intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Trang bị thủy lực trên ôtô máy kéo: Chương IV - ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Chia sẻ: Buivancuong Buivancuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

215
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Trang bị thủy lực trên ôtô máy kéo: Chương IV" trình bày về các sơ đồ truyền động thủy lực và ứng dụng. Bài giảng cung cấp cho các bạn những kiến thức về: các sơ đồ cơ bản, các phương pháp điều chỉnh tốc độ của cơ cấu chấp hành, các sơ đồ trên ứng dụng trên ôtô máy kéo và xe chuyên dùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Trang bị thủy lực trên ôtô máy kéo: Chương IV - ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

  1. Chương V CÁC SƠ ĐỒ TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC VÀ ỨNG DỤNG 5.1 Các sơ đồ cơ bản 5.2. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ của cơ cấu chấp hành 5.3. Các sơ đồ trên ứng dụng trên ô tô máy kéo và xe chuyên dùng
  2. 5.1. Các sơ đồ cơ bản: 5.1.1. Truyền động thủy lực thể tích mạch hở a) Truyền động thủy lực thể tích mạch hở có cđ tịnh tiến b) Truyền động thủy lực thể tích mạch hở có cđ quay 5.1.2. Truyền động thủy lực thể tích mạch kín 5.1.3. Truyền động thủy lực thể tích kiểu vi sai
  3. 5.1.1. Truyền động thủy lực thể tích mạch hở a) Truyền động thủy lực thể tích mạch hở có cđ tịnh tiến Hệ thống bao gồm : - Cơ cấu biến đổi năng lượng: bơm piston 1 và xilanh lực 6. - Cơ cấu trung gian: van 1 chiều 2, 3 và cơ cấu phân phối 5. Nguyên lý làm việc: - Piston 1 đi lên, chất lỏng từ bể 4 qua van 3 đi vào xi lanh 6. - Piston 1 đi xuống, van 3 đóng, van 2 mở, chất lỏng qua van 2 vào cơ cấu phân phối 5 rồi vào khoang trái của xilanh lực 6, làm piston bị đẩy dịch sang phải. Để đảo chiều làm việc của piston trong xi lanh lực ta xoay van phân phối 900 , khi đó chất lỏng có áp suất cao từ xilanh của bơm sẽ vào khoang phải của xi lanh lực đẩy piston dịch chuyển sang trái.
  4. 5.1.1. Truyền động thủy lực thể tích mạch hở a) Truyền động thủy lực thể tích mạch hở có cđ tịnh tiến Vận tốc cơ cấu chấp hành: Lưu lượng chất lỏng do bơm chuyển đi: QB=vB.FB Lưu lượng chất lỏng nạp vào động cơ: QĐC=vĐC.FĐC Khi không có rò rỉ thì: QB=QĐC  vB.FB=vĐC.FĐC  Q v  DC  B Q DC FDC FDC Áp suất làm việc: Nếu không có tổn thất cột áp thì áp suất do bơm tạo ra bằng áp suất trong buồng làm việc của xilanh lực: - Áp suất do bơm tạo ra là: p=PB /FB với PB: lực đặt lên piston của bơm (do bơm tạo ra) - Lực do chất lỏng có áp suất p tác dụng lên piston của xilanh lực : PĐC = p.FĐC = Ptải trọng  ứng lực PĐC cân bằng với lực cản của tải trọng Ptải trọng.
