intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập Kinh tế vĩ mô về "Những vấn đề kinh tế vĩ mô ở Việt nam" - ĐH Kinh tế tp.HCM

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2.401
lượt xem
1.387
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Bạn đang học khối ngành kinh tế và đang cần tài liệu tham khảo về môn Kinh tế vĩ mô. Dưới đây là một số bài tập rất hay dành cho bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập Kinh tế vĩ mô về "Những vấn đề kinh tế vĩ mô ở Việt nam" - ĐH Kinh tế tp.HCM

  1. Trường Đại học Kinh tế tp. Hồ Chí minh Bài tập Kinh tế vĩ mộ Những vấn đề kinh tế vĩ mô ở Việt nam Thu thập số liệu trong giai đoạn 1996-2005 1) Khu vực sản xuất a) GDP danh nghĩa , GDP thực, GDP deflator và tính tốc độ tăng hàng năm b) Tỷ trọng C, I, G, X-M trong GDP c) AVA/GDP, IVA/GDP, SVA/GDP d) Tỷ phần thu nhập lao động và thu nhập tư bản trong tổng thu nhập e) GDS/GDP và I/GDP, chênh lệch giữa tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư? 2) Khu vực ngân sách a) Cơ cấu thu ngân sách b) Cơ cấu chi ngân sách c) Chênh lệch thu và chi, nguồn tài trợ ? 3) Khu vực tiền tệ a) MB và số nhân tiền
  2. b) M1, M2, tốc độ chu chuyển thu nhập c) Tốc độ tăng M1, M2 qua các năm d) Tốc độ tăng CPI qua các năm e) Lãi suất danh nghĩa (3tháng) f) Tỷ giá hối đóai danh nghĩa, tỷ giá hối đóai thực 4) Khu vực bên ngòai a) CAB và các bộ phận X-M, NIA, NTR b) KAB và các bộ phận FDI , FPI… Các vấn đề 1) Tính bền vững của tăng GDP a) Hiệu suất sử dụng vốn qua các năm? Dự kiến mức đầu tư để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng mong đợi? Liệu tiết kiệm trong nước có đáp ứng được yêu cầu đầu tư này không? b) Những yếu tố nào gây cản trở cho quá trình tăng trưởng Việt nam ? Cần phải thiết kế thể chế như thế nào để hổ trợ cho quá trình tăng trưởngh kinh tế? c) Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với những vấn đề như môi trường, phân hóa thu nhập?
  3. d) Chi phí chuyển đổi cho quá trình tự do hóa kinh tế: vấn đề chuyển dịch nguồn lực, thất nghiệp? 2) Nhận xét về cơ cấu và sự ổn định của nguồn thu ngân sách? a) Liệu nguồn thu trong tương lai có nguy cơ sụt giảm không khi mà chính phủ giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước? Cần phải làm gì để có nguồn thu ổn định? b) Cần phải thiết kế hệ thống thuế như thế nào để bảo đảm được nguyên tắc hiệu quả, công bằng và tạo nguồn thu ổn định? c) Phân tích cơ cấu chi tiêu công và nhận xét hiệu quả của chi tiêu công? Những nguyên tắc nào là quan trọng trong quản lý chi tiêu công? d) Liệu thâm hụt trong ngân sách có đáng quan tâm trong những năm sắp tới không? 3) Phân tích sự biến động giá cả qua các năm? a) Hiện nay ở Việt nam tỷ lệ lạm phát được tính tóan như thế nào? Mục tiêu tính tỷ lệ lạm phát là gì? Việc tính tóan như vậy liệu có phản ánh trung thực giá cả sinh hoạt không?
  4. b) Nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng giá trong những năm gần đây? So sánh tốc độ tăng của giá và tốc độ tăng của M1, M2 và nhận xét? c) Những tác động nào đến kinh tế vĩ mô Việt nam là đáng quan tâm khi mà tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất danh nghĩa? d) Có mối quan hệ nào giữa biến động giá trong nước, tỷ giá và lãi suất không? e) Một ý kiến của nhà chức trách tiền tệ cho rằng sự chùng xuống của thị trường chứng khóan cũng là nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Ý kiến anh/chị về vấn đề này như thế nào? f) Gần đây có nhiều ý kiến cho rằng có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, anh/chị nghĩ gì về ý kiến này? 4) Họat động của ngân hàng thương mại ở Việt nam a) Vai trò của ngân hàng thương mại trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt nam? b) Dựa vào đâu để đánh giá hiệu quả họat động của ngân hàng thuơng mại? So sánh hiệu quả của ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt nam? c) Kinh Doanh ngân hàng liên quan đến quản lý tài sản có. Anh/chị hãy so sánh cơ cấu tài sản có ngân hàng thương mại Việt nam với ngân hàng thương mại của một nước phát triển và nhận xét? Những nguyên tắc trong quản lý tiền cho vay là gì? Ngân hàng đã có những
  5. biện pháp gì để khắc phục thông tin bất cân xứng trong họat động cho vay? d) Cơ cấu cho vay của các ngân hàng thương mại? Có gì khác nhau giữa ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh?Tại sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó vay tiền của các ngân hàng? Cơ cấu cho vay như vậy liệu có rủi ro cao khi có những biến động trong nền kinh tế như giá bất động sản, giá chứng khóang giảm, luồng vốn quốc tế đảo chiều…? e) Một trong những yếu kém của ngân hàng thương mại Việt nam là chất lượng tín dụng gắn liền với các khỏan nợ xấu. Sự khác nhau về nợ xấu của ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần? f) Nợ xấu có phải bắt nguồn từ sự yếu kém trong quản lý ngân hàng không? Trong ngân hàng thương mại quốc doanh làm sao giải quyết mâu thuẩn giữa người sở hữu và người điều hành? Ai chịu trách nhiệm đối với các khỏan nợ xấu? g) Hệ thống dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt nam có phong phú không? Hãy đánh giá các hình thức huy động vốn và cho vay của ngân hàng? h) Tại sao phải cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh? Tại sao các ngân hàng thương mại Việt nam phải nâng vốn tự có? Tại sao gần đây có sự bùng nổ về sự phát triển các ngân hàng thương mại? Liệu đây có phải là điều đánh lo ngại không? i) Cần phải hình thành thể chế như thế nào đề hệ thống ngân hàng Việt nam họat động có hiệu quả hơn không?
