intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập nhóm: Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho Samsung Electronics

Chia sẻ: Dsfcf Dsfcf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

3.215
lượt xem
379
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tập nhóm: Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho Samsung Electronics nhằm giới thiệu về Samsung, phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược của SamSung va xây dựng chiến lược cho Samsung Electronics.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập nhóm: Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho Samsung Electronics

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI ĐỌC BÁCH KHOA TP.HCM KHOA KHOA HỌC & KỸ THUẬT MÁY TÍNH --------o0o-------- BÀI TẬP NHÓM Đề Tài: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHO SAMSUNG ELECTRONICS GVDH : TS. LÊ THÀNH LONG NHÓM TH : NHÓM 05 Lớp : MIS_2012 TP.Hồ Chí Minh, năm 2012
  2. DANH SÁCH NHÓM 5_MIS_2012 STT MSHV Họ và Tên Nhiệm vụ Lập đề cương, phân tích môi trường 1 12321057 Nguyễn Thị Thu Bông bên trong, đề ra ma trận SWOT Lập đề cương, phân tích môi trường 2 12323005 Nguyễn Doan bên trong, làm slide và thuyết trình. Lập đề cương, phân tích môi trường 3 91232010 Mai Thế Duyệt bên ngoài, đề ra ma trận SWOT Lập đề cương, phân tích môi trường 4 12321058 Nguyễn Văn Dự bên ngoài, đề ra ma trận SWOT, tổng hợp bài. Lập đề cương, phân tích môi trường 5 91232001 Hồ Thị Ngọc Hà bên ngoài, đề ra chiến lược Lập đề cương, phân tích môi trường 6 12321061 Trần Huy Hoàng bên trong, đề ra ma trận SWOT Lập đề cương, phân tích môi trường 7 12321063 Lương Minh Huy bên ngoài, làm slide và thuyết trình Lập đề cương, phân tích môi trường 8 12321060 Đặng Nguyên Hóa bên trong, đề ra chiến lược. Lập đề cương, phân tích môi trường 9 12321064 Phạm Quang Khanh bên trong, đề ra ma trận SWOT Lập đề cương, phân tích môi trường 10 12321065 Đồng Thị Kim Kiều bên trong, đề ra chiến lược Lập đề cương, phân tích môi trường 11 12321072 Nguyễn Thanh Sơn bên ngoài, đề ra chiến lược. Lập đề cương, phân tích môi trường 12 12321071 Trần Lê Trọng Phúc bên ngoài, đề ra ma trận SWOT Lập đề cương, phân tích môi trường 13 12323018 Phạm Anh Thảo bên ngoài, làm slide và thuyết trình. Lập đề cương, phân tích môi trường 14 12321077 Trương Thị Thu Thủy bên trong, đề ra chiến lược. Nguyễn Huỳnh Thanh Lập đề cương, phân tích môi trường 15 12321078 Trúc bên ngoài, đề ra chiến lược Lập đề cương, phân tích môi trường 16 12321081 Nguyễn Văn Tuyên bên trong, đề ra ma trận SWOT Lập đề cương, phân tích môi trường 17 12321079 Nguyễn Minh Tùng bên trong, đề ra chiến lược Lập đề cương, phân tích môi trường 18 12321083 Nguyễn Hoàng Yến bên ngoài, đề ra ma trận SWOT Lập đề cương, phân tích môi trường 19 12321082 Trương Huỳnh Văn bên trong, đề ra chiến lược
  3. Được thành lập từ năm 1938, với ngành nghề chính là buôn bán cá khô, hoa quả… Ngày nay, SamSung trở thành 1 trong những tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới. Đặc biệt, trong lĩnh vực điện tử - viễn thông, SamSung đang ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình đối với các đối thủ trong ngành. Có được những thành công và danh tiếng như ngày hôm nay Samsung đã biết đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, nghiên cứu thị trường, phân tích những yếu tố của môi trường qua đó đề ra chiến lược phù hợp cho sự phát triển của tập đoàn. Đóng vai trò là những nhà quản lý của môt trong những công ty con của Samsung – Công ty SamSung Electronics (dưới đây gọi tắt là Samsung) nhóm 1 lớp MIS quyết định chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho Samsung Electronics” để định ra những chiến lược phát triển cho SamSung Đề tài gồm 4 phần chính sau: I. Giới thiệu về Samsung II. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược của SamSung III. Xây dựng chiến lược IV. Tổng kết Thời gian và điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu có hạn, do đó không tránh khỏi những sai sót. Nhóm mong thầy góp ý thêm để nhóm có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Chân thành cảm ơn./.