  5. 5.1.1. Truyền động thủy lực thể tích mạch hở a) Truyền động thủy lực thể tích mạch hở có cđ tịnh tiến Công suất của bơm : Trường hợp bơm piston và xilanh lực, bỏ qua tổn thất: NB = p.QB Công suất của động cơ: NĐC = PĐC.vĐC = p.FĐC.vĐC=p.QĐC Do QB = QĐC  NB = NDC Trường hợp bơm roto và xilanh lực, bỏ qua tổn thất: Lưu lượng bơm : QB = qB.nB Vận tốc cơ cấu chấp hành: qB  nB QDC vDC   FDC FDC Công suất: NB = p.QB = p.qB.nB
  6. 5.1.1. Truyền động thủy lực thể tích mạch hở b. Truyền động thủy lực thể tích mạch hở có cđ quay Dùng động cơ thuỷ lực kiểu roto hoặc piston roto.Van an toàn 2 có nhiệm vụ để hệ thống không bị quá tải, khi áp suất trên đường ống ra của bơm vượt quá giá trị cho phép thì van 2 mở tháo bớt chất lỏng về bể. Trong trường hợp dùng động cơ kiểu roto ta có: Lưu lượng tiêu thụ của động cơ: QĐC = qĐC.nĐC Vận tốc quay của động cơ : QDC nB qB nDC   qDC qDC Nếu NĐC là công suất của động cơ thì momen quay động cơ cung cấp sẽ là: p  qDC  nDC p  qDC N DC  p  QDC  p  qDC  nDC  M DC   2  nDC 2
  7. 5.1.1. Truyền động thủy lực thể tích mạch hở b. Truyền động thủy lực thể tích mạch hở có cđ quay Vận tốc cơ cấu chấp hành: Phụ thuộc vào lưu lượng đi vào động cơ (do bơm cung cấp) và lưu lượng riêng của động cơ. Do có rò rỉ nên QB > QĐC hay QĐC = QB -Q = QB – k.p Q = k.p là lưu lượng rò rỉ, phụ thuộc vào áp suất làm việc. Như vậy vận tốc động cơ thuỷ lực (cơ cấu chấp hành) còn phụ thuộc vào áp suất làm việc, áp suất càng lớn thì lưu lượng rò rỉ càng tăng và vận tốc cơ cấu chấp hành càng giảm. Lực và momen: Lực và momen do động cơ tạo nên phụ thuộc vào áp suất làm việc p do bơm cung cấp và các thông số hình học FĐC... Nếu các thông số hình học không đổi thì khi p = const, momen và lực sẽ không đổi. Có thể điều chỉnh lực và momen bằng cách thay đổi các thông số hình học hoặc thay đổi áp suất chất lỏng làm việc nhờ những phần tử thuỷ lực đặt trong hệ thống.
  8. 5.1.2 Truyền động thủy lực thể tích mạch kín Trong sơ đồ mạch kín chất lỏng ra khỏi động cơ không về lại thùng chứa mà được chuyển về ống hút của bơm. Nguyên lý làm việc: Chất lỏng từ bơm 1 qua cơ cấu phân phối 2 vào xilanh lực 3. Sau khi làm việc xong chất lỏng qua cơ cấu phân phối về lại khoang hút của bơm. Trong hệ thống còn có bình bù 4 (hoặc bơm phụ 4) để bổ sung chất lỏng mất mát trong quá trình làm việc do rò rỉ Nhiệm vụ của bình phụ 4 là bổ sung chất lỏng và đảm bảo áp suất làm việc cao nhờ nâng cao áp suất trong khoang hút của bơm 1, do đó hệ thống kín có thể cung cấp công suất lớn. Nhược điểm của hệ thống kín: Nhiệt độ chất lỏng làm việc cao vì chất lỏng tuần hoàn không kịp nguội Sơ đồ phức tạp vì buộc phải có bơm phụ hoặc bình chứa phụ
  9. 5.1.3 Truyền động thủy lực thể tích kiểu vi sai Dùng với xilanh lực có cần 1 phía, lưu lượng chất lỏng vào và ra động cơ thuỷ lực là khác nhau. Bơm 1 đẩy chất lỏng vào khoang phải của xi lanh lực 3 thông qua cơ cấu phân phối 2 làm piston di chuyển qua trái. Chất lỏng từ khoang trái được đẩy về ống hút của bơm 1. Khi piston đi sang trái, lưu lượng chất lỏng đi ra lớn hơn lưu lượng chất lỏng đi vào xilanh (do bơm cung cấp). Khi piston đi sang phải, lưu lượng chất lỏng đi ra nhỏ hơn lưu lượng chất lỏng đi vào xilanh. Thùng chứa phụ 4 sẽ làm nhiệm vụ bổ sung chất lỏng hoặc tháo bớt chất lỏng ra khỏi ống hút. Khi thùng phụ bổ sung chất lỏng thì van 5 mở, van 6 đóng. Khi đưa bớt chất lỏng về thùng phụ qua van 6 thì van 5 đóng. Kết luận: Sơ đồ vi sai bổ sung được lượng chất lỏng rò rỉ và điều hoà lưu lượng của hệ thống.
