intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sản phụ khoa - Phần 2

Chia sẻ: Bui Ngoc Ngu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

268
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối Bài giảng Sản phụ khoa - Phần 1, Bài giảng Sản phụ khoa - Phần 2 sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung chính trình bày về: Nhiễm khuẩn hậu sản, u xơ tử cung, chữa ngoài tử cung, u nguyên bào nuôi, chửa trứng, nhiễm khuẩn đường sinh sản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sản phụ khoa - Phần 2

  1. 1. Tên bài: NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN (NKHS) 2. Bài giảng: lý thuyết 3. Thời gian giảng: 02 tiết 4. Địa điểm giảng bài: giảng đường 5. Mục tiêu học tập: sau khi học bài này, sinh viên phải: - Biết được một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong NKHS. - Nắm được những yếu tố thuận lợi gây NKHS. - Nêu được các hình thái nhiễm khuẩn hậu sản. - Nêu được một số biện pháp phòng ngừa NKHS. 6. Nội dung chính: NKHS là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung). 6.1 Một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp: - Có rất nhiều loại vi khuẩn gây NKHS: tụ cầu, liên cầu, E. Coli, các vi khuẩn kị thí như Clostridium, Bacteroides. - Đường lan truyền: Từ âm đạo qua cổ tử cung, qua vòi tử cung vào phúc mạc. - Qua diện rau bám gây nhiễm khuẩn máu (NKM)... - Yếu tố thuận lợi: Dinh dưỡng kém, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, ối vỡ non, ối vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài, thủ thuật bóc rau, kiểm soát tử cung, bế sản dịch... 6.2. Các hình thái NKHS: 6.2.1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn (TSM), âm hộ, âm đạo. - Nguyên nhân: vết khâu TSM không vô trùng, khâu phục hồi TSM không đúng kỹ thuật hoặc không khâu, sót gạc trong âm đạo. - Triệu chứng: + Sốt không cao + Tại chỗ vết thương: sưng, đỏ, đau, mưng mủ + Sản dịch không hôi... - Điều trị: + Chăm sóc tại chỗ: rửa bằng thuốc sát khuẩn; cắt chỉ khi có mưng mủ, đóng khố vệ sinh, gạc vô khuẩn. 6.2.2. Viêm niêm mạc tử cung: - Nguyên nhân: sót rau, sót màng, nhiễm khuẩn ối, thủ thuật kiểm soát tử cung, bóc rau nhân tạo không vô khuẩn. - Triệu chứng: + Sốt 38 - 3805 (sau đẻ vài ba ngày)), mệt mỏi, khó chịu + Sản dịch ra nhiều, hôi, lẫn máu mủ... + Cổ tử cung hé mở, tử cung co hồi chậm, ấn tử cung đau + Cấy sản dịch tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ
  2. 1. Tên bài : DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH 2. Bài giảng : lý thuyết 3. Thời gian : 2 tiết. 4. Địa điểm giảng : giảng đường. 5. Mục tiêu học tập : 5.1 Kể được tình hình dân số Việt Nam hiện nay. 5.2 Nêu được 6 đặc điểm của Việt Nam liên quan đến vấn đề dân số. 5.3 Trình bày được những ảnh hưởng của việc gia tăng dân số đối với cuộc sống. 5.4 Nói được những lợi ích của công tác KHHGĐ. 5.6 Kể được 10 quyền của khcsh hàng trong KHHGĐ. 6. Nội dung chính. DS-KHHGĐ-BVBMTE có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau, là một phần trong vấn đề SKSS. Làm tốt công tác về DS-KHHGĐ-BVBMTE là thực hiện tốt một phần về CSSKSS. 6.1 Tình hình dân số Việt Nam. 6.1.1 Dân số Việt Nam đang tăng nhanh. Đầu thập kỷ 40, dân số Việt nam chỉ có khoảng 25 triệu người, nhưng vụ đói năm 1945 đã làm cho 2 triệu người bị chết, sau đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài. Mặc dù chính sách DS-KHHGĐ đã được thực hiện ngay từ đầu những năm 1960 và có rất nhiều khó khăn nhưng dân số nước ta vẫn tăng lên rất nhanh. Theo kết quả các cuộc điều tra dân số : - 1/10/1979 dân số nước ta là 52,7 triệu người. - 1/10/1989 : 64, 4 triệu người, (tăng 11,7 triệu). - 1/10/1999 : 76.327.919 triệu người. Do thực hiện tốt các chương trình DS-KHHGĐ, tỷ lệ tăng DS từ 3,56% từ đầu những năm 60 đã giảm xuống còn 2,1% (1997); số con trung bình cho một phụ nữ ở tuổi sinh sản từ 6 con (những năm đầu thập kỷ 60) đã giảm xuốg còn 2,7 con (1992-1996) và 2,3 con (1999). 6.1.2 Cơ cấu dân số Việt Nam trẻ và đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già. Trong thập kỷ 20, Việt Nam có 30% dân số dưới 15 tuổi và 46% dân số dưới 20 tuổi. Dân số dưới 25 tuổi chiếm 58%. Chỉ có 7% số dân từ 60 tuổi trở lên. Tỷ suất chết của dân số nước ta (1996) là 8, 6% thấp hơn so với thế giới và khu vực ( thế giới là 9%, khu vực Đông Nam á là 9, 3%). Hiện nay do giảm sinh nhanh và tuổi thọ tăng, dân số nước ta bắt đầu chuyển dần sang quá trình già hoá. Tuổi trung vị sẽ tăng từ 23,2 năm 2000 lên 27,1 năm 2010. Người già từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng từ 6,3 triệu người năm 2000 lên 6,9 năm 2010. 6.1.3 Chất lượng dân số còn thấp, chưa đáp ứng yều cầu về nguồn nhân lực chất lượng hạn chế khả năng tiếp thu và sử dụng klhoa học và công nghệ hiện đại. - Chỉ số phát triển con người (HDI - human Development Index: bao gồm tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục, thu nhập thực tế trên đầu người)) thấp : 0,664 điểm năm 1998. [nguồn UBQGDS và KHHGD- Chiến lược dân số Việt nam 2000-2010)