  4. MỤC LỤC Trang I. Giới thiệu về SamSung .................................................................................................... 3 1. Lịch sử hình thành........................................................................................................ 3 2. Tầm nhìn và sứ mệnh của SamSung ............................................................................ 3 2.1. Tầm nhìn................................................................................................................ 3 2.2. Sứ mệnh ................................................................................................................. 3 3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................. 4 4. Lĩnh vực hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh ................................................ 4 4.1. Lĩnh vực hoạt động: .............................................................................................. 4 4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................................... 5 II. Phân tích những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược của SamSung .............. 7 1. Môi trường bên trong tổ chức..................................................................................... 7 1.1. Phân tích nguồn lực ............................................................................................... 7 1.1.1 Tài sản hữu hình ............................................................................................... 7 1.1.2 Tài sản vô hình ................................................................................................. 8 1.1.2.1. Mối quan hệ ............................................................................................. 8 1.1.2.2. Uy tín/Thương hiệu ................................................................................. 8 1.1.2.3. Bằng phát minh ....................................................................................... 9 1.1.2.4. Bí quyết công nghệ ................................................................................ 11 1.1.3 Khả năng của Samsung .................................................................................. 11 1.2. Phân tích năng lực. .............................................................................................. 12 1.2.1. Phân tích các năng lực trong hoạt động sản xuất. ......................................... 12 1.2.2. Phân tích các năng lực trong hoạt động tiếp thị. ........................................... 15 1.2.2.1. Năng lực chào hàng trực tiếp ............................................................... 16 1.2.2.2. Năng lực khuyến mãi ............................................................................ 16 1.2.2.3. Năng lực về quảng cáo .......................................................................... 17 1.2.2.4. Năng lực về quan hệ cộng đồng ........................................................... 17 1.2.3. Phân tích các năng lực trong hoạt động nghiên cứu và phát triển. ............... 18 1.2.4. Phân tích các năng lực trong hoạt động tài chính. ........................................ 20
  5. 1.2.5. Phân tích các năng lực trong hoạt động nhân sự. ......................................... 22 1.2.6. Phân tích các năng lực trong hoạt động hệ thống thông tin. ......................... 25 1.2.7. Phân tích các năng lực trong hoạt động văn hóa công ty. ............................ 27 1.3. Phân tích lợi thế cạnh tranh ................................................................................. 28 1.3.1. Sử dụng chiến lược quy mô .......................................................................... 28 1.3.2. Samsung đa dạng hóa thị trường kinh doanh. ............................................... 28 1.3.3. Quy mô sản xuất rất lớn của Samsung .......................................................... 29 1.3.4. Mức độ xâm lấn thị trường ........................................................................... 29 1.3.5. Samsung có túi tiền lớn ................................................................................. 29 1.3.6. Samsung sở hữu công nghệ mạng di động băng thông rộng thế hệ thứ tư LTE ......................................................................................................................... 29 1.3.7. Các thiết bị phần cứng của Samsung có đẳng cấp số 1 thế giới .................. 29 1.3.8. Khả năng thích ứng đối với các tiêu chuẩn mạng khác nhau ....................... 29 1.3.9. Lợi thế khác biệt ........................................................................................... 29 1.3.10. Giá trị thương hiệu: ..................................................................................... 