intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ:PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ, TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC

Chia sẻ: Nguyễn Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

902
lượt xem
243
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bài tập hóa học lớp 10 chuyên đề:phản ứng oxi hoá - khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học', tài liệu phổ thông, hóa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ:PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ, TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC

  1. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ, TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC Câu 1: Trong phản ứng oxi hóa – khử A. chất bị oxi hóa nhận điện tử và chất bị khử cho điện tử. B. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời. C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử. D. quá trình nhận điện tử gọi là quá trình oxi hóa. Câu 2: Chất khử là chất A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Câu 3: Chất oxi hoá là chất A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Câu 4: Chọn phát biểu không hoàn toàn đúng. A. Sự oxi hóa là quá trình chất khử cho điện tử. B. Trong các hợp chất số oxi hóa H luôn là +1. C. Cacbon có nhiều mức oxi hóa (âm hoặc dương) khác nhau. D. Chất oxi hóa gặp chất khử chưa chắc đã xảy ra phản ứng. Câu 5: Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều tạo thành A. chất oxi hóa yếu hơn so với ban đầu. B. chất khử yếu hơn so với chất đầu. C. chất oxi hóa (hoặc khử) mới yếu hơn. D. chất oxi hóa (mới) và chất khử (mới) yếu hơn. Câu 6 : Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố. C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất. D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố Câu 7: Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ? A. oxit phi kim và bazơ. B. oxit kim loại và axit. C. kim loại và phi kim. D. oxit kim loại và oxit phi kim. Câu 8: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là A. -2, -1, -2, -0,5. B. -2, -1, +2, -0,5. C. -2, +1, +2, +0,5. D. -2, +1, -2, +0,5.   Câu 9: Cho các hợp chất: NH 4 , NO2, N2O, NO 3 , N2 Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là: A. N2 > NO 3 > NO2 > N2O > NH  .  B. NO 3 > N2O > NO2 > N2 > NH  .  4 4     C. NO 3 > NO2 > N2O > N2 > NH 4 . D. NO 3 > NO2 > NH 4 > N2 > N2O. anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 1
  2. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP - + Câu 10: Cho quá trình NO3 + 3e + 4H  NO + 2H2O, đây là quá trình A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử. 2+ 3+ Câu 11: Cho quá trình Fe  Fe + 1e, đây là quá trình A. oxi hóa. B. khử . C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử. - + n+ Câu 12: Trong phản ứng: M + NO3 + H  M + NO + H2O, chất oxi hóa là B. NO3- C. H+ D. Mn+ A. M Câu 13: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S  2FeCl2 + S + 2HCl. Cho biết vai trò của H2S A. chất oxi hóa . B. chất khử. C. Axit. D. vừa axit vừa khử. Câu 14: Trong phản ứng MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là A. oxi hóa. B. khử. C. tạo môi trường. D. khử và môi trường. Câu 15: Cho biết trong phản ứng sau: 4HNO3đặc nóng + Cu  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. HNO3 đóng vai trò là: A. chất oxi hóa. B. Axit. C. môi trường. D. Cả A và C. Câu 16: Trong các chất sau, chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử: KMnO4, Fe2O3, I2, FeCl2, HNO3, H2S, SO2? A. KMnO4, I2, HNO3. B. KMnO4, Fe2O3, HNO3. C. HNO3, H2S, SO2. D. FeCl2, I2, HNO3. Câu 17 : Trong các chất: FeCl2 , FeCl3 , Fe(NO3)3 , Fe(NO3)2 , FeSO4 , Fe2(SO4)3 . Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là A. 2 . B. 5. C. 3. D. 4. Câu 18 : Cho dãy các chất và ion: Cl2 , F2 , SO2 , Na , Ca , Fe , Al , Mn , S , Cl-. Số chất và ion + 2+ 2+ 3+ 2+ 2- trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là A. 3 . B. 4. C. 6. D. 5. Câu 19 : Cho dãy các chất : Fe3O4 , H2O , Cl2 , F2 , SO2 , NaCl , NO2 , NaNO3 , CO2 , Fe(NO3)3 , HCl. Số chất trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là A. 9 . B. 7. C. 6. D. 8. Câu 20: Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng A. oxi hóa – khử. B. không oxi hóa – khử. C. oxi hóa – khử hoặc không. D. thuận nghịch. Câu 21: Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thì A. không xảy ra phản ứng. B. xảy ra phản ứng thế. C. xảy ra phản ứng trao đổi. D. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử. Câu 22: Cho các phản ứng sau: a. FeO + H2SO4 đặc nóng  b. FeS + H2SO4 đặc nóng  c. Al2 O3 + HNO3  d. Cu + Fe2(SO4)3  0 f. Glucozơ + AgNO3 + NH3 + H2O  e. RCHO + H2   Ni , t  g. Etilen + Br2  h . Glixerol + Cu(OH)2  Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá- khử là ? A. a, b, d, e, f, g. B. a, b, d, e, f, h. C. a , b, c, d, e, g. D. a, b, c, d, e, h. Câu 23 : Phản ứng nào dưới đây không xảy ra ? A. KMnO4 + SO2 + H2O → B. Cu + HCl + NaNO3 → anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 2
