intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng quan về XML

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:11

104
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo bài giảng Tổng quan về XML sau đây để nắm bắt được những kiến thức về công dụng của XML; vai trò của XML; Tag (thẻ) trong XML; XML well-formed; XML validated; vai trò của XML schema; XSL, XSLT, XPath; những kỹ thuật được các Parser sử dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan về XML

  1. Tổng quan về XML
  2. XML dùng để làm gì? Nó có vai trò gì  trong thế giới IT, tại sao cần phải học  nó?  XML có nhiều vai trò, nhưng quan trọng nhất là nó  đóng góp làm dạng data trung gian để các server  giao tiếp với nhau. Sau này học môn Web Services  các bạn sẽ hiểu rõ hơn vai trò này.   XML là 1 khái niệm đơn giản, nhưng nó có ứng dụng  ngày càng lớn trong thế giới IT nhờ sự bùng nổ của  Internet và nhu cầu giao tiếp dữ liệu. Do sự đa dạng  trong cách sử dụng XML đã xuất hiện các khái niệm  khác như XML schemas, XSLT… chính điều đó đã  tăng thêm sức mạnh cho XML
  3. Thế nào là Tag (thẻ) trong XML. Tên các  Tag trong XML thế nào là hợp lệ?  Tag là thành phần cơ bản, có thể gọi đó là các viên  gạch xây dựng lên XML. Trong file XML luôn phải có 1  (và chỉ 1) tag gốc (tag root), tag này có thể chứa 1 hoặc  nhiều tag khác, cũng có thể chứa luôn data mà không  chứa tag nào cả.  Các Tag (thẻ) trong XML có thể bắt đầu bằng dấu 2  chấm (:), dấu gạch dưới ( _ ), nhưng chủ yếu nó bắt  đầu bằng 1 ký tự trong bảng chữ cái. Nó KHÔNG THỂ  bắt đầu bằng chữ số, và cũng KHÔNG THỂ có khoảng  trắng (ngoại trừ trường hợp áp dụng cho attributes). 
  4. Thế nào là XML well­formed, thế nào  là XML validated ?  XML Well­formed (trình bày tốt) tức là đã có thẻ mở  thì phải có thẻ đóng, nếu phần tử rỗng (empty  element) thì có thể trình bày dưới dạng 1 thẻ tự đóng  chính nó (kết thúc bằng dấu gạch chéo (/) ), các  attribute phải có dấu bằng và các value của attribute  phải bao bằng dấu nháy (”).   XML Validating (XML hợp lệ) là khái niệm rộng hơn  Well­form, tài liệu XML muốn validated thì không  những phải well­formed mà còn phải thỏa mãn  schema của nó (ở đây schema có thể là DTD hoặc  XML Schema). 
  5. Tại sao cần có namespace?  Trong lập trình nói chung và XML nói riêng, kỹ  thuật sử dụng namespace là kỹ thuật tránh xung  đột (conflic) cách đặt tên, để khi nếu nhỡ có 2 tên  trùng nhau, nhưng khác namespace thì chương  trình vẫn hiểu được và hoạt động trơn tru. 
  6. Schema là gì? XML schemas là  gì?  Schema nghĩa là lược đồ, tức là bản mô tả về  cấu trúc của một cái gì đó   Như vậy, XML schema là văn bản mô tả về cấu  trúc của file XML (ở đây cái gì đó chính là XML)  Nó mô tả file XML có những Tag gì, Tag gì chứa  Tag gì, hoặc chứa dữ liệu gì… Có 2 dạng XML  schema chính là DTD và XML Schema 
  7. Tại sao phải dùng schema? cụ thể là  tại sao phải dùng XML schema?   Trước tiên chúng ta sẽ trả lời câu hỏi, thế nào là  validation và tại sao phải thực hiện việc  validating. Validation nghĩa là “sự hợp lệ”,  Validating nghĩa là kiểm tra xem có hợp lệ hay  không? Như vậy Email Validating có nghĩa là  kiểm tra xem 1 email có hợp lệ hay không (ví dụ  1 email không có ký tự @ là không hợp lệ)? và tất  nhiên XML Validating là kiểm tra sự hợp lệ của 1  file XML 
  8. Tại sao phải dùng schema? cụ thể là  tại sao phải dùng XML schema?  Rõ ràng khi có nhiều người trao đổi file XML với  nhau, sẽ xuất hiện nhu cầu kiểm tra xem các file  XML đó có tuân theo cấu trúc (hay “chuẩn”) đã  được 2 bên thống nhất hay chưa, do đó cần dùng  XML schemas để mô tả cấu trúc đó và cần kiểm  tra xem file XML đã thỏa mãn cấu trúc (hay thỏa  mãn XML schema đó) hay chưa. Một file XML  thỏa mãn XML schema của nó (và well­formed,  tất nhiên) thì được gọi là validated (hợp lệ).
  9. XSL, XSLT, XPath là gì? XSL có điểm  gì giống và khác CSS?   XSL (XML Style Sheets) mà chúng ta đều biết Style Sheets là  công cụ “trang điểm” cho các văn bản thêm dễ nhìn, bắt mắt  (CSS cũng là một dạng Style Sheet), cho nên có thể hiểu  XSL là ngôn ngữ cho phép trình bày các văn bản XML theo  cách mà chúng ta muốn (chứ không phải cách trình bày dạng  tree thường thấy ở các trình duyệt). Có nghĩa là ta có thể  trình bày file XML theo dạng bảng, hoặc theo bất k ỳ c ấu trúc  nào, kể cả trở thành một file XML khác.  XSL bao gồm thành phần chính là XSLT (XSL  Transformation, có hiểu hiểu là ngôn ngữ chuyển đổi hình  thức của file XML), các câu lệnh XPath cho phép ta select  các Tag ta muốn và cuối cùng là XSL­FO (ta không học cái  XSL­FO) này. 
  10. Parser là gì?   Parser là công cụ (hàm, thư viện, API,  phần mềm…) cho phép phân tích cấu trúc  cũng như thao tác (đọc/ghi) với file XML. 
  11. Những kỹ thuật nào được các Parser  sử dụng?   Có 2 kỹ thuật chính (thực ra hiện nay chỉ có 2 kỹ thuật này),  đó là DOM (còn được gọi là Tree­based hay Object­based) và  SAX (còn được gọi là Event­based). DOM thì load toàn bộ  cấu trúc của XML vào bộ nhớ, do đó nó tốn tài nguyên của  máy, và không thể sử dụng được với các file XML quá lớn, ưu  điểm chính của nó là có thể thực hiện được các thao tác  đọc/ghi trên XML, còn SAX thì lại quét (scan) file XML từ trên  xuống dưới, nên không tốn nhiều bộ nhớ, có thể áp dụng với  file XML cực lớn, nhưng chỉ có thể thực hiện thao tác đọc.  Nếu các bạn google “DOM vs SAX” hoặc “DOM versus SAX”  sẽ thấy có nhiều sự so sánh cụ thể hơn giữa chúng ở trên  mạng. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2