  3. 6.1.4 Mục tiêu của công tác dân số năm 2001 - 2010 : - Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,1% để dân số cả nước không quá 88 triệu người. - Nâng tuổi thọ trung bình từ 66,4 tuổi (1998) lên 71 tuổi. - Tăng số năm đi học từ 6,2 năm (1998) lên 9 năm. - Nâng chỉ số phát triển con người (HDI) lên khoảng 0,700 đến 0,750 điểm bằng mức trung bình tiên tiến so với thế giới. - Tăng tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo lên 40 %. 6.2. Tăng dân số ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường ở Việt Nam. 6.2.1 Sáu đặc điểm của Việt Nam liên quan đến vấn đề tăng dân số. - Việt Nam đất chật, người đông : với diện tích 33.000.000 km vuông, mật độ dân cư trung bình khoảng 230 người/km2, cao gấp 6 lần mật độ dân cư trung bình của thế giới và gấp 3 lần so với Châu Âu. - Phân bố dân cư không đều : 80%số dân sống trên 29% diện tích của đất nước. Miền núi chiếm 80% diện tích toàn quốc nhưng chỉ có 20% dân số sinh sống. - Diện tích canh tác/đầu người thấp : bình quân là khoảng 0,1 ha đất canh tác cho một người, bình quân lương thực/đầu người năm 1996 là 301 kg chỉ hơn bình quân năm 1939 có 1kg là do diện tích canh tác ít nhưng dân số tăng quá nhanh, sản lượng lương thực tăng không tương xứng. - Thu nhập quốc dân cho đầu người còn thấp: chúng ta mới đạt khoảng 300 đô la Mỹ cho mỗi người/năm, là một trong những nước có thu nhập gần thấp nhất thế giới. - Việt Nam dư thừa sức lao động : ước tính đến năm 2000, Việt Nam có khoảng gần 45 triệu lao động. Trong nông nghiệp, lực lượng nông nghiệp chỉ mới được sử dụng hai phần ba hoặc thấp hơn quĩ thời gian lao động. Hàng năm có khoảng từ một triệu rưỡi đến đến hai triệu người bước vào tuổi lao động cần việc làm. Khả năng tạo việc làm còn hạn chế, số lao động dư thừa ở nông thôn tràn về thành thị kiếm việc làm đã làm xáo trộn nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến sự phát triển, trật tự đô thị. - Chất lượng môi trường sống đang bị thoái hoá nghiêm trọng: + Nguồn tài nguyên bị khai thác bừa bãi, không có kế họach, lãng phí đang làm nhanh chóng cạn kiệt nguồn tài nguyên, khoáng sản, lâm sản, nguồn dự trữ nước bị cạn kiệt do rừng bị tàn phá nghiêm trọng gây nên những lũ lụt nghiêm trọng trong thời gian vừa qua ở miền trung hoặc đồng bằng sông Cửu long đã phá hoại môi trường sống của con người. + Nền công nghiệp chưa cao nhưng đang phát triển mạnh, các hoá chất được sử dụng trong công nghiệp, trong nông nghiệp và các chất thải không được xử lý hoặc xử lý chưa tốt đã làm ô nhiễm các nguồn nước và môi trường sống. Các chất khí thải hoặc các chất thải của công nghiệp gây ô nhiễm không khí làm tăng khả năng mặc bệnh về đường hô hấp. 6.2.2 Giảm gia tăng dân số để nâng cao chất lượng cuộc sống.
  4. Với mức sinh trung bình hiện nay, mỗi năm có khoảng hơn một triệu trẻ em ra đời, đòi hỏi chi phí phúc lợi cao, cung cấp lương thực, thực phẩm nhiều hơn, trong khi đó diện tích canh tác không tăng, sản lượng lương thực, thực phẩm tăng chậm, không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội. - Hậu quả của việc tăng dân số. Dân số tăng nhưng diện tích canh tác không tăng đã làm giảm diện tích canh tác trên đầu người. Dù rằng có nhiều tiến bộ trong nông nghiệp nhưng sản lượng lương thực thực phẩm tăng không cùng pha với tỷ lệ tăng dân số. Các dịch vụ phục vụ đời sống tăng cả về khối lượng và chất lượng đòi hỏi nhà nước phải tăng chi phí phúc lợi sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế chung làm cho mức thu nhập đầu người tăng chậm hoặc không tăng, mức độ ô nhiễm môi trường tăng và chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Vì vậy việc khống chế gia tăng dân số tự nhiên là một nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên để hướng cho sự gia tăng dân số theo kế hoạch phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. 6.3 Công tác HKHGĐ. 6.3.1. Khái niệm về KHHGĐ - KHHGĐ là sự cố gắng có ý thức của một cặp (hoặc cá nhân) nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con, không chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai. Công tác Dân số, KHHGĐ ở những nước đang phát triển chủ yếu là giảm gia sự tăng dân số . 6.3.2 Lợi ích của HKHGĐ . Thực hiện tốt công tác KHHGĐ sẽ làm giảm được số sinh, giảm được tử vong mẹ do sinh nhiều và phá thai ngoài kế hoạch, giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh và trẻ em, giảm tỷ lệ vô sinh và chửa ngoài tử cung. Giải phóng phụ nữ làm nhẹ gánh nặng gia đình, có điều kiện tham gia vào các công tác xã hội, chăm sóc nuôi dưỡng con cái tốt hơn làm cho cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. 6.3.2.1 KHHGĐ là một biện pháp bảo vệ sức khoẻ. - Đối với thanh thiếu niên, KHHGĐ cung cấp cho họ thông tin về giới và giới tính, kiến thức về SKSS, giáo dục họ về vấn đề tình dục an toàn, đề phòng có thai ngoài ý muốn, phòng tránh các bệnh NKĐSS đặc biệt là các bệnh LTQĐTD bao gồm HIV/AIDS, giúp cho thanh thiếu niên có khả năng học tập, lao động, tăng chất lượng cuộc sống. - Đối với các cặp vợ chồng KHHGĐ giúp họ sinh đẻ theo kế hoạch phù hợp với hoàn cảnh của họ để có điều kiện học tập, công tác, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, giữ gìn sức khoẻ cho mẹ, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hạnh phúc gia đình. - Đối với những người từ 40 tuổi trở lên, KHHGĐ giúp họ hiểu được nếu sinh con ở lứa tuổi này sẽ tăng tỷ lệ bất thường cho trẻ em, tăng nguy cơ tử vong, bệnh lý cho cả mẹ và con. Người mẹ bị mất sức, sẽ giảm khả năng lao động, giảm tuổi thọ, giảm chất lượng sống. 6.3.2.2 KHHGĐ hướng dẫn mọi người lựa chọn tuổi sinh đẻ phù hợp.
