intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tạo động lực cho người lao động

Chia sẻ: Vdfv Vdfv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

489
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Động lực làm việc ảnh hưởng lớn tới công việc của người lao động theo các cách tích cực hoặc tiêu cực. Động lực làm việc có thể được coi như chất xúc tác mạnh đối với người lao động. Nội động lực: thiên về những cảm giác bên trong của người lao động về sự thỏa mãn, về thử thách hay về thành công có được khi họ thực hiện công việc đó chứ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tạo động lực cho người lao động

  1. NỘI DUNG 1. ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG 3. CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
  2. 1. ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG  Khái niệm: Động lực làm việc là sự khao khát và tự nguyện của người lao động hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức.  Động lực làm việc là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong bản thân con người và trong môi trương sống và làm việc của họ.
  3. Động lực...  Vai trò và ý nghĩa: Động lực làm việc ảnh hưởng lớn tới công việc của người lao động theo các cách tích cực hoặc tiêu cực. Động lực làm việc có thể được coi như chất xúc tác mạnh đối với người lao động.  Phân loại: Nội động lực: thiên về những cảm giác bên trong của người lao động về sự thỏa mãn, về thử thách hay về thành công có được khi họ thực hiện công việc đó chứ. Ngoại động lực: thường là những yếu tố mang tính vật chất (tiền bạc, lợi ích kinh tế, danh vọng, địa vị, quyền lực v.v.
  4. Động lực...  Tạo Động lực làm việc có thể được hiểu là quá trình truyền năng, khơi gợi và kích thích người lao động phát huy những nội lực và nỗ lực để dành lấy những mục tiêu đề ra theo một con đường nhất định.
  5. 2. CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG 2.1. Yếu tố bên ngoài người lao động - Các yếu tố bên ngoài tổ chức: - môi trường chính trị, - môi trường văn hóa xã hội, - môi trường kinh tế, môi trường kỹ thuật - Các yếu tố bên trong tổ chức: - văn hóa tổ chức - Phong cách lãnh đạo, quản lý - Cấu trúc tổ chức - Các chính sách nhân sự và sự thực hiện
  6. Các yếu tố... 2.2. Các yếu tố thuộc về người lao động: - Nhu cầu, - Mục đích, các quan niệm về giá trị - Nhận thức, trình độ - Tuổi tác - Thể lực - Giới - Hoàn cảnh xuất thân ...
  7. 3. CÁC HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC LÀM ViỆC 1. Hệ thống nhu cầu Maslow 2. Học thuyết Tăng cường tích cực 3. Học thuyết Kỳ vọng 4. Học thuyết Công bằng 5. Học thuyết Hệ thống hai yếu tố 6. Học thuyết Đặt mục tiêu
  8. Maslow...  Sự thỏa mãn nhu cầu có tính thứ bậc  Mỗi nhu cầu được thỏa mãn làm nhu cầu tiếp theo trở nên quan trọng  Thỏa mãn nhu cầu là tạo động lực.
  9. Hệ thống nhu cầu của Maslow Nhu cầu tự hoàn Nhu cầu thiện được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý
  10. Tăng cường tích cực (Skinner)  Hành vi thúc đẩy của một người là một hành vi hiểu biết và chịu ảnh hưởng bởi phần thưởng hay hình phạt mà người đó nhận được trong một tình huống tương tự đã trải qua trước đây.  Những hành vi được thưởng sẽ có xu hướng được lặp lại; những hành vi không được thưởng hoặc bị phạt sẽ có xu hướng không được lặp lại.
  11. Các hình thức tăng cường  Ttăng cường dương tính (Tăng cường tích cực: Bằng sự khen thưởng một nhân viên , nhà quản trị khuyến khích người nhân viên đó lặp lại những gì anh ta đã làm trước đây. Phần thưởng có thể được dùng bằng tiền, quyết định đề bạt hay những lời khen ngợi.  Tăng cường âm tính: Bằng hình phạt , nhà quản trị quở trách người nhân viên về lỗi lầm anh ta đã mắc phải. Người nhân viên sẽ biết những gì không được làm nhưng anh ta không thể biết đâu là công việc đúng để làm.  Sự lựa chọn thứ ba mà nhà quản trị có thể thực hiện là làm lơ, coi như không biết việc làm sai của nhân viên. Sự lựa chọn này chỉ có thể thích hợp khi nhà quản trị nghĩ rằng hành vi sai lầm đó chỉ là tạm thời hay nó không nghiêm trọng đến mức phải áp dụng hình phạt.
  12. Tăng cường...  Khoảng cách thời gian giữa thời điểm của hành vi với thời điểm thưởng/phạt càng ngắn thì càng có tác dụng thay đổi hành vi.  Phạt đem lại ít hiệu quả hơn thưởng, vì tuy có thể loại trừ hành vi không mong muốn nhưng có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực => nên nhấn mạnh vào thưởng hơn là vào phạt.