  6. 5) Ngân hàng nhà nước và Chính sách tiền tệ ở Việt nam a) Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt nam? Mối quan hệ giữa chính phủ và ngân hàng nhà nước trong việc họach định và thực thi chính sách tiền tệ? b) Mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì? Cụ thể cơ quan nào chịu trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu họat động và lựa chọn công cụ điều hành của chính sách tiền tệ? Về mặt cơ chế, có sự mâu thuẩn nào giữa mục tiêu phát triển kinh tế mà chính phủ theo đuổi và mục tiêu ổn định giá cả của chính sách tiền tệ không nếu chính phủ có thể chi phối chính sách tiền tệ? Ai giám sát việc thực thi chính sách tiền tệ? c) Để theo đuổi mục tiêu ổn định giá, chính phủ và ngân hàng nhà nước kiểm sóat tiền trong nền kinh tế. Chính phủ và ngân hàng nhà nước kiểm sóat tiền như thế nào khi mà họ muốn cột đồng tiền trong nước với đồng đô la và nới lỏng kiềm sóat tài khỏan vốn? d) Hãy trình bày cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến các biến số thực trong nền kinh tế như sản lương, việc làm..? e) Hãy diễn giải quy trình mà chính phủ và ngân hàng nhà nước sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, thay đổi lãi suất chiết khấu, quy định tỷ lệ dự trữ ? f) Trong năm vừa qua dự trữ ngọai hối của Việt nam tăng đáng kể. Hãy cho biết tại sao dự trữ ngọai hối lại tăng lên? Cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý dự trữ ngọai hối? Quản lý dự trữ ngoại hối để làm gì?
  7. Theo các anh/chị quản lý dự trữ ngọai hối như thế nào để đáp ứng mục tiêu quản lý? 6) Sự bền vững trong thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài ở Việt nam trong giai đoạn 2000-2010? a) Phân tích sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai từ năm 1996- 2005? Nguồn gốc của sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai là gì? b) Sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai phản chiếu những mất cân đối nào trong nền kinh tế? Xem xét mối quan hệ giữa sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai và chêng lệch giữa tiết kiệm trong nước và tổng đầu tư? Sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai là tốt hay xấu cho nền kinh tế? c) Sự thâm hụt có ý nghĩa gì đối với Việt nam khi mà tăng trưởng chủ yếu là dựa vào tiết kiệm bên ngoài? d) Tại sao phải nghiên cứu sự bền vững của sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai ở Việt nam? Khi nào thì sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai là bền vững? e) Sự thâm hụt này được tài trợ chủ yếu bởi những nguồn nào? Cơ cấu của nguồn tài trợ bên ngoài ở Việt nam từ năm 1996-2005? Đồng nhất thức nào chỉ ra quan hệ giữa thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài? Xem xét tính chất bền vững của nợ nước ngoài ở Việt nam?
  8. f) Chi phí của nợ nước ngoài là gì? “ Dịch vụ nợ” được quyết định bởi những yếu tố nào? 7) Tự do hoá tài khoản vốn ở Việt nam: Định chế và tác động a) Tại sao phải tự do hoá tài khoản vốn ở Việt nam? Những gì là lợi ích nhận được từ quá trình tự do hoá tài khoản vốn này? b) Phân tích cơ cấu luồng vốn quốc tế ở Việt nam như FDI, đầu tư gián tiếp? Chế độ tỷ giá và sự linh động của luồng vốn quốc tế ở Việt nam? Có dễ dàng cho các nhà đầu tư khi chuyển đổi tài sản trong nước sang tài sản nước ngòai không? c) Những rủi ro nào mà các nhà đầu tư nước ngòai gặp phải khi đầu tư vào thị trường chứng khóan Việt nam? So với các nước khu vực? d) Chi phí của quá trình tự do hoá tài khoản vốn là gì? Vấn đề năng lực hấp thụ vốn và căn bệnh Hà Lan như tăng tỷ giá và tiền lương lao động có kỹ năng? Vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường và phân bổ vốn không hiệu quả? e) Hiện tượng đảo ngược luồng vốn quốc tế là gì? Nó có tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô như thế nào? f) Những gì là thách thức đối với tự do hoá tài khoản vốn ở Việt nam? g) Khía cạnh định chế liên quan khuôn khổ điều tiết, cơ chế giám sát và thực thi luật pháp có quan hệ như thế nào đối với luồng vốn quốc tế ?
  9. h) Tác động của bảo hiểm rủi ro chống lại sự dao động luồng vốn quốc tế đối với nền kinh tế?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2