intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phát triển cộng đồng - ThS. Phí Thị Hồng Minh

Chia sẻ: Hoang Van Chuc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:176

1.688
lượt xem
503
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động phát triển cộng đồng mang tính chất đa dạng và liên ngành. Tuỳ thuộcvào bối cảnh thực hiện chương trình, các vấn đề trọng tâm của môic huyên ngành có thể được nhấn mạnh. Chương trình phát triển cộng đồng có thể bắt đầu với các dự án mở rộng sản xuất tăng thu nhập, chăm sóc sức khoẻ, cải thiện dinh dưỡng, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, phát triển lãnh đạo, hỗ trợ tín dụng, xoá mù chữ, phát triển cơ sở hạ tầng…Tuy nhiên mục tiêu bao quát của các dự án phát triển cộng đồng là hướng đến tạo lập chuyển biến xã hội tích cực trong cộng đồng nông thôn, làm cơ sở cho tăng trưởng kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống người dân và đóng góp vào công cuộc phát triển chung của quốc gia. Cùng tham khảo bài giảng để nắm bắt kiến thức chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phát triển cộng đồng - ThS. Phí Thị Hồng Minh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN BÀI GIẢNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Dùng cho sinh viên ngành Khuyến nông và Phát triển nông thôn) Biên soạn Th.S. Phí Thị Hồng Minh THÁI NGUYÊN 2005 BÀI MỞ ĐẦU 1
  2. Quan tâm lớn hiện nay đối với công cuộc phát triển là tìm ki ếm nh ững chi ến lược phát triển “Lấy con người làm trung tâm”. Phương thức này nhấn mạnh sự tham gia với vai trò ngày càng cao của người dân ở cơ sở vào tất cả các giai đo ạn c ủa ti ến trình phát triển. Đó là sự phát triển dựa vào sáng kiến của người dân và sự tự lực của họ. Những nỗ lực như vậy dẫn đến thay đổi phương pháp: từ cung cấp phúc lợi xã hội cho người dân, coi họ như là những người hưởng lợi thụ động, sang phát tri ển cộng đồng nhằm giúp họ nâng cao năng lực để giải quyết vấn đề của họ. Phương pháp phát triển cộng đồng lấy con người làm trung tâm là tăng tính tự quyết và phát huy tiềm năng của họ. Nó dựa trên triết lý rằng: người dân có thể tự định hướng và điều khiển sự phát triển của chính họ khi họ nhận thức được giá trị và s ức m ạnh c ủa chính mình. Sự tham gia tích cực và chủ động của cộng đồng vào hoạt động phát triển được coi là phương tiện và cũng là mục tiêu của phát triển. Hoạt động phát triển cộng đồng mang tính chất đa dạng và liên ngành. Tuỳ thuộc vào bối cảnh thực hiện chương trình, các vấn đề trọng tâm c ủa môic huyên ngành có thể được nhấn mạnh. Chương trình phát triển cộng đồng có thể bắt đầu với các dự án mở rộng sản xuất tăng thu nhập, chăm sóc sức kho ẻ, c ải thi ện dinh d ưỡng, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, phát triển lãnh đạo, hỗ trợ tín d ụng, xoá mù chữ, phát triển cơ sở hạ tầng…Tuy nhiên mục tiêu bao quát của các dự án phát tri ển cộng đồng là hướng đến tạo lập chuyển biến xã hội tích cực trong cộng đồng nông thôn, làm cơ sở cho tăng trưởng kinh tế – xã hội, cải thi ện đ ời s ống người dân và đóng góp vào công cuộc phát triển chung của quốc gia. ở Việt Nam, khái niệm phát triển cộng đồng đã được áp dụng từ lâu nhưng mới được đưa vào ch ương trình giáo dục trong những năm gần đây nên chưa có tính hệ thống và định hướng rõ rệt. Tài liệu này được biên soạn từ những tài liệu khác nhau, đáp ứng cho nhu cầu đào t ạo chuyên ngành Khuyến nông, Phát triển nông thôn và các ngành liên quan trong Trường Đại học. Xin giới thiệu với bạn đọc quan tâm và mong nhận đ ược ý ki ến góp ý đ ể tài liệu được hoàn chỉnh hơn CHƯƠNG 1: 2