  5. - Tuổi tốt nhất và hợp lý nhất để sinh đẻ là từ 22 đến 35 tuổi bởi vì ở lứa tuổi này người phụ nữ đã phatsa triển đầy đủ về thể chất, đã ổn định việc làm cũng như đã có những kiến thức về xã hội và trong cuộc sống gia đình. - Nếu sinh con khi người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên thì nguy cơ phải can thiệp sản khoa cao, nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn con, tỷ lệ trẻ bất thường cũng cao hơn, thai kém phát triển, nhẹ cân. Vì vậy nên kết thúc sinh con dưới 35 tuổi để người mẹ có sức khoẻ chăm sóc con cái, có thời gian học tập, công tác, đảm bảo sức khoẻ cho bà mẹ và hạnh phúc gia đình. 6.3.2.3 HKHGĐ hướng dẫn mọi người lựa chọn số con mong muốn và khoảng cách giữa các lần sinh. - Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con dù trai hay gái để đảm bảo hạnh phúc gia đình, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, phù hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam, làm giảm phát triển dân số để đến khoảng 2015 sẽ đạt mức sinh thay thế. - Khoảng cách giữa các lần sinh nên cách nhau từ 3 đến 5 năm đẻ người phụ nữ hồi phục sức khoẻ sau lần thai sản vừa qua đồng thời có điều kiện nuôi dạy con cái tố hơn. 6.4. Quyền của người sử dụng (khách) trong dịch vụ KHHGĐ. Dịch vụ KHHGĐ là loại dịch vụ sức khoẻ có tính chất dự phòng là chủ yếu vì vậy quyền của khách trong dịch vụ HKHGĐ phải được hiểu là quyền của khách trong dịch vụ sức khoẻ nói chung. Người sử dụng có 10 quyền trong dịch vụ HKHGĐ. - Khách có quyền được nhận thông tin về KHHGĐ. - Quyền được tiếp cận với dịch vụ KHHGĐ. - Quyền được lựa chọn. - Quyền được bảo đảm an toàn. - Quyền dược đảm bảo kín đáo. - Quyền được giữ bí mật. - Quyền được tôn trọng. - Quyền được cảm thấy thoải mái, dễ chịu. - Quyền được tiếp tục sử dụng. - Khách có quyền bày tỏ quan điểm của mình đối với dịch vụ mà họ nhận được. Từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển (năm 1994), khái niệm về Sức khoẻ sinh sản chính thức được phổ biến rộng rãi và làmột khái niệm rộng lớn bao trùm toàn bộ lên công tác KHHGĐ, Bảo bệ bà mẹ trẻ em và một phần dân số. Mười quyền của khách hàng về KHHGĐ đang được dử dụng rộng rãi và cũng được xem như là 10 quyền của mọi người dân về sức khoẻ sinh sản trên toàn cầu. 7. Phương pháp : dạy và học tích cực. 8. Phương pháp đánh giá : các câu hỏi và bài tập lượng giá. 9. Tài liệu học tập : - Tài liệu phát tay
  6. - Dự án Ngân hàng thế giới : Sứckhoẻ sinh sản, Modul I. - Vương Tiến Hoà, Sức khoẻ sinh sản, Nhà xuất bản y học, 2001.
  7. 1. Tên bài : DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH 2. Bài giảng : lý thuyết 3. Thời gian : 2 tiết. 4. Địa điểm giảng : giảng đường. 5. Mục tiêu học tập : 5.1 Kể được tình hình dân số Việt Nam hiện nay. 5.2 Nêu được 6 đặc điểm của Việt Nam liên quan đến vấn đề dân số. 5.3 Trình bày được những ảnh hưởng của việc gia tăng dân số đối với cuộc sống. 5.4 Nói được những lợi ích của công tác KHHGĐ. 5.6 Kể được 10 quyền của khcsh hàng trong KHHGĐ. 6. Nội dung chính. DS-KHHGĐ-BVBMTE có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau, là một phần trong vấn đề SKSS. Làm tốt công tác về DS-KHHGĐ-BVBMTE là thực hiện tốt một phần về CSSKSS. 6.1 Tình hình dân số Việt Nam. 6.1.1 Dân số Việt Nam đang tăng nhanh. Đầu thập kỷ 40, dân số Việt nam chỉ có khoảng 25 triệu người, nhưng vụ đói năm 1945 đã làm cho 2 triệu người bị chết, sau đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài. Mặc dù chính sách DS-KHHGĐ đã được thực hiện ngay từ đầu những năm 1960 và có rất nhiều khó khăn nhưng dân số nước ta vẫn tăng lên rất nhanh. Theo kết quả các cuộc điều tra dân số : - 1/10/1979 dân số nước ta là 52,7 triệu người. - 1/10/1989 : 64, 4 triệu người, (tăng 11,7 triệu). - 1/10/1999 : 76.327.919 triệu người. Do thực hiện tốt các chương trình DS-KHHGĐ, tỷ lệ tăng DS từ 3,56% từ đầu những năm 60 đã giảm xuống còn 2,1% (1997); số con trung bình cho một phụ nữ ở tuổi sinh sản từ 6 con (những năm đầu thập kỷ 60) đã giảm xuốg còn 2,7 con (1992-1996) và 2,3 con (1999). 6.1.2 Cơ cấu dân số Việt Nam trẻ và đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già. Trong thập kỷ 20, Việt Nam có 30% dân số dưới 15 tuổi và 46% dân số dưới 20 tuổi. Dân số dưới 25 tuổi chiếm 58%. Chỉ có 7% số dân từ 60 tuổi trở lên. Tỷ suất chết của dân số nước ta (1996) là 8, 6% thấp hơn so với thế giới và khu vực ( thế giới là 9%, khu vực Đông Nam á là 9, 3%). Hiện nay do giảm sinh nhanh và tuổi thọ tăng, dân số nước ta bắt đầu chuyển dần sang quá trình già hoá. Tuổi trung vị sẽ tăng từ 23,2 năm 2000 lên 27,1 năm 2010. Người già từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng từ 6,3 triệu người năm 2000 lên 6,9 năm 2010. 6.1.3 Chất lượng dân số còn thấp, chưa đáp ứng yều cầu về nguồn nhân lực chất lượng hạn chế khả năng tiếp thu và sử dụng klhoa học và công nghệ hiện đại. - Chỉ số phát triển con người (HDI - human Development Index: bao gồm tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục, thu nhập thực tế trên đầu người)) thấp : 0,664 điểm năm 1998. [nguồn UBQGDS và KHHGD- Chiến lược dân số Việt nam 2000-2010)
