intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tiền tệ ngân hàng

Chia sẻ: Vũ Minh Đức | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

130
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử phát triển kinh tế các nước đã chứng minh rằng ngân hàng với tư cách kaf con đẻ của nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ đã có những đóng góp quan trọng trong vai trò "bà đỡ" cho nền kinh tế, góp phần to lớn phá bỏ những ách tắc trong lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện vật chất cần thiết cho sản xuất tăng trưởng nhanh chóng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tiền tệ ngân hàng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --- TS. HOÀNG CÔNG GIA KHÁNH Biên soạn TÓM TẮT BÀI GIẢNG TIỀN TỆ-NGAÂN HAØNG LÖU HAØNH NOÄI BOÄ TP.HOÀ CHÍ MINH, 2010 TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 1
  2. MỤC LỤC Trang Mở đầu 2 Chương 1 : Đại cương về tiền tệ 3 Chương 2 : Hệ thống ngân hàng 16 Chương 3 : Quá trình cung ứng tiền tệ 52 Chương 4 : Cầu tiền 67 Chương 5: Lạm phát 73 Tài liệu tham khảo 81 TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 2
  3. MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển kinh tế các nước đã chứng minh rằng, ngân hàng với tư cách là con đẻ của nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ đã có những đóng góp quan trọng trong vai trò “bà đỡ” cho nền kinh tế, góp phần to lớn phá bỏ những ách tắc trong lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện vật chất cần thiết cho sản xuất tăng trưởng nhanh chóng. Frederic S. Mishkin, tác giả của tác phẩm Kinh tế học của Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính1 cho rằng, các ngân hàng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn vốn đến những người vay tiền đề có các cơ hội đầu tư sinh lời, đồng thời các ngân hàng cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho nền kinh tế vận động nhịp nhàng và hữu hiệu. Còn David Cox thì nhận định:”Ngân hàng có một vị trí kinh tế quan trọng bởi vì chúng hoạt động như các trung gian tài chính giữa những người gửi và người vay …… Mọi người ở nước Anh đều chịu tác động của ngân hàng, dù họ là khách hàng gửi tiền, một người vay, hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.” 2 . Như vậy có thể thấy, dù với tư cách nào đi nữa thì ngân hàng là một định chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế, dẫu rằng mỗi loại hình kinh tế có thể có một loại hình ngân hàng khác nhau. Hoạt động ngân hàng quá phổ biến đến mức thuật ngữ ngân hàng đã trở nên quá quen thuộc và không chỉ dùng riêng cho ngành kinh doanh tiền tệ-tín dụng mà còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng máu, ngân hàng mô, ngân hàng dữ liệu, .v.v. . Ngày nay, hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế đã được ví tựa như tuần hoàn của máu trong cơ thể con người. Vì lý do đó, môn học Tiền tệ- Ngân hàng cùng với những môn học liên quan khác trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng thường được đưa vào giảng dạy cho sinh viên thuộc khối kinh tế ở một số ngành liên quan. Để tạo điều kiện cho sinh viên theo dõi bài giảng trên lớp học, trong khi chờ đợi tổ chức biên soạn và xuất bản giáo trình chính thức của môn học, chúng tôi ấn hành Tóm tắt Bài giảng Tiền tệ-Ngân hàng. Đây chỉ là tập bài giảng mang tính cá nhân 1 Frederic S. Mishkin, The Economics of Money, Banking and Financial Markets, Fourth Edition, Harper Collins Publishers, NY 1992, p.256. 2 David Cox, Nghieäp vuï ngaân haøng hieän ñaïi, NXB Chính trò Quoác gia, Haø Noäi 1997, trang 14-16. TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 3
  4. được phổ biến để sinh viên sử dụng kết hợp với bài giảng, bài tập, tình huống trên lớp học và chỉ dùng cho sinh viên không thuộc chuyên ngành tài chính-ngân hàng. Kết cấu của tập bài giảng này chú trọng đến các nội dung liên quan đến ngân hàng bởi lẽ trong học kỳ trước, sinh viên đã được học môn Lý thuyết tài chính-tiền tệ (Nguyên lý thị trường tài chính) trong đó đã đề cập một số nội dung nhất định về tiền tệ. Dù hết sức cố gắng nhưng do đây là vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp nên Tóm tắt bài giảng này khó có thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của sinh viên, quý đồng nghiệp và những người quan tâm để có các chỉnh lý cho những lần biên soạn sau này./. Người biên soạn Hoàng Công Gia Khánh TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 4