  3. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CỘNG ĐỒNG: Cộng đồng được khái niệm như là một hệ thống xã hội, một nhóm ng ười cùng có những đặc điểm chung. Ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ những tài nguyên và lợi ích chung…Nói một cách khác, cộng đồng là m ột nhóm ng ười cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định, họ có chung đ ặc đi ểm v ề tâm lý, tác động qua lại và sử dụng các tài nguyên vốn có để đạt được mục đích chung. 1.1.1. Những thành tố cơ bản của cộng đồng: - Con người: Dân cư hay một nhóm người có mối quan hệ qua lại riêng biệt do h ọ có những mối quan tâm chung nhằm đáp ứng nhu cầu chung của họ. - Lãnh thổ: Khu vực, xét về đặc điểm tâm lý và không gian, mà con ng ười sinh s ống có thể là làng, xã, huyện, tỉnh, trong một khu vực địa lý nhất định. - Tương tác xã hội : là mối quan hệ mà trong đó hành động của người này có ý nghĩa và chi phối đến người khác. - Ràng buộc chung: Con người có văn hoá, chuẩn mực, niềm tin, truy ền th ống chung trong các hoạt động hàng ngày. - Nhu cầu chung: Con người tập trung lại với nhau là do họ có cùng mối quan tâm đáp ứng nhu cầu chung cho tất cả mọi người, như là: Dịch vụ chăm sóc s ức kho ẻ, các phương tiện cộng cộng… 1.1.2. Quá trình hình thành cộng đồng: Quá trình hình thành cộng đồng gồm các bước sau: + Quá trình tập hợp lại theo một hình thức t ổ ch ức nào đó: Ví d ụ con ng ười di chuyển đến nơi có điều kiện để làm việc và sinh sống + Sự tập trung hoá, quyết định bởi chức năng cơ bản của yếu tố trung tâm chung. Ví dụ: Hoạt động sinh kế, đường giao thông, trung tâm th ương mại, và nh ững cái khác xung quanh thành phố hoặc cộng đồng. 3
  4. + Chuyên môn hoá: Là phân loại sử dụng, chức năng các lo ại hình hoạt đ ộng ở vùng nông thôn và thành thị. + Sự phân tán: Con người cùng với chức năng vùng đô thị di chuy ển đến vùng ngoại ô thành phố hoặc vùng dân cư mới, nói một cách khác, đây là s ự di chuy ển ra xa trung tâm. + Sự phân vùng: một số dạng người hoặc loại hình hoạt đ ộng nào đó đ ược t ập trung ở một vùng cụ thể. 1.1.3. Đặc điểm xã hội cộng đồng: Mô tả đặc điểm xã hội Cộng đồng bao gồm các nội dung sau: + Cấu trúc xã hội: loại cấu trúc và vai trò có quan hệ với nhau. + Mục đích chung: nó rạo ra tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. + Tài nguyên: Một cộng đồng không thể sống nếu không có tài nguyên + Thứ bậc xã hội: Không phải mọi người đều như nhau trong cộng đồng; Các cộng đồng khác nhau có những tiêu chí phân loại khác nhau. + Sự thưởng phạt: là cần thiết để cộng đồng thực hiện tốt chức năng của nó. + Quyền lực/sự ảnh hưởng: Bạn có thể không có quyền lực nh ưng b ạn có m ột sức mạnh (sự ảnh hưởng) để kiểm soát người khác. + Lãnh thổ: nó bao gồm cả lãnh thổ về mặt không gian và lãnh th ổ v ề m ặt tâm lý. 1.1.4. Khái niệm về phát triển và phát triển cộng đồng Thách thức hiện nay đối với những người làm công tác phát triển là tìm ki ếm những chiến lược phát triển “Lấy con người làm trọng tâm” nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người dân. Những nỗ lực trong lĩnh vực này hầu hết dựa vào ph ương pháp phát triển dựa trên sáng kiến từ cơ sở và sự tự lực. Những nỗ lực như thế đã dẫn tới kết quả là chuyển từ phương pháp hướng về cung cấp an sinh xã h ội đối v ới người dân là những người thụ hưởng sang phương pháp phát triển cộng đồng, nhằm giúp cộng đồng có nghĩa là họ tự giúp họ bằng cách tham gia tích cực. 4
  5. Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng. Về số lượng thì đó là s ự tăng tưởng, còn về mặt phẩm chất thì nhất định phải có sự biến động về m ặt ch ất lượng theo hướng tiến bộ. Vận dụng vào phát triển xã hội thì phát triển xã h ội có nghĩa là s ự tăng trưởng, đặc biệt là sự tăng trưởng kinh tế cùng với sự biến ch ất xã hội theo chiều hướng tiến bộ xã hội, nghĩa là theo hướng đúng hơn, tốt hơn và đẹp hơn. Phát triển là một quá trình chuyển biến xã h ội mà qua đó con ng ười d ần d ần có khả năng kiểm soát (điều khiển) được điều kiện vật chất, xã hội và môi trường quyết định đến cuộc sống, công việc và lợi ích mà họ có được do sự kiểm soát đó tạo nên. Đồng thời giúp họ có khả năng tự quyết định và tổ chức thực hiện. Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng là một bộ môn m ới hình thành, đang trên con đường hoàn thiện, do đó việc định nghĩa chúng là m ột quá trình hoàn thi ện dần dần. Nhìn chung các định nghĩa đều nhất trí trên những nội dung cơ bản sau: Phát triển cộng đồng là một qúa trình chuyển biến xã h ội trong c ộng đ ồng mà thông qua đó con người phát triển và trưởng thành trong ph ạm vi ti ền năng v ốn có c ủa họ. Đó là những nỗ lực có kế hoạch, có tổ ch ức nh ằm giúp cho nh ững cá nhân có được những thái độ và quan niệm phù hợp, kỹ năng tốt để họ tham gia tích c ực và dân chủ vào việc đưa ra các giải pháp cải thiện có hiệu quả các v ấn đ ề chung theo th ứ t ự ưu tiên được xác định. Các khái niệm cụ thể là: “Những tiến trình qua đó nỗ lực của người dân kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của các c ộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời góp vào sự phát tri ển của quốc gia” Theo định nghĩa này Phát triển cộng đồng có hai nội dung ch ủ y ếu. Một là s ự tham gia c ủa người dân với sự tự lực tối đa. Hai là hỗ trợ về kỹ thuật và các dịch vụ để khuyến khích sáng kiến, sự tương thân tương trợ để nỗ lực của người dân có hiệu quả cao hơn. “Là một tiến trình giải quyết vấn đề của cộng đồng qua đó cộng đồng được tăng sức mạnh do nâng cao kiến thức và kỹ năng phát hi ện phân tích v ấn đ ề , ưu tiên hoá chúng, huy động tài nguyên để giải quyết và hành động chung. Phát tri ển c ộng 5
  6. đồng không phải là một cứu cánh, là một kỹ thuật. Nó tăng sức mạnh cho c ộng đ ồng để tự quyếtt định về sự phát triển của mình. Mục đích cuối cùng là sự tham gia chủ động của người dân vào tiến trình phát triển”. Người ta thừa nhận rằng phương pháp phát triển cộng đồng có kh ả năng giải quyết những vấn đề, những thách thức mà những cộng đồng ở nông thôn và thành th ị của các nước đang phát triển gặp phải. Phương pháp này cũng giúp gi ải quy ết nh ững vấn đề của các nhóm bị thiệt thòi và đang bị lãng quên ở nh ững n ước đang phát tri ển. Phương pháp phát triển cộng đồng là phương pháp lấy con người làm trung tâm và quan tâm trước tiên đến nhân phẩm và tiềm năng của họ. Phương pháp này giả định rằng: để người dân có thể tự kiểm soát và định hướng cho số phận của họ thì trước hết họ phải nhận thức được giá trị và sức mạnh của mình. Phương pháp phát triển cộng đồng tạo điều kiện cho các thành viên trong cộng đồng được tham gia vào mọi phương diện liên quan tới quá trình phát triển. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong quá khứ ở các nước đang phát triển cho thấy phương pháp phát triển cộng đồng lấy toàn bộ cộng đồng làm nhóm đối tượng đã không tác động nhiều đến những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Từ những nhận thức này đã dẫn tới việc hình thành phương pháp hướng về đối tượng, tập trung trực tiếp vào những nhóm bị thiệt thòi.. 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Phương pháp phát triển cộng đồng bắt đầu hình thành vào th ập k ỷ 50 ở nh ững vùng nông thôn còn mang tính truyền thống và gần nh ư t ự cung t ự c ấp. Các đ ặc đi ểm văn hoá xã hội của người dân rất đồng nhất và mối quan h ệ giữa họ thật chặt chẽ và thân mật. Quyền lợi và nhu cầu của họ cũng giống nhau, nên làng xã là đ ối t ượng đ ầu tiên của phát triển cộng đồng. Nhưng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đơn vị làng xã không thể sinh hoạt cô lập được nh ất là v ề m ặt kinh t ế. Mà chúng phải hoà nhập vào tiến trình phát triển chung. Vả lại làng xã không th ể t ự phát tri ển nếu không có một chính sách phát triển chung. Khi chuyển biến từ nông thôn đến thành thị thì thôn xóm có th ể trở thành một khu phố nếu đông dân cư, hay một phường hoặc một đơn vị rộng hơn. Ngoài ra với 6
  7. điều kiện sống như ngày nay những người có những lợi ích chung ch ưa ch ắc gì đã c ư trú gần nhau, nhưng họ lại liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, s ở thích hoặc dưới hình thức hợp tác xã hay hiệp hội. Đây là những cộng đồng chức năng, như các tổ chức quần chúng hoặc nhóm xã hội có thể được coi là “Cộng đồng”. Phát triển cộng đồng được dịch từ tiếng Anh Community Development xuất hiện vào những năm 1940 tại các cựu thuộc địa đầu tiên của Anh. ở Ghana m ột ng ười Anh tốt bụng đã nảy ra ý kiến giúp dân cư cải thi ện đời s ống n ằng n ỗ l ực chung c ủa chính quyền và người dân. Một bên góp công, một bên góp của để đắp đ ường, xây trường học, trạm xá…Điều gây ngạc nhiên là người dân nghèo đã tích cực tham gia đóng góp công sức và tiền của vào các chương trình, dự án có mục đích c ải thi ện cho chính cuộc sống của họ. Kinh nghiệm này cũng cho th ấy phát tri ển ph ải đ ồng b ộ. Kinh tế, sức khoẻ, văn hoá phải được nâng lên cùng một lúc. Nếu chỉ tiến công vào một khía cạnh thì không thể nào phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, dốt