  8. 6.1.4 Mục tiêu của công tác dân số năm 2001 - 2010 : - Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,1% để dân số cả nước không quá 88 triệu người. - Nâng tuổi thọ trung bình từ 66,4 tuổi (1998) lên 71 tuổi. - Tăng số năm đi học từ 6,2 năm (1998) lên 9 năm. - Nâng chỉ số phát triển con người (HDI) lên khoảng 0,700 đến 0,750 điểm bằng mức trung bình tiên tiến so với thế giới. - Tăng tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo lên 40 %. 6.2. Tăng dân số ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường ở Việt Nam. 6.2.1 Sáu đặc điểm của Việt Nam liên quan đến vấn đề tăng dân số. - Việt Nam đất chật, người đông : với diện tích 33.000.000 km vuông, mật độ dân cư trung bình khoảng 230 người/km2, cao gấp 6 lần mật độ dân cư trung bình của thế giới và gấp 3 lần so với Châu Âu. - Phân bố dân cư không đều : 80%số dân sống trên 29% diện tích của đất nước. Miền núi chiếm 80% diện tích toàn quốc nhưng chỉ có 20% dân số sinh sống. - Diện tích canh tác/đầu người thấp : bình quân là khoảng 0,1 ha đất canh tác cho một người, bình quân lương thực/đầu người năm 1996 là 301 kg chỉ hơn bình quân năm 1939 có 1kg là do diện tích canh tác ít nhưng dân số tăng quá nhanh, sản lượng lương thực tăng không tương xứng. - Thu nhập quốc dân cho đầu người còn thấp: chúng ta mới đạt khoảng 300 đô la Mỹ cho mỗi người/năm, là một trong những nước có thu nhập gần thấp nhất thế giới. - Việt Nam dư thừa sức lao động : ước tính đến năm 2000, Việt Nam có khoảng gần 45 triệu lao động. Trong nông nghiệp, lực lượng nông nghiệp chỉ mới được sử dụng hai phần ba hoặc thấp hơn quĩ thời gian lao động. Hàng năm có khoảng từ một triệu rưỡi đến đến hai triệu người bước vào tuổi lao động cần việc làm. Khả năng tạo việc làm còn hạn chế, số lao động dư thừa ở nông thôn tràn về thành thị kiếm việc làm đã làm xáo trộn nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến sự phát triển, trật tự đô thị. - Chất lượng môi trường sống đang bị thoái hoá nghiêm trọng: + Nguồn tài nguyên bị khai thác bừa bãi, không có kế họach, lãng phí đang làm nhanh chóng cạn kiệt nguồn tài nguyên, khoáng sản, lâm sản, nguồn dự trữ nước bị cạn kiệt do rừng bị tàn phá nghiêm trọng gây nên những lũ lụt nghiêm trọng trong thời gian vừa qua ở miền trung hoặc đồng bằng sông Cửu long đã phá hoại môi trường sống của con người. + Nền công nghiệp chưa cao nhưng đang phát triển mạnh, các hoá chất được sử dụng trong công nghiệp, trong nông nghiệp và các chất thải không được xử lý hoặc xử lý chưa tốt đã làm ô nhiễm các nguồn nước và môi trường sống. Các chất khí thải hoặc các chất thải của công nghiệp gây ô nhiễm không khí làm tăng khả năng mặc bệnh về đường hô hấp. 6.2.2 Giảm gia tăng dân số để nâng cao chất lượng cuộc sống.
  9. Với mức sinh trung bình hiện nay, mỗi năm có khoảng hơn một triệu trẻ em ra đời, đòi hỏi chi phí phúc lợi cao, cung cấp lương thực, thực phẩm nhiều hơn, trong khi đó diện tích canh tác không tăng, sản lượng lương thực, thực phẩm tăng chậm, không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội. - Hậu quả của việc tăng dân số. Dân số tăng nhưng diện tích canh tác không tăng đã làm giảm diện tích canh tác trên đầu người. Dù rằng có nhiều tiến bộ trong nông nghiệp nhưng sản lượng lương thực thực phẩm tăng không cùng pha với tỷ lệ tăng dân số. Các dịch vụ phục vụ đời sống tăng cả về khối lượng và chất lượng đòi hỏi nhà nước phải tăng chi phí phúc lợi sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế chung làm cho mức thu nhập đầu người tăng chậm hoặc không tăng, mức độ ô nhiễm môi trường tăng và chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Vì vậy việc khống chế gia tăng dân số tự nhiên là một nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên để hướng cho sự gia tăng dân số theo kế hoạch phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. 6.3 Công tác HKHGĐ. 6.3.1. Khái niệm về KHHGĐ - KHHGĐ là sự cố gắng có ý thức của một cặp (hoặc cá nhân) nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con, không chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai. Công tác Dân số, KHHGĐ ở những nước đang phát triển chủ yếu là giảm gia sự tăng dân số . 6.3.2 Lợi ích của HKHGĐ . Thực hiện tốt công tác KHHGĐ sẽ làm giảm được số sinh, giảm được tử vong mẹ do sinh nhiều và phá thai ngoài kế hoạch, giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh và trẻ em, giảm tỷ lệ vô sinh và chửa ngoài tử cung. Giải phóng phụ nữ làm nhẹ gánh nặng gia đình, có điều kiện tham gia vào các công tác xã hội, chăm sóc nuôi dưỡng con cái tốt hơn làm cho cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. 6.3.2.1 KHHGĐ là một biện pháp bảo vệ sức khoẻ. - Đối với thanh thiếu niên, KHHGĐ cung cấp cho họ thông tin về giới và giới tính, kiến thức về SKSS, giáo dục họ về vấn đề tình dục an toàn, đề phòng có thai ngoài ý muốn, phòng tránh các bệnh NKĐSS đặc biệt là các bệnh LTQĐTD bao gồm HIV/AIDS, giúp cho thanh thiếu niên có khả năng học tập, lao động, tăng chất lượng cuộc sống. - Đối với các cặp vợ chồng KHHGĐ giúp họ sinh đẻ theo kế hoạch phù hợp với hoàn cảnh của họ để có điều kiện học tập, công tác, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, giữ gìn sức khoẻ cho mẹ, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hạnh phúc gia đình. - Đối với những người từ 40 tuổi trở lên, KHHGĐ giúp họ hiểu được nếu sinh con ở lứa tuổi này sẽ tăng tỷ lệ bất thường cho trẻ em, tăng nguy cơ tử vong, bệnh lý cho cả mẹ và con. Người mẹ bị mất sức, sẽ giảm khả năng lao động, giảm tuổi thọ, giảm chất lượng sống. 6.3.2.2 KHHGĐ hướng dẫn mọi người lựa chọn tuổi sinh đẻ phù hợp.
