intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng máy nâng chuyển - Chương 3

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:47

87
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BỘ PHẬN MANG GIỮ TẢI DÂY VÀ CÁC CHI TIẾT QUẤN DÂY §1. Khái niệm chung * Bộ phận mang giữ tải (đồ mang) được dùng để treo vật phẩm vào cơ cấu nâng, gồm: – Đồ mang vạn năng: Vận

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng máy nâng chuyển - Chương 3

  1. CHƯƠNG 3: BỘ PHẬN MANG GIỮ TẢI DÂY VÀ CÁC CHI TIẾT QUẤN DÂY §1. Khái niệm chung * Bộ phận mang giữ tải (đồ mang) được dùng để treo vật phẩm vào cơ cấu nâng, gồm: – Đồ mang vạn năng: Vận chuyển các vật phẩm khác nhau về kích thước, khối lượng. Điển hình của loại này là móc; – Đồ mang chuyên dùng: Vận chuyển một số chủng loại vận phẩm nhất định, giống nhau hoặc về kích thước, hoặc về tính chất. Như: kìm kẹp, vòng treo, gầu ngoạm, nam châm điện từ… * Dây: - Cáp và xích - Là chi tiết dùng để nâng tải hoặc chằng, néo, buộc, riêng xích còn được dùng để truyền chuyển động. - Có khả năng uốn cong và cuốn được ít nhất trong mặt phẳng để cuốn qua puli hoặc quấn vào tang. B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 1
  2. §1. Khái niệm chung * Chi tiết cuốn dây: - Tang và puli; - Là chi tiết biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.  Kết luận: - Trong quá trình làm nâng hạ hệ thống đồ mang, dây cáp hoặc xích chuyển động tịnh tiến, các chiết tang và puli chuyển động quay quanh trục của nó, ngoài ra còn có một vài chi tiết vừa chuyển động tịnh tiến vừa chuyển động quay quanh trục của nó, đó là các puli động và puli cân bằng; - Trọng lượng của phần tham gia chuyển động tịnh tiến này gọi chung là trọng lượng đồ mang (Qm). B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 2
  3. §2 Móc 1. Cấu tạo và phân loại + Cấu tạo - Vật liệu chế tạo móc là thép 20, đạt độ cứng 95 – 135HB; - Hình dạng và kết cấu như hình vẽ; - Các loại móc nâng hàng đều được tiêu chuẩn hoá nh ằm đảm bảo trọng lượng, kích thước nhỏ nhất với sức bền đều ở hầu hết các tiết diện. Hình 3.1- Móc đơn B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 3
  4. 1. Cấu tạo và phân loại + Phân loại * Theo hình dáng: – Móc đơn: chỉ có một ngạnh treo vật; – Móc kép: có hai ngạnh treo vật. * Theo phương pháp chế tạo: – Móc đúc: ít dùng; – Móc rèn dập: dùng phổ biến hơn cả; – Móc tấm ghép: gồm những mảnh thép tấm ghép lại bằng đinh tán (dùng Hình 3.2- Móc kép khi có những yêu cầu đặc biệt về chiều dài móc, như ở các thùng chứa kim loại lỏng, hoá chất lỏng…). B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 4
  5. 2. Móc đơn và sơ lược về đặc điểm tính toán móc đơn + Cấu tạo: - Miệng móc; - Thân móc. + Yêu cầu: - Kích thước nhỏ gọn nhất; -Trọng lượng bản thân nhẹ nhất; - Có sức bền đều ở hầu hết các tiết diện; - Dễ chế tạo. + Đặc điểm tính toán: 3  a: Miệng móc a= D 4 Hình 3-3 - Cấu tạo móc  D: Đường kính vòng trong của móc D ≥ 2dc (mm) dc - Đường kính cáp B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 5