29 1.3.11. Khả năng nghiên cứu và phát triển : ........................................................... 29 1.3.12. Yếu tố nguồn nhân lực ................................................................................ 30 1.3.13. Văn hóa doanh nghiệp ................................................................................ 30 1.3.14. Sự vượt trôi vế chất lượng và số lượng sản phẩm ...................................... 30 1.3.15. Tốc độ ra mắt sản phẩm .............................................................................. 30 1.3.16. Duy trì thế mạnh sẵn có .............................................................................. 31 1.3.17. Quy mô và khả năng tài chính của công ty ổn định .................................... 31 2. Môi trường bên ngoài ................................................................................................ 32 2.1. Môi trường vĩ mô ................................................................................................ 32 2.1.1. Yếu tố chính trị, pháp lý ............................................................................... 32 2.1.2. Yếu tố kinh tế ................................................................................................ 33 2.1.3. Yếu tố xã hội ................................................................................................. 33 2.1.4. Yếu tố công nghệ .......................................................................................... 35 2.2. Môi trường ngành công nghiệp ........................................................................... 36 2.2.1. Vị thế nhà cung cấp....................................................................................... 36 Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -1- GVHD: TS. Lê Thành Long
  6. 2.2.2. Vị thế của khách hàng ................................................................................... 37 2.2.3. Khả năng thay thế ......................................................................................... 38 2.3 Môi trường hoạt động .......................................................................................... 39 2.3.1. Vị thế cạnh tranh ........................................................................................... 39 2.3.2. Đặc điểm khách hàng .................................................................................... 39 2.3.3. Nhà cung cấp ................................................................................................. 44 2.3.5. Nguồn nhân lực ............................................................................................. 44 2.3.5.1. Nguồn nhân lực sẵn có: ........................................................................ 44 2.3.5.2. Các yếu tố tác động đến lao động: ........................................................ 45 3. Mô hình SWOT ........................................................................................................... 46 III.Xây dựng chiến lược cho SamSung ............................................................................. 48 IV. Tổng kết ...................................................................................................................... 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 52 Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -2- GVHD: TS. Lê Thành Long
  7. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics I. Giới thiệu về SamSung 1. Lịch sử hình thành Từ khi ra đời còn là một doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ tại Taegu, Hàn Quốc, Samsung dần phát triển thành một trong những công ty điện tử hàng đầu thế giới, chuyên kinh doanh các thiết bị và phương tiện kỹ thuật số, chất bán dẫn, bộ nhớ, và giải pháp tích hợp hệ thống. Ngày nay các sản phẩm và quy trình tiên tiến, có chất lượng hàng đầu của Samsung đã được thế giới công nhận. Samsung Electronics được thành lập năm 1969, là bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Được sáng lập tại Taegu, Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung hoạt động tại 58 nước và có khoảng 280.000 công nhân. 2. Tầm nhìn và sứ mệnh của SamSung 2.1. Tầm nhìn Tầm nhìn duy nhất của Samsung chính là “Dẫn đầu xu hướng hội tụ kỹ thuật số”. Tập đoàn Samsung tin rằng thông qua sự đổi mới công nghệ hiện nay, họ có thể sẽ tìm ra các giải pháp cần thiết để giải quyết những thử thách trong tương lai. Bằng cách khai thác nền kinh tế kỹ thuật số, Samsung đã sử dụng công nghệ để giúp cho doanh nghiệp phát triển, để công dân trong những thị trường tiềm năng phát triển, để mọi người tạo nên những khả năng mới. Samsung hướng đến mục tiêu phát triển các công nghệ tối ưu và những quy trình hiệu quả nhằm tạo ra những thị trường mới, làm phong phú cuộc sống con người, và không ngừng giúp Samsung trở thành một nhà doanh nghiệp hàng đầu có uy tín trên thị trường. 2.2. Sứ mệnh “Trở thành công ty kỹ thuật số digital-εCompany tốt nhất”. Hình: Mô hình sứ mệnh của tập đoàn Samsung Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -3- GVHD: TS. Lê Thành Long