  10. - Tuổi tốt nhất và hợp lý nhất để sinh đẻ là từ 22 đến 35 tuổi bởi vì ở lứa tuổi này người phụ nữ đã phatsa triển đầy đủ về thể chất, đã ổn định việc làm cũng như đã có những kiến thức về xã hội và trong cuộc sống gia đình. - Nếu sinh con khi người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên thì nguy cơ phải can thiệp sản khoa cao, nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn con, tỷ lệ trẻ bất thường cũng cao hơn, thai kém phát triển, nhẹ cân. Vì vậy nên kết thúc sinh con dưới 35 tuổi để người mẹ có sức khoẻ chăm sóc con cái, có thời gian học tập, công tác, đảm bảo sức khoẻ cho bà mẹ và hạnh phúc gia đình. 6.3.2.3 HKHGĐ hướng dẫn mọi người lựa chọn số con mong muốn và khoảng cách giữa các lần sinh. - Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con dù trai hay gái để đảm bảo hạnh phúc gia đình, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, phù hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam, làm giảm phát triển dân số để đến khoảng 2015 sẽ đạt mức sinh thay thế. - Khoảng cách giữa các lần sinh nên cách nhau từ 3 đến 5 năm đẻ người phụ nữ hồi phục sức khoẻ sau lần thai sản vừa qua đồng thời có điều kiện nuôi dạy con cái tố hơn. 6.4. Quyền của người sử dụng (khách) trong dịch vụ KHHGĐ. Dịch vụ KHHGĐ là loại dịch vụ sức khoẻ có tính chất dự phòng là chủ yếu vì vậy quyền của khách trong dịch vụ HKHGĐ phải được hiểu là quyền của khách trong dịch vụ sức khoẻ nói chung. Người sử dụng có 10 quyền trong dịch vụ HKHGĐ. - Khách có quyền được nhận thông tin về KHHGĐ. - Quyền được tiếp cận với dịch vụ KHHGĐ. - Quyền được lựa chọn. - Quyền được bảo đảm an toàn. - Quyền dược đảm bảo kín đáo. - Quyền được giữ bí mật. - Quyền được tôn trọng. - Quyền được cảm thấy thoải mái, dễ chịu. - Quyền được tiếp tục sử dụng. - Khách có quyền bày tỏ quan điểm của mình đối với dịch vụ mà họ nhận được. Từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển (năm 1994), khái niệm về Sức khoẻ sinh sản chính thức được phổ biến rộng rãi và làmột khái niệm rộng lớn bao trùm toàn bộ lên công tác KHHGĐ, Bảo bệ bà mẹ trẻ em và một phần dân số. Mười quyền của khách hàng về KHHGĐ đang được dử dụng rộng rãi và cũng được xem như là 10 quyền của mọi người dân về sức khoẻ sinh sản trên toàn cầu. 7. Phương pháp : dạy và học tích cực. 8. Phương pháp đánh giá : các câu hỏi và bài tập lượng giá. 9. Tài liệu học tập : - Tài liệu phát tay
  11. - Dự án Ngân hàng thế giới : Sứckhoẻ sinh sản, Modul I. - Vương Tiến Hoà, Sức khoẻ sinh sản, Nhà xuất bản y học, 2001.
  12. 1. Tên bài: ĐẺ KHÓ CƠ GIỚI 2. Bài giảng: lý thuyết 3. Thời gian giảng: 02 tiết 4. Địa điểm giảng bài: giảng đường 5. Mục tiêu học tập: sau khi học bài này, sinh viên phải: - Nắm được các nguyên nhân gây nên đẻ khó cơ giới. - Cách thăm khám lâm sàng phát hiện đẻ khó cơ giới. - Biết được các thăm dò phi lâm sàng để chẩn đoán đẻ khó cơ giới. - Nắm chắc được cách làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm trong đẻ khó cơ giới. - Biết cách phát hiện và quản lý thai nghén tốt các trường hợp đẻ khó do cơ giới. 6. Nội dung chính - Các nguyên nhân đẻ khó cơ giới có thể là: còi xương thời thơ ấu, chấn thương khung chậu do tai nạn hay biến dạng do nghề nghiệp hay dinh dưỡng. - Thăm khám lâm sàng phát hiện đẻ khó cơ giới: + Đo chiều cao mẹ: nếu mẹ thấp bé thì khung chậu hẹp. + Đo các đường kính ngoài của khung chậu (đại khung): . Lưỡng gai ≥ 22,5 cm . Lưỡng mào ≥ 25,5 cm . Lưỡng mấu ≥ 27,5 cm . Trước sau (Baudelocque) ≥ 17,5 cm . Đo trám (Michaelis) xem khung chậu có méo không + Đo các đường kính của tiểu khung (khung chậu nhỏ) . Quan trọng nhất là đường kính eo trên và cũng có một đường kính quan trọng nhất là : Trước - sau hay nhô - hậu vệ ≥ 10,5 cm. Nếu nhô - hậu vệ < 8,5 cm là khung chậu hẹp. Eo dưới có một đường kính ngang là lưỡng ụ ngồi ≥ 11 cm. Nếu eo trên hẹp thai không lọt được, còn eo dưới hẹp thai không sổ được. - Phi lâm sàng phát hiện khung chậu không bình thường có thể làm siêu âm, nhưng đặc biệt là chụp Télé khung chậu, đặc biệt là chụp eo trên với một mặt phẳng có chia ô từng cm2 một. - Đứng trước một trường hợp đẻ khó cơ giới mà nghi ngờ có bất tương xứng thai và khung chậu mà ngôi là ngôi chỏm. Người ta làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm. Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm phải làm ở nơi có điều kiện phẫu thuật để có thể mổ lấy thai được khi nghiệm pháp lọt thất bại, phải có chuyển dạ thực sự nghĩa là cổ tử cung phải mở trên 4 cm trở lên. Trong quá trình làm nghiệm pháp có thể dùng thuốc tăng co tử cung hoặc giảm co để điều chỉnh xoá mở cổ tử cung và thuốc làm mềm cổ tử cung.
  13. Sau nghiệm pháp lọt ngôi chỏm phải phân tích tỉ mỉ và rút kinh nghiệm vì sao thành công hoặc thất bại. - Thăm khám quản lý thai nghén tốt để phát hiện sớm các trường hợp đẻ khó cơ giới và tư vấn cho sản phụ. Hạn chế các tai biến do đẻ khó cơ giới gây ra cho mẹ và thai nhi. 7. Phương pháp giảng dạy: - Thảo luận, lên lớp ở giảng đường; tranh minh hoạ và tình huống; mô hình học tập. 8. Phương pháp lượng giá: QCM 9. Tài liệu học tập: - Sách giáo khoa, tài liệu phát tay (dự án Hà Lan), các mô hình và thao tác trên mô hình 1. Tên bài: ĐẺ KHÓ DO CƠN CO TỬ CUNG 2. Bài giảng: Lý thuyết 3. Thời gian giảng: 01 tiết 4. Địa điểm giảng bài: giảng đường Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: 1. Trình bày được các phương pháp đánh giá cơn co tử cung. 2. Nêu được các đặc điểm cơn co tử cung trong chuyển dạ 3. Trình bày được nguyên nhân, hậu quả, thái độ xử trí cơn co tử cung tăng trong chuyển dạ 4. Trình bày được nguyên nhân, hậu quả thái độ xử trí cơn co tử cung giảm trong chuyển dạ. Nội dung chính: 1. Mở đầu: cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ. - Tác dụng của cơn co tử cung làm thay đổi về phía mẹ, phía thai, phần phụ của thai, đẩy thai nhi từ buồng tử cung ra ngoài. - Một cuộc chuyển dạ tiến triển bình thường thì cơn co tử cung phải bình thường, nhịp nhàng, không quá mạnh không quá yếu. Cơn co tử cung bất thường khi cơn co quá mau, mạnh, hay trương lực cơ bản tăng, hoặc cơn co tử cung quá thưa, quá yếu. 2. Các phương pháp đánh giá cơn co tử cung: - Qua cơn đau của sản phụ : trong cơn đau tử cung co bóp mạnh gây đau. Cách đánh giá này không chính xác vì cơn co bắt đầu trước cơn đau và còn kéo dài thêm khi hết cơn đau. Mặt khác tình trạng đau còn phụ thuộc vào tình trạng tâm lý của từng sản phụ.
