intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng: Phương pháp đánh giá trong giáo dục

Chia sẻ: Lê Văn Thông | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:99

2.069
lượt xem
241
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá là một quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc dựa trên sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu đề ra, đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng: Phương pháp đánh giá trong giáo dục

  1. BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
  2. Đánh giá là một quá trình hình thành những nhận  định, phán đoán về kết quả của công việc dựa trên sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu đề ra, đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc. Như vậy đánh giá có 2 nhiệm vụ chính: ghi nhận  thực trạng và đưa ra những quyết định phù hợp để cải thiện thực trạng.
  3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ Xác định mức độ đạt được hoặc chưa đạt được của các  mục tiêu dạy học. Phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết qu ả  học tập của HS, tạo điều kiện cho HS phát triển kh ả năng tự đánh giá, khuyến khích, động viên, thúc đ ẩy việc học tập
  4. Cung cấp cho GV những thông tin cần thiết để tự  đánh giá và điều chỉnh hoạt động giảng dạy cho phù hợp với tình hình Giúp các nhà quản lý giáo dục nắm bắt được  tình hình thực tế để từ đó có những điều chỉnh về chủ trương, chính sách cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
  5. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI HỌC SINH Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên cung c ấp k ịp th ời  những thông tin liên hệ ngược trong giúp người h ọc t ự điều chỉnh hoạt động học Thông qua đánh giá, HS có điều kiện tiến hành các hoạt  động trí tuệ như: ghi nhớ, tái hiện, khái quát hóa, h ệ thống hóa kiến thức đã học, luyện tập kỹ năng vận dụng, phân tích, tổng hợp. Nói một cách khác, đánh giá tạo cơ hội cho HS học tập
  6. Kết quả đánh giá là thông tin ph ản hồi rất t ốt giúp HS  biết được những gì mình đã đạt được và chưa đạt được, đối chiếu với những mục tiêu học tập đã đề ra để từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập. Đánh giá giúp HS phát triển kỹ năng tự đánh giá, thói  quen học tập và nghiên cứu, lòng tự tin, tinh th ần trách nhiệm. Mặt khác nó cũng góp phần khơi dậy lòng say mê, hứng thú trong học tập của HS.
  7. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN Việc kiểm tra đánh giá học sinh giúp GV xác định mức  độ đạt hay chưa đạt của các mục tiêu dạy học đề ra Kiểm tra đánh giá kết hợp với theo dõi thường xuyên t ạo  điều kiện cho GV nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ của m ỗi học sinh trong lớp để có biện pháp giúp đỡ thích hợp, ít ra là đối với học sinh giỏi và học sinh kém, qua đó nâng cao chất lượng chung của cả lớp
  8. Kiểm tra đánh giá còn tạo điều kiện cho GV  nắm được những tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để động viên hoặc giúp đỡ kịp thời. Giúp GV phát hiện sai sót, khiếm khuyết  trong việc học của học sinh để kịp thời giúp đỡ các em.
  9. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ Khách quan và chính xác  Phải dựa trên những tiêu chuẩn khoa học từ khâu  thiết kế đề thi, tổ chức thi đến chấm thi và ra quyết định. Tránh đánh giá chủ quan theo cảm tính mang tính  áp đặt hay để cho những ý kiến cá nhân ảnh hưởng đến kết quả Phù hợp với trình độ thực tế học tập của HS.  Dựa vào mục tiêu giáo dục 
  10. Toàn diện  Phải bao hàm những nội dung đã được quy định  Không những chỉ chú trọng vào đánh giá kiến  thức của HS mà còn chú trọng đánh giá cả về mặt thái độ, tác phong về khoa học kỹ thuật. Mặc dù trong những tình huống cần thiết có thể  chỉ tập trung vào một vài mảng kiến thức hay KN nhất định, nhưng toàn bộ hệ thống đánh giá phải đảm bảo tính bao quát.
  11. Hệ thống  Việc đánh giá phải được tiến hành theo kế hoạch có  tính hệ thốn, nên được thiết kế từ trước (tốt nh ất cùng lúc với việc thiết kế chương trình dạy học). Đánh giá phải tiến hành thường xuyên và được xem như một mắt xích trong QTDH. Riêng biệt và phân biệt  Việc đánh giá phải được tiến hành với từng HS riêng  lẻ, không thể lấy việc đánh giá thành tích chung c ủa tập thể để thay thế cho việc đánh giá thành tích của từng HS. Tính phân biệt yêu cầu việc đánh giá cần phải dựa  vào đặc điểm môn học, tài liệu học để đề ra những cách thức đánh giá khác nhau.
  12. Công khai  Những tiêu chuẩn, cách thức và kết quả đánh giá  phải được thông báo công khai, rộng rãi đến tất cả HS. Phát triển  Kiểm tra – đánh giá không chỉ xác định mức độ  nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS mà thông qua đó tạo ra động lực để thúc đẩy HS tự vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt tiêu cực.
  13. CÁC HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI THEO CHỨC NĂNG Đánh giá đầu vào Đánh giá từng phần Đánh giá chẩn đoán Đánh giá tổng kết
  14. VAI TRÒ CỦA MTIÊU TRONG DH ĐỊNH HƯỚNG MỤC (ND, PP, HTTC) TIÊU DẠY TIÊU CHUẨN ĐỂ HỌC KTRA - ĐÁNH GIÁ
  15. CẤU TRÚC CỦA MỤC TIÊU DH KỸ NĂNG KIẾN THỨC MTIÊU DH THÁI ĐỘ
  16. Lĩnh vực kiến thức Đánh giá Tổng hợp Phân tích Vận dụng Hiểu Nhớ Thang nhận thức (Bloom)
  17. Nhớ  Nhăc lai chinh xac những gì đã hoc 1 cach may ́ ̣ ́ ́ ̣ ́ ́  ́ moc ̉ Hiêu  Không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó, diên đat ̃ ̣  theo ý hiểu ̣ ̣ Vân dung  Khả năng sử dụng kiến thức đã học trong  những tình huống cụ thể hay tình huống mới.
  18. BÀI TẬP CÁ NHÂN 1  Yêu cầu: Haỹ đăt cac câu hoi theo thang đanh giá ̣́ ̉ ́ ̉ cua Bloom. Nôi dung hoi: trong SGK Công nghệ ̣ ̉
  19. Bài tập nhóm 1 Phỏng vấn 1 GV về quan niệm, thái độ đối với công tác kiểm tra  đánh giá. Gợi ý: kiểm tra đánh giá là một công việc nặng nhọc nh ất của th ầy  giáo? Kiểm tra đánh giá đòi hỏi GV phải dành nhiều th ời gian nhưng bổ ích đối với GV? Những yếu tố làm cho việc kiểm tra đánh giá khó có thể khách quan, chính xác, công bằng? Thái đ ộ của HS đối với những điểm số và lời nhận xét của thầy? Kỷ niệm vui buồn về một số trường hợp đặc biệt trong kiểm tra đánh giá? SV tập lập một phiếu phỏng vấn, thu thập ý kiến, trao đổi bình  luận trong nhóm thực hành.
  20. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2