  8. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics Chọn cách không né tránh mà đối diện trực tiếp với thử thách, Samsung đã từng bước phát triển vững mạnh và trở thành một công ty toàn cầu. Nhiệm vụ trong tương lai gần được Samsung đề ra đó chính là xây dựng những ý tưởng sáng tạo để phát triển các sản phẩm và dịch vụ vươn lên đứng đầu trên thị trường thế giới. 3. Cơ cấu tổ chức 4. Lĩnh vực hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh 4.1. Lĩnh vực hoạt động: - Là công ty dẫn đầu thị trường thế giới trong lĩnh vực sản xuất điện tử công nghệ cao và truyền thông kỹ thuật số. - Theo báo cáo thường niên của Samsung 2011, các lĩnh vực hoạt động chính bao gồm:  Visual Display Business: như TV, màn hình, loa…  Digital Appliance Business: như các đồ gia dụng: máy điều hoà nhiệt độ, máy rửa chén…  Mobile Communication Business: như điện thoại, máy tính bảng…  IT Solutions Business: như máy tính xách tay, máy in…  Digital Image Business: như máy chụp ảnh, máy quay phim…  Memory Business: như bộ nhớ, vi xử lý…  System LSI Business: như các thiết bị bán dẫn khác…  Led Business: như đèn led… Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -4- GVHD: TS. Lê Thành Long
  9. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics 4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ số tài chính Samsung Group Samsung Electronics (tỷ dollars) năm 2011 Doanh Thu Thuần 220,1 123 Net Sales Tổng tài sản 343,7 136,7 Total Assests Tổng nợ 202,6 47,2 Total Liabilities Tổng vốn chủ sở hữu 141,1 89,5 Total Stockholders’ Equity Thu nhập ròng 21,2 12,5 Net Income Theo thống kê mới nhất từ IDC, trong Q3/2012, thị trường điện thoại di động tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thị trường smartphone chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc (45,3%). Cụ thể, IDC cho biết trong quý 3 vừa qua, có tổng cộng 444,5 triệu điện thoại được bán ra, trong đó các dòng smartphone đóng góp 179,7 triệu chiếc. Sự gia tăng này phần lớn nhờ vào doanh số bán hàng rất ấn tượng từ Samsung và Apple, nếu như Apple đứng thứ hai trong thống kê này nhờ vào dòng sản phẩm chủ lực iPhone, thì Samsung với những smartphone Android từ cao cấp đến giá rẻ đã giúp hãng trở thành tập đoàn bán nhiều smartphone nhất trong quý 3 vừa qua Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -5- GVHD: TS. Lê Thành Long
  10. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -6- GVHD: TS. Lê Thành Long
  11. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics II. Phân tích những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược của SamSung 1. Môi trường bên trong tổ chức 1.1. Phân tích nguồn lực 1.1.1 Tài sản hữu hình Cuối năm 2011, Samsung Electronics có khoảng 221,726 nhân viên làm việc tại 72 quốc gia với các múi thời gian khác nhau. Điều này giúp công việc của Samsung được thực hiện liên tục, đẩy nhanh quá trình ra sản phẩm và sản xuất nhanh số lượng lớn. Đội ngũ những nhà nghiên cứu và kĩ sư tài năng là một trong những tài sản quí giá nhất của Samsung. Samsung luôn đầu tư khoảng 25% nhân lực cho R&D (tương đương khoảng 55,320 người năm 2011) làm việc trong viện nghiên cứu và phát triển mỗi ngày. Với hơn 42 viện nghiên cứu khả thi trên khắp thế giới, họ nghiên cứu về công nghệ chiến lược cho tương lai và những công nghệ chính để định hướng cho những xu thế mới của thị trường, đặt ra những chuẩn mực vượt trội mới. Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -7- GVHD: TS. Lê Thành Long
  12. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics 1.1.2 Tài sản vô hình 1.1.2.1. Mối quan hệ Là nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, Samsung đang phát triển đến một kỷ nguyên mới trong việc phát triển sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp và những đóng góp cho xã hội trên phạm vi toàn cầu. Để có thể đạt được những mục tiêu của mình, SamSung hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ và đạt được sự ủng hộ của những nhà cung cấp, những đối tác hàng đầu trên thế giới. Samsung tìm kiếm những đối tác tiềm năng có khả năng cung cấp những công nghệ tiên tiến mới và tiên tiến nhất để thiết lập quan hệ hợp tác. Samsung và các nhà cung cấp, các đối tác hợp tác trong tinh thần tất cả các bên bên cùng có lợi. 1.1.2.2. Uy tín/Thương hiệu Trong vòng năm năm đầu