  10. 5.2. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ của cơ cấu chấp hành 5.2.1. Phương pháp thể tích: Việc điều chỉnh tốc độ được thực hiện bằng cách chỉ đưa vào hệ thống thủy lực lưu lượng dầu cần thiết đảm bảo một vận tốc nhất định. Lưu lượng dầu có thể thay đổi nhờ việc dùng bơm dầu pittông hoặc cánh gạt điều chỉnh lưu lượng. Ta có Q1  Qb  qb n[l/ph]  Q1  v.A1  Muốn thay đổi Qb=Q1 ta thay đổi qb dẫn tới thay đổi v
  11. 5.2.1 Phương pháp thể tích điều chỉnh tốc độ của cơ cấu chấp hành : Đặc điểm: Khi tải trọng không đổi công suất của cơ cấu chấp hành tỷ lệ với lưu lượng của bơm. Ưu điểm: Toàn bộ lưu lượng đều cung cấp cho xilanh không có dầu thừa nên hiệu suất của hệ thống thủy lực cao, dầu ít bị làm nóng Nhược điểm: phải dùng bơm dầu điều chỉnh lưu lượng có kết cấu phức tạp chế tạo đắt. Ứng dụng: Loại điều chỉnh này được dùng rộng rãi trong các máy cần thiết một công suất lớn khi khởi động, tức là cần thiết lực kéo lớn hoặc mômen xoắn lớn. Ngoài ra nó cũng được dùng rộng rãi trong những hệ thống thực hiện chuyển động thẳng hoặc chuyển động quay khi vận tốc giảm, công suất cần thiết cũng giảm
  12. 5.2.1 Phương pháp tiết lưu điều chỉnh tốc độ của cơ cấu chấp hành : Q  . Ax c p Khi Ax thay đổi  ∆P thay đổi thay đổi Q  v thay đổi. Ở loại điều chỉnh này bơm dầu có lưu lượng không đổi và với việc thay đổi tiết diện chảy của tiết lưu làm thay đổi hiệu áp của dầu do đó làm thay đổi lưu lượng dẫn đến cơ cấu chấp hành để đảm bảo một vận tốc nhất định. Tùy thuộc vào vị trí lắp van tiết lưu trong hệ thống ta có: - Điều chỉnh bằng tiết lưu ở đường vào - Điều chỉnh bằng tiết lưu ở đường ra.