nát, bệnh tật… Kinh nghiệm tích cực này sớm được lan rộng ở hầu h ết các cựu thu ộc điạ ở châu Á và châu Phi. Năm 1950 Liên hợp quốc công nhận khái ni ệm Phát tri ển c ộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng Phát triển cộng đồng nh ư một công cụ để thực hiện các chương trình phát triển quốc gia. Thập kỷ 60 – 70 được ch ọn là th ập kỷ phát triển thứ nhất với những chương trình viện trợ qui mô lớn về kỹ thuật, phương pháp và vốn liếng. Vào thời điểm ấy dân cư nông thôn chi ếm 80- 90% các nước cựu thuộc địa nên Phát triển cộng đồng chủ yếu và phát triển nông thôn và các cộng đồng nông thôn (làng xã). Năm 1970 Liên hợp quốc đánh giá thập kỷ phát tri ển đ ầu tiên c ủa phát tri ển cộng đồng. Kết quả cho thấy có một số tiến bộ rõ rệt như sự thay đổi bộ mặt nông thôn, với hạ tầng cơ sở, tiện nghi công cộng phục vụ người dân. Tuy nhiên, phong trào rầm rộ này tỏ ra máy móc và tốn kém. Thành quả tích cực nh ất là có đ ược m ột s ố c ơ sở vật chất nhưng chúng không được sử dụng tốt và không đáp ứng được nhu c ầu thực sự của người dân. Phong trào không đạt được kết quả mong muốn, nhất là không 7
  8. tạo được sự chuyển biến đáng kể về mặt xã hội. Ví dụ: Nh ư ch ưa có s ự thay đ ổi v ề hành vi, tập quán từ người dân để tiếp nhận tiến trình hiện đại hoá và phát tri ển c ủa xã hội. Chưa có sự công bằng xã hội vì có một số ít khá lên, nh ưng ng ười nghèo v ẫn nghèo thậm chí nghèo hơn. Sự tham gia của người dân theo nghĩa đích thực, nghĩa là vào quá trình lấy quyết định, phát huy sáng kiến…còn rất hạn chế. 1.3. NGUYÊN LÝ, MỤC TIÊU VÀ QUI TẮC HÀNH ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 1.3.1. Các nguyên lý trong phát triển cộng đồng Như một đặc tính của phát triển xã hội, phát triển cộng đồng th ực ch ất là quá trình tăng trưởng kinh tế cộng đồng cùng với tiến bộ cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mỹ. Trên cơ sở riêng của lý thuy ết phát tri ển c ộng đ ồng, nguyên lý là tam vị nhất thể. Có nghĩa là coi c ộng đồng nh ư là m ột th ực th ể có 3 m ặt như hình bên. Ngoài ra triết lý tham gia (participation) là một trong những quan điểm quan trọng của phát triển cộng đồng, được dịch thành 2 từ, nhìnchung là thống nhất: một là tham dự, hai là tham gia. Cả hai từ này đều có mức độ ngữ nghĩa có khác nhau đôi chút. Tham dự là tham gia với mức thấp, còn tham gia là mức cao. Ví dụ trong một cuộc họp, các đại biểu là người tham dự, còn khi phát biểu là người tham gia, tham gia phát biểu quá 3 lần là tham gia tích c ực. Đây là sự phân biệt có tính chất để chỉ ra các mức độ tham dự mà thôi, nhìn chung ở n ước ta gọi đó là Triết lý tham gia. Triết lý này được thể hiện như sau: thừa nhận rằng để cho một cộng đồng phát triển tốt đẹp, bền vững thì phải có s ự hợp đ ồng tác chi ến c ủa t ất cả các lực lượng xã hội, của các tổ chức và thiết chế xã hội, mà t ạm hình dung là có 4 8
  9. lực lượng chủ chốt sau đây tham dự vào phát triển cộng đồng, đó là: Bản thân cộng đồng; Nhà nước; Thị trường; và các nhân tố xã hội khác. Về quan điểm, mấy thập kỷ xây dựng và hoàn thiện lý thuyết phát triển cộng đồng và thực hành trong đời sống, trưước hết là ở các cộng đồng nông thôn, đã định hình cho chúng ta một số quan điểm hoạt động, đó là: 1. Phát triển cộng đồng dựa trên phương pháp luận từ dưới lên (Bottom – up) xuất phát từ nhu cầu của chính người dân. Muốn tự phát triển chính người dân phải tự ý thức cũng như tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình. 2. Phát triển phải đồng bộ trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội: kinh t ế, xã hội, văn hoá…phải cùng được nâng lên. Chỉ tiến công vào một khía cạnh thì không th ể nào phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, dốt nát và b ệnh t ật. Ngu ồn l ực thì có hạn nhưng tính đồng bộ của sự phát triển luôn đòi hỏi các chương trình phải có tính tính toán các điểm đột phá, từ đó tìm ra chìa khoá của sự phát triển. Phát triển cộng đồng chỉ có hiệu quả kinh nằm trong một chiến lược phát triển quốc gia đúng đắn. 3. Tham gia của quần chúng là quan điểm cơ bản của đường l ối phát tri ển cộng đồng. Yếu tố tổ chức là hết sức quan trọng. Các tổ chức thuộc chính quyền địa phương phải được điểu