thiên niên kỷ, không thương hiệu nào có sức tăng trưởng về giá trị thương hiệu như Samsung với mức tăng đạt đến 186%. Ở châu Á Samsung Electronics đã nổi lên thành thương hiệu được người tiêu dùng ở khu vực châu Á đánh giá cao nhất, kết thúc những năm liên tục ngự trị ở ngôi này của đối thủ Nhật Sony. Sự tập trung cao độ của Samsung và hoạt động tiếp thị và quảng cáo cũng như cam kết của hãng này vào việc phát triển sự hiện diện thương hiệu ở cả các thị trường mới lẫn cũ đã giúp thương hiệu của họ được đánh giá cao. Năm 2000, Samsung bắt đầu chế tạo pin sạc và các thiết bị kỹ thuật số. Mười năm sau, hãng trở thành công ty lớn nhất thế giới trong lĩnh vực này. Năm 2001, Samsung tập trung vào sản xuất TV màn hình phẳng. Và chỉ 4 năm sau, hãng lại trở thành công ty hùng mạnh nhất, dẫn đầu cả thị trường. Năm 2002, công ty này đầu tư mạnh vào bộ nhớ flash, Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -8- GVHD: TS. Lê Thành Long
  13. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics nền tảng của iPad và iPhone, công nghệ này sau đó đã giúp Samsung trở thành nhà cung cấp và cũng là đối thủ cạnh tranh phần cứng lớn nhất của Apple. Samsung có tên trong danh sách 5 nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới, đồng thời tạo bước đột phá trong nhóm các dòng sản phẩm vẫn là thế mạnh của Sony như máy quay phim, màn hình vi tính phẳng, đầu đĩa DVD và TV kỹ thuật số. Samsung được xem là thương hiệu phát triển nhanh nhất thế giới vào những năm 2001-2002. Tập đoàn này nhảy vọt từ vị trí thứ 42 lên vị trí thứ 34 trong bảng xếp hạng của Interbrand. Trong khi đó, Sony vẫn xếp ở vị trí thứ 21, giá trị thương hiệu giảm từ 15 tỉ USD xuống còn 13,9 tỉ USD, phần nào bị ảnh hưởng bởi “cơn lốc Samsung”. Trong năm 2011, Samsung vượt mặt Nokia và Apple về doanh số smartphone. Thị phần toàn cầu của Samsung trong năm 2012 ở mức 19,1% là thành công của hãng này. Với chiến lược marketing hiệu quả là một trong những yếu tố giúp Samsung Electronics vươn lên thành một trong những thương hiệu có giá trị tăng nhanh nhất gần đây. Giá trị thương hiệu của công ty năm 2000 đạt khoảng 5,2 tỉ USD. Và sau khi Samsung tiếp tục đầu tư 508 triệu USD cho quảng bá thương hiệu, giá trị công ty lên đến 6,3 tỉ USD vào năm 2001. Những thành tích nổi bật đã làm nên thương hiệu của SamSung được qua từng giai đoạn như sau:  Năm 2001, đứng số 1 trong "100 Công Ty CNTT hàng đầu thế giới" theo tạp chí BusinessWeek.  Năm 2003, đứng hàng thứ 5 trong danh sách "Công ty điện tử được ngưỡng mộ nhất" công bố bởi Tạp Chí Fortune.  Năm 2007, đứng đầu về doanh thu điện thoại di động ở Nga.  Năm 2010, Samsung Electronics giành năm giải thưởng EISA châu Âu.  Giá trị thương hiệu của Samsung xếp vị trí thứ 19 trong danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới “100 Best Global Brands 2010” của Interbrand.  Năm 2012 SamSung nằm trong top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới với giá trị thương hiệu: 32,9 tỷ USD, mức tăng 40%. Hiện nay Samsung có thể tự hào vì được xem là một trong những thương hiệu đắt giá nhất thế giới, xếp trên cả Sony và Nike. Về số lượng bằng sáng chế, tại Mỹ, hãng chỉ xếp sau IBM sau 5 năm hoạt động. 1.1.2.3. Bằng phát minh Mô hình cạnh tranh của SamSung đang nhanh chóng chuyển từ tài sản hữu hình như giá cả, chất lượng, chức năng, và các tiêu chuẩn khác đến tài sản vô hình như bằng sáng chế, thiết kế. Họ xem sở hữu trí tuệ không chỉ gồm chỉ là kết quả của hoạt động R&D, mà còn được công nhận như là một doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Samsung đang đầu tư phát triển những công nghệ chủ chốt và tăng cường các quyền sở hữu trí tuệ và công ty đã thực hiện nhiều nỗ lực để bảo vệ quyền sáng chế tài sản trí tuệ có giá trị của họ. SamSung cũng chuẩn bị các biện pháp chủ động phòng thủ chống lại những nguy cơ kiện tụng trên các bằng sáng chế đang hoạt động. Hơn nữa, họ tiếp tục tăng cường liên minh bằng sáng chế bằng cách mở rộng qua bằng sáng chế hợp tác chiến lược với các công ty toàn cầu. Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -9- GVHD: TS. Lê Thành Long