  6. + Đặc điểm tính toán  Thân móc - Ứng suất và kích thước phần cong Hình 3.4 – Sơ đồ tính toán móc đơn Theo lý thuyết thanh cong, ứng suất pháp tổng cộng: Q Mu Mu 1 1 σX = + + (Mpa) .. F F.r F.r K x + r B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 6
  7. + Đặc điểm tính toán - σx: ứng suất pháp tổng cộng ở thớ kim loại cách trục trọng tâm ở vị trí x (Mpa); - Q: lực pháp tuyến đặt tại trọng tâm tiết diện, mang dấu + khi tiết diện chịu kéo, mang dấu – khi tiết diện chịu nén (N); - F: diện tích tiết diện (mm2); - Mu: mômen uốn ở tiết diện khảo sát, mang dấu (+) khi nó có xu hướng là tăng độ cong, mang dấu (–) khi làm giảm độ cong (N.mm); - r: bán kính cong của trục trọng tâm tiết diện (mm).  Tiết diện cuống móc được tính toán theo sức bền kéo Trong đó: Q ≤ [ σ]' σ= d1: đường kính trong chân ren phần π.d1 2 cổ trục (mm); [σ]’: ứng suất cho phép (đã giảm 4 tải) (Mpa). B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 7
  8. 3. Khung treo móc - Cáp hoặc xích thường không trực tiếp buộc vào móc mà thông qua kết cấu khung. Gồm: - khung đơn giản; - Khung phức tạp; - Loại khung dài; - Loại khung ngắn. Hình 3-5. Khung đơn giản a, b, Hình 3-6. a- Khung dài; b- Khung ngắn B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 8
  9. §3. Một số cơ cấu giữ tải chuyên dùng 1. Kìm cặp - Dùng để vận chuyển các vật phẩm dạng thỏi, dạng khối (như thỏi thép, hòm, thùng…); -Thời gian buộc, chằng giảm, do đó tăng được năng suất và có thể mang vật phẩm đang ở nhiệt độ cao; - Cấu tạo (hình vẽ). Hình 3-7. Kìm cặp B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 9
  10. 1. Kìm cặp - Vật phẩm được giữ bằng lực ma sát: Fms = 2.f.N = Q Q N= 2.f Hình 3-8. Sơ đồ tính toán kìm ma sát B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 10
  11. 2. Vòng treo - Dùng để vận chuyển các vật phẩm dạng thanh dài bằng cách cho vật phẩm chui vào vòng; - Vòng treo có thể được chế tạo thành vòng nguyên, hoặc vòng chắp. a, b, Hình 3-9. Vòng treo a- Vòng nguyên; b-vòng chắp B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 11
  12. 3. Gầu ngoạm - Gầu ngoạm là loại thùng chứa tự xúc và tự đổ vật phẩm rời như cát, sỏi, than...; - Không tốn thời gian chất và rỡ tải; * Theo kết cấu chia gầu ngoạm thành hai loại: + Gầu ngoạm hai cánh: dùng để vận chuyển vật phẩm loại nhỏ hạt; + Gầu ngoạm nhiều cánh: dùng để vận chuyển vật phẩm loại cục lớn. * Theo sơ đồ điều chỉnh lại chia thành hai loại: + Gầu ngoạm một dây (hình 3–10): có thể treo vào móc cầu trục thông dụng để làm việc, năng suất thấp; + Gầu ngoạm hai dây (hình 3–11): phải có cơ cấu trục gầu ngoạm hay cơ cấu nâng riêng. - Gầu ngoạm xúc được vật liệu nhờ vào trọng lượng bản thân. B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 12
  13. 3. Gầu ngoạm G = 0,8.γ.q (kg) (3–13) Trong đó: q: dung tích gầu, (m3); γ: khối lượng riêng vật liệu, (kg/m3). Hình 3-10. Gầu ngoạm 1 dây Hình 3-11. Gầu ngoạm 2 dây B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 13