chỉnh để thực hiện chức năng phát triển, cũng như phải hỗ trợ để xây dựng và củng cố các tổ chức của chính người dân t ại c ộng đồng. S ự tham gia của chính quyền phải được coi như một nhân tố bên trong, không phải là một lực lượng đứng bên ngoài hoặc bên trên cộng đồng mà là thành phần quan trọng của cộng đồng. 4. Tạo được chuyển biến xã hội mới là quan trọng. Đó là sự thay đổi nh ận thức, hành vi của người dân nhằm mục đích phát triển; là tạo được chuyển biến trong cơ cấu tổ chức, các mối tương quan lực lượng trong chính cộng đồng đó. 5. Phát triển năng lực trên cơ sở không “ làm thay”, “làm cho” người dân. Người dân không thể hành động nếu thiếu năng lực. Họ cũng không thể hành động đơn phương, riêng lẻ mà phải kết hợp với các cá nhân, tổ chức cùng một chí h ướng và 9
  10. quyền lợi để tạo thành quyền lực chung. Muốn cho người dân tự làm thì tổ chức thông qua huấn luyện là then chốt. 6. Các nghiên cứu làm nền tảng cho việc triển khai các dự án ph ải đ ược đ ặt ngang tầm với vị trí cần có của nó trong công tác phát triển cộng đồng. Ho ạt đ ộng đánh giá (Evaluation) là một bước đo lường hiệu quả xã hội của các dự án và mở ra những vấn đề mới cho cộng đồng. Chúng tăng tính hiệu quả của các dự án. 1.3.2. Mục tiêu của phát triển cộng đồng Trọng tâm của phát triển cộng đồng là con người (thành vi ên của cộng đồng) và phát triển con người vì con người. Điều này có nghĩa là mục tiêu c ủa phát tri ển là tăng khả năng của con người để làm chủ đời sống và môi trường của mình. Nh ững ti ến b ộ về vật chất không kèm theo sự phát triển kh ả năng con người và c ải ti ến đ ịnh ch ế xã hội mà chỉ là thay đổi tạm bợ. Tăng trưởng kinh tế chỉ là một trong nh ững khía cạnh của phát triển. Mục tiêu bao trùm của phát triển cộng đồng là tạo ra nh ững chuy ển bi ến xã h ội trong cộng đồng để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, mang lại sự bền vững về môi trường. Phát triển cộng đồng còn góp phần mở rộng và phát triển các nhận thức và hành động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự quản cộng đồng. Mục tiêu trên được thể hiện dưới 4 khía cạnh sau: 1. Hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng, với sự cân bằng về vật chất và tinh thần, qua đó tạo những chuyển biến xã hội trong c ộng đồng. 2. Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng, kể cả các nhóm thiệt thòi nhất đều có quyền nêu lên nguy ện vọng của mình và được tham gia vào hoạt đồng phát triển, góp phần đẩy mạnh công bằng xã hội. 3. Củng cố các thiết chế/tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyến biến xã hội và tăng trưởng. 10
  11. 4. Gia tăng và phát huy sự tham gia tích cực chủ động của người dân vào tiến trình phát triển. 1.3.3. Qui tắc tiến hành hoạt động phát triển cộng đồng 1. Tin tưởng vào năng lực người dân và cộng đồng: Phát tri ển c ộng đồng hoàn toàn có khả năng quản lý cuộc sống và các vấn để của mình trừ khi h ọ b ị đè n ặng b ởi mối lo âu để sống còn. 2. Đảm bảo công bằng xã hội: Công bằng phải dẫn tới sự tái phân ph ối tài nguyên, bao gồm: tiền của, tiện nghi, kiến thức, quyền lực ở cấp vi mô cũng nh ư vĩ mô. Đi ều này rất quan trọng vì không ít chương trình phát triển đã t ạo thêm kho ảng cách giàu – nghèo. 3. Tạo các hình thức hợp tác thuận lợi để phát huy tinh thần trách nhiệm cộng đồng. 4. Đối tượng ưu tiên của phát triển cộng đồng là người nghèo và người thiệt thòi. 5. Bắt đầu với con người: Không nên có thái độ “Đỗ lỗi cho nạn nhân” với những lập luận như ”Dân trí thấp”, “Người ít học khó tiếp thu”, “Người nghèo hay an phận”. 6. Phát triển chỉ có thể Nội sinh nghĩa là xuất phát từ một ý chí và nội lực từ bên trong. Sự hỗ trợ bên ngoài về chuyên môn và nguồn lực là rất c ần thi ết nh ưng ch ỉ xúc tác. 7. Mọi chương trình hành động đều phải thông qua tiến trình do cộng đồng tự quyết. 8. Dân chủ là một nguyên tắc phải hướng tới để đảm bảo rằng lợi ích chung s ẽ đ ược tôn trọng. Nhưng dân chủ đòi hỏi một quá trình rèn luyện và có qui tắc. 1.4.TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Phát triển cộng đồng được hình thành nhằm tạo ra những điều kiện cải thi ện về kinh tế và xã hội cho cộng đồng, nhấn mạnh tầm quan trọng sự tham gia c ủa qu ần chúng, biết định hướng nhu cầu, tự lực, nâng cao ý thức, phương pháp phát triển từ cơ sở và tăng quyền lực cho cộng đồng. Trọng tâm của ph ương pháp này t ừ s ự h ội nh ập và tính bền vững. Phát triển cộng đồng đặt nền tảng trên sự giả định rằng phát triển bắt đầu ở cấp thấp nhất và sáng kiến, tính sáng tạo và năng lực của quần chúng có 11