  14. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics Source: SamSung Electronics Sustainability Report 2012 Samsung đã chứng minh sức mạnh to lớn của danh mục đầu tư bảo vệ bằng sáng chế của nó bằng cách ký hợp đồng qua bằng sáng chế cho phép mở rộng qua sử dụng, bằng sáng chế với các công ty toàn cầu. Họ bắt tay với Qualcomm (điện thoại di động), Kodak (công nghệ máy ảnh), Rambus (toàn bộ semiconduc các sản phẩm TOR), và Sharp (LCD module) trong năm 2010, tiếp theo là các chương trình khuyến mại với IBM và Microsoft (MS) cho các giấy phép công nghệ của điện thoại di động. Đặc biệt, thông qua quan hệ đối tác với MS, SamSung có được các quyền sáng chế cơ bản khác nhau liên quan đến hệ điều hành MS, và dự kiến sẽ được tạo ra được những đột phá trong các sản phẩm điện thoại di động tương lai. Bên cạnh đó, việc mua lại một công ty cũng là một phương tiện hiệu quả của phát triển năng lực bằng sáng chế vì nó cho phép có được không chỉ năng lực công nghệ mà còn quyền sáng chế của công ty. SamSung nâng cao khả năng công nghệ màn hình hiển thị thế hệ tiếp theo bằng cách mua lại công ty Liquavista của Hà Lan. Trong năm 2011, các quyền và bằng sáng chế công nghệ ban đầu của STT (Torque Spin-Chuyển giao) RAM, đó là công nghệ bộ nhớ bán dẫn thế hệ tiếp theo, thu được thông qua việc mua lại của Grandis, US- based M RAM công ty phát triển trong lĩnh vực bán dẫn. SamSung hiện có vị trí thứ hai cho các ứng dụng bằng sáng chế tại Mỹ. Chỉ riêng công ty điện tử Samsung hiện đang nắm giữ khoảng 100.000 bằng sáng chế được sử dụng cho phát triển công nghệ trong các lĩnh vực của đèn flash bộ nhớ, hệ thống LSI, điện thoại di động và các sản phẩm chủ yếu khác. Theo nghiên cứu của công ty IFI bằng sáng chế của Samsung Electronics tăng 7,5%, tổng cộng 4.894 đơn xin cấp bằng sáng chế so với con số 4.551 trong năm 2010. Dựa trên kết quả này, SamSung một lần nữa lại đứng thứ hai ở Mỹ trong sáu năm liên tiếp kể từ năm 2006. Trong vòng năm năm qua, 2.499 bằng sáng chế thiết kế bởi Samsung Electronics đã được đăng ký tại Văn phòng Bằng sáng chế Hoa Kỳ. Con số này cao hơn so với đối thủ cạnh tranh của SamSung khoảng ba lần. Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -10- GVHD: TS. Lê Thành Long
  15. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics 1.1.2.4. Bí quyết công nghệ Với phương châm “Để đưa SAMSUNG lên vị thế hàng đầu! Bộ phận quản lý công nghệ của tập đoàn (CTO) là người mở đường". Bộ phận quản lý công nghệ của tập đoàn chịu trách nhiệm về tương lai công nghệ của SAMSUNG Electronics. Vì vậy, Những bộ phận này phải dẫn dắt các hoạt động nghiên cứu và phát triển của tập đoàn theo cách sau:  Xác định hướng nghiên cứu và phát triển ngắn/dài hạn và các chiến lược quản lý tổng quát với mục tiêu tìm ra những thiết bị cần phát triển trong tương lai.  Tối ưu hóa quy trình và hệ thống nhằm tăng cường hiệu quả công tác nghiên cứu và phát triển trong toàn bộ công ty.  Phát triển công nghệ chia sẻ liên quan đến phần mềm và sản xuất. 1.1.3 Khả năng của Samsung Nói đến khả năng của Samsung phải nói đến khả năng của tổng giám đốc Lee Kun Hee, người có công chèo lái con thuyền Samsung vượt qua bao sóng gió thương trường để cập bến thành công như ngày hôm nay. Có thể nói, gia tộc họ Lee, mà dấu ấn đậm nhất là Lee Kun Hee đã đưa Samsung từ một công ty chỉ vỏn vẹn 40 công nhân, chuyên buôn bán trái cây và cá khô trong những ngày đầu thành lâp đã trở thành một thương hiệu toàn cầu như ngày nay. Để có được những thành công đó, ngoài kiến thức sâu rộng nhờ quá trình học tại Đại học Waseda (Nhật Bản) và sau là học lấy bằng MBA tại Đại học George Washington (Mỹ), ông cũng đã kết hợp tất cả những nguồn lực như: con người, vốn, các bằng sáng chế… mà Samsung có được một cách hiệu quả. Trong đó, đặc biệt là cách dùng người, kết hợp những con người trong tổ chức của Lee đã đem lại rất nhiều thành công cho Samsung. Tiêu biểu là ngay lần đầu tiên lên nắm quyền điều hành, với triết lý “phải thay đổi mọi thứ, trừ gia đình”, ông Lee Kun-hee đã làm cuộc cách mạng cải tổ Samsung toàn diện, ông đã mạnh bạo sa thải hàng nghìn công nhân và chiêu mộ rất nhiều nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Khả năng quản lý nguồn nhân lực (HRM) Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -11- GVHD: TS. Lê Thành Long
  16. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics Năm 1999, Chủ tịch Lee đã đích thân thuê một chuyên gia tiếp thị nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn Quốc là Eric Kim về phụ trách công tác tiếp thị sản phẩm cho Samsung. Khi đó, các nhân viên dưới quyền của Lee đã phản đối quyết liệt vì họ cho rằng không ai hiểu tâm lý người Hàn bằng chính họ. Lee tuyên bố: "Ai dám cản trở Kim hãy bước qua xác tôi". Đến năm 2006, thương hiệu Samsung đã nổi tiếng khắp toàn cầu với tổng giá trị thị trường của Samsung Electronics đạt 100 tỷ USD (gấp 2 lần Sony), lợi nhuận đạt 9,5 tỉ USD (2007)... Ngoài ra, Vào 1995, một sự kiện có một không hai đã xảy ra tại Nhà máy Gumi (thuộc Samsung). Theo lệnh của Chủ tịch Lee, khoảng 2.000 công nhân đã phải tập trung trong sân nhà máy. Trước mặt các công nhân Gumi là một đống hàng điện tử do chính họ sản xuất, trị giá khoảng 50 triệu USD. Mọi người đều đeo trên tay tấm băng đỏ có dòng chữ "Chất lượng là số 1" và được lệnh phải dùng búa đập hoặc đốt cháy toàn bộ đống