  14. - Đánh giá bằng tay: đặt lòng bàn tay lên bụng sản phụ và theo dõi độ dài của mỗi cơn co, khoảng cách giữa 2 cơn co. Phương pháp này cũng không chính xác, phụ thuộc vào chủ quan người đo và không đánh giá được chính xác cường độ của cơn co tử cung. Có thể áp dụng được ở mọi tuyến điều trị, bước đầu đánh giá cơn co. - Đo cơn co tử cung bằng máy Monitoring sản khoa: giúp ta đánh giá chính xác cường độ của mỗi cơn co, tần số cơn co, trương lực của tử cung qua từng giai đoạn của cuộc chuyển dạ và còn theo dõi được tim thai thay đổi khi có cơn co tử cung để phát hiện sớm suy thai. - Phương pháp ghi cơn co ngoài tử cung không đo được chính xác áp lực của cơ tử cung ở từng phần và áp lực buồng ối. - Phương pháp ghi trong: đặt một catheter mềm vào trong buồng ối qua cổ tử cung hoặc qua thành bụng của người mẹ để đo áp lực trong buồng ối, trương lực cơ bản cơ tử cung, tần số, cường độ cơn co tử cung. Nhược điểm của phương pháp này là cũng không xác định được áp lực riêng từng phần cơ tử cung và đặt lâu trong tử cung cũng gây nhiễm trùng ối, kỹ thuật đặt phức tạp nên ít sử dụng. Chỉ sử dụng trong trường hợp tử cung có sẹo mổ cũ, ối vỡ sớm. - Đặt các vi bóng (Microballons) vào trong cơ tử cung ở các vị trí khác nhau của cơ tử cung (sừng, đáy, thân, đoạn dưới tử cung qua thành bụng để ghi áp lực cơn co ở các vùng khác nhau của tử cung, xác định được điểm xuất phát của cơn co tử cung, thay đổi áp lực cơn co và sự lan truyền của cơn co tử cung. 3. Đặc điểm cơn co tử cung: 3.1. Cơn co tử cung bình thường Áp lực cơn co tử cung tính bằng mmHg hoặc bằng Kilo Pascal(KPa) (1mmHg = 0,133 KPa). Đơn vị Montevideo (UM) bằng tính của biên độ cơn co trung bình nhân với tần số cơn co (số cơn co trong 10 phút). Trong 30 tuần đầu của thai nghén, tử cung không có cơn co, từ 30-37 tuần các cơn co tử cung có thể nhiều hơn, đạt tới 50 UM. Lúc bắt đầu chuyển dạ , cơn co tử cung 120 UM, tăng dần 250 UM lúc sổ thai Một, hai tuần lễ trước khi chuyển dạ, tử cung có cơn co nhẹ, mau hơn trước, áp lực từ 10 - 15 mmHg gọi là các cơn co Hicks không gây đau. . Cường độ cơn co tủ cung là số đo ở thời điểm áp lực tử cung cao nhất của mỗi cơn co .Trương lực cơ bản của cơ tử cung: 5 - 15 mmHg . Hiệu lực cơn co tử cung = cường độ cơn co tử cung trừ đi trương lực cơ bản. . Độ dài của cơn co tử cung tính từ thời điểm tử cung bắt đầu co bóp đến khi hết cơn co, đơn vị tính = giây. . Tần số cơn co tử cung tăng dần lên về tần số và cường độ trong quá trình chuyển dạ. . Điểm xuất phát của mỗi cơn co nằm ở 1 trong 2 sừng tử cung, ở người thường là sừng bên phải. Cơn co tử cung gây đau khi áp lực 25-30 mmHg.
  15. Cơn co tử cung có tính chất 3 giảm. Cơn co tử cung từ buồng tử cung lan toả ra đáy và thân đến đoạn dưới và cổ tử cung. Thời gian co bóp của cơ tử cung giảm dần từ trên xuống dưới, áp lực cơn co tử cung giảm dần đi từ trên xuống dưới. Cơn co tử cung trong chuyển dạ: - Cơn co xuất hiện một cách tự nhiên, ngoài ý muốn của sản phụ. Điểm xuất phát của cơn co nằm ở một trong 2 sừng của tử cung. Thông thường chỉ có một điểm xuất phát hoạt động và khống chể điểm kia. Tất cả các cơn co đều xuất phát từ một điểm. Cơn co hay xuất phát từ sừng phải tử cung lan sang trái, tốc độ lan truyền 2-3cm/s - Cơn co có tính chất chu kỳ và đều đặn. Cơn co mau dần lên, thời gian cơn co dài dần ra, cường độ cũng tăng dần. - Cơn co tử cung gây đau. Ngưỡng đau tuỳ thuộc từng sản phụ. Khi áp lực cơn co đạt đến 25-30 mmHg, sản phụ cảm thấy đau. Cơn co tử cung càng mau, càng mạnh, thời gian co dài thì càng đau nhiều hơn. Khi có tình trạng lo lắng sợ sệt, cảm giác đau càng tăng. - Cơn co tử cung có tính chất 3 giảm: áp lực giảm dần từ trên xuống dưới, tốc độ lan toả xuống phần cơ theo qui luật 3 giảm, cao nhất ở sừng tử cung, khi đến lỗ ngoài cổ tử cung áp lực bằng không , co bóp của cơ tử cung cũng giảm dần, ở thân tử cung co bóp dài hơn ở đoạn dưới và ở đoạn dưới co bóp dài hơn ở cổ tử cung, áp lực giảm từ trên xuống dưới, cường dọ ở trên cao hơn ở dưới. Khi bắt đầu chuyển dạ CTC Khi cổ tử cung mở hết 2cm Thời gian (giây) 15-20 30-40 Cường độ (mmHg) 30-35 50-55 ; 60-70 Tần số (cơn co/10 phút) 3 4-5-6 Hoạt độ (Montevideo) 85-120 235-250 Trương lực cơ tử cung 8 mmHg 10-12 mmHg 4. Bất thường cơn co: .4.1. Cơn co tử cung tăng: 4.1.1. Tăng cường độ cơn co tử cung: Thời gian cơn co dài hơn, biên độ cơn co mạnh hơn, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn hơn bình thường, nghĩa là cơn co quá dài, quá mạnh, quá mau. - Nguyên nhân: + Nguyên nhân thường gặp là những nguyễn nhân gây đẻ khó cơ giới thuộc về người mẹ như khung chậu bất thường, u tiền đạo. Thuộc về thai như thai to toàn bộ, các ngôi bất thường, thai dị dạng, đa thai.