  3. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP C. Ag + HCl + Na2 SO4 → D. FeCl2 + Br2 → Câu 24: Xét phản ứng MxOy + HNO3  M(NO3)3 + NO + H2O, điều kiện nào của x và y để phản ứng này là phản ứng oxi hóa khử ? A. x = y = 1. B. x = 2, y = 1. C. x = 2, y = 3. D. x = 1 hoặc 2, y = 1. Câu 25: Xét phản ứng sau: 3Cl2 + 6KOH  5 KCl + KClO3 + 3 H2O (1) 2NO2 + 2KOH  KNO2 + KNO3 + H2O (2) Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng A. oxi hóa – khử nội phân tử. B. oxi hóa – khử nhiệt phân. C. tự oxi hóa khử. D. không oxi hóa – khử. Câu 26 : Cho các phản ứng oxi hoá- khử sau: 3I2 + 3 H2O  HIO3 + 5HI (1) HgO 2Hg + O2 (2) 4K2SO3  3K2SO4 + K2S (3) NH4 NO3  N2O + 2H2O (4) 2KClO3  2KCl + 3O2 (5) 3NO2 + H2O  2HNO3 + NO (6) 4HClO4  2Cl2 + 7O2 + 2H2O (7) 2H2O2  2H2O + O2 (8) Cl2 + Ca(OH)2  CaOCl2 + H2O (9) KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 (10) a.Trong số các phản ứng oxi hoá- khử trên, số phản ứng oxi hoá- khử nội phân tử là A. 2. B . 3. C. 4. D. 5. b.Trong số các phản ứng oxi hoá- khử trên, số phản ứng tự oxi hoá- khử là A. 6. B . 7. C. 4. D. 5. Câu 27: Xét phản ứng: xBr2 + yCrO2- + ...OH-  ...Br- + ...CrO32- + ...H2O. Giá trị của x và y là A. 3 và 1. B. 1 và 2. C. 2 và 3. D. 3 và 2. Câu 28: Cặp hóa chất có thể phản ứng oxi hóa – khử với nhau là A. CaCO3 và H2SO4. B. Fe2O3 và HI. C. Br2 và NaCl. D. FeS và HCl. Câu 29: Trong phản ứng 6KI + 2KMnO4 +4H2O  3I2 + 2MnO2 + 8KOH, chất bị oxi hóa là A. I-. B. MnO4-. C. H2O. D. KMnO4. Câu 30: Hòa tan Cu2S trong dung dịch HNO3 loãng nóng, dư, sản phẩm thu được là A. Cu(NO3)2 + CuSO4 + H2O. B. Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O. C. Cu(NO3)2 + H2SO4 + H2O. D. Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO2 + H2O. Câu 31: Sản phẩm của phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O là A. K2SO4, MnO2. B. KHSO4, MnSO4. C. K2SO4, MnSO4, H2SO4 . D. KHSO4, MnSO4, MnSO4. Câu 32: Cho phản ứng: Fe + MnO4 + H  Fe + Mn2+ + H2O, sau khi cân bằng, tổng các hệ số 2+ - + 3+ (có tỉ lệ nguyên và tối giản nhất) là A. 22. B. 24. C. 18. D. 16. - + n+ Câu 33: Trong phản ứng: 3M + 2NO3 + 8H  ...M + ...NO + ...H2O. Giá trị n là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 3
  4. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 34: Cho phản ứng: 10I + 2MnO4 + 16H  5I2 + 2Mn2+ + 8H2O, sau khi cân bằng, tổng các - - + chất tham gia phản ứng là A. 22. B. 24. C. 28. D. 16. + - 3+ 2- Câu 35: Cho sơ đồ phản ứng: aFeS +bH + cNO3  Fe + SO4 + NO + H2O Sau khi cân bằng, tổng hệ số a+b+c là A. 3. B. 4. C. 6 . D. 8. Câu 36: Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3  Fe(NO3)3 + H2SO4 + 5NO + H2O Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của phản ứng là A. 21. B. 19. C. 23. D. 25. Câu 37: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3  Fe(NO3)3 + NxOy + H2O Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 là A. 23x-9y. B. 23x- 8y. C. 46x-18y. D. 13x-9y. Câu 38: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là: A. 5 và 2. B. 1 và 5. C. 2 và 5. D. 5 và 1. Câu 39: Cho sơ đồ phản ứng:Fe3O4 + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây? A. 3, 14, 9, 1, 7. B. 3, 28, 9, 1, 14. C. 3 , 26, 9, 2, 13. D. 2, 28, 6, 1, 14. Câu 40: Trong phản ứng: KMnO4 + C2H4 + H2O  X + C2H4(OH)2 + KOH. Chất X là A. K2MnO4. B. MnO2. C. MnO. D. Mn2O3. Câu 41: Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng: Cu2S + HNO3  Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O là A. 3 và 22. B. 3 và 18. C. 3 và 10. D. 3 và 12. Câu 42: Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2, hãy xác định tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 trong số các kết quả sau A. 44 : 6 : 9. B. 46 : 9 : 6. C. 46 : 6 : 9. D. 44 : 9 : 6. Câu 43: Khi cho Zn vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm N2O và N2 khi phản ứng kết thúc cho thêm NaOH vào lại thấy giải phóng khí B, hỗn hợp khí B đó là A. H2, NO2 . B. H2, NH3. C. N2, N2O. D. NO, NO2 Câu 44: Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7,0g. Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu là A. 2 ,7g và 1,2g. B. 5,4g và 2,4g. C. 5,8g và 3,6g. D. 1,2g và 2,4. anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 4
  5. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 45: Hòa tan hoàn toàn 2,4g kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 duy nhất (đktc). Giá trị của V là A. 0,672 lít. B. 6 ,72lít. C. 0 ,448 lít. D. 4 ,48 lít. Câu 46: Hoà tan 62,1 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng thu được 16,8 lít hỗn hợp khí X ở đktc gồm 2 khí không màu hoá nâu trong không khí. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 17,2. Kim loại M là A. Mg. B. Ag. C. Cu. D. Al. Câu 47: Hòa tan 4,59g Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích NO và N2O thu được ở đktc là: A. 2,24 lít và 6,72 lít. B. 2,016 lít và 0,672 lít. C. 0,672 lít và 2,016 lít. D. 1,972 lít và 0,448 lít. Câu 48: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là A. 66,75 gam. B. 33, 35 gam. C. 6,775 gam. D. 3 , 335 gam. Câu 49: Cho 18,4 gam hỗn hợp Mg, Fe với dung dịch HNO3 đủ được 5,824 lít hỗn hợp khí NO, N2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp khí là 7,68 gam. Khối lượng Fe và Mg lần lượt là: A. 7,2g và 11,2g. B. 4,8g và 16,8g. C. 4,8g và 3,36g. D. 11,2g và 7,2g. Câu 50: 0,15 mol oxit sắt tác dụng với HNO3 đun nóng, thoát ra 0,05 mol NO. Công thức oxit sắt là A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO hoặc Fe3O4. Câu 51: 1,84g hỗn hợp Cu và Fe hòa tan hết trong dung dịch HNO3 tạo thành 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. số mol Fe và Cu theo thứ tự là A. 0,02 và 0,03. B. 0,01 và 0,02. C. 0,01 và 0,03. D. 0,02 và 0,04. Câu 52: Hoà tan hoàn toàn m gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí A và dung dịch B. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch NaOH dư tạo ra 12,6 gam muối. Mặt khác, cô cạn dung dịch B thì thu được 120 gam muối khan. Công thức của sắt oxit FexOy là: A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. Tất cả đều sai. Câu 53: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư, tất cả lượng khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước cùng dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Cho biết thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia quá trình trên là 3,36 lit. Khối lượng m của Fe3O4 là giá trị nào sau đây? A. 139,2 gam. B. 13,92 gam. C. 1,392 gam. D. 1392 gam. Câu 54: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 5
  6. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,8. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48. Câu 55: Hòa tan hoàn toàn y gam một oxit sắt bằng H2 SO4 đặc, nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác, sau khi khử hoàn toàn cũng y gam oxit đó bằng CO ở nhiệt độ cao rồi hòa tan lượng sắt tạo thành bằng H2SO4 đặc ,nóng thì thu được lượng khí SO2 nhiều gấp 9 lần lượng khí SO2 ở thí nghiệm trên. Công thức của oxit sắt là A. FeO. B. Fe2O3 C. Fe3O4. D. FeCO3. Câu 56: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO) A. 0,8 lít. B. 1,0 lít. C. 0,6 lít. D. 1,2 lít. Câu 57: Đốt cháy x mol Fe bởi oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp (A) gồm các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn (A) trong dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp (Y) gồm NO và NO2. Tỷ khối hơi của Y đối với H2 là 19. Tính x A. 0,06 mol. B. 0,065 mol. C. 0,07 mol. D. 0 ,075 mol. Câu 58*: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt, có pH = 2. Tính số lít của dung dịch (Y) A. Vdd(Y) = 57 lít. B. Vdd (Y) = 22,8 lít. C. Vdd(Y) = 2,27 lít. D. Vdd(Y) = 28,5 lít. Câu 59: Trộn 0,54 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích (đktc) khí NO và NO2 lần lượt là: A. 0,224 lít và 0,672 lít. B. 0,672 lít và 0,224 lít. C. 2,24 lít và 6,72 lít. D. 6,72 lít và 2,24 lít. Câu 60: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 97,98. B. 106,38. C. 38,34. D. 3 4,08. Câu 61: Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,16g chất rắn . Giá trị của m là: A. 0,24. B. 0,48. C. 0,81. D. 0,96. Câu 62: Cho 0,3 mol Magie vào 100 ml dung dịch hổn hợp chứa Fe(NO3)3 2M và Cu(NO3)2 1M, sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại thu được là A. 12 gam. B. 11,2 gam. C. 13,87 gam. D. 16,6 gam. Câu 63: Cho 7,22g hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M có hoá trị không đổi,chia X thành 2 phần bằng nhau anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 6
  7. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Phần 1 tác dụng với HCl dư thu được 2,128 lit khí (đktc) Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lit NO duy nhất (đktc) Kim loại M và % M trong hỗn hợp là: A. Al với 53,68%. B. Cu với 25,87%. C. Zn với 48,12%. D. Al với 22,44%. Câu 64: Hoà tan hoàn toàn một lượng kim loại R hóa trị n bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một lượng muối khan có khối lượng gấp 5 lần khối lượng kim loại R ban đầu đem hoà tan. Kim loại R đó là A. Al. B. Ba. C. Zn. D. Mg. Câu 65: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là A. 25,6 gam. B. 16 gam. C. 2,56 gam. D. 8 gam. Câu 66: Trộn đều 10,8 gam Al với hỗn hợp Fe2O3, CuO, Cr2O3 rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong dd HNO3 đun nóng thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí NO, NO2 có tỉ khối so với hiđro là 21. V có giá trị là: A. 20,16 lít. B. 17.92 lít. C. 16,8 lít. D. 4,48 lít. Câu 67: Cho 10,8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 46 gam chất rắn D. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư sau đó nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì được 12 gam chất rắn E. Tính nồng độ mol/l của dung dịch AgNO3. A. 0,5. B. 0,8. C. 1. D. 1,25. Câu 68: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M + H2SO4 0,2M, sản phẩm khử duy nhất của HNO3 là khí NO. a.Thể tích (tính bằng lít) khí NO (ở đktc) là A. 0,336. B. 0,224. C. 0,672. D. 0,448 b.Số gam muối khan thu được là A. 7,9. B. 8,84. C. 5,64. D. Tất cả đều sai. Câu 69: Hoà tan 2,64 gam hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được sản phẩm khử là 0,896 lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2, có tỷ khối so với H2 bằng 14,75. Thành phần % theo khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu là A. 61,80%. B. 61,82%. C. 38,18%. D. 38,20%. Câu 70: Hoà tan hết 9,6 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho toàn bộ lượng SO2 này hấp thụ vào 0,5 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch được 18,9 gam chất rắn. Kim loại M đó là A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu. Câu 71: Hoà tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp Zn, Mg bằng dung dịch H2 SO4 đặc thu được 1,12 lít SO2 (ở đktc), 1,6 gam S(là những sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Khối lượng muối khan trong dung dịch X là A. 28,1 g. B. 18,1 g. C. 30,4 g. D. 24,8 g. Câu 72: Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hoà tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 0,448 lít khí NO anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 7