  12. thể được sử dụng để cải thiện chính cuộc sống của họ thông qua những tiến trình dân chủ và những nỗ lực tự nguyện. Nó bao hàm việc nâng cao ý thức quần chúng ở cấp thấp nhát khi họ được đánh thức để nhận ra năng lực của mình. Trong hoàn c ảnh lý tưởng, những thành viên cộng đồng tự tổ chức lại một cách dân chủ để: a. Xác định nhu cầu, khó khăn, vấn đề. b. Triển khai kế hoạch và những chiến lược nhằm đáp ứng được những nhu cầu này. c. Thực hiện những kế hoạch như vậy với sự tham gia tối đa của cộng đồng để đạt được thành quả. Tiến trình chung của phát triển cộng đồng có thể được tóm tắt trong sơ đồ d ưới đây: TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 12
  13. Kết quả của tiến trình phát triển cộng đồng nhằm xây dựng năng lực c ộng đồng theo các giai đoạn như sau: Cộng đồng thức tỉnh: Là cộng đồng hiểu rõ thực trạng, nhu cầu thi ết th ực và nh ững vấn đề của chính họ. Việc làm đầu tiên là phải giúp cộng đồng hiểu v ề chính mình thông qua các cuộc trao đổi thảo luận, điều tra về các nhu cầu và nh ững vấn đề khó khăn cũng như những tiềm năng và thuận lợi. 13
  14. Cộng đồng đã gia tăng năng lực : Cộng đồng hiểu rõ và biết cách khai thác huy động những gì mình có mà chưa sử dụng (đất đai, cơ sở, nhân tài), nh ững ngu ồn h ỗ tr ợ bên ngoài (kiến thức chuyên môn, tín dụng, đầu tư, cơ quan viện trợ…) Thông qua h ọc tập, huấn luyện cộng đồng khắc phục những hạn chế, tăng cường kiến thức và kỹ năng để hành động. Ngoài ra còn biết cách liên kết tổ ch ức lại để hành động chung có hiệu quả. Cộng đồng tự lực: Thông qua hành động cộng đồng đã thay đổi và phát tri ển đó là s ự tự lực. Mục đích cuối cùng không phải là giải quyết các khó khăn, kh ủng hoảng tr ước mắt mà mỗi khi khó khăn nảy sinh, cộng đồng tự huy động tài nguyên bên trong và bên ngoài để giải quyết. Mỗi lần như vậy cộng đồng sẽ tăng trưởng và tự lực h ơn. Ti ến trình phát triển cộng đồng luôn tiếp diễn và tái diễn vì cuộc s ống là m ột quá trình gi ải quyết vấn đề liên tục. 1.5. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG Tất cả chúng ta đề đã có những ý niệm nhất định về sự “Phát triển”, đó là sự thay đổi mang lại sự cải thiện tốt hơn, sự thoả mãn hơn cho nhu c ầu s ống c ủa con người. Điều đáng đề cập ở đây là sự tác động, ảnh hưởng đến các thành viên cộng đồng không giống nhau,mà thường là đem đến lợi ích cho một cá nhân hay tầng lớp nhất định, đồng thời đem đến sự thiệt hại cho các bộ phận cộng đ ồng khác. Phát tri ển 14
  15. phải là một quá trình mang lại sự cải thiện cho hầu hết mọi người, phát tri ển không đơn thuần mang lại lợi ích cho một cá nhân, hay chỉ một bộ phận nào đó. Mục đích tối cao của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi thành viên của cộng đồng, bởi vậy chúng ta ch ỉ có th ể giành được s ự phát tri ển đúng nghĩa của nó theo cách như vậy. Thế giới xung quanh ta luôn thay đổi, sự đổi mới là ti ền đ ề cho sự phát triển chỉ khi nào nó mang lại sự cải thi ện cho toàn th ể c ộng đ ồng. Chúng ta tác động để tạo ra sự thay đổi (đẩy mạnh sản xuất, xây dựng h ạ tầng cơ sở, công trình phúc lợi, kích thích phát triển kinh tế…)nh ưng ph ải đánh giá xem nh ững thay đ ổi đó có đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng hay không. Theo đúc kết của nhi ều công trình nghiên cứu, những thay đổi ở vùng nông thôn mang lại s ự phát tri ển khi những thay đổi đó có đặc tính như sau: - Mang lại cải thiện điều kiện sống cho hầu hết mọi người - Số người bị thiệt hại ít hơn đáng kể so với số người được hưởng lợi, hoặc đã hạn chế đến mức tối thiểu số người bị thiệt hại. - Phải đảm bảo thoả mãn được nhu cầu tối thiểu cho mọi người - Phải phù hợp với nhu cầu, ý muốn đặc thù của mọi người trong cộng đồng. - Kích thích và tăng được khả năng tự chủ của cộng đồng - Mang lại sự cải thiện lâu dài, bền vững - Không làm tổn hại mà không thể khắc phục được đối với môi trường thiên nhiên. Đánh giá phát triển cộng đồng thực chất là đánh giá chuy ển biến xã h ội trong cộng đồng và tác động của các chuyển biến này đến năng lực gi ải quy ết vấn đ ề, c ải thiện đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ môi trường, cũng như giải quy ết các xung đột và đảm bảo công bằng xã hội đem lại nh ững thành quả trên đây. Các chuy ển bi ến đó là: - Chuyển biến để tổ chức cộng đồng - Thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi, tinh thần trách nhiệm cộng đồng. 15