  16. + Một số trường hợp do sử dụng thuốc tăng co bóp tử cung trong trường hợp tử cung có nhân xơ, dị dạng, tử cung kém phát triển. + Do thần kinh, tâm lý, sản phụ hay lo lắng, sợ sệt. Thường tăng cường độ cơn co kèm theo tăng trương lực cơ tử cung. - Hậu quả: có nhiều hậu quả xấu cho cả mẹ và thai. Tăng cơn co có thể làm cổ tử cung mở chậm, nguy nhiểm nhất là gây doạ vỡ tử cung hoặc vỡ tử cung, đe doạ đến tính mạng cả mẹ và thai. Đối với thai, giảm sút tuần hoàn tử cung rau đưa đến tình trạng suy thai, hoặc chết thai. Sau đẻ trong trường hợp tăng co dễ bị đờ tử cung. - Thái độ xử trí: + Nếu nguyên nhân cơ học, cách xử trí là mổ lấy thai, trong lúc chờ đợi mổ cần cho thuốc giảm co, đồng thời hồi sức thai bằng cho mẹ thở oxy, truyền huyết thanh ngọt 20%. + Nếu dùng thuốc tăng co quá liều, phải xem xét lại một cách kỹ lưỡng về chỉ định và liều lượng của thuốc. + Nếu rối loạn do điểm xuất phát của cơn co thì phải dùng các thuốc giảm co, cắt cơn co, sau đó điều chỉnh lại cơn co. Nếu không điều chỉnh được, có dấu hiệu xấu cho cả mẹ và thai thì bắt buộc phải mổ lấy thai khi không đủ điều kiện lấy thai qua đường âm đạo. 4.1.2. Tăng trương lực cơ tử cung Trong chuyển dạ cổ tử cung mở 2 cm, trương lực cơ bản là 8 mmHg. Khi cổ tử cung mở hết, trương lực cơ bản là 10 mmHg, khi rặn đẻ là 12 mmHg. Nếu trương lực cơ bản tăng sẽ khó phân biệt tử cung lúc co, lúc nghỉ, làm hiệu lực cơn co giảm. Nếu trương lực tử cung bằng cường độ cơn co thì tử cung co cứng, có thể nguy hiểm cho thai. - Nguyên nhân: + Chuyển dạ lâu và các hình thái rau bong non. + Tử cung kém phát triển, tử cung dị dạng, tử cung ở người con so lớn tuổi, hoặc sản phụ dễ bị kích thích, sợ sệt. - Hậu quả: tử cung co cứng, cổ tử cung thắt lại, mở chậm làm cho cuộc chuyển dạ kéo dài. Tăng trương lực kết hợp với tăng co bóp tử cung làm giảm sút tuần hoàn tử cung rau, dẫn đến suy thai hoặc chết thai. - Thái độ xử trí: + Động viên sản phụ yên tâm. + Giảm co để làm giảm trương lực cơ, giúp cho cổ tử cung mở nhanh, cuộc chuyển dạ sẽ tiến triển bình thường. Nếu không điều chỉnh được mà suy thai thì phải mổ lấy thai không đủ điều kiện lấy thai qua đường âm đạo. + Rau bong non xử trí tuỳ các thể nặng dù thai chết vẫn phải mổ lấy thai. 4.2. Cơn co tử cung giảm: Cơn co tử cung giảm thể hiện thời gian của mỗi cơn co ngắn, khoảng cách giữa hai cơn co thưa và yếu. Giảm cơn co có thể kèm theo giảm trương lực.
  17. 4.2.1. Nguyên nhân: - Các bệnh toàn thân của mẹ như bệnh tim, thiếu máu, lao phổi làm cho thể trạng người mẹ bị suy yếu. - Con dạ, đẻ nhiều lần, chuyển dạ kéo dài, ối vỡ non, vỡ sớm, nhiễm khuẩn ối - Tử cung bị quá căng trong đa ối, đa thai, tử cung có nhân xơ. 4.2.2. Hậu quả: - Trong giai đoạn chuyển dạ xoá mở cổ tử cung cơn co thưa yếu làm cho cổ tử cung mở chậm, do đó cuộc chuyển dạ kéo dài. Nếu ối vỡ sớm dễ bị nhiễm khuẩn ối và suy thai. - Trong giai đoạn sổ thai, cơn co yếu làm thai không sổ được, do đó phải can thiệp bằng một số thủ thuật như forxep hay giác hút để lấy thai ra, vì thế có thể gây sang chấn cho mẹ và con. - Trong giai đoạn sổ rau, nếu cơn co thưa yếu có thể đưa đến tình trạng đờ tử cung gây chảy máu, đe doạ tính mạng mẹ vì vậy phải theo dõi sớm để xử trí kịp thời. 4.2.3. Thái độ xử trí: - Sau khi đã loại trừ các nguyên nhân đẻ khó khác, nếu ối vỡ sớm cơn co thưa yếu cho thuốc tăng co bóp tử cung: oxytocin tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch. Điều chỉnh lượng thuốc truyền theo cơn co tử cung.- Đa ối cần tia ối cho tử cung đỡ căng làm cơn co tử cung tăng lên, nếu vẫn yếu, cho thuốc tăng co. Nếu ối vỡ trên 6 giờ phải cho kháng sinh toàn thân phòng nhiễm khuẩn. - Trong giai đoạn sổ thai, nếu cơn co yếu, thưa nên cho tăng co, kết hợp với sức rặn yếu của sản phụ, thì có thể dùng forxep hay giác hút lấy thai ra. - Trong giai đoạn sổ rau, nếu cơn co tử cung thưa yếu hay người con dạ đẻ nhiều lần, tử cung quá căng dãn trong đa ối, đa thai cần đề phòng đờ tử cung bằng truyền oxytocin nhỏ giọt tĩnh mạch cho đến sau khi sổ rau 2 giờ. Sau sổ rau nếu chắc chắn buồng tử cung sạch cho ecgotamin tiêm bắp. Sau kiểm soát tử cung, tiêm trực tiếp oxytocin vào cơ tử cung. - Khi sử dụng thuốc tăng co phải đúng chỉ định, đúng kỹ thuật, phải lập bảng theo dõi sát về mẹ và thai để có thái độ xử trí kịp thời khi có biến cố. Khi thai ra vẫn phải tiếp tục truyền oxytocin đến khi tử cung co tốt, tạo được khối an toàn sau đẻ. Phương pháp dạy học: Dạy học tích cực Thuyết trình, có hình minh hoạ Lượng giá cuối bài: Hỏi - đáp, phản hồi bám sát mục tiêu học tập Tài liệu dạy học: tài liệu phát tay Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn phụ sản 1978. “Sản phụ khoa ”Nhà xuất bản Yhọc; 245-248 2. Bộ môn phụ sản 2001. “Bài giảng Sản phụ khoa”. nhà xuất bản Y học; 84-96. 3. Bộ Y tế. 2003
  18. “ Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản” Phần II- làm mẹ an toàn; 54- 85. 4. Phan trường Duyệt. 2003 “ Hướng dẫn thực hành thăm dò về sản khoa ”; cơn co tử cung: 144-149