  13. a) Điều chỉnh tiết lưu ở đường vào Phương trình lưu lượng: Nếu bỏ qua rò rỉ dầu Q1 qua van tiết lưu cũng là Q1 qua xilanh Q1  A1v   Ax c p Hiệu áp giữa hai đầu van tiết lưu: p  p0  p1 Khi thay đổi Ax làm cho Δp thay đổi, Q1 thay đổi v thay đổi Nếu như tải trọng tác dụng lên pittông là FL và lực ma sát giữa pittông và xilanh là Fms thì phương trình cân bằng lực của pittông là: A2 FL  Fms p1 A1  p2 A2  Fms  FL  0  p1  p2  A1 A1 Ta thấy khi FL thay đổi làm cho p1 thay đổi  Δp thay đổi  Q1 thay đổi làm cho v1 không ổn định
  14. b) Điều chỉnh tiết lưu ở đường ra Van tiết lưu đảm nhiệm luôn chức năng của van cản là tạo nên một áp suất nhất định ở đường ra của xilanh. Trong trường hợp này, áp suất ở buồng trái xilanh bằng áp suất của bơm tức là p1=p0 Q2  v. A2   Ax c p2 Vì cửa van của tiết lưu nối liền với bể dầu nên hiệu áp của tiết lưu: p  p  p  p 2 3 2 Khi Ax thay đổi p2 thay đổi Q2 thay đổi v thay đổi Tương tự ta cũng có phương trình cân bằng tĩnh là A1 FL  Fms p0 A1  p2 A2  FL  Fms  0  p  p2  p0  A2 A2 Ta cũng thấy khi FL thay đổi làm cho p2 thay đổi Q2 thay đổi v không ổn định
  15. Ưu nhược điểm của phương pháp điều chỉnh vận tốc bằng tiết lưu Ưu điểm: Kết cấu đơn giản, không cần sử dụng bơm có lưu lượng điều chỉnh được nên giảm được giá thành của hệ thống. Nhược điểm: - không đảm bảo vận tốc cơ cấu chấp hành ở một giá trị nhất định khi tải trọng thay đổi. - một phần dầu thừa qua van tràn biến thành nhiệt làm giảm độ nhớt của dầu có khả năng làm tăng lượng dầu rò ảnh hưởng đến sự ổn định của cơ cấu chấp hành dẫn đến hiệu suất giảm. - Lưu lượng dầu thừa không thực hiện công có ích nào cả và nó được đưa về bể dầu. Ứng dụng: Dùng trong những hệ thống thủy lực làm việc với tải trọng thay đổi nhỏ hoặc trong các hệ thống không yêu cầu cao về ổn định vận tốc
  16. 5.2. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ của cơ cấu chấp hành
  17. 5.3. Các sơ đồ ứng dụng 5.3.1 Hệ thống lái có trợ lực thủy lực
  18. 5.3.1 Hệ thống lái có trợ lực thủy lực a) Sự cần thiết của trợ lực lái (power steering): - Để tăng khả năng lái xe,hầu hết các xe ô tô hiện đại đều có lốp rộng áp suất thấp để tăng diện tích tiếp xúc giữa bề mặt đường và lốp xe đòi hỏi nhiều lực đánh lái hơn. Nếu tăng tỷ số truyền của cơ cấu lái để giảm được lực đánh lái sẽ khiến người lái phải quay vô lăng nhiều hơn khi xe quay vòng và không thể quay góc ngoặt gấp được. Do đó để việc lái được nhạy mà lực lái nhỏ thì cần phải có một số thiết bị trợ lực lái. - Ngày nay trợ lực lái được sử dụng trong hầu hết các loại xe: các xe tải lớn, máy kéo, xe du lịch nhỏ... Trợ lực lái phổ biến gồm: loại thủy lực - HPS, loại điện- EPS, loại thủy lực – điện (EHPS - electro-hydraulic power steering)
  19. 5.3.1 Hệ thống lái có trợ lực thủy lực b) Cấu tạo và nguyên lý làm việc Sử dụng công suất của động cơ để dẫn động bơm trợ lực lái tạo áp suất thuỷ lực. Khi xoay vô lăng, sẽ chuyển mạch một đường dẫn dầu tại van điều khiển. Áp lực dầu đẩy pít tông trong xi lanh trợ lái sẽ tác động thêm một lực làm giảm lực điều khiển vô lăng. Khi quay trái Khi quay phải
  20. 5.3.1 Hệ thống lái có trợ lực thủy lực b) Cấu tạo và nguyên lý làm việc HTL có trợ lực lái thủy lực là tổ hợp của: + Hệ thống lái thường với cơ cấu lái kiểu trục vít-thanh răng hoặc kiểu bi tuần hoàn (trục vít – êcu – cung răng) + bơm, van phân phối, xi lanh trợ lực Cơ cấu lái kiểu trục vít-thanh răng Cơ cấu lái kiểu trục vít-êcu- cung răng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2