hàng. Nhiều công nhân đã gạt nước mắt khi phải tự tay hủy bỏ sản phẩm lao động của chính họ. Kết cục này xảy ra sau khi những chiếc điện thoại di động do Nhà máy Gumi sản xuất được Chủ tịch Lee tặng cho một số quan khách của ông đã gặp sự cố. 1.2. Phân tích năng lực. 1.2.1. Phân tích các năng lực trong hoạt động sản xuất. Tập đoàn Samsung là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc. Tập đoàn Samsung bao gồm nhiều ngành kinh doanh ở Hàn Quốc, bao gồm cả Điện tử Samsung và Bảo hiểm Samsung. Hiện tại, Samsung là một trong những nhà cung cấp thiết bị điện tử lớn trên thế giới trong nhiều lĩnh vực như màn hình TV, điện thoại di động, linh kiện điện tử và nhiều sản phẩm công nghệ cao khác nữa… Hiện nay hầu như các sản phẩm điện thoại Samsung trên thị trường Việt Nam hay các nước trên thế giới đều được sản xuất ở Việt Nam. Nhà máy Samsung Việt Nam đã ra đời và là một trong bảy nhà máy lớn của tập đoàn Samsung thế giới. Điều này đã giúp gia tăng năng lực sản xuất của tập đoàn Samsung trên toàn thế giới . Công ty Samsung Việt Nam hiện tại có 2 nhà máy sản xuất, một là nhà máy sản xuất điện thoại tại khu công nghiệp Yên Phong – Bắc Ninh (công ty SEV), hai là nhà máy sản xuất tại Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh ( công ty Samsung Vina). SEV đặt tại khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh) là nhà máy lớn thứ 2 trong tổng số 7 nhà máy của tập đoàn này trên thế giới. Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2009, công suất hiện tại của nhà máy lên tới 11 triệu sản phẩm/tháng, ít nhiều được kỳ vọng sẽ tạo sức lan tỏa và kích thích các doanh nghiệp phụ trợ cung cấp linh phụ kiện trong nước phát triển. Năm 2010, trong tổng số 37 doanh nghiệp, nhà cung cấp các linh kiện, phụ kiện cho nhà máy sản xuất điện thoại Samsung Việt Nam thì có tới 12 nhà cung cấp là ở trong nước, 25 là ở nước ngoài. SEV chính thức khai trương nhà máy sản xuất đầu tiên của mình vào ngày 28/10/2009, với tổng vốn đầu tư ban đầu lên đến gần 700 triệu USD. Đây là nhà máy sản xuất ĐTDĐ có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam và cũng là nhà máy sản xuất ĐTDĐ lớn thứ 2 trên thế giới của Samsung (chỉ sau nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Hàn Quốc) với nhiệm vụ cung ứng các sản phẩm ĐTDĐ cho thị trường toàn cầu của Samsung. Quy trình sản xuất: Samsung sản xuất điện thoại theo quy trình rất hiện đại, khép kín và theo quy chuẩn của Samsung toàn cầu. Điểm nổi trội là sự kết hợp giữa tính hiện đại và đồng bộ cao trong toàn bộ dây chuyền sản xuất điện thoại di động. Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -12- GVHD: TS. Lê Thành Long
  17. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics Tính tự động hóa: Theo đó, tất cả các khâu của quá trình sản xuất điện thoại di động từ công đoạn gắn các chip lên bản mạch chính đến việc cài đặt phần mềm, kiểm tra chức năng đều được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt, tự động hóa cao được phối hợp theo hình thức dây chuyền được điều khiển từ hệ thống máy tính trung tâm. Tính linh hoạt cao: Dây chuyền này còn rất linh hoạt vì có thể dễ dàng thay đổi tùy theo sản phẩm như từ máy tính bảng có thể chuyển sang sản xuất điện thoại di động thông minh và ngược lại với tốc độ rất nhanh. Kết thúc quy trình sản xuất là khâu kiểm định chất lượng, thành phẩm được lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ chịu nhiệt, chịu sốc điện cao thế, độ va đập cơ học… để người tiêu dùng có thể yên tâm với các sản phẩm điện thoại di động có chất lượng cao. Ngoài ra, các nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu vào Việt Nam để cung ứng cho việc sản xuất cũng phải đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Samsung tương tự các thị trường khác trên toàn cầu. Vì vậy, các nhà máy của Samsung tại Việt Nam đã được cấp chứng nhận ISO 9001:2008 về chất lượng và quy trình sản xuất. Đây là nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới của Samsung và chỉ xếp sau nhà máy tại Hàn Quốc. Một số hình ảnh minh họa : Công nhân mũ xanh là những người đã có tay nghề vững. Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -13- GVHD: TS. Lê Thành Long
  18. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics Công nhân mũ vàng (phía xa) là những người mới vào làm, đang trong thời gian thử việc. Dây chuyền sản xuất chia theo từng phân khu, khu sản xuất điện thoại cơ bản, tầm trung và điện thoại cao cấp. Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -14- GVHD: TS. Lê Thành Long
