intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài soạn: Giáo dục lao động cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

Chia sẻ: Nguyen Thi Kim Nhung Nhung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

1.392
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục lao động là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triễn toàn diện , nhằm hình thành ở trẻ những phẫm chất của người lao động mới : yêu lao động, quý trọng người lao động, giúp trẻ nắm được các kỹ năng lao động đơn giãn phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị sau này cho trẻ tham gia vào đời sống lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài soạn: Giáo dục lao động cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

  1. Bài soạn : Giáo dục lao động cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 1. Khái niệm và ý nghĩa giáo dục lao động cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo * khái niệm Giáo dục lao động là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triễn toàn diện , nhằm hình thành ở trẻ những phẫm chất của người lao động mới : yêu lao động, quý trọng người lao động, giúp trẻ nắm được các kỹ năng lao động đơn giãn phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị sau này cho trẻ tham gia vào đời sống lao động. *Ý nghĩa của giáo dục lao động cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo Giáo dục lao động có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác và có quan hệ mật thiết với chúng, giúp cho quá trình giáo dục nhân cách phát triễn toàn diện, diễn ra thuận lợi : - Đối với giáo dục thể chất : trong khi lao động, tất cả các quá trình hấp, tuần hoàn, trao đổi chất, được tăng cường. Vd : thông qua hoạt động lao động nhổ cỏ quanh lớp học thì đòi hỏi trẻ phải hoạt động bằng tay, di chuyển bằng chân, như vậy các quá trình trong cơ thể phải hoạt động theo sự lao động của trẻ. - Đối với giáo dục đạo đức : góp phần hình thành những phẫm chất đạo đức như : lòng yêu lao động, quý trọng người lao động ... từ đó hình thành ở trẻ tính mục đích , tình kiên trì, tính độc lập ... giúp trẻ nẳm được một số kỹ năng lao động đơn giản,hình thành các quan hệ tập thể trong lao động. Vd : trong buổi làm vệ sinh lớp học trẻ biết tự phân công cho mình một công việc cụ thể và cố gắng hoàn thành nó, trong một số công việc thì đòi hỏi quan hệ tập thể ở các trẻ như cùng nhau trồng cây xanh thì có trẻ thì trồng cây, một trẻ khác tưới nước, trẻ khác lại chăm sóc, bắt sâu cho cây... - Đối với giáo dục trí tuệ : trong quá trình lao động, trẻ trực tiếp sử dụng các công cụ lao động , thực hành lao động , qua đó trẻ nắm được tính chất của các vật liệu và những tri thức về đối tượng lao động. Vd : qua việc chăm sóc cây trẻ nắm được đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng, trẻ biết sử dụng các dụng cụ lao động để chăm sóc cậy trồng. - Đối với giáo dục thẫm mĩ : trong lao động trẻ thường hướng vào việc tạo ra những sản phẫm đẹp. Đồng thời khi tham gia lao động nhờ sự hướng dẫn của người lớn, trẻ phân biệt được sản phẫm đẹp với sản phẫm xấu ; biết yêu quý, giữ gìn cái đẹp , muốn sống theo cái đẹp. 2.Nhiệm vụ giáo dục lao động cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo Giáo dục học mẫu giáo đưa ra các nhiệm vụ giáo dục lao động cơ bản sau đây: + Giúp đỡ trẻ tìm hiểu lao động của người lớn và giáo dục lòng yêu quý người lao động và sản phẫm của người lao động. + Giáo dục các kỹ năng lao động đơn giản như tự phục vụ bản thân, lao động trong sinh hoạt tập thể , chăm sóc vật nuôi, cây trồng ; làm đồ dùng , đồ chơi đơn giản bằng vật liệu thiên nhiên. + Giáo dục trẻ hứng thú lao động , lòng yêu lao động, giáo dục động cơ lao động vì tập thể, tính độc lập và kĩ năng lao động trong tập thể, vì tập thể 3. Đặc điểm lao động của trẻ mẫu giáo + Tính mục đích trong hoạt động lao động của trẻ mẫu giáo. Vd : những hành động của trẻ từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi như tự mặc quần áo, ăn uống, chải đầu... tuy thô sơ nhưng lại có ý nghĩ và phần lớn thì trẻ đạt được mục đích do hoàn thành hành động này