  8. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP (sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện chuẩn) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m1+16,68 gam muối khan. Giá trị của m là A. 8,0 gam. B. 16,0 gam. C. 12,0 gam. D. Không xác định được. Câu 73: Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là A. 16 gam. B. 9 gam. C. 8,2 gam. 10,7 D. gam. Câu 74: Câu 12. Cho 11,2 gam hỗn hợp Cu và kim loai M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,136 lít (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 3,92 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là A. Mg. B. Fe. C. Mg hoặc Fe. Mg D. hoặc Zn. Câu 75: Cho hỗn hợp gồm 0,01 mol Al và 0,02 mol Mg tác dụng với 100ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X gồm 3 kim loại, X tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc, dư thu được V lít NO2(ở đktc và duy nhất ). Giá trị của V là A. 1 ,232. B. 1,456. C. 1,904. D. 1,568. Câu 76: Cho 500ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,2M và HCl 1M. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch thì chỉ thu được một sản phẩm duy nhất là NO. Khối lượng Cu có thể hoà tan tối đa vào dung dịch là A. 3 ,2 g. B. 6,4 g. C. 2,4 g. D. 9,6 g. Câu 77: Cho dung dịch X chứa 0,1 mol FeCl2, 0,2 mol FeSO4. Thể tích dung dịch KMnO4 0,8M trong H2SO4 loãng vừa đủ để oxi hóa hết các chất trong X là: A. 0,075 lít. B. 0,125 lít. C. 0,3 lít. D. 0,03 lít. Câu 78: Cho 0,35 mol Magie vào 100 ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 2M và Cu(NO3)2 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại thu được là A. 12 gam. B. 11,2 gam. C. 13,87 gam. D. 14,8 gam. Câu 79: Khử 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao thu được hổn hợp rắn X, cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Thể tích khí CO2 (đktc) tạo ra khi khử Fe2O3 là A. 1,68 lít. B. 6,72 lít. C. 3,36 lít. D. 1,12 lít. Câu 80: Cho hỗn hợp chứa x mol Mg, y mol Fe vào dung dịch chứa z mol CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được chất rắn gồm 2 kim loại. Muốn thoả mãn điều kiện đó thì A. x < z < y. B. z ≥ x . C. x ≤ z < x +y. D. z = x + y. Câu 81: Khi cho Cu2S tác dụng với HNO3 thu được hỗn hợp sản phẩm gồm: Cu(NO3)2; H2SO4; NO và H2O. Số electron mà 1 mol Cu2S đã nhường là: A. 9 electron. B. 6 e lectron. C. 2 electron. D. 10 electron. anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 8
  9. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 82: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít khí NO. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2 lít khí NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là A. V2 = 2V1. B. V2 = V1. C. V2 = 1,5V1. D. V2 = 2,5V1. Câu 83: Cho hỗn hợp gồm 6,4 gam Cu và 5,6 gam Fe vào cốc đựng dung dịch HCl loãng dư. Để tác dụng hết với các chất có trong cốc sau phản ứng cần ít nhất khối lượng NaNO3 là (sản phẩm khử duy nhất là NO) A. 8,5gam. B. 17gam. C. 5 ,7gam. D. 2,8gam. Câu 84: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 kim loại chưa rõ hóa trị bàng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm NO2 và NO (không sinh ra muối NH4NO3). Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 18,2. Tổng số gam muối khan tạo thành theo m và V là: A. m+6,0893V. B. m+ 3,2147. C. m+2,3147V. D. m+6,1875V. Câu 85: Chia 10 gam hỗn hợp gồm (Mg, Al, Zn) thành hai phần bằng nhau. Phần 1 được đốt cháy hoàn toàn trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong HNO3 đặc, nóng dư thu được V (lít) NO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là: A. 22,4. B. 44,8. C. 89,6. D. 30,8. Câu 86: Dung dịch A chứa 0,02 mol Fe(NO3)3 và 0,3 mol HCl có khả năng hoà tan được Cu với khối lượng tối đa là: A. 5,76g. B. 0,64g. C.6,4g. D. 0,576g. Câu 87: Cho 36 gam hỗn hợp Fe,FeO,Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thấy thoát ra 5,6 lít khí SO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất).Tính số mol H2SO4 đã phản ứng. A.0,5 mol. B.1 mol. C.1,5 mol. D. 0 ,75 mol. Câu 88: Cho 6,48 gam bột kim loại nhôm vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và ZnSO4 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được m gam hỗn hợp các kim loại. Trị số của m là A. 14,50 gam. B. 16,40 gam. C. 15,10 gam. D. 1 5,28 gam. Câu 89: Cho hỗn hợp X (dạng bột) gồm 0,01 mol Al và 0,025 mol Fe tác dụng với 400ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,05M và AgNO3 0,125M. Kết thúc phản ứng, lọc kết tủa cho nước lọc tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2 ,740 gam. B. 35,2 gam. C. 3 ,52 gam. D. 3 ,165 gam. Câu 90: Cho 7,84 lit (đktc) hỗn hợp khí oxi và clo tác dụng vừa đủ với hỗn hợp chúa 0,1 mol Mg và 0,3 mol Al thu được m (gam) hỗn hợp muối clorua và oxit . Giá trị của m bằng A. 21,7 gam. B. 35,35 gam. C. 27,55 gam. D. 2 1,7gam < m < 35,35 gam. Câu 91: Cho 2,16 gam hỗn hợp Mg và Fe (với nMg : nFe = 2:3) tác dụng hoàn toàn với 280ml dung dịch AgNO3 0,5M được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 4 ,32. B. 14,04. C. 10,8. D. 15,12. Câu 92: Cho 0,2 mol Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,3 mol Fe(NO3)3 và 0,2 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn, số mol Fe(NO3)3 trong dung dịch bằng A. 0,0 mol. B. 0 ,1 mol. C. 0,3 mol. 0,2 D. mol. anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 9
  10. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 93: Cho 11,6 gam FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí (CO2, NO) và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch X thì hoà tan tối đa được bao nhiêu gam bột Cu (biết có khí NO bay ra) A. 28,8 gam. B. 16 gam. C. 48 gam. D. 32 gam. Câu 94: Chia hỗn hợp gồm Mg và MgO thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 3,136 lít H2(đktc), dung dịch sau phản ứng chứa 14,25gam muối - Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu dược 0,448 lít khí X nguyên chất (đktc). Cô cạn cẩn thận và làm khô dung dịch sau phản ứng thu được 23 gam muối. Công thức phân tử của khí X là: A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO. Câu 95: Có các quá trình điện phân sau: (1) Điện phân dung dịch CuSO4 với anot làm bằng kim loại Cu. (2) Điện phân dung dịch FeSO4 với 2 điện cực bằng graphit. (3) Điện phân Al2 O3 nóng chảy với 2 điện cực bằng than chì. (4) Điện phân dung dịch NaCl với anot bằng than chì và catot bằng thép. Các quá trình điện phân mà cực dương bị mòn là A.(1),(2). B.(1),(3). C.(2),(3). D.(3),(4). Câu 96: Điện phân một dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl. Nếu b > 2a mà ở catot chưa có khí thoát ra thì dung dịch sau điện phân chứa A. Na+, SO42-, Cl-. B. Na+, SO42-, Cu2+. C. Na+, Cl-. D. Na+, SO42-, Cu2+, Cl-. Câu 97: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl. Dung dịch sau điện phân có thể hoà tan được kim loại nhôm, mối quan hệ giữa a và b là A. 2a=b B. 2a>b. C. 2a< b. D. 2a # b. Câu 98: Khi điện phân điện cực trơ có màng ngăn dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi NaCl và CuSO4 đều hết nếu dung dịch sau điện phân hoà tan được Fe thì A. NaCl hết trước CuSO4. B. CuSO4 hết trước NaCl. C. NaCl và CuSO4 cùng hết. D. xảy ra trường hợp A hoặc B. Câu 99: Sản phẩm thu được khi điện phân NaOH nóng chảy là gì ? A. Ở catot (-): Na và ở anot (+): O2 và H2O. B. Ở catot (-): Na2O và ở anot (+): O2 và H2. C. Ở catot (-): Na và ở anot (+): O2 và H2. D. Ở catot (-): Na2O và ở anot (+): O2 và H2O. Câu 100: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: A. Fe, Cu, Ag. B. Mg, Zn, Cu. C. Al, Fe, Cr. D. Ba, Ag, Au. Câu 101: Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, cường độ dòng 5A. Khi ở anot có 4g khí oxi bay ra thì ngưng. Điều nào sau đây luôn đúng ? A. Khối lượng đồng thu được ở catot là 16g. B. Thời gian điện phân là 9650 giây. C. pH của dung dịch trong quá trình điện phân luôn giảm. anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 10
  11. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP D. Không có khí thoát ra ở catot. Câu 102: Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức của muối đã điện phân là: A. NaCl. B. LiCl. C. KCl. D. CsCl. Câu 103: Điện phân nóng chảy Al2 O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3(ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 54,0. B. 75,6. C. 67,5. D. 108,0. Câu 104: Điện phân dung dịch chứa HCl và KCl với màng ngăn xốp, sau một thời gian thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và có pH = 12. Vậy: A. chỉ có HCl bị điện phân. B. chỉ có KCl bị điện phân. C.HCl và KCl đều bị điện phân hết. D. HCl bị điện phân hết, KCl bị điện phân một phần. Câu 105: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là A. 4,05. B. 2,70. C. 1 ,35. D. 5,40. Câu 106: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và CuSO4 0 ,5M bằng điện cực trơ. hi ở catot có 3,2 gam Cu thì thể tích khí thoát ra ở anot A.0,672 lít. B.0,84 lít. C.6,72 lít. D.0,448 lít. Câu 107: Khi điện phân dung dịch CuSO4 người ta thấy khối lượng catôt tăng đúng bằng khối lượng anôt giảm. Điều đó chứng tỏ người ta dùng A. catot Cu. B. catot trơ. C. anot Cu. D. anot trơ. Câu 108: Điện phân 100 ml hỗn hợp dung dịch gồm FeCl3 1M , FeCl2 2M , CuCl2 1M và HCl 2M với điện cực trơ có màng ngăn xốp cường độ dòng điện là 5A trong 2 giờ 40 phút 50 giây ở catot thu được A.5,6g Fe. B.2,8g Fe. C.6,4g Cu. D.4,6g Cu. Câu 109: Điện phân dung dịch KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp thời gian 16,1 phút dòng điện I = 5A thu được 500ml dung dịch A. pH của dung dịch A có giá trị là A. 12,7. B. 1. C. 13. D. 1,3. Câu 110: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với I=1,93A tới khi catot bắt đầu có bọt khí thoát ra thì dừng lại, cần thời gian là 250 giây. Thể tích khí thu được ở anot (đktc) là A. 28ml. B. 0,28ml. C. 56ml. D. 280ml. Câu 111: Điện phân 100ml dung dịch CuSO4 0,1M cho đến khi vừa bắt đầu sủi bọt bên catot thì ngừng điện phân. pH dung dịch ngay khi ấy với hiệu suất 100% (thể tích dung dịch được xem như không đổi, lấy lg2 = 0,30) là: A. p H = 1,0. B. pH = 0,7. C. pH = 1,3. D. pH = 2,0. Câu 112: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2 M với I = 9,65Ampe. Tính khối lượng Cu bám lên catot khi thời gian điện phân t1 = 200 s, t2 = 500s lần lượt là: anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 11