  13. Học thuyết kỳ vọng (Vroom)  Nhấn mạnh mối quan hệ nhận thức, con người mong đợi điều gì.  Động lực là chức năng của sự kỳ vọng của cá nhân rằng một sự nỗ lực nhất định sẽ dẫn tới một thành tích nhất định và thành tích đó có thể dẫn đến kết quả hoặc phần thưởng như mong muốn.  = > Phải làm cho người lao động thấy mối liên quan trực tiếp giữa nỗ lực với thách thức, thành tích với kết quả/phần thưởng.
  14. Thuyết Công bằng (Adam)  Con người muốn được đối xử một cách công bằng. Mọi người thường có mong muốn nhận được những phần thưởng tương xứng với những đóng góp hay công sức mà họ đã bỏ ra.  Người LĐ trong tổ chức có xu hướng so sánh chính mình với một đồng nghiệp. Nếu nghĩ đồng nghiệp nhận được nhiều tiền hơn trong khi cả hai người cùng có những nỗ lực tương đương nhau, người lao động có thể tự đặt ra yêu cầu tăng hay giảm nỗ lực của bản thân để duy trì "sự cân bằng”.
  15. Công bằng...  Người lao động sẽ cảm thấy được thúc đẩy nếu thấy mình được đối xử công bằng, tức là tỷ lệ quyền lợi/đóng góp của mình ngang bằng tỷ lệ đó ở những người khác.   đối xử công bằng sẽ thúc đẩy người lao động.  Tuy nhiên, cần lưu ý là Kiểu so sánh này không thể coi là hợp lý, bởi vì hầu hết mọi người đều có khuynh hướng "thổi phồng" thành tích của bản thân. Do đó, sự đánh giá của chúng ta về các đồng nghiệp trong những giới hạn về thu nhập hay phần thưởng có thể không chính xác.
  16. Thuyết hệ thống hai yếu tố (Hezberg)  Hệ thống "yếu tố duy trì“: Nhóm này chỉ có tác dụng duy trì trạng thái tốt, ngăn ngừa các "chứng bệnh"; chứ không làm cho con người làm việc tốt hơn; bao gồm các yếu tố liên quan đến phạm vi của công việc - Lương, phúc lợi - Sự quản lý, giám sát - Điều kiện làm việc  Mọi người đều mong nhận được tiền lương tương xứng với sức lực của họ, công ty được quản trị một cách hợp lý và điều kiện làm việc được thoải mái.  Khi các yếu tố này được thỏa mãn, đôi khi những người công nhân lại coi đó là điều tất nhiên. Nhưng nếu không có chúng, họ sẽ trở nên bất mãn và đo đó, sản xuất bị giảm sút.
  17. Hai hệ thống  Hệ thống các yếu tố thúc đẩy thật sự:Các yếu tố thúc đẩy là những yếu tố liên quan đến nội dung công việc: - sự thành đạt, - những thách thức, trách nhiệm, - sự thăng tiến và sự phát triển.  Khi thiếu vắng các yếu tố thúc đẩy, người công nhân sẽ biểu lộ sự không hài lòng, lười biếng và thiếu sự thích thú làm việc. Những điều này gây ra sự bất ổn về mặt tinh thần.
  18. Quan sát của Herzberg  Herzberg quan sát thấy rằng trong nhiều công ty, các nhà quản trị cố gắng cải thiện các yếu tố duy trì và hy vọng nhân viên dưới quyền họ sẽ được thỏa mãn nhiều hơn trong công việc, nhưng họ đã thất vọng. Ông đã đề nghị rằng, nên cải thiện các yếu tố thúc đẩy nếu các nhà quản trị mong muốn có sự hưởng ứng tích cực của công nhân.  Herzberg đưa ra một chương trình làm phong phú công việc như một phương pháp áp dụng lý thuyết các yếu tố thúc đẩy của ông. Chương trình này bao gồm việc tạo cho công việc có nhiều thách thức hơn bằng cách cho phép nhân viên tham gia một cách tích cực hơn và có sự tự quản nhiều hơn trong công việc của họ. Chính điều này sẽ đem lại cho họ cảm giác về sự hoàn thành và được thỏa mãn nhiều hơn.
  19. Ba thuật ngữ: làm phong phú, khuếch trương hay luân phiên công việc thường được sử đụng thay thế lẫn nhau, mặc dù giữa chúng có những khác biệt nhỏ  Sự khuếch trương công việc bao gồm mở rộng theo chiều ngang các nhiệm vụ của người công nhân bằng cách thực hiện các nhiệm. vụ tương tự khác.  Làm phong phú công việc bao gồm mở rộng theo chiều dọc các nhiệm vụ của người LĐ, bằng cách giao cho anh ta thực hiện một số công việc mà trước đây người phụ trách anh ta đã làm. Điều này cho phép anh ta lập lịch trình thực hiện các nhiệm vụ của riêng anh ta, gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, phát triển ý thức về sự thăng tiến và trưởng thành.  Luân phiên công việc, người LĐ chỉ đơn giản là thay đổi công việc của anh ta với một nhân viên khác. Sự luân phiên cộng với sự thay đổi phá vỡ tính đơn điệu. Bằng sự luân phiên, người công nhân có cơ hội học hỏi những kỹ năng mới hay hiểu rõ một lĩnh vực mới của một hoạt động tương tự.Khi có yêu cầu, người LĐ có thể thay thế cho đồng nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2