  16. - Cải tiến về thể chế, các qui ưước, quy định trong hoạt động cộng đồng. Cải thiện về giá trị tập tục giúp nâng cao đời sống và đảm bảo công bằng. Phát triển cộng đồng không chỉ nói tới các cộng đồng thể. Đó ch ỉ là th ực th ể tác động hơn là mục tiêu của phát triển cộng đồng. Tạo sự chuy ển bi ến xã h ội, trong đó tăng cường năng lực tổ chức, khả năng đoàn kết xã hội, hướng tới kh ả năng nâng cao tính cộng đồng mới là đích cuốic cùng của phát triển cộng đồng. Do đó, khi nói đ ến phát triển cộng đồng là phải nói đến cả cộng đồng tính và cộng đồng th ể, nó có m ối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời. Trong một số tài liệu viết về phát triển và tổ chức cộng đồng, khái niệm cộng đồng được hiểu theo nghĩa là nh ững c ộng đ ồng nh ỏ, ở nông thôn thì đó là những dòng họ, gia đình, làng - xã, còn ở đô th ị thì đó là nhóm thân hữu cho đến như cấu trúc nhỏ như là câu lạc bộ, nhóm người nghèo… + Cộng đồng tính là một thuộc tính hay một quan h ệ xã h ội được các nhà xã h ội học xác định và cụ thể hoá trong các nghiên cứu của mình. + Cộng đồng thể là là những nhóm người có phạm vi tập h ợp và đ ặc tr ưng nhóm rất khác nhau. Tốt nhất là chúng ta nên chọn một khái niệm làm việc với một số đặc trưng nào đó mà ta có thể làm việc được. Trong báo cáo phát triển hàng năm của Ngân hàng thế giới chúng ta thấy trong đó có tới hơn 200 chỉ số về sự phát triển xã hội để so sánh giữa các nước, giữa các khu vực về sự phát triển. Trong đó nếu gom lại thị có các nhóm chỉ số cơ bản sau đây: + Nhóm chỉ số tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chỉ số về bình quân thu nhập đầu người so sánh giữa các cộng đồng và các khu vực. + Nhóm chỉ số phát triển xã hội, người ta quan tâm nhiều nhất đến ch ỉ số phát triển xã hội, đặc biệt là chỉ số phát triển dịch vụ xã h ội, trong đó có 2 d ịch v ụ c ơ b ản nhất là dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế được đặc biệt quan tâm. Ch ỉ s ố phát tri ển con người hay chỉ số phát triển nhân bản (HID – Human Development Index) là chỉ số tổng hợp kinh tế – xã hội của sự phát triển, bao gồm (1) Thu nhập bình quân đầu người, (2) Tuổi thọ trung bình, (3) Trình độ học vấn trung bình và một số chỉ báo khác. 16
  17. Và cuối cùng là quan niệm rất hiện đại mà chúng ta vừa m ới ti ếp c ận. Đó là những chỉ số phát triển bền vững – một quan niệm rất hiện đại. Lâu nay chúng ta m ới chỉ quan tâm đến những chỉ số phát triển kinh tế, xã hội, con người, văn hoá…nhưng ít đề cập tới quan hệ giữa con người và xã hội với tự nhiên trong xã hội h ọc. Lâu nay trong giới khoa học xã hội và nhân văn cho thấy rằng đó là vấn đề của các khoa học khác, nhưng chính xã hội theo nghĩa rộng của nó là ph ải nghiên cứu quan h ệ gi ữa con người và tự nhiên, giữa xã hội và môi trường tự nhiên. Đó là nh ững quan ni ệm m ở rộng, có một loạt các chỉ số có liên quan như chỉ số bảo vệ môi trường, phát triển con người. Phát triển kinh tế – xã hội mà không bảo vệ môi trường thì có nguy c ơ s ẽ d ẫn tới mặt trái của nó, tức là suy thoái mà thế giới hiện đại đã có quá nhi ều bài h ọc. Ví dụ các chỉ số dưới đây: 1. Kinh tế/nguồn lực - Sử dụng ít tài nguyên sẵn có để tăng thu nhập - Cơ hội việc làm lớn 2. Xã hội: - Tiếp cận với kỹ thuật và các dịch vụ xã hội như văn hoá, y tế, cơ sở hạ tầng. - Có chỗ ở tốt hơn với đầy đủ các phương tiện (điện, đường,…) - Nâng cao vị thế tổ chức 3. Văn hoá tinh thần - Sự thống nhất cao hơn và tham gia nhiều hơn vào việc gi ải quy ết các v ấn đ ề cộng đồng - Số người tuân thủ pháp luật nhiều hơn 4. Chính trị - Cuộc sống và tài sản được bảo đảm hơn (hoà bình, ổn định và trật tự) - Tham gia nhiều hơn trong việc ra quyết định và hoạt động cộng đồng - Con người không còn thoả mãn với điều kiện hiện tại 5. Sinh thái - Bảo tồn và khôi phục tài nguyên thiên nhiên (lưu vực, rừng…) 17