  12. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP A. 0 ,32g và 0,64g. B. 0,64g và 1,28g. C. 0,64g và 1,32g. D. 0,32g và 1,28g. Câu 113: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Khi ở catot bắt đầu sủi bọt khí thì dừng điện phân. Tại thời điểm này khối lượng catot đã tăng : A. 0 ,0 gam. B. 5,6 gam. C. 12,8 gam. D. 18,4 gam. Câu 114: Có hai bình điện phân mắc nối tiếp: Bình (1) chứa 100ml dung dịch CuSO4 0,1M; Bình (2) chứa 100ml dung dịch NaCl 0,1M tiến hành điện phân có màng ngăn cho tới khi ở bình hai tạo ra dung dịch có pH=13 thì ngưng điện phân. Giả sử thể tích dung dịch ở hai bình không đổi. Nồng độ mol của Cu2+ trong dung dịch bình (1) sau điện phân là: A. 0,04M. B. 0 ,10M. C. 0,05M. D. 0,08M. Câu 115: Tiến hành điện phân hoàn toàn dung dịch X chứa 200 ml dd AgNO3 và Cu (NO3)2 thu được 56 gam hỗn hợp kim loại ở catot và 4,48 lít khí ở anot (đktc). Nồng độ mol AgNO3 và Cu (NO3)2 trong X lần lượt là A.2M và 1M. B. 1M và 2M. C. 2M và 4M. D. 4M và 2M. Câu 116: Có hai bình điện phân mắc nối tiếp nhau. Bình 1 chứa dung dịch CuCl2, bình 2 chứa dung dịch AgNO3. Tiến hành điện phân với điện cực trơ, kết thúc điện phân thấy catot của bình 1 tăng lên 1,6gam. Khối lượng catot của bình 2 tăng lên là A. 10,80 gam. B. 5,40 gam. C. 2 ,52 gam. D. 3 ,24 gam. Câu 117: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Khi ở catot bắt đầu sủi bọt khí thì dừng điện phân. Tại thời điểm này khối lượng catot đã tăng A. 0,0 gam. B. 5,6 gam. C. 12,8 gam. D. 1 8,4 gam. Câu 118: Điện phân dung dịch NaCl đến hết (có màng ngăn, điện cực trơ), cường độ dòng điện 1,61A thì hết 60 phút. Thêm 0,03 mol H2SO4 vào dung dịch sau điện phân thì thu được muối với khối lượng A. 4,26 gam. B. 8,52 gam. C. 2 ,13 gam. D. 6,39 gam. Câu 119: Sau một thời gian điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, khối lượng dung dịch giảm 4 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau khi điện phân cần dùng 50 ml dung dịch H2 S 0,5M. nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 trước lúc điện phân là A. 0,375M. B. 0 ,420M. C. 0 ,735M D. 0,750M. Câu 120: Điện phân 200ml dung dịch Fe(NO3)2. Với dòng điện một chiều cường độ dòng điện 1A trong 32 phút 10 giây thì vừa điện phân hết Fe2+, ngừng điện phân và để yên dung dịch một thời gian thì thu được 0,28 gam kim loại. Khối lượng dung dịch giảm là A. 0,16 gam. B. 0,72 gam. C. 0,59 gam. D. 1,44 gam. Câu 121: Điện phân 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi H2O bị điện phân ở hai cực thì dừng lại, tại catot thu 1,28 gam kim loại và anot thu 0,336 lít khí (ở đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch thu được bằng. A. 3. B . 2. C. 12. D. 13 anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 12
  13. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 122: Điện phân 100ml dung dịch CuSO4 nồng độ 0,5M với điện cực trơ một thời gian thì thấy khối lượng catot tăng 1gam. Nếu dùng dòng điện một chiều có cường độ 1A, thì thời gian điện phân tối thiểu là A. 0,45 giờ. B. 40 phút 15 giây. C. 0,65 giờ. D. 50 phút 15 giây. Câu 123: Có 2 bình điện phân mắc nối tiếp bình 1 chứa CuCl2, bình 2 chứa AgNO3. Khi ở anot của bình 1 thoát ra 22,4 lít một khí duy nhất thì ở anot của bình 2 thoát ra bao nhiêu lít khí? (Biết các thể tích đo ở cùng điều kiện). A. 11,2 lít . B. 22,4 lít. C. 33,6 lít. D. 44,8 lít. Câu 124: Để điều chế 1 tấn clo bằng cách điện phân nóng chảy NaCl người ta phải dùng tối thiểu là 1,735 tấn NaCl. Vậy hiệu suất của quá trình là: A. 59%. B. 85%. C. 90%. D. 95%. Câu 125: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2 M và AgNO3 0,1 M.với cường dòng điện I = 3,86 A. Tính thời gian điện phân để được một khối lượng kim loại bám bên catot là 1,72g. A. 250s. B. 1000s. C. 500s. D. 750s. Câu 126: Điện phân 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì ngừng. Để yên dung dịch cho đến khi khối lượng không đổi thì khối lượng catot tăng 3,2 gam so với lúc chưa điện phân. nồng độ mol/l của dung dịch Cu(NO3)2 trước phản ứng là: A. 0,5 M. B. 0,9 M. C. 1 M. D. 1,5 M. Câu 127: Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ bằng dòng điện một chiều I = 9,65 A. Khi thể tích khí thoát ra ở cả hai điện cực đều là1,12 lít (đktc) thì dừng điện phân. Khối lượng kim loại sinh ra ở catot và thời gian điện phân là: A. 3,2g và 2000s. B. 2,2 g và 800s. C. 6,4g và 3600s. D. 5,4g và 800s. Câu 128: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và FeSO4 0,5M bằng điện cực trơ. hi ở catot có 5,6 gam Cu thì thể tích khí thoát ra ở anot A.0,672 lít. B.0,84 