  5. CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ 1.1. TIỀN TỆ VÀ CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN 1.1.1. Khái niệm và chức năng của tiền 1.1.1.1. Khái niệm Tiền là phát minh vĩ đại của loài người trong lĩnh vực kinh tế, sự ra đời của nó đã thúc đẩy nhanh chóng các hoạt động giao lưu kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế xã hội. Nói cách khác, tiền ra đời đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy việc phát triển nền sản xuất xã hội bởi vì sự ra đời của tiền đã góp phần làm giảm đáng kể chi phí giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên môn hóa trong phân công lao động xã hội. Các nhà kinh tế cũng đã tranh luận rất nhiều về khái niệm của tiền, tuy nhiên ngày nay hầu hết mọi người đều cho rằng cái thật quan trọng đối với nhà kinh tế không phải là sự thống nhất về một định nghĩa như thế nào là tiền mà phải biết và hiểu hiện tượng của tiền tệ. Vì vậy, thay vì phải tranh cãi nhiều về khái niệm tiền, người ta xem xét đến bản chất của vấn đề, đó là các chức năng của tiền. Theo Frederic S.Mishkin, các nhà kinh tế cho rằng tiền được coi là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ. Với quan niệm này, theo Frederic S.Mishkin, tiền có ba chức năng là phương tiện trao đổi, thước đo giá trị và phương tiện cất trữ. Trong khi đó, theo Roger Leroy Miller, tiền là bất cứ thứ gì có bốn chức năng là phương tiện trao đổi, phương tiện cất trữ, thước đo giá trị và phương tiện thanh toán hoãn hiệu. Có thể nói, vẫn còn có sự khác biệt nhất định khi nhìn nhận các chức năng tiền tệ được trình bày trong các sách giáo khoa về tiền tệ. Tuy nhiên, theo chúng tôi, sự khác biệt này có thể coi là không đáng kể nên có thể nói rằng, gần như có cái nhìn thống nhất rất cao trong cách nhìn nhận về chức năng tiền tệ. TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 5
  6. 1.1.1.2. Chức năng của tiền tệ Phương tiện trao đổi (Medium of exchange) Chức năng phương tiện trao đổi (Medium of exchange) là chức năng cơ bản của tiền. Thông qua việc sử dụng tiền làm trung gian trao đổi, mọi người đã không còn phải tham gia vào việc hàng đổi hàng như trong thời kỳ xã hội sơ khai, nhờ vậy đã tiết giảm rất đáng kể chi phí giao dịch do không phải cất công tìm kiếm đối tác có ý muốn trùng khớp với mình. Chính nhờ việc tiết kiệm thời gian tìm kiếm đối tác có ý muốn trùng khớp mà các cá nhân trong nền kinh tế có thể tập trung vào công việc chuyên môn của mình, góp phần tích cực cho việc phân công lao động xã hội theo hướng chuyên môn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Những người cung ứng hàng hóa, dịch vụ chấp nhận đổi hàng hóa, dịch vụ lấy tiền không phải vì bản thân tiền mà bởi vì những gì mà tiền sẽ có thể đổi được ngay sau đó. Ngược lại, đối với những người có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ, họ chấp nhận mất tiền để đổi lấy được thứ mà họ mong đợi. Như vậy, có thể thấy rằng, khi tiến hành trao đổi, tiền chỉ được xem là phương tiện chứ không phải là mục đích của hành vi trao đổi. Chính vì lý do đó, bản thân tiền không nhất thiết phải có giá trị nội tại (giá trị của chính nó) mà chỉ cần được xã hội thừa nhận, nhà nước công nhận. Tuy nhiên, không phải bất cứ hàng hóa hay tài sản nào cũng có thể có chức năng phương tiện trao đổi của tiền, được được chấp nhận rộng rãi trong xã hội, ngay cả khi hàng hóa hay tài sản đó được nhà nước cho phép hay công nhận. Nhìn chung, một hàng hóa hay tài sản được xem là có chức năng phương tiện trao đổi của tiền khi nó phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản: • Tài sản hay hàng hóa đó phải được chấp nhận, thừa nhận một cách rộng rãi, sử dụng một cách phổ biến trong giao dịch. • Tài sản hay hàng hóa đó phải được sản xuất, tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng (để đảm bảo đủ số lượng cho giao dịch) nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (để hai tài sản hay hàng hóa bất kỳ phải giống hệt nhau), tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định giá trị của chính nó. • Tài sản hay hàng hóa đó có thể chia nhỏ một cách dễ dàng để đáp ứng TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 6
  7. cho việc trao đổi ở nhiều giá trị khác nhau. • Tài sản hay hàng hóa đó phải dễ dàng cho việc cất trữ và vận chuyển. • Tài sản hay hàng hóa đó phải bền, khó bị hư hỏng (không bị mất giá trị do hư hỏng). Thước đo giá trị Thước đo giá trị (Mearsure of value/Standard of value) hay còn gọi là đơn vị tính toán (Unit account) là chức năng quan trọng thứ hai của tiền. Với chức năng này, tiền được sử dụng để đo lường giá trị hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Nếu như trước đây khi chưa có tiền, việc niêm yết giá hàng hóa dịch vụ sẽ rất phức tạp (vì phải sử dụng số lượng giá niêm yết rất lớn) thì khi có tiền, việc niêm yết giá cả hàng hóa sẽ trở nên đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều. Như vậy, việc sử dụng tiền làm đơn vị định giá cũng có đóng góp rất quan trọng trong việc tiết giảm chi phí giao dịch nhờ giảm số giá cần phải niêm yết, xem xét. Phương tiện cất trữ Phương