH và trái PLHS. Tính chất này một mặt cho thấy chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt mặt khác, nó là cơ sở để cá thể hoá hình phạt trong những trường hợp cụ thể.  Tính phải chịu hình phạt là một dấu hiệu mang tính quy kết của nhà làm luật
  10. 1.3. ý nghĩa của khái niệm tội phạm  Khái niệm tội phạm là khái niệm quan trọng nhất trong LHS  Là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể  Trực tiếp thể hiện rõ nét những nguyên tắc cơ bản của LHS VN  Là điều kiện cần thiết cho việc xác định ranh giới giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác; giữa trách nhiệm hình sự và trách nhiệm pháp lý khác  Là cơ sở để quy định các khung hình phạt tương ứng cho từng loại tội  Để đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, định tội danh một cách đúng đắn, áp dụng PLHS nghiêm minh thì nhất thiết phải nắm được khái niệm tội phạm  Các khái niệm khác trong LHS đều dựa vào nội dung của khái niệm tội phạm
  11. 2. Phân loaị tội phạm  Những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau. Sự khác nhau này có thể thấy trên nhiều mặt: nguyên nhân và điều kiện phát sinh, tính chất của các quan hệ XH bị xâm hại, tính chất, mức độ nguy hiểm của hậu quả, các tình tiết khách quan và chủ quan khác  Từ sự khác mhau đó mà vấn đề phân hoá tội phạm và cá thể hoá hình phạt được đặt ra và đó là nguyên tắc của LHS  Để thể hiện nguyên tắc đó, LHS VN phân chia tội phạm thành 4 loại tội:  Tội phạm ít nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại không lớn cho XH mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù  Tội phạm nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại lớn cho XH mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù  Tội phạm rất nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho XH mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù  Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho XH mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
  12.  Sự phân hoá tội phạm thành 4 loại như vậy có ý nghĩa:  Là biểu hiện cơ bản của sự phân hoá TNHS và vừa là cơ sở thống nhất cho sự phân hoá TNHS trong BLHS  Là cơ sở thống nhất cho việc XD các khung hình phạt đối với các tội phạm cụ thể  Là căn cứ pháp lý thống nhất giúp cho các nhà hoạt động thực tiễn có thể thực hiện nguyên tắc cá thể hoá hình phạt khi áp dụng LHS  Việc phân loại tội phạm tại Điều 8 BLHS99 căn cứ vào nội dung chính trị, xã hội và hậu quả pháp lý của tội phạm  Căn cứ nội dung chính trị, xã hội được biểu hiện: “Gây nguy hại không lớn (lớn, rất lớn, đặc biệt lớn) cho xã hội”  Căn cứ hậu quả pháp lý được biểu hiện: “mà khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù (7 năm tù, 15 năm tù, trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình)”. Căn cứ này cho thấy hậu quả pháp lý không phụ thuộc vào mức hình phạt cụ thể được áp
  13.  Khi áp dụng một số quy định của BLHS99, cần có sự xác định ranh giới của các loại tội phạm:  Việc áp dụng những hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù vì phạm t ội l ần đ ầu, đã hối cải chỉ có thể áp dụng đối với những tội phạm ít nghiêm trọng (Điều 3)  Người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu TNHS khi t ội đã phạm là t ội r ất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (Điều 17)  Hình phạt cảnh cáo chỉ áp dụng đối với người phạm t ội ít nghiêm trọng (Điều 29)  Hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng đối với người phạm t ội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng (Điều 31)  Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về t ội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12)  Người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng có thể được miễn truy cứu TNHS (Điều 69)  Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường chỉ có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng (Điều 70)  Xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 49), thời hiệu truy c ứu