lít. C.1,344 lít. D.0,448 lít. Câu 129: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,5M bằng điện cực trơ. hi ở catot có 3,2 gam Cu thì thể tích khí thoát ra ở anot A.0,672 lít. B.1,12 lít. C.6,72 lít. D.0,448 lít. Câu 130: Cho một dòng điện có cường độ I không đổi đi qua 2 bình điện phân mắc nối tiếp,bình 1 ứa 100ml dung dịch CuSO4 0,01M, bình 2 chứa 100 ml dung dịch AgNO3 0,01M. Biết rằng sau thời gian điện phân 500s thì bên bình 2 xuất hiện khí bên catot, tính cường độ I và khối lượng Cu bám bên catot ở bình 1 và thể tích khí (đktc) xuất hiện bên anot của bình 1. A.0,193A;0,032g Cu;5,6 ml O2. B. 0,193A;0,032g Cu;11,2 ml O2. C.0,386A;0,64g Cu;22,4 ml O2. D. 0,193A;0,032g Cu;22,4 ml O2. Câu 131: Điện phân 400 ml dung dịch chứa 2 muối KCl và CuCl2 với điện cực trơ và màng ngăn cho đến khi ở anot thoát ra 3,36lít khí(đktc) thì ngừng điện phân. Để trung hòa dung dich sau điện phân cần 100 ml dd HNO3 1M. Dung dịch sau khi trung hòa tác dụng với AgNO3 dư sinh ra 2,87 (gam) kết tủa trắng. Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch trước điện phân. A. [CuCl2]=0,25M,[KCl]=0,03M. B. [CuCl2]=0,25M,[KCl]=3M. anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 13
  14. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP C. [CuCl2]=2,5M,[KCl]=0,3M. D. [CuCl2]=0,25M,[KCl]=0,3M. Câu 132: Điện phân 200 ml dd CuSO4(dung dịch X) với điện cực trơ sau thời gian ngừng điện phân thì thấy khối lượng X giảm. Dung dịch sau điện phân tác dụng vừa đủ với 500ml dd BaCl2 0,3M tạo kết tủa trắng. Cho biết khối lượng riêng dung dịch CuSO4 là 1,25g/ml; sau điện phân lượng H2O bay hơi không đáng kể. Nồng độ mol/lít và nồng độ % dung dich CuSO4 trước điện phân là? A. 0,35M, 8%. B. 0,52, 10%. C. 0,75M, 9,6%. D. 0,49M, 12%. Câu 133: Điện phân 200ml dung dịch Y gồm KCl 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện 5A trong thời gian 1158 giây, điện cực trơ, màng ngăn xốp. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Độ giảm khối lượng của dung dịch sau khi điện phân là A. 3,59 gam. B. 2,31 gam. C. 1,67 gam. D. 2,95 gam Câu 134: Điện phân dung dịch X chứa 0,4 mol M(NO3)2 (với điện cực trơ) trong thời gian 48 phút 15 giây, thu được 11,52 gam kimloại M tại catot và 2,016 lít khí (đktc) tại anôt.Tên kim loại M và cường độ dòng điện là A. Fe và 24A. B. Zn và 12A. C. Ni và 24A. D. Cu và 12A. Câu 135: Điện phân (đp) 500ml dung dịch AgNO3 với điện cực trơ cho đến khi catot bắt đầu có khí thoát ra thì ngừng đp .Để trung hòa dd sau điện phân cần 800ml dd NaOH 1M. Nồng độ mol AgNO3, và thời gian điện phân là bao nhiêu biết I=20A A. 0,8M, 3860s. B. 1,6M, 3860s. C. 1,6M, 360s. D. 0,4M, 380s. Câu 136: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho tới khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0,448 lít khi (ở đktc). Dung dịch sau điện phân có thể hoà tan tối đa 0,68g Al2O3. a. Khối lượng của m là A. 4,47. B. 5.97. C. cả A và B. D. Kết quả khác. b. Khối lượng catot tăng lên trong quá trình điện phân là A. 0,85. B. 1,92. C. cả A và B. D. Kết quả khác. c. Khối lượng dung dịch giảm trong quá trình điện phân là A. 2,29. B. 2,95. C. cả A và B. D. Kết quả khác. Câu 137: Cho các phát biểu sau: 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt. 2. Cân bằng hóa học là cân bằng động. 3. Khi thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại sự thay đổi đó. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, . Các phát biểu đúng là A. 1,2, 3. B. 1,3, 4. C. 1,2,4 D. 2, 3, 4. Câu 138: Cho các phát biểu sau: anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 14
  15. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau. 2. Phản ứng bất thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 1 chiều xác định. 3. Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn. 4. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi. 5. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại. Các phát biểu sai là A. 2, 3. B. 3, 4. C. 3, 5. D. 4, 5. Câu 139: Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3 H2 (k) ƒ 2NH3 (k) H < 0. Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải A. Giảm nhiệt độ và áp suất B. Tăng nhiệt độ và áp suất C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất D. Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất Câu 140: Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) ƒ Biểu thức của hằng số cân bằng của phản ứng trên là: 2 HI  . B. K = H 2  I 2  . H 2  I 2  HI 2 . A. KC = C. KC = D. KC = C 2HI  H 2  I 2  H 2  I 2  HI 2 Câu 141:Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng: 4 NH3 (k) + 3 O2 (k) ƒ 2 N2 (k) + 6 H2O(h) H
  16. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP A. Áp suất B. Nhiệt độ C. Nồng độ D. Tất cả đều đúng Câu 145: Cho các phản ứng sau: 1. H2(k) + I2(r) ƒ 2 HI(k) , H >0 2. 2NO(k) + O2(k) ƒ 2 NO2 (k) , H