tiện cất trữ (Store of value) hàm ý nói đến tiền như là nơi chứa giá trị, nơi chứa sức mua hàng hóa qua thời gian tức là có thể cất trữ tiền để dành cho nhu cầu sử dụng trong tương lai. Trên thực tế, mọi người có thể cất trữ, chứa giá trị bằng khá nhiều tài sản phi tiền như nhà cửa, đất đai, chứng khoán, .v.v. Một số các tài sản phi tiền có thể tỏ ra có ưu thế hơn tiền ở chức năng phương tiện cất trữ bởi vì nó có thể có sự gia tăng giá trị rất lớn trong tương lai. Tuy nhiên, việc cất trữ các tài sản phi tiền có hai bất lợi cơ bản khi cần, việc chuyển đổi các tài sản này sang tiền không phải là vấn đề dễ dàng, nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi thông thường sẽ phải tốn kém một khoản chi phi nhất định. Chính vì vậy, nhìn chung trên thực tế, mọi người vẫn thường thích sử dụng tiền làm phương tiện cất trữ để có thể sử dung ngay lập tức khi có nhu cầu mà không phải mất thời gian chuyển đổi và mất chi phí giao dịch. Mặc dù vậy, việc dùng tiền làm phương tiện cất trữ cũng có bất lợi quan trọng là do không có gì chắc chắn rằng giá trị của tiền sẽ giữ nguyên vẹn theo thời gian. Vì vậy, để tiền có thể thực hiện đầy đủ và trọn vẹn chức năng phương tiện cất trữ thì bản thân nó phải có sức mua tương đối ổn định lâu dài. TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 7
  8. 1.1.2. Các hình thái của tiền tệ 1.1.2.1. Hoá tệ Hoá tệ là tiền bằng hàng hoá hay nói khác đi một hàng hóa nào đó làm phương tiện tiền tệ thì được gọi là hoá tệ. Hóa tệ bao gồm hai loại : hóa tệ không kim loại và hóa tệ kim loại. • Hóa tệ phi kim loại Hóa tệ phi kim loại tức là dùng hàng hóa phi kim loại làm tiền. Đây là hình thái lâu đời nhất của tiền tệ. Tùy theo từng quốc gia, địa phương mà người ta chọn những hàng hoá khác nhau làm tiền tệ. Chẳng hạn như dùng bò, trâu, rượu, bia, nô lệ, ..v..v.. làm tiền tệ. Hoá tệ phi kim loại có nhiều bất tiện : - Rất khó bảo quản, dễ hư hỏng; - Vận chuyển khó khăn; - Khó phân chia thành đơn vị nhỏ hơn; - Chỉ được công nhận trong phạm vi nhỏ hẹp. • Hóa tệ kim loại Hoá tệ kim loại tức là tiền làm bằng kim loại. Trên thực tế người ta thường dùng các kim loại như vàng, bạc, đồng, kẽm, .v.v. để đúc thành tiền. 1.1.2.2. Tín tệ Tín tệ là tiền tệ tự nó không có giá trị nhưng nhờ vào sự tín nhiệm của mọi ngừơi và nó được lưu dùng. Tín tệ có hai loại là tiền kim loại và tiền giấy. • Tiền kim loại Tiền kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền kim loại thuộc hình thái hoá tệ. Trong hóa tệ kim loại, giá trị chất kim loại đúc thành tiền bằng giá trị ghi trên mặt đồng tiền. Còn trong tín tệ kim loại, giá trị của chất kim loại đúc lên thành tiền thấp hơn nhiều so với giá trị ghi trên mặt đồng tiền. Tín tệ kim loại chỉ được đúc ra để tượng trưng cho các giá trị rất nhỏ như xu, hào, v.v.. TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 8
  9. • Tiền giấy Tiền giấy có hai loại : tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán - Tiền giấy khả hoán : Tiền giấy khả hoán là tiền in bằng giấy lưu hành thay cho tiền vàng bạc mà người ta ký gửi ở Ngân hàng. Bất cứ lúc nào người có tiền giấy cũng có thể đến ngân hàng để đổi lấy một số vàng (hay bạc) tương được với giá trị ghi trên tiền giấy. - Tiền giấy bất khả hoán : Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền giấy bắt buộc lưu hành, dân chúng không thể đem đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Tiền giấy bất khả hoán xuất hiện sau thế chiến thứ nhất khi mà các quốc gia tham chiến không còn đủ vàng để đổi cho dân chúng. Đây là loại tiền giấy mà ngày nay tất cả các nước trên thế giới đang sử dụng. 1.1.2.3. Bút tệ Bút tệ là thứ tiền vô hình sử dụng bằng cách khi chép trong sổ sách kế toán tại ngân hàng. 1.2. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Hệ thống tiền tệ quốc tế đã trãi qua nhiều thời kỳ, có thể chia làm các thời kỳ sau : 1.2.1. Hệ thống lưỡng kim bản vị trước năm 1875 Trước năm 1875, khá nhiều quốc gia sử dụng vàng và bạc làm phương tiện thanh toan quốc tế. Tỷ giá hối đóai được xác định dự trên giá trị vàng hoặc bạc. Các nước này thường bị tác động bởi định luật Gresham (cho rằng đồng tiền kim lọai “xấu” (dồi dào) sẽ lọai bỏ đồng tiền kim lọai “tốt” (khan hiếm) ra khỏi cuộc chơi). 1.2.2. Hệ thống bản vị vàng cổ điển từ 1875 đến 1914 Các nước theo đuổi hệ thống này chỉ dùng vàng là vật đảm bảo duy nhất cho hệ thống tiền tệ, đảm bảo khả năng chuyển đổi hai chiều giữa vàng và các đơn vị tiền tệ quốc gia theo một tỷ lệ ổn định và cho phép xuất nhập khẩu vàng tự do. Đồng thời, để hỗ trợ cho khả năng chuyển đổi tiền thành vàng không hạn chế, chính phủ các nước quy định việc phát hành tiền phải được dựa trên lượng vàng dự trữ tối thiểu. TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 9