  14. 4. Gầu tự đổ và thùng rót  Gầu tự đổ - Dùng để vận chuyển các vật phẩm dạng lỏng, nhiệt độ cao,... - Có kết cấu để tháo, đổ, rót vật liệu trong gầu ra ngoài. - Gồm: + Gầu tự đổ miệng (bằng cách thay đổi vị trí trọng tâm); + Gầu tự đổ đáy. Hình 3-13. Gầu tự đổ đáy Hình 3-12. Gầu tự đổ miệng B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 14
  15. 4. Gầu tự đổ và thùng rót  Thùng rót - Dùng để vận chuyển các vật phẩm dạng lỏng, nhiệt độ cao,... - Có các dạng kết cấu như sau: Hình 3-14. Thùng rót dứng Hình 3-15. Thùng rót nằm ngang B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 15
  16. 5. Nam châm điện từ - Dùng để vận chuyển các vật liệu rời có từ tính, như sắt thép; - Ưu điểm chất tải, rở tải nhanh chóng và hình thù vật phẩm khá đa dạng; - Sử dụng nhiều trong nhà máy luyện kim và bến cảng; - Đọ an toàn không cao; - Có các dạng kết cấu: chữ nhật, tròn. Hình 3-16. Nam châm mâm chữ nhật Hình 3-17. Nam châm mâm tròn B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 16
  17. § 4 Dây cáp 1. Cấu tạo và phân loại  Cấu tạo: - Là loại dây được chế tạo từ các sợi thép cacbon cao (thép 60, thép 65) có giới hạn bền được tăng lên rất cao (gấp 2–3 lần); - Đường kính sợi ds = 0,1÷ 0,3 mm.  Phân loại: - Theo tiết diện có các loại: + Hình 6 cạnh - Các sợi cùng đường kính, bện 1 lần, cùng bước xoắn, giữa các sợi tiếp xúc đường, sợi này lọt vào khe của các sợi kia. - Nhược điểm cứng khó uốn, dễ đứt sợi ở góc và cào xước chi tiết cuốn Hình 3-18. Cáp 6 cạnh => rất ít dùng B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 17
  18. 1. Cấu tạo và phân loại + Hình tròn - Dùng các sợi cùng đường kính, bện cùng 1 chiều xoắn, nhưng giữa các lớp có bước xoắn khác nhau, giữa các sợi có tiếp xúc điểm nhưng laị có khe hở (khoảng trống) khá lớn . - Ưu điểm mềm hơn, dễ uốn nhưng dễ tự lỏng các sợi thép; - Được sử dụng ở các cơ cấu chỉ cuốn quanh tang, không có palăng hoặc dùng để buộc Hình 3-19. Cáp hình tròn B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 18
  19. 1. Cấu tạo và phân loại - Dùng các sợi có đường kính khác nhau, bện 1 lần có buốc xoắn như nhau, giữa các sợi có tiếp xúc đường, khoảng trống giữa các sợi và các lớp rất ít; Hình 3-21. Cáp trong có bọc Hình 3-20. Cáp tròn tiếp xúc đường - Ưu điểm có độ bền cao, độ bóng bề mặt khá tốt, nhưng cứng khó uốn, ít dùng trong cơ cấu nâng, thường dùng để chằng néo hoặc dùng làm đường trượt hoặc ˝dây ray”. Để tránh hỏng bề mặt cáp, ở vỏ ngoài được bọc 1 lớp cao su bảo vệ. B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 19
  20. 1. Cấu tạo và phân loại + Hình cánh hoa: - Cáp được bện qua ít nhất 2 bước. Đầu tiên dùng sợi thép bện thành các dánh, sau đó các dánh bền thành sợi cáp có tiết diện như hình cánh hoa quanh lõi sợi đay hoặc sợi thép; c, a, b, Hình 3-22. Cáp hình cánh hoa  Lõi đay có tác dụng dễ uốn vừa có tác dụng chứa được chất bôi trơn cáp;  Lõi thép làm tăng độ bền cho cáp. B é m«n c ¬ khÝ luyÖn kim – c ¸n thÐp 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2