  17. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP CO (k) + H2O (k) ƒ CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0 Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 153: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ) A. 2,412. B. 0,342. C. 0 ,456. D. 2,925. Câu 154: Cho cân bằng hoá học: 2SO2 + O2 ƒ 2 SO3 . Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là: A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2 . C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3 . Câu 155: Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) ƒ 2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi A. thay đổi áp suất của hệ. B. thay đổi nồng độ N2. C. thay đổi nhiệt độ. D. thêm chất xúc tác Fe. Câu 156: Một phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(k) + O2(k) ƒ 2NO2(k). Giữ nguyên nhiệt độ, nén hỗn hợp phản ứng xuống còn 1/3 thể tích. Kết luận nào sau đây không đúng: A. Tốc độ phản ứng thuận tăng 27 lần. B. Tốc độ phản ứng nghịch tăng 9 lần. C. Cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận. D. Hằng số cân bằng tăng lên. Câu 157: Cho cân bằng sau: SO2 + H2O ƒ H+ + HSO4-. Khi thêm vào dung dịch một ít muối NaHSO4 ( không làm thay đổi thể tích) thì cân bằng trên sẽ A. không xác định. B. không chuyển dịch theo chiều nào. C. chuyển dịch theo chiều nghịch. D. chuyển dịch theo chiều thuận. Câu 158: Cho các cân bằng sau: o o xt,t xt,t     (1) 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) (2) N2 (k) + 3H2 (k)  2 NH3 (k)   o o xt,t xt,t     (3) CO2 (k) + H2 (k)  CO (k) + H2O (k) (4) 2HI (k)  H2 (k) + I2 (k)   o xt,t   (5) CH3COOH (l) + C2H5OH (l)  CH3COOC2H5 (l) + H2O (l)  Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (3), (4) và (5). D. (2), (4) và (5). Câu 159: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế NO2 bằng cách cho Cu tác dụng với HNO3 đặc khi đun nóng. NO2 có thể chuyển thành N2O4 theo cân bằng: N2O4 2 NO2 ƒ Cho biết NO2 là khí có màu nâu và N2O4 là khí không màu. Khi ngâm bình chứa NO2 vào chậu nước đá thấy màu trong bình khí nhạt dần. Hỏi phản ứng thuận trong cân bằng trên là A. Toả nhiệt. B. Thu nhiệt. anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 17
  18. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP C. Không toả hay thu nhiệt. D. Một phương án khác. Câu 160: Trong bình kín 2 lít chứa 2 mol N2 và 8 mol H2. Thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 đến khi đạt trạng thái cân bằng thấy áp suất sau bằng 0,8 lần áp suất ban đầu ( nhiệt độ không đổi). Hằng số cân bằng của hệ là A. 0,128. B. 0,75. C. 0,25. D. 1,25. Câu 161: Cho phản ứng N2(k) + 3H2(k) ƒ 2NH3(k) H = -92kJ (ở 4500C, 300 atm). Để cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, cần A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất. C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. D. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất. Câu 162: Cho các cân bằng: H2(k) + I2(k) ƒ 2HI(k) (1) 2NO(k) + O2(k) ƒ 2NO2(k) (2) CO(k) + Cl2(k) ƒ COCl2(k) (3) CaCO3(r) ƒ CaO(r) + CO2(k) (4) 3Fe(r) + 4H2O(k) ƒ Fe3O4(r) + 4H2(k) (5) Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là: A. 1, 4. B. 1, 5. C. 2, 3, 5. D. 2, 3. Câu 163: Cho phản ứng: CO + Cl2 ƒ COCl2 thực hiện trong bình kín dung tích 1 lít ở nhiệt độ không đổi. Khi cân bằng [CO] = 0,02; [Cl2] = 0,01; [COCl2] = 0,02. Bơm thêm vào bình 1,42 gam Cl2. Nồng độ mol/l của CO; Cl2 và COCl2 ở trạng thái cân bằng mới lần lượt là A. 0 ,016; 0,026 và 0,024. B. 0,014; 0,024 và 0,026. C. 0 ,012; 0,022 và 0,028. D. 0,015; 0,025 và 0,025. Câu 164: Cho các phản ứng: H2(k) + I2(k) ƒ 2HI (k) (1); 2SO2 (k) + O2(k) ƒ 2SO3(k) (2). 3H2(k) + N2 (k) ƒ 2NH3 (k) (3); N2O4 (k) ƒ 2 NO2(k) (4). Các phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận khi ta tăng áp suất của hệ là A.(2),(3). B.(2),(4). C.(3),(4). D.(1),(2). Câu 165: Trong bình kín dung tích 1 lít, người ta cho vào 5,6 gam khí CO và 5,4 gam hơi nước. Phản ứng xảy ra là: CO + H2O ƒ CO2 + H2. Ở 850oC hằng số cân bằng của phản ứng trên là K = 1. Nồng độ mol của CO và H2O khi đạt đến cân bằng lần lượt là A. 0,2 M và 0,3 M. B. 0,08 M và 0,2 M. C. 0,12 M và 0,12 M. D. 0,08 M và 0,18 M. o t , xt Câu 166: Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac N2 + 3H2  2NH3. Nồng độ mol ban đầu của    các chất như sau : [N2 ] = 1 mol/l ; [H2 ] = 1,2 mol/l. Khi phản ứng đạt cân bằng nồng độ mol của [NH3 ] = 0 ,2 mol/l. Hiệu suất của phản ứng là A. 43%. B. 10%. C. 30%. D. 25%. 0 Câu 167: Cân bằng phản ứng H2 + I2 ƒ 2HI  H
  19. NGUYỄN TẤN TÀI THPT LAI VUNG I – ĐỒNG THÁP Câu 168: Để hoà tan hết một mẫu Zn trong dung dịch axít HCl ở 20oC cần 27 phút. Cũng mẫu Zn đó tan hết trong dung dịch axít nói trên ở 40oC trong 3 phút. Vậy để hoà tan hết mẫu Zn đó trong dung dịch nói trên ở 55oC thì cần thời gian là: A. 64,00s. B. 60,00s. C. 54,54s. D. 34,64s. Câu 169: Một bình kín chứa NH3 ở 0 C và 1 atm với nồng độ 1 mol/l. Nung bình kín đó đến 546oC o và NH3 bị phân huỷ theo phản ứng: 2NH3(k) ƒ N2(k) + 3H2(k) Khi phản ứng đạt tới cân bằng; áp suất khí trong bình là 3,3 atm; thể tích bình không đổi. Hằng số cân bằng của phản ứng phân huỷ NH3 ở 546oC là A. 1,08.10-4 B. 2,08.10-4 C. 2,04.10-3 D. 1,04.10-4 Câu 170: Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2 ) trong 60 giây trên là A.5,0.10-5mol/(l.s). B. 5,0.10-4mol/(l.s). C. 2,5.10-5mol/(l.s). D. 1,0.10-3 mol/(l.s). Nguyễn Tấn Tài – THPT Lai Vung I – Đồng Tháp anhchanghieuhoc95@yahoo.com Trang 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2