  10. 1.2.3. Hệ thống tiền tệ giai đọan 1914 -1945 Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt cũng kéo theo sự chấm dứt của thời kỳ bản vị vàng cổ điển. Nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Nga chấm dứt việc đổi tiền ra vàng và ra lệnh cấm kinh doanh xuất khẩu vàng. Trong giai đọan này, Mỹ là nước đi tiên phong trong việc khôi phục lại chế độ bản vị vàng và đã thực sự quay lại chế độ bản vị vàng vào năm 1919. Anh quốc quay trở lại chế độ bản vị vàng vào năm 1925 còn các quốc gia Bắc Âu, Pháp, Thụy sĩ thì áp dụng chế độ bản vị vàng vào năm 1928. Tuy nhiên, chính các nước lớn lại theo đuổi một chính sách vô hiệu hóa mãi lực của vàng bằng cách thực hiện việc xuất nhập khẩu vàng gắn với chính sách tăng giảm về tiền tệ, tín dụng trong nước. Do có nhiều quốc gia vi phạm luật chơi nên cuối cùng cơ chế điều tiết tự vận hành của hệ thống bản vị vàng đã trở nên bất lực. Tháng 9/1931, chính phủ Anh chấm dứt mọi khoản chi trả bằng vàng và thả nổi đồng bảng Anh. Hai năm sau, Hoa Kỳ cũng từ bỏ chế độ bản vị vàng nhưng mãi đến năm 1936 thì Pháp mới tiến hành hủy bỏ chế độ bản vị vàng. Từ đó xuất hiện chế độ bản vị tiền giấy. Nếu dựa trên lý thuyết cổ điển truyền thống, một cách đơn giản có thể chia cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái ra làm hai loại là cơ chế cố định và cơ chế thả nổi. Cơ chế tỷ giá cố định là một cơ chế tỷ giá mà trong đó Nhà nước sẽ duy trì tỷ giá giữa đồng tiền nước mình với một đồng tiền nào đó hoặc theo một rổ các đồng tiền nào đó ở một mức cố định không đổi. Dưới cơ chế tỷ giá cố định, Nhà nước thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại tệ để thực hiện các hoạt động mua hay bán lượng dư cung hay dư cầu ngoại tệ với mức tỷ giá cố định đã công bố, những dự báo về thay đổi tỷ giá trên thị trường là không xảy ra ngoại trừ trường hợp đặc biệt khi thị trường dự báo là chính phủ sẽ thay đổi mức tỷ giá cố định. Trong thực tế, cơ chế tỷ giá cố định bao gồm hai loại là cơ chế tỷ giá cố định lấy vàng làm bản vị và cơ chế tỷ giá cố định lấy USD làm cầu nối thông qua vai trò trung tâm của vàng – thường được gọi là cơ chế Bretton Woods. 1.2.4. Hệ thống Bretton Woods từ 1945-1972 Sau chiến tranh thế giới thứ II, để thiết lập một trật tự kinh tế mới, Anh, Mỹ và các nước đồng minh đã cùng nhau xây dựng chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods với TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 10
  11. mục đích phục hồi sự phát triển kinh tế hệ thống tư bản chủ nghĩa, trước hết là phục hồi và phát triển thương mại quốc tế. Hệ thống Bretton Woods được chấp nhận vào tháng 7/1944 là một hệ thống chuyển đổi hai tầng. Trung tâm là đồng USD mà chính phủ Hoa Kỳ đảm bảo có thể chuyển đổi thành vàng với giá 35 USD/ounce (nhưng chỉ cho các ngân hàng trung ương chứ không áp dụng trên thị trường). Tầng thứ hai là các nước tham gia cố định tiền tệ của họ với đồng USD theo TGHĐ chính thức. Với N nước tham gia, hệ thống thiết lập N-1 tỷ giá hối đóai cố định. Trách nhiệm của Hoa Kỳ (nước thứ N) là phải theo đuổi các chính sách có thể giữ giá vàng theo USD cố định. Trách nhiệm của N-1 nước khác là theo đuổi các chính sách giữ cho tỷ giá hối đoái theo USD cố định. Hệ thống hai tầng này được chấp thuận hơn chế độ bản vị vàng bởi vì số lượng vàng nắm giữ phân phối không đều và người ta lo ngại rằng cung vàng không tăng trưởng đủ để cung cấp khả năng thanh khoản quốc tế thích hợp. Thêm vào đó, người ta đang rất cần một hệ thống linh động hơn chế độ bản vị vàng để đối phó với thất nghiệp. Trong khi tỷ giá hối đoái được cố định dưới hệ thống này, các thỏa thuận cũng đặt ra một điều khoản cho phép thay đổi chúng trong những trường hợp mất cân bằng nền tảng. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được thành lập để giám sát hệ thống, quyết định khi nào một nước có thể thay đổi tỷ giá hối đoái của mình và khi nào nước này nên tài trợ cho các khoản mất cân bằng và chấp nhận điều kiện của IMF. Hệ thống Bretton Woods sụp đổ, giống như chế độ bản vị vàng trước nó, bởi vì các nước thành viên đã không tuân theo các thỏa thuận nữa. Về phần mình, Hoa Kỳ bắt đầu từ những năm 1960 làm suy yếu độ tin cậy các cam kết của nước này đối với giá vàng cố định khi tham chiến ở Việt Nam. Còn phía Đức cũng đã vô hiệu hoá việc tích luỹ tài sản dự trữ bằng cách triệt tiêu các hoạt động thị trường mở. Trong khi đó, Hoa Kỳ từ chối thay đổi các chính sách của mình theo đòi hỏi của Đức và giữ quan điểm là nếu Đức không muốn tích lũy USD thì Đức phải thả nổi tỷ giá hối đoái và chấp thuận đồng tiền lên giá. Cuối cùng điều này cũng đã xảy ra vào năm 1971. TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 11