  19. 1. Tên bài: SONG THAI 2. Bài giảng: lý thuyết 3. Thời gian giảng: 02 tiết 4. Địa điểm giảng bài: giảng đường 5. Mục tiêu học tập: sau khi học bài này, sinh viên phải: 5.1. Nêu được cách phân loại song thai 5.2. Nêu được phương pháp chẩn đoán song thai 5.3. Nêu được các bệnh lý của song thai 5.4. Nêu được cách chẩn đoán và theo dõi hội chứng truyền máu trong song thai và thai chết lưu trong song thai. 5.5. Nêu được đặc điểm chuyển dạ của song thai 5.6. Nêu được cách đỡ đẻ song thai. 6. Nội dung chính: 6.1. Định nghĩa song thai Song thai là trường hợp đặc biệt của thai nghén và đều được cho đó là thai nghén có nguy cơ cao vì tỷ lệ bệnh tật và tử vong mẹ và sơ sinh cao hơn gấp 2 - 3 lần so với chửa một thai. Những bệnh lý chung giống như chửa một thai như thai chậm phát triển trong tử cung, đa ối trong song thai còn có thể gặp một số bệnh lý đặc biệt như tỷ lệ đẻ non cao hơn và đặc biệt là tỷ lệ nhiễm độc thai nghén cao hơn chửa một thai. Tỷ lệ song thai chỉ chiếm khoảng 1% trong thai nghén song do tính chất đặc biệt của thai nghén cũng như nguy cơ của nó cho nên việc chẩn đoán trước sinh đóng vai trò quan trọng trong theo dõi và tiên lượng trong song thai đặc biệt là chẩn đoán phân loại song thai. 6.2. Phân loại song thai (còn gọi là tinh chất rau thai và tinh chất giao tử) dựa vào loại giao tử người ta phân ra thành các loại song thai sau đây: 6.2.1. Song thai 2 noãn Đây là loại song thai mà nó tương ứng với 2 noãn thụ tinh với 2 tinh trùng riêng và đó là loại song thai mà 2 thai riêng nằm trong một buồng tử cung (đây được gọi là song thai thật sự) và là loại song thai 2 buồng ối và 2 bánh rau. Nó chiếm 2/3 số lượng song thai hay tỷ lệ chung là 6 - 7/1000 số đẻ. 6.2.2. Song thai 1 noãn Đây là loại song thai mà một tinh trùng thụ tinh với 1 noãn nhưng lại chia làm 2 thai (người ta gọi là giả song thai), tuỳ thuộc vào thời gian phân chia thành 2 thai của phôi người ta chia ra thành các loại song thai khác nhau, nó chiếm 1/3 số lượng song thai và với tỷ lệ chung là 3 - 5/1000 số đẻ. - Song thai 1 noãn: 2 buông ối, 2 bánh rau. Đây là loại song thai một noãn nhưng sự phân chia của phôi xảy ra rất sớm vào khoảng ngày thứ 3 sau khi thụ tinh, loại song thai này có tiến triển tương tự như loại song thai 2 noãn (2 bánh rau, 2 buồng ối), tỷ lệ chiếm 24 - 27% số song thai một noãn.
  20. - Song thai 1 noãn: 1 bánh rau và 2 buồng ối Đây là loại song thai mà sự phân chia của phôi xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 sau khi thụ tinh và nó có tỷ lệ khá cao ≈ 70% só song thai 1 noãn, đây là loại song thai cần phải chú ý vì có rất nhiều biến chứng của thai nghén (đối với mẹ và con) xảy ra vào loại này. - Song thai 1 noãn: một bánh rau và một buồng ối. Đây là loại song thai mà sự phân chia của phôi được xảy ra vào khoảng thời gian từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 sau khi thụ tinh, nó chiếm khoảng 2% số song thai 1 noãn. - Một số loại song thai dính nhau: đây là những trường hợp song thai đặc biệt mà sự phân chia của phôi xảy ra muộn sau ngày thư 13 sau khi thụ tinh và nó chiếm khoảng 1% số song thai 1 noãn. Nhưng trường hợp đặc biệt đó là song thai dính đầu, dính ngực, dính bụng hay đặc biệt hơn là thai trong thai. 6.3. Chẩn đoán song thai Như đã trình bày ở trên, chẩn đoán phân loại song thai là rất quan trọng và việc chẩn đoán phân loại được làm vào 3 tháng đầu và phải sử dụng siêu âm hay nói một cách khác chỉ có siêu âm mới có khả năng chẩn đoán phân loại được song thai, còn lại sau dẻ cũng làm được nhưng đó là chẩn đoán hồi cứu, cho nên trong bài này chúng tôi đề cập một cách khá kỹ càng về siêu âm chẩn đoán phân loại song thai. 6.3.1. Siêu âm chẩn đoán song thai trong 3 tháng đầu: sử dụng siêu âm đặc biệt là siêu âm đầu dò âm đạo chúng ta có thể chẩn đoán được song thai khá sớm vào khoảng 7 tuần và người ta đều thừa nhận thời điểm để chẩn đoán tốt nhất là vào tuổi thai từ 7 - 12 tuần và tối đa là 14 tuần, còn sau 14 tuần trở lên thì chẩn đoán rất khó khăn. - Chẩn đoán - siêu âm có thể được làm rất sớm bằng siêu âm qua đường âm đạo: + Thai 5 tuần: trong trường hợp song thai 2 noãn với 2 túi thai riêng biệt, qua siêu âm chúng ta có thể thấy rõ 2 túi thai. + Thai 6 tuần: chúng ta có thể nhìn thấy song thai 1 noãn với sự xuất hiện của 2 túi noãn hoàng riêng. + Thai 7 tuần: chúng ta nhìn thấy rõ 2 phôi riêng với hai hình ảnh hoạt động của tim thai. - Sau 7 tuần hay từ 8 - 14 tuần: lúc này siêu âm qua đường bụng chúng ta có khả năng chẩn đoán loại phôi và loại rau thai hay nói một cách khác phân loại song thai. + Trên siêu âm khi chúng ta nhìn thấy 2 túi thai riêng, 2 bánh rau riêng thì đó là song thai 2 buồng ối, 2 bánh rau hay song thai 2 noãn. + Trên siêu âm chúng ta nhìn thấy 1 bánh rau, 2 buồng ối và thấy dấu hiệu Lambda (có nghĩa là chỗ tiếp giáp giữa 2 buồng ối có hình ảnh giống chữ Lambda (λ ) trong tiếng Hy Lạp) thì ta chẩn đoán là song thai 2 buồng ối, 1 bánh rau nhưng là song thai 2 noãn (vì 2 bánh rau nằm sát nhau). + Trên siêu âm chúng ta nhìn thấy 1 bánh rau, 2 buồng ối mà vách ngăn 2 buồng ối mỏng, không thấy dấu hiệu Lambda. Đó là song thai 1 bánh rau, 2 buồng ối và là song thai 1 noãn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2