intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng máy điện xoay chiều - Nguyên lý làm việc của máy điện đồng bộ

Chia sẻ: Trieu Hung | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:4

526
lượt xem
219
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong máy điện đồng bộ, thường cực từ đặt ở rôto, còn dây quấn phần ứng được đặt trên phần tĩnh (stato) gồm ba cuộn dây đặt lệch nhau trong không gian 1200 góc độ điện, đấu thành hình sao (Y) hay tam giác (Δ) như ở hình 19-1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng máy điện xoay chiều - Nguyên lý làm việc của máy điện đồng bộ

  1. 3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ n n b) a) Hình 19-1. Sơ đồ nguyên lý của máy điện đồng bộ ba pha. a) Đấu hình sao Y; b) Đấu tam giác Δ Trong máy điện đồng bộ, thường cực từ đặt ở rôto, còn dây quấn phần ứng được đặt trên phần tĩnh (stato) gồm ba cuộn dây đặt lệch nhau trong không gian 1200 góc độ điện, đấu thành hình sao (Y) hay tam giác (Δ) như ở hình 19-1. Cũng giống như các máy điện quay khác, máy điện đồng bộ cũng có tính chất thuận nghịch: có thể làm việc ở chế độ máy phát hợc chế độ động cơ điện.
  2. 3.1. Nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ Khi động cơ sơ cấp quay rôto máy phát với tốc độ định mức, đồng thời cho dòng điện một chiều vào dây quấn rôto (dây quấn kích thích), rôto trở thành nam châm điện, từ trường của rôto quét qua các thanh dẫn của dây quấn stato và cảm ứng nên trong chúng các s.đ.đ. xoay chiều. pn Tần số của s.đ.đ. cảm ứng là: f = (19 − 1) 60 trong đó n là tốc độ quay của rôto, p là số đôi cực của máy.
  3. Giá trị hiệu dụng của s.đ.đ. cảm ứng trong mỗi pha của dây quấn stato là: E = 4,44fW.kdq.Φ0 (19-2) trong đó: Φ0 - từ thông trong khe hở dưới một cực từ; W - số vòng dây của mỗi pha dây quấn phần ứng; kdq - hệ số dây quấn. Khi dây quấn phần ứng của máy được nối với tải bên ngoài, dòng điện ba pha đối xứng lệch nhau về thời gian 1200 điện chạy trong dây quấn ba pha đặt lệch nhau trong không gian một góc 1200 điện sẽ sinh ra từ trường quay với tốc độ là: 60 f n1 = (19 − 2) p So sánh (19-1) với (19-3) ta thấy n = n1, tốc độ quay rôto bằng tốc độ từ trường quay, vì vậy máy được gọi là máy điện đồng b ộ.
  4. 3.2. Nguyên lý lầm việc của động cơ điện đồng bộ. Cho dòng điện ba pha iA, iB, iC vào dây quấn A ba pha của stato, dòng điện ba pha sẽ sinh ra từ trường quay với tốc độ n1 = 60f1/p. n1 Ta hình dung từ trường quay stato như một N nam châm có hai cực đang quay với tốc độ n1 S (hình 19-2). B Đồng thời cho dòng điện một chiều vào dây C quấn rôto, rôto trở thành một nam châm điện. Tác dụng tương hỗ giữa từ trường stato và Hình 19-2. Nguyên lý từ trường rôto tạo ra lực tác dụng lên rôto. làm việc của động cơ điện đồng bộ Vì từ trường quay stato quay với tốc độ n1 nên lực tác dụng ấy kéo rôto quay với tốc độ n = n1. Chú ý: Động cơ điện một chiều và động cơ KĐB đều làm việc theo nguyên lý lực điện từ tác dụng, còn ở động cơ đồng bộ thì làm việc theo nguyên lý lực tác dụng giữa hai từ trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2