  12. 1.2.5. Hệ thống tỷ giá hối đoái linh họat từ 1973 đến nay Cơ chế tỷ giá linh hoạt ra đời sau khi cơ chế tỷ giá cố định Bretton Woods sụp đổ. Đây là cơ chế tỷ giá mà ở đó tỷ giá sẽ hình thành trên cơ sở diễn biến quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Khác với cơ chế tỷ giá cố định, về mặt lý thuyết cơ chế tỷ giá linh hoạt giúp giữ cho chính sách quốc gia không bị ràng buộc quốc tế bởi vì dưới cơ chế tỷ giá này từng nhân tố trong hệ thống quốc tế là tách biệt, vì vậy ảnh hưởng của chính sách và các đột biến xảy ra bên ngoài sẽ khó xâm nhập được vào trong nước. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy cơ chế quản lý tỷ giá trên thực tế là rất phong phú và rất khó để tách bạch rõ ràng giữa chúng dù rằng hầu như tất cả các chính phủ dù đeo đuổi cơ chế quản lý tỷ giá nào đều phải cố gắng đạt đến sự dung hòa - nhưng thường là không dễ dàng – giữa ba yếu tố của bộ ba bất khả (Trilemma / Impossible trinity) là (i)Chính sách tiền tệ độc lập, (ii)Cố định tỷ giá cứng nhắc, (iii)Tự do hóa các giao dịch vốn. Hiện nay, nhìn chung có hai phương pháp phân loại cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái. Phương pháp thứ nhất phân loại dựa trên việc công bố chính thức của các nước (de jure) và phương pháp thứ hai phân loại dựa trên thực tế điều hành (de factor). 1.2.5.1. Phân loại dựa trên tính pháp lý Cách phân loại dựa trên tính pháp lý được thực hiện theo sự công bố chính thức của chính phủ các quốc gia. Hàng năm các nước thành viên của IMF có nghĩa vụ báo cáo cơ chế tỷ giá đang áp dụng, trên cơ sở đó IMF sẽ tổng hợp, phân loại và công bố chính thức trong Báo cáo hàng năm về phân loại và giới hạn đối với tỷ giá (Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restrictions). Theo cách phân loại này, cơ chế tỷ giá được chia làm ba loại lớn: (i)Cơ chế cố định (Pegged), (ii)Cơ chế linh hoạt có giới hạn (Limited flexibility) thường sử dụng dãi băng hoặc thỏa thuận hợp tác – sau này còn được gọi là cơ chế trung gian (Intermediate), (iii)Cơ chế linh hoạt hơn (More flexibility) – sau này được gọi là thả nổi (Float) với thả nổi có quản lý hoặc thả nổi độc lập/thả nổi tự do. Từ ba nhóm lớn này sẽ chia thành sáu nhóm nhỏ hơn và từ đó chia thành mười lăm nhóm nhỏ chi tiết hơn. TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 12
  13. Nhóm cố định cứng (Hard pegs) gồm có: (1) Đôla hóa (Dollarization) là trường hợp quốc gia không sử dụng đồng nội tệ riêng mà sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền chính thức của mình. Lúc này, ngoại tệ được sử dụng để thay thế chức năng tiền tệ nên quốc gia không có khả năng thực thi chính sách tiền tệ riêng của mình. (2) Ban tiền tệ (Currency board) là cơ chế dựa trên cam kết rõ ràng về mặt luật pháp để chuyển đổi nội tệ sang ngoại tệ xác định theo tỷ giá cố định và ràng buộc cơ quan phát hành phải đảm bảo thực thi nghĩa vụ đã được quy định. Điều này có nghĩa là nội tệ sẽ được phát hành dựa vào tài sản ngoại tệ tương ứng với tỷ giá đã định. (3) Liên minh tiền tệ (Monetary union) là cơ chế mà theo đó một nhóm các quốc gia sẽ sử dụng đồng tiền chung được phát hành bởi ngân hàng trung ương của liên minh. Ngân hàng trung ương của liên minh sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ chung cho liên minh. Nhóm cố định truyền thống (Traditional pegs) gồm có : (4) Cố định vào một ngoại tệ (Single currency peg) là cơ chế mà nội tệ được neo cố định danh nghĩa vào một ngoại tệ nào đó – thường là ngoại tệ mạnh. Ngân hàng trung ương có thể duy trì tỷ giá cố định thông qua việc can thiệp trực tiếp (chẳng hạn mua /bán ngoại tệ trên thị trường) hoặc can thiệp gián tiếp (chẳng hạn sử dụng chính sách lãi suất, quy định về ngoại hối, giới hạn các giao dịch với nước ngoài hoặc can thiệp thông qua các trung gian tài chính của nhà nước). Chính sách tiền tệ sẽ linh hoạt hơn – dù vẫn bị giới hạn – so với trường hợp đôla hóa hoặc ban tiền tệ vì ngân hàng trung ương vẫn thực hiện được các chức năng truyền thống của mình. (5), (6) Cố định theo rổ tiền tệ (Basket peg) tương tự như cơ chế cố định vào một ngoại tệ nhưng ở đây nội tệ sẽ được cố định theo rổ tiền tệ. Rổ tiền tệ này được xác định tùy thuộc vào các tiêu chí của mỗi nước cụ thể - thường được dựa trên các đồng tiền của những nước có quan hệ giao dịch thương mại và tài chính chủ chốt với trọng số được chuẩn hóa dựa trên tỷ trọng thương mại, dịch vụ và giao dịch vốn. Trọng số này có thể được công bố rộng rãi hoặc bí mật, có thể cố định hoặc điều chỉnh. TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 13