  18. - Tài nguyên nước trên đất liền và ven biển - Đối với nông nghiệp, phương pháp canh tác không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 2.1. CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Cộng đồng nông thôn dưới con mắt của các nhà xã h ội h ọc là m ột h ệ th ống xã hội gắn với hình thái kinh tế nông nghiệp, đối lập với một h ệ th ống xã h ội khác là đô thị gắn với nền thương nghiệp và công nghiệp. Nông thôn tồn t ại và chi ếm m ột v ị trí quan trọng trong lịch sử nhân loại như một kiểu xã hội có những đặc thù riêng. Phân 18
  19. loại của Tonnies là một cách nhìn có tính khái quát về lịch sử phát triển các cộng đồng người. Bảng phân loại của P.A sorokin và C.C zimnerman Đặc trưng Nông thôn Đô thị 1. Nghề Dân cư chủ yếu gắng với trồng Dân cư chủ yếu gắn với nghiệp trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi thương mại – dịch vụ, quản trị, trồng thuỷ sản và các nghề nông công chức, nghề tự do và các nghiệp khác nghề phi nông nghiệp khác 2. Môi Môi trường tự nhiên ưu trội hơn Sự tách biệt với thiên nhiên lớn trường môi trường xã hội – nhân văn. hơn. Môi trường nhân tạo lấn Con người quan hệ trực tiếp với át môi trường tự nhiên tự nhiên. 3. Kích cỡ Các cộng đồng nhỏ gồm nông Kích cỡ cộng đồng lớn hơn cộng đồng trại và xóm – làng gắn với văn nhiều gắn vưói văn minh công minh nông nghiệp nghiệp 4. Mật độ Thấp hơn cộng đồng đô thị, hình Lớn hơn cộng đồng nông thôn. dân số thành 2 khái niệm tương phản: Tính đô thị và mật độ dân cư là tính nông thôn và mật độ dân cư 2 khái niệm tương ứng nhau 5. Tính hỗn Thuần nhất hơn về đặc điểm Tính không đồng nhất lớn hơn tạp và thuần chủng tộc và tâm lý so với các cộng đồng nông nhất về dân thôn. Tính không thuần nhất và cư tính đô thị là hai khái niệm tương ứng nhau 6. Phân tầng Khoảng cách khác biệt và phân Sự khác biệt và phân tầng xã xã hội tầng xã hội ít hơn xo với đô thị hội lớn hơn. Sự khác biệt và phân tầng xã hội là những khái niệm tương ứng với tính đô thị. 7. Hướng di Những kiểu di động xã hội theo Gia tăng mạnh hơn. Tính độ thị động xã hội lãnh thổ, nghề và những kiểu và tính di động là 2 khái niệm 19
  20. khác thường có cường độ không tương ứng nhau. Chỉ trong giai lớn, thường là di động cá nhân từ đoạn/hoàn cảnh đặc biệt mới nông thôn ra thành thị có sự di động từ đô thị về nông thôn 8. Hệ thống Quan hệ xã hội thường là các Quan hệ xã hội ẩn danh, được tương tác quan hệ sơ cấp, dựa trên tình tiêu chuẩn hoá và hình thức hoá thân láng giềng, huyết thống và ít phức tạp hơn Trong tiến trình thay đổi và phát triển chung thì cộng đồng mang các đặc thù nông thôn và cộng đồng đô thị hoá. Các đặc thù này liên quan đến việc xác định các c ộng đ ồng nông thôn ưu tiên cho các hoạt động phát triển hiện nay. Về khái ni ệm chung nh ất, cộng đồng nông thôn có hoạt động kinh kế chính là trực ti ếp khai thác tài nguyên thiên nhiên và sống dựa vào các nguồn tài nguyên này. Trên thế giới người ta dựa vào hai tiêu chí chính để phân biệt vùng nông thôn và thành th ị là m ật đ ộ dân s ố và phát tri ển hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên tiêu chí này rất tương đối và thay đ ổi tuỳ theo t ừng n ước. ở Việt Nam việc phân biệt các cộng đồng đô thị và nông thôn được thực hiện theo các quyết định về tổ chức đơn vị hành chính. Một cộng đồng là đối tượng của phát triển nông thôn gồm các thành viên được xác định theo ba tiêu chí chính: + Là cộng động mang tính xã hội nông thôn + Thành viên cộng đồng có cùng đơn vị hành chính + Thành viên cộng đồng có cùng khu vực cư trú tại vùng nông thôn Tóm tắt các đặc điểm xã hội phân biệt cộng đồng nông thôn và thành thị Cộng đồng nông thôn Cộng đồng thành thị 1. Sự thân thiện và quan hệ trao đổi Mối quan hệ bình thường giữa các cá thân thuộc hàng ngày nhân có tính chất giao kèo và lý luận 2. Quan hệ ruột thịt mạnh mẽ theo hình Quan hệ tồn tại theo các hội, đoàn có thức phả hệ gia đình chủ đích 3. Sự tự phát, cùng giúp đỡ lẫn nhau, Sự ràng buộc xã hội hướng theo các 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2