  19. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics Các khâu kiểm tra cuối cùng trước khi xuất xưởng. Công suất : Từ khi đi vào hoạt động, SEV đã đạt được nhiều kết quả vượt bậc và trở thành một trong những dự án đầu tư thành công của Samsung Electronics trên toàn cầu. Từ tháng 7.2009 đến tháng 9.2010, năng lực sản xuất của SEV đã tăng hơn 5 lần lên mức hơn 5 triệu sản phẩm/tháng. Dự kiến, đến năm 2012 SEV sẽ cung ứng đến 100 triệu sản phẩm/năm cho các kênh phân phối của Samsung và trở thành một trong những nhà máy sản xuất điện thoại di động có quy mô lớn nhất của Samsung trên toàn cầu. Các cột mốc của Samsung Electronics Việt Nam (SEV): - 10-04-2009 Bắt đầu sản xuất điện thoại di động. - 15-04-2009 Xuất khẩu lô hàng điện thoại di động đầu tiên. - 07-07-2009 Đạt sản lượng 1 triệu điện thoại di động / tháng. - 08-2009 Đưa vào hoạt động xưởng ép và sơn vỏ điện thoại. - 09-2009 Nhận chứng nhận ISO 9001:2008, ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007. - 10-2009 Nhà máy sản xuất điện thoại di động chính thức được khánh thành. - 04-2010 Đạt sản lượng 2 triệu điện thoại di động / tháng - 07-2010 Đạt sản lượng 3 triệu điện thoại di động / tháng - 09- 2010 Đạt sản lượng 6 triệu điện thoại di động / tháng - 09-2010 Kim ngạch xuất khẩu đạt mốc 1 tỷ USD - 09-2011 Đưa vào dây chuyền sản xuất thứ 2 để cung ứng 100 triệu sản phẩm/năm. - Theo kế hoạch, SEV sẽ đạt năng lực sản xuất 100 triệu điện thoại/ năm vào năm 2012. 1.2.2. Phân tích các năng lực trong hoạt động tiếp thị. Ngày nay các sản phẩm của tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới Samsung đã có mặt tại hầu hết các thị trường trên thế giới, từ những thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đến cả những thị trường rất nhỏ bé như Irag, Aghannistan, Châu Phi,…Tại bất cứ đâu, sản Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -15- GVHD: TS. Lê Thành Long
  20. Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics phẩm của SamSung luôn chiếm lĩnh được thị phần lớn và rất có uy tín trong con mắt khách hàng. Để đạt được những thành công đó có một phần là nhờ bộ phận marketing của hãng hoạt động hiệu quả. Các nhân viên marketing của Samsung luôn đề ra được những biện pháp và chiến lược xúc tiến bán hàng hợp lý và hiệu quả cao. 1.2.2.1. Năng lực chào hàng trực tiếp Samsung coi việc chào hàng là công tác tiếp thị thông qua con người. Việc thành công hay thất bại tùy thuộc vào công tác chuẩn bị nhân sự. Đối với Samsung thì phương pháp chào hàng này được dựa vào các tài liệu và dữ kiện. Người đại diện bán hàng luôn mang theo mình các tài liệu giới thiệu sản phẩm để có thể trả lời nhanh chóng và thông suốt các câu hỏi của khách hàng. Hoạt động chào hàng của Samsung theo nhiều chuyên gia kinh tế đã đạt được các yêu cầu căn bản: - Hoạt động bán hàng thực sự: Samsung cung cấp những thông tin về sản phẩm cho khách hàng và phải lấy được đơn hàng. - Mối quan hệ với khách hàng: nhân viên bán hàng của Samsung luôn quan tâm đến việc duy trì và cải thiện vị trí của công ty với khách hàng và công chúng. - Thu thập tin tức và cung cấp thông tin: nhân viên bán hàng của Samsung thường có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho việc hoạch định các chương trình khuyến mãi và quảng cáo. 1.2.2.2. Năng lực khuyến mãi Những công cụ khuyến mãi mà Samsung thường sử dụng là catalog, hàng mẫu, film, slide film, hội chợ và triển lãm thương mại và các tài liệu, công cụ tại điểm bán hàng, tặng quà, tặng phiếu trúng thưởng… Catalog: Các mục tiêu mà catalog Samsung phải đạt là: - Catalog của Samsung luôn tạo nên sự quan tâm và hấp dẫn người đọc như màu sắc đẹp, in ấn tốt, nội dung dễ hiểu đối với các sản phẩm điện tử của Samsung. Ngoài Catalog, mẫu hàng để tạo điều kiện cho khách hàng của Samsung hiểu rõ và tránh nhầm lẫn khi đặt hàng nhất là về kiểu, kích cỡ của sản phẩm. - Đối với các mẫu hàng nhỏ ít giá trị thì Samsung gửi tặng cho khách hàng thông qua đường bưu điện, đại lý bán hàng tại nước ngoài, chi nhán và người chào hàng lưu động. - Đối với sản phẩm có kích cỡ lớn, giá trị cao thì Samsung thành lập các Shaowroom, Trade Show và các cuộc triển lãm, hội chợ để trưng bày. Phát hành tạp chí của Samsung : Tạp chí do hãng tự biên tập và ấn hành để thông tin về các hoạt động của Samsung cho nội bộ và khách hàng biết như sự thành công của các đại lý, nhà phân phối, các ý tưởng tiếp thị, tin của Samsung, kết quả cuộc thi có thưởng, khen thưởng nhân viên và các thông tin về sản phẩm của Samsung,….. Tham dự các hội chợ thương mại và triển lãm: Samsung thường xuyên tham gia các hội chợ thương mại lớn trên thế giới. Hội chợ thương mại là nơi Samsung dùng để mua bán sản phẩm, ký kết hợp đồng, tạo mối quan hệ giữa Samsung và các nhà phân phối, đại lý. Hội chợ thương mại không những để chứng Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -16- GVHD: TS. Lê Thành Long
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2