intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Luật thương mại

Chia sẻ: Nguyễn Tấn Duy | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:48

711
lượt xem
154
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Bài giảng môn Luật thương mại nhằm giúp các bạn sinh viên chuyên ngành tìm hiểu khái quát chung về luật thương mại và một số nội dung cơ bản của luật thương mại, tổ chức lại doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp,....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Luật thương mại

  1.    
  2. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm. Quan hệ thương mại là các quan hệ  phát sinh trong các khâu của quá trình tái sản  xuất xã hội, từ sản xuất­ trao đổi­ phân phối và  tiêu dùng trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. các quan hệ trong lĩnh vực thương mại  rất đa dạng : qh sở hữu, qh lao động, qh trao  đổi hàng hóa… nhiều ngành luật điều chỉnh.
  3. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI  Luật thương mại là ngành luật độc lập  trong hệ thống pháp luật việt Nam, là tổng  thể các quy phạm pháp luật do nhà nước  ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã  hội phát sinh trong lĩnh vực tổ chức, quản  lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa  các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh  nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước.
  4. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI 2. Đối tượng điều chỉnh. 1 Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá  trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa  các doanh nghiệp với nhau  Quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản  2 lý nhà nước về kinh tế đối với các doanh  nghiệp  Quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh  nghiệp  3
  5. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI 1 Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động  sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau như:  mua bán vật tư, sản phẩm, cung ứng dịch vụ các loại… Đây là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên;   đặc điểm: +  Chúng phát sinh trực tiếp trong quá trình hoạt động  sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh  doanh của các doanh nghiệp. +  Chủ thể của nhóm quan hệ này là các doanh nghiệp. Đây  là quan hệ phát sinh giữa các chủ thể độc lập, bình đẳng  với nhau. +  Hình thức thiết lập quan hệ chủ yếu là thông qua hợp  đồng. +  Quan hệ này là quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa  ­ tiền tệ. 
  6. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI 2 Quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà    nước về kinh tế đối với các doanh nghiệp.   Đặc điểm •   Chúng phát sinh trong quá trình quản lý kinh  tế.  •     Chủ thể tham gia quan hệ này có địa vị pháp  lý khác nhau, một bên là cơ quan nhà nước quản  lý kinh tế và một bên là các doanh nghiệp. •     Cơ sở làm phát sinh quan hệ này là các văn  bản quản lý.
  7. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI   3 Quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh  nghiệp.   Đặc điểm Phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp,  trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động  sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
  8. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI 3. Phương pháp điều chỉnh ­ Phương pháp bình đẳng: phương pháp này chủ  yếu điều chỉnh các quan hệ thương mại phát sinh  trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các  doanh nghiệp.  ­ Phương pháp quyền uy: phương pháp này được  sử dụng chủ yếu để điều chỉnh những quan hệ  thương mại phát sinh trong lĩnh vực quản lý hoạt  động sản xuất kinh doanh. 
  9. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI 4. Chủ thể của luật thương mại Được thành lập hợp pháp  Có tài sản riêng  DOANH NGHIỆP Phải có thẩm quyền thương mại  CHỦ Chính phủ THỂ Các Bộ quản lý chuyên ngành  CQ QUẢN LÝ NN kinh tế – kỹ thuật UBND các cấp, các Sở,  Ban kinh tế ở địa phương
  10. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA L. THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm doanh nghiệp. .  "Doanh nghiệp" là tổ chức kinh tế có  tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch  ổn định, được đăng ký kinh doanh theo  quy định của pháp luật nhằm mục đích  thực hiện các hoạt động kinh doanh.  Điều 3.luật doanh nghiệp 
  11. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA L. THƯƠNG MẠI Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý  doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau đây: 1. Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang  nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước  2. Cán bộ, công chức  3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công  nhân quốc phòng  4. Người chưa thành niên; người thành niên bị hạn chế  hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự 5. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự  6. Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường  trú tại Việt Nam …
  12. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA L. THƯƠNG MẠI Trình tự thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh  doanh 1.  Người thành lập doanh nghiệp phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng  ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh  doanh thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung  ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và phải chịu trách nhiệm về  tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. 2.  Cơ quan đăng ký kinh doanh không có quyền yêu cầu người thành  lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ, hồ sơ khác ngoài hồ sơ quy  định tại Luật này đối với từng loại hình doanh nghiệp.  3.  Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký  kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ  sơ; nếu từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải  thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết.  Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.  Điều 12. luật doanh nghiệp 
  13. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA L. THƯƠNG MẠI Hồ sơ đăng ký kinh doanh 1. Đơn đăng ký kinh doanh; 2. Điều lệ đối với công ty; 3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu  hạn, danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp  danh, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ  phần; 4. Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề đòi  hỏi phải có vốn pháp định thì phải có thêm xác nhận về  vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định  của pháp luật.  Điều 13. luật doanh nghiệp  
  14. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA L. THƯƠNG MẠI Điều 7. Quyền của doanh nghiệp Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp hoạt động theo  Luật này có quyền: 1. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh  nghiệp;  2. Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn đầu tư, hình  thức đầu tư, kể cả liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp  khác, chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh  doanh; 3. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp  đồng; 4. Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn;
  15. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA L. THƯƠNG MẠI Điều 7. Quyền của doanh nghiệp 5. Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu; 6. Tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh  doanh; 7. Tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức quản  lý khoa học, hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng  cạnh tranh; 8. Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực  không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ  quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng  góp vì mục đích nhân đạo và công ích; 9. Các quyền khác do pháp luật quy định.
  16. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA L. THƯƠNG MẠI Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp Doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này có  nghĩa vụ: 1. Hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành, nghề đã  đăng ký; 2. Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ  và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác; 3. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các  nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; 4. Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng  ký;
  17. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA L. THƯƠNG MẠI Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp 5.  Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về  doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ  quan đăng ký kinh doanh; khi phát hiện các thông tin đã kê khai  hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo,  thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông tin đó với cơ quan đăng  ký kinh doanh; 6.  Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, bảo đảm quyền, lợi ích của  người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; tôn  trọng quyền tổ chức công đoàn theo pháp luật về công đoàn; 7.  Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự,  an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch  sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; 8. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật 
  18. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA L. THƯƠNG MẠI •    Hộ kinh doanh cá thể là cơ sở sản xuất  kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia  đình làm chủ.  •    Địa vị pháp lý của doanh nghiệp và hộ  kinh doanh cá thể có nhiều điểm khác  nhau. 
  19. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA L. THƯƠNG MẠI 2. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN  CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN  CÔNG TY HỢP DANH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN  NHÓM CÔNG TY
  20. II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA L. THƯƠNG MẠI 2.1 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ  LÊN  Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ  tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam  kết góp vào doanh nghiệp; b) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo  quy định tại Điều 32 của Luật này; c) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên  không vượt quá năm mươi. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ  phiếu. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày  được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2