  2. Trẻ 2, 3 tuổi thường khó thực hiện được mục đích lao động của mình , chỉ có trẻ 6, 7 tuổi mới hiểu được những mục đích xa như trồng cây để sau này lấy quả, củ... + Tính kế hoạch trong hoạt động lao động của trẻ mẫu giáo Lúc đầu giáo viên thường giúp trẻ xây dựng kế hoạt sau đó giáo viên khích lệ trẻ tự sắp xếp công việc sao cho hợp lí + Kết quả lao động + Lao động và trò chơi Lao động của trẻ mẫu giáo gắn liền với trò chơi, khi lao động thì động cơ thúc đẩy trẻ tích cực tự giác thường do động cơ chơi chi phối : được làm vườn tưới nước cho cây, dọn bàn ghế, cất đồ chơi thật nhanh để thắng bạn... vì vậy giờ lao động của trẻ phải diễn ra nhẹ nhàng, cần đưa yếu tố chơi để kích thích tính tích cực, tự giác ở trẻ. 4. các dạng lao động và nội dung lao động của trẻ ở các nhóm tuổi + Lao động tự phục vụ : là hình thức lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày nhằm chăm sóc cho bản thân mình. Lao động tự phục vụ bắt đầ được nhận thức như một trách nhiệm, là sự bắt buộc. Ở tuổi mẩu giáo bé, hình thức lao động này rất vừa sức và hấp dẫn , tuy nhiên có những khó khăn ( sự phát triễn các ngón tay và sự phối hợp giữa chúng chưa hoàn thiện ) nên dạy trẻ tự tắm, cởi quần áo... Qúa trình hướng dẫn cho trẻ có được những thói quen văn hóa - vệ sinh phải rất tỉ mỉ, lâu dài. Ở trẻ mẫu giáo nhỡ đã có những kĩ năng tự phục vụ đơn giản . Tuy nhiên cần củng cố những kỉ năng kỉ xảo đã có và hình thành các kỉ xảo phức tạp hơn như : bày bàn ăn, chuẩn bị cho giờ học, lau bụi kệ sách... Ở nhóm trẻ lớn , nội dung phong phú hơn , mang tính chất thường xuyên và chuyển dần thành nhiệm vụ trực nhật . Các kỉ năng mới đưa vào như thu dọn giường nằm, sữa chữa đồ chơi... trẻ biết tự tổ chức các công việc và giúp đỡ các trẻ em nhỏ hơn có ý thức giữ gìn đồ vật. + Lao động trong sinh hoạt: là hình thức lao động đi vào toàn bộ cuộc sống hằng ngày của trường mẫu giáo Ở tuổi mẫu giáo bé: hình thành những kĩ xảo sinh hoạt sơ đẳng : giúp đỡ dọn bàn ăn, xếp gọn đồ chơi sau khi chơi... Ở tuổi mẫu giáo nhỡ : nội dung sinh hoạt được mở rộng hơn: trẻ hoàn toàn tự dọn bàn ăn, chuẩn bị mọi thứ cần thiết trong giờ học, quét sân...bằng các công việc cụ thể hình thành cac1thoi1 quen kỉ xảo lao động, sinh hoạt Ở trẻ mẫu giáo lớn :nội dung lao động phong phú hơn , mang tính chất thường xuyên và phần lớn chuyển thành nhiệm vụ của các em trực nhật : trẻ giữ gìn sạch sẽ lớp học , dán lại sách vở, giúp đỡ các em nhỏ. + Lao động trong thiên nhiên : là hình thức lao động cho trẻ tham gia chăm sóc cây cối và súc vật , trống cây ở góc thiên nhiên ngoài vườn , trong vườn hoa. Ở trẻ nhỏ , khi lao động giáo viên gọi tên các cây, các bộ phận của chúng , các động tác trong lao động ... việc đó làm mở rộng vốn từ cho trẻ Ở trẻ nhỡ : công việc phức tạp hơn , trẻ tự tưới cây, thu hoạch rau dưới sự giúp đỡ của giáo viên Ở trẻ lớn : các nhiệm vụ có tính chất thường xuyên và phức tạp hơn. Trẻ tưới cây bằng bình tưới, xới đất, bón thúc cho cây...giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các hiện tượng trong thiên nhiên, ý thức trách nhiệm trong lao động được nâng cao. + Loa động thủ công : là hình thức cho trẻ làm các đồ vật bằng các vật liệu khác nhau như bìa cát tông, giấy, gỗ, các vật liệu tự nhiên... Tiến hành ở các nhóm trẻ lớn , trẻ có thể làm đồ chơi như : con thuyền, cái nhà, xe ô tô... Giúp trẻ phát triễn năng lực thiết kế, giáo dục trẻ nhiều phẫm chất , có như vậy mới hình thành cho trẻ hứng thú và sự say mê trong lao động sáng tạo.
  3. 5. những hình thức tổ chức lao động cho trẻ mẫu giáo + Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ lao động là công việc cụ thể mà trẻ được giao và phải hoàn thành một mình hoặc cùng với các bạn Giao nhiệm vụ là hình thức tổ chức lao động đơn giản nhất cho trẻ mẫu giáo. Ở trẻ nhỏ : nhiệm vụ có tính chất cá nhân và cụ thể , đơn giản ( đặt thìa lên nhà, cởi áo cho búp bê.. ) Ở trẻ nhỡ : số nhiệm vụ tăng lên đáng kể , rèn luyện kĩ năng trở nên bền vững và làm phong phú thêm kinh nghiệm tham gia lao động của trẻ Ở trẻ lớn : các nhiệm vụ cá nhân được đặt ra trong các hình thức lao động mà trẻ chưa có kỉ năng hoặc phải học kỉ năng mới. Đó là hình thức tập thể , theo nhóm buộc trẻ phải có sự tổ chức, phân công với nhau. ( cùng don dẹp đồ chơi sau khi chơi , các công việc ở vườn trường...) + Trực nhật : là hình thức lao động đòi hỏi trẻ hoành thành các nhiệm vụ nhằm phục vụ tập thể. Đây là hình thức phức tạp hơn so với nhiệm vụ. Ở các trẻ nhỏ chỉ đưa ra nhiệm vụ đơn giản là giúp đỡ cô bày bàn ăn cho các bạn ngồi cùng bàn. Cuối tuổi mẩu giáo nhỡ có thể thực hiện chế độ trực nhật chuẩn bị học tập Ở nhóm lớn có chế độ trực nhật trong góc thiên nhiên + Tổ chức lao động tập thể Ở nhóm trẻ lớn có nhiều khả năng tổ chức lao động tập thể cho trẻ ( quét dọn phòng học, thu hoạch rau quả, trang trio1 lớp học... ) Có các hình thức lao động chung và lao động phối hợp . Họ và tên : 1. Nguyễn Thị Kim Nhung 2. Nguyễn Thị Thanh Ngân 3.Nguyễn Thị Thu Thủy 4.Y Lành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2