  14. 3. TỘI PHẠM VÀ CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC  TỘI PHẠM, XÉT VỀ BẢN CHẤT PHÁP LÝ LÀ MỘT VI PHẠM PL, DO VẬY, NÓ CŨNG CÓ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NHƯ CÁC VI PHẠM KHÁC NÊN RẤT CẦN PHẢI PHÂN BIỆT TỘI PHẠM VỚI CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC.  VIỆC PHÂN BIỆT TỘI PHẠM VÀ CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC CÓ Ý NGHĨA:  LÀ CƠ SỞ CẦN THIẾT ĐẢM BẢO CHO VIỆC XÂY DỰNG, GIẢI THÍCH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN. 3.1. SỰ KHÁC NHAU GIỮA TỘI PHẠM VÀ CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC 3.1.1. VỀ MẶT NỘI DUNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI  CÁC VI PHẠM KHÁC CÓ TÍNH NGUY HIỂM NHƯNG Ở MỨC ĐỘ CHƯA ĐÁNG KỂ, CÒN TỘI PHẠM LÀ HÀNH VI
  15.  Ranh giới giữa nguy hiểm đáng kể và chưa đáng kể cần phải được xác định khi xây dựng, giải thích hay áp dụng PLHS  Có những hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể là nguy hiểm đáng kể do vậy hành vi ấy chỉ có thể là tội phạm mà không thể là vi phạm pháp luật khác. Ví du: giết người, cướp tài sản, hiếp dâm...  Có những trường hợp điều luật chưa ấn định cụ thể và dứt khoát được ranh giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác thì các cơ quan có thẩm quyền phải có giải thích, hướng dẫn. Ví dụ: Hành hạ người khác (Điều 110 BLHS99), buôn bán hàng cấm (Điều 155 BLHS99)  Có những trường hợp người áp dụng PLHS phải tự xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác khi không có các giải thích hoặc giải thích chỉ là tương đối
  16. 3.1.2. Về mặt hình thức pháp lý  Tội phạm được quy định trong LHS; các vi phạm pháp luật được quy định trong các văn bản của các ngành luật khác  Hành vi chỉ có thể coi là tội phạm nếu hành vi đó được quy định trong luật hình sự  Hành vi đã được quy định trong văn bản của các ngành luật khác thì không phải là tội phạm do vậy, vấn đề xác định hành vi đó có phải là tội phạm hay không là không cần thiết. 3.1.3. Về mặt hậu quả pháp lý  Người phạm tội bị xử lý bằng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là hình phạt; người có hành vi vi phạm pháp luật khác bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế khác của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn.
  17. 3.2. Các tiêu chuẩn phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác 3.2.1. Đối với các nhà làm luật  Tiêu chuẩn phân biệt giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác là sự nguy hiểm đáng kể cho XH của hành vi  Để đánh giá sự nguy hiểm đáng kể hay không, nhà làm luật căn cứ vào sự đánh giá tổng hợp nhiều tình tiết khách quan, chủ quan, trong đó đặc biệt là:  Tầm quan trọng của QHXH bị xâm hại hoặc bị đe doạ xâm hại  Tính chất, mức độ thiệt hại gây ra hoặc có thể gây ra cho các QHXH  Tính chất của lỗi 3.2.2. Đối với các nhà giải thích pháp luật  Tiêu chuẩn phân biệt giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác cũng là sự nguy hiểm đáng kể cho XH của hành vi
  18.  Để giải thích hành vi đã được quy định trong LHS khi nào có tính nguy hiểm cho XH người giải thích luật thường căn cứ vào:  Tính chất, mức độ của thiệt hại  Tính chất của thủ đoạn phạm tội  Tính chất của động cơ phạm tội  Nhân thân người phạm tội 3.2.3. Đối với các nhà áp dụng pháp luật hình sự  Tiêu chuẩn phân biệt giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác là dấu hiệu có được quy định trong LHS hay không  Đối với trường hợp đã được quy định trong luật nhưng chưa có giải thích hoặc tuy có giải thích nhưng chưa cụ thể những người áp dụng PLHS phải dựa vào các căn cứ như đã nêu ở mục 3.2.2.
  19. 4. VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TỘI PHẠM  CHỦ NGHĨA MAC - LÊNIN CHO RẰNG TỘI PHẠM LÀ MỘT PHẠM TRÙ MANG TÍNH LỊCH SỬ VÀ TÍNH GIAI CẤP. TỘI PHẠM LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI LÀ SẢN PHẨM CỦA XÃ HỘI PHÁT TRIỂN ĐẾN MỘT GIAI ĐOẠN NHẤT ĐỊNH: TỘI PHẠM PHÁT SINH SAU KHI CÓ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU, XÃ HỘI PHÂN CHIA THÀNH GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP  TRONG XÃ HỘI XHCN KHÔNG CÒN NGUỒN GỐC CỦA TỘI PHẠM NHƯNG NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHẠM TỘI VẪN TỒN TẠI. BÊN CẠNH ĐÓ VẪN CÒN TỒN TẠI ĐẤU TRANH GIAI CẤP MÀ BIỂU HIỆN RÕ NÉT NHẤT LÀ VIỆC CÁC PHẦN TỬ ĐỐI ĐỊCH TIẾP TỤC ĐẤU
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2