  14. Thả nổi có kiểm soát (Floats with rule-based intervention) (7) Cơ chế hợp tác (Cooperative regimes) là cơ chế hợp tác giữa các ngân hàng trung ương theo đó đồng ý giữ tỷ giả song phương trong vùng xác định. Sẽ có sự liên kết và hợp tác trong việc sử dụng các công cụ chính sách kể cả việc thực hiện các điều chỉnh, áp đặt hạn chế lên chính sách tiền tệ hoặc can thiệp lên tỷ giá. (8) Cố định trườn bò (Crawling Peg) là cơ chế theo đó tỷ giá được xác định cố định nhưng sẽ được điều chỉnh theo mức đã định trước hoặc dựa trên sự khác biệt giữa lạm phát dự kiến và lạm phát thực tế hoặc các chỉ tiêu định lượng khác. Tùy thuộc vào những đặc điểm cụ thể (chẳng hạn như mức độ điều chỉnh và độ dài thời gian giữa các lần điều chỉnh) sẽ xác định hệ thống tỷ giá đó gần với cố định hơn hay gần với linh hoạt hơn. (9) Dãi băng và vùng mục tiêu (Target zones and bands) là cơ chế cho phép tỷ giá được dao động theo biên độ mức đã định trước. Biên độ dao động này có thể đối xứng hoặc không đối xứng và độ rộng của biên độ có thể được điều chỉnh tùy theo mức độ linh hoạt. (10) Chưa được phân loại theo nguyên tắc của hệ thống (11), (12), (13) Thả nổi với can thiệp khi cần thiết (Float with discretionary intervention) là cơ chế cho phép tỷ giá được tự do biến động nhưng ngân hàng trung ương sẽ thực hiện can thiệp đáng kể khi thấy cần thiết. Phổ biến nhất của nhóm này là cơ chế thả nổi có quản lý (Managed floating) theo đó tỷ giá được tự do biến động tùy thuộc vào cung cầu trên thị trường nhưng ngân hàng trung ương có cái nhìn về mức độ, tiến trình đã định trước của tỷ giá và thực hiện can thiệp nhưng sự can thiệp này không giới hạn bởi bất kỳ nguyên tắc can thiệp nào. Điều đó có nghĩa là sự can thiệp vẫn còn nặng nề nên nhóm này vẫn được xếp vào nhóm cơ chế trung gian. (14) Thả nổi với sự can thiệp nhẹ,(15) Thả nổi không can thiệp: Tỷ giá được xác định dựa vào biến động cung cầu trên thị trường ngoại tệ với sự can thiệp nhỏ hoặc không can thiệp chính thức của ngân hàng trung ương TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 14
  15. 1.2.5.2. Phân loại dựa theo thực tế Về cơ bản, việc phân loại cơ chế tỷ giá theo thực tế cũng chia cơ chế tỷ giá làm ba nhóm lớn tương tự như ba nhóm lớn của việc phân loại theo tính pháp lý là (i)Cơ chế cố định cứng (Hard Pegs), (ii)Cơ chế trung gian và (iii)Cơ chế thả nổi. Tuy nhiên, về chi tiết, ba nhóm lớn này được chia thành 13 cơ chế cụ thể. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa các phân loại theo pháp lý và cách phân loại theo thực tế là ở phương pháp dựa trên thực tế người ta phân chia cơ chế tỷ giá của một nước dựa trên những gì mà quốc gia đó thực hiện chứ không phải dựa trên những gì họ công bố. Nói khác đi, phương pháp phân loại thực tế dựa trên những quan sát được qua hành vi thực tế. Từ năm 1999, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng chuyển sang hệ thống phân loại theo thực tế dựa trên sự kết hợp những thông tin sẵn có về tỷ giá, chính sách tiền tệ và sự can thiệp chính thức hoặc phi chính thức của ngân hàng trung ương với các số liệu về biến động tỷ giá trong thực tế cũng như biến động dự trữ để từ đó đánh giá, phân loại cơ chế tỷ giá. 1.5.2.3. Xu hướng chuyển đổi cơ chế tỷ giá Hệ thống tiền tệ quốc tế đã trải qua các cơ chế tỷ giá khác nhau. Từ những năm 1950 đến đầu những năm 1970 là thời kỳ ngự trị của cơ chế tỷ giá cố định với đặc trưng cơ bản là tỷ giá ổn định tương đối dài xen kẻ với những đợt điều chỉnh, biên độ điều chỉnh nhỏ. Có thể nói, các sự kiện biến động nổi bật trên toàn cầu hoặc trong khu vực đều ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ chế tỷ giá. Từ đầu những năm 1970, sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods đã xuất hiện cơ chế tỷ giá thả nổi ở các nước phát triển, nhưng phần lớn các nước đang phát triển vẫn tiếp tục cố định đồng tiền của họ vào đồng tiền chủ chốt khác mà chủ yếu là USD hoặc FRF hoặc là rổ tiền tệ. Bắt đầu từ cuối thập niên 1970, một số quốc gia phát triển đã chuyển đổi cơ chế tỷ giá nhưng chủ yếu là cố định vào rổ tiền tệ thay vì cố định vào một đồng tiền như trước đó. Cuộc khủng hoảng nợ trong thập niên 80, sự chuyển đổi của các nền kinh tế trung và Đông Âu và Liên xô cũ vào đầu thập niên 1990 đi cùng với nhiều cuộc chuyển đổi cơ chế khá thường xuyên, đặc biệt là việc bắt đầu và sau đó là loại bỏ cơ chế “rơi tự do” (Freely falling). Cụ thể, đến đầu thập niên 1980, sự chuyển đổi diễn ra rộng rãi hơn và cơ chế tỷ giá đã trở nên linh hoạt hơn. Nếu như năm 1975 có 87% các nước đang phát triển áp dụng cơ chế tỷ giá cố định, chỉ 13% là có cơ chế tỷ giá linh hoạt (theo cơ chế trung gian hoặc thả TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 15
