intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sức khỏe môi trường: Chương 1 - ThS. Trần Thị Tuyết Hạnh

Chia sẻ: Hgfch Hgfch | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:53

514
lượt xem
105
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Nhập môn Sức khỏe môi trường nằm trong bài giảng sức khỏe môi trường nhằm trình bày về khái niệm cơ bản về sức khỏe môi trường, trình bày được những mối đe doạ của môi trường đến sức khoẻ con người và trình bày được những vấn đề cấp bách về sức khoẻ môi trường ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sức khỏe môi trường: Chương 1 - ThS. Trần Thị Tuyết Hạnh

  1. Nhập môn Sức khỏe môi trường Ths. Trần Thị Tuyết Hạnh Bộ môn Sức khoẻ môi trường Email: tth2@hsph.edu.vn
  2. Mục tiêu bài học 1. Nêu được khái niệm cơ bản về sức khoẻ môi trường 2. Trình bày được những mối đe doạ của môi trường đến sức khoẻ con người 3. Trình bày được những vấn đề cấp bách về sức khoẻ môi trường ở Việt Nam
  3. Định nghĩa Môi trường & Sức khỏe  Theo anh/chị, môi trường là gì? Sức khỏe là gì? SKMT là gì?
  4. Định nghĩa Môi trường & Sức khỏe  Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngươì, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh thái (Luật BVMT Việt nam, 2005)  Sức khỏe (Tổ chức Y tế thế giới): Trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là vô bệnh, vô tật
  5. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT (Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005)
  6. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(tiếp)  Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác  Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
  7. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(tiếp)  Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường  Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường
  8. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(tiếp)  Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật  Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng  Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
  9. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(tiếp)  Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác  Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.  Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
  10. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(tiếp)  Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.  Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.
  11. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(Tiếp)  Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
  12. Một số thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành SKMT(Tiếp)  Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.  Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao quanh bề mặt trái đất nóng lên.
  13. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới sức khỏe con người  Yếu tố di truyền  Dịch vụ y tế  Lối sống  Môi trường  Ô nhiễm không khí, thiếu nước sạch và công trình vệ sinh, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, hút thuốc lá thụ động, chấn thương giao thông v.v.  Ước tính 24% bệnh tật và 23% số ca tử vong trên thế giới có căn nguyên từ môi trường (WHO 2006)  85/102 loại bệnh được thống kê ở báo cáo “Sức khỏe toàn cầu của WHO” là các bệnh có căn nguyên từ môi trường
  14. Thế giới đang phải đối mặt với vấn đề gì mà bạn cho là nghiêm trọng nhất? (n = 1000 người; nguồn TNS Canadian facts 2007)
  15. Tôi nghĩ rằng vấn đề này hết sức nghiêm trọng 9-10/10 điểm (n = 1000 người; nguồn TNS Canadian facts 2007) % cho rằng vấn đề rất nghiêm trọng
  16. Các yếu tố môi trường Môi trường Xã hội Môi trường Môi trường Sinh học Hoá học Môi trường Lý học
  17. Sức khỏe môi trường là gì?  Sức khỏe môi trường là những khía cạnh về sức khỏe con người, bao gồm cả chất lượng cuộc sống, được xác định bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và các yếu tố tâm lý trong môi trường (Chiến lược SKMT Quốc gia Ôxtraylia -99).
  18. Sức khỏe môi trường là gì? Sức khỏe Sức khỏe môi trường Môi trường  Nghiên cứu những yếu tố nguy cơ trong môi trường và những ảnh hưởng của chúng lên sức khỏe con người  Ứng dụng các phương pháp hiệu quả để bảo vệ con người khỏi những yếu tố nguy cơ từ môi trường
  19. 3 làn sóng về SKMT trên thế giới  Khủng hoảng SKMT ở châu Âu, thế kỷ 19: thực phẩm ô nhiễm, nước ô nhiễm. Cách mạng công nghiệp gây ô nhiễm không khí.  Giữa thế kỷ 20: phong trào môi trường sinh thái  1980-1990: biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, lỗ thủng tầng ôzôn v.v.
  20. Những mối đe dọa của môi trường đến sức khỏe con người
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2