  16. nổi) thì đến năm 1985 tỷ lệ này tương ứng là 68% và 32% và đến giữa thập niên 90 thì đa số các nước đã áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt (xem Đồ thị 1.1). 100 90 Cố định 80 70 60 Trung gian 50 40 30 20 Thả nổi 10 0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nguồn: The Evolution of Exchange Rate Regimes Since 1990 [43] Đồ thị 1.1: Sự biến động cơ chế tỷ giá theo phân loại thực tế từ 1990 đến 2001 Khi mối liên kết kinh tế giữa các nước ngày càng chặt chẽ hơn thì sự chuyển đổi cơ chế tỷ giá ngày càng được thể hiện rõ ràng hơn. Chẳng hạn, năm 1975 các nước đang phát triển có cơ chế tỷ giá cố định chiếm 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước đang phát triển, trong lúc các nước đang phát triển có cơ chế tỷ giá linh hoạt chỉ chiếm có 8% nhưng đến năm 1996 thì mô hình này đã bị đảo ngược. Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn khá nhiều nước áp dụng cơ chế tỷ giá cố định, và một vài nước khác lại quay trở lại cơ chế tỷ giá cố định như Argentina năm 1991 và HongKong vào năm 1993. Bảng 1.1 Số nước chuyển đổi cơ chế tỷ giá từ 1990-2001 Diễn giải Sang linh hoạt hơn Sang ít linh hoạt Tổng hơn Chuyển đổi từ 1. Cố định cứng 8 - 8 2. Trung gian 164 58 222 3. Thả nổi 30 99 129 Tổng 202 157 359 Nguồn:The Evolution of Exchange Rate Regimes Since 1990 TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 16
  17. So với sự chuyển đổi theo phân loại thực tế, sự chuyển đổi cơ chế theo phân loại dựa trên pháp lý có một số khác biệt nhưng không lớn. Kết quả nghiên cứu của Fischer (2001) cho thấy trong giai đoạn 1991-1999, các thành viên IMF theo cơ chế trung gian giảm từ 62% (98 nước) xuống 34% (63 nước). Những nước áp dụng cơ chế cố định cứng tăng từ 16% (25 nước) lên 24% (45 nước) trong khi các nước thả nổi tăng từ 23% (36 nước) lên 42% (77 nước) [43]. Nghiên cứu của Rogoff và cộng sự (2003) cho thấy trên thực tế các nước không thường xuyên thay đổi cơ chế tỷ giá. Sử dụng số liệu từ thập niên 1940, Rogoff và cộng sự cho thấy trung bình một năm có khoảng 7% các nước chuyển đổi cơ chế tỷ giá và tuổi thọ trung bình của một cơ chế tỷ giá khoảng 14 năm. Nếu không tính đến giai đoạn 1970-1975 và trừ những nước Đông Âu, Trung Âu và Liên xô cũ cùng với các nước trong liên minh tiền tệ Châu Âu thì sự chuyển đổi còn ít hơn chỉ còn khoảng 6,5% và tuổi thọ trung bình của một cơ chế tỷ giá tăng lên 16 năm. 100 90 Cố định 80 70 60 50 Trung gian 40 30 20 10 Thả nổi 0 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Nguồn: World Economic Outlook 2006 Đồ thị 1.2: Sự biến động cơ chế tỷ giá theo phân loại thực tế ở các nước thị trường mới nổi từ 1991 đến 2003 Vào nửa cuối thập niên 90, khi vài thị trường mới nổi đối mặt với khủng hoảng tài chính bên ngoài, sự thường xuyên chuyển đổi cơ chế tỷ giá trong các nước thị trường mới nổi tăng trở lại. Từ năm 1990, tỷ lệ chuyển đổi cơ chế hàng năm trong số các nước thị trường mới nổi đạt tới mức trung bình khoảng 10%, so với 7% ở TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 17
  18. các nước phát triển và 2% ở các nước đang phát triển khác. Trung bình khoảng 3% tất cả các nước thị trường mới nổi, không bao gồm các nước đã áp dụng thả nổi hoàn toàn, đã chuyển sang cớ chế thả nổi mỗi năm. Ngược lại, chỉ có 0,5% tất cả các nước phát triển và dưới 2% các nước đang phát triển khác đã chuyển sang thả nổi mỗi năm. Tỷ lệ loại bỏ cơ chế cố định trong số các nước thị trường mới nổi cũng cao hơn (khoảng 7%) các nước phát triển và các nước đang phát triển khác (lần lượt là 5% và 2.5%). Tóm lại, nếu tỷ lệ chuyển đổi vẫn giữ nguyên như quá khứ và không xuất hiện những biến cố lớn toàn cầu, cơ chế trung gian vẫn duy trì phổ biến trong tương lai và tỷ lệ phân bổ chung của cơ chế theo thực tế sẽ tương tự như hiện tại. Do tuổi thọ trung bình của cơ chế cố định dài hơn các cơ chế khác trong quá khứ, nên tỷ lệ chuyển đổi lịch sử cho thấy tỷ lệ cơ chế cố định có thể tăng nhẹ theo thời gian. Tương tự, vì có khá ít nước thực sự áp dụng thả nổi hoàn toàn trong quá khứ, đặc biệt là nhóm các nước đang phát triển, khả năng chuyển sang thả nổi hoàn toàn khá thấp. Tuy nhiên, vì các nước đang phát triển càng ngày càng hội nhập với thị trường tài chính toàn cầu, sự chuyển đổi cơ chế của họ có vẻ rất giống như các nước thị trường mới nổi trong thập niên 1990. Trong trường hợp đó, tỷ lệ cơ chế cố định trong số các nước đang phát triển có chiều hướng giảm đi từ từ trong tương lai, trong khi thả nổi có kiểm soát và thả nổi độc lập lại từ từ tăng lên. Tất nhiên, về lâu dài, việc xem xét các chế độ chính trị sẽ đóng vai trò định hướng cho việc lựa chọn cơ chế tỷ giá ở một số nước. Ví dụ, một số nước sẽ chọn gia nhập liên minh tiền tệ trong tương lai không xa. Tuy nhiên, tương lai của sự chuyển đổi với bản chất đó không thể được đánh giá trên cơ sở tỷ lệ chuyển đổi trong quá khứ, và điều này là nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu này. 1.3. ĐÔLA HÓA Đôla hóa (dollarization) là việc sử dụng một ngoại tệ để thực hiện một số hay tất cả các chức năng của tiền tệ. Nói một cách khác, đôla hóa xảy ra khi dân chúng trong một nước sử dụng rộng rãi ngoại tệ, song song hoặc thay thế cho đồng tiền nội tệ của mình. Thuật ngữ “đôla hoá” được dùng theo nghĩa chung ám chỉ bất kỳ ngoại tệ nào chứ không chỉ đồng đôla Mỹ khi thay thế đồng tiền trong nước dẫu rằng ở hầu hết các nước có sử dụng ngoại tệ rộng rãi thì ngoại tệ phổ biến nhất vẫn là đôla Mỹ. TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 18
  19. Ngày nay, đôla hóa là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo số liệu điều tra của IMF, có ít nhất 120 nước đã từng sử dụng tiền tệ của một nước khác trong một giai đoạn nào đó. Đã có trên 60 nước thực hiện đôla hóa (chính thức hoặc không chính thức) dù mức độ của mỗi nước là có khác nhau . Thông thường, căn cứ vào hình thức và mức độ đôla hóa, người ta chia ra làm ba loại : không chính thức, bán chính thức và chính thức. 1.3.1. Ñoâla hoaù khoâng chính thöùc Đôla hoá không chính thức xảy ra khi người dân trong một nước cất trữ phần lớn tài sản của mình bằng ngoại tệ ngay cả khi ngoại tệ đó không phải là đồng tiền pháp định của nước mình. Trên thực tế, ở rất nhiều nước, đôla hoá không chính thức mặc nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau bất chấp các quy định của luật pháp. Ở một số nước thì việc cất trữ tài sản nước ngoài là hợp pháp nhưng một số nước khác thì không cho phép dân chúng nắm giữ các tài sản nước ngoài, chẳng hạn cấm mở tài khoản bằng ngoại tệ ở nước ngoài. Thuật ngữ đôla hoá không chính thức được dùng bao gồm cho cả hai trường hợp, hợp pháp lẫn bất hợp pháp. Hình thức đơn giản nhất của đôla hoá không chính thức là việc dân chúng có thể gửi tiền ở ngân hàng bằng ngoại tệ hoặc cất trữ đôla mặt nhưng vẫn tiếp tục dùng đồng tiền nội tệ trong hoạt động mua bán hàng ngày. Giai đoạn này thường được gọi là “thay thế tài sản” bởi vì hành động này của dân chúng là nhắm đến việc bảo đảm an toàn tài sản của mình khi có lạm phát xảy ra với đồng tiền trong nước. Ở giai đoạn cao hơn, thường được gọi là “thay thế tiền tệ” đó là lúc người ta dùng đôla trong các giao dịch có giá trị lớn như mua xe, mua nhà và sử dụng đôla mặt như một phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ. Chỉ những giao dịch thông dụng, có giá trị nhỏ như tiền điện, nước, mua sắm các vật dụng hàng ngày hoặc những giao dịch mà chính phủ bắt buộc như nộp thuế, chi trả tiền lương mới sử dụng bằng nội tệ. Giai đoạn cuối của tiến trình đôla hoá không chính thức là lúc dân chúng thường suy nghĩ và tính toán theo đôla, giá của đồng tiền trong nước luôn được quy ra theo đôla. Như vậy, nhìn chung đôla hoá không chính thức là việc dân chúng cất giữ các tài sản dưới những hình thức sau : TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 19
  20. • Chứng khoán nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào khác (không phải là tiền tệ) của nước ngoài; • Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài; • Tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng trong nước; • Ngoại tệ mặt. Việc đo lường mức độ đôla hoá không chính thức là rất khó khăn vì người ta không thể thống kê chính xác được lượng đôla mặt mà dân chúng nắm giữ, số dư tiền gửi bằng ngoại tệ ở trong nước và nước ngoài, giá trị của các tài sản nước ngoài do dân chúng nắm giữ do đó người ta chỉ có thể ước đoán mức độ lưu hành của đồng đôla Mỹ và một số tiền tệ khác để đưa ra hình ảnh sơ bộ về sự phổ biến của việc đôla hoá không chính thức. Theo tính toán của Cục dự trữ liên bang Mỹ thì người nước ngoài hiện đang nắm giữ khoảng 300 tỷ đôla mặt tức là chiếm khoảng 55%-70% trong tổng số hơn 480 tỷ đôla giấy đang được lưu hành. Hầu hết các nghiên cứu về đôla hoá được tập trung vào đôla hoá không chính thức bởi vì lợi ích và thiệt hại từ việc đôla hoá không chính thức là không rõ ràng, rất khó tính toán và rất khác nhau tùy thuộc vào đặc thù của từng nước. 1.3.2. Đôla hoá bán chính thức Đôla hoá bán chính thức xảy ra khi một nước sử dụng đồng ngoại tệ như là đồng tiền pháp định nhưng đóng vai trò thứ hai sau đồng nội tệ trong việc chi trả tiền lương, thuế và các chi tiêu hàng ngày như tiền đi chợ, tiền điện, nước .v.v.v. Không giống như các nước thực hiện đôla hoá chính thức, những nước có đôla hoá bán chính thức vẫn giữ một ngân hàng trung ương trong nước hoặc một hệ thống tiền tệ khác và có một khu vực riêng để thực hiện chính sách tiền tệ của mình. Những nước có đôla hoá bán chính thức tiêu biểu như : Brunei, Tajikistan, Liberia, Lào, Campuchia, .v.v. 1.3.3. Đôla hoá chính thức Đôla hoá chính thức xảy ra khi một nước không phát hành nội tệ mà hay vào đó sử dụng đôla Mỹ hoặc một ngoại tệ khác như một tiền tệ chính thức (một số ít các nước đôla hoá chính thức có phát hành tiền xu nhưng vì tiền xu có mệnh giá thấp và thường là một phần phụ trong cung tiền tệ nên có không ảnh hưởng đến đôla TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2