intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập tự luyện: Vẽ lại mạch điện xoay chiều và phương pháp viết phương trình

Chia sẻ: Ái Quyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

145
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bài tập trong tài liệu "Bài tập tự luyện: Vẽ lại mạch điện xoay chiều và phương pháp viết phương trình" được biên soạn kèm theo bài giảng "Vẽ lại mạch điện xoay chiều và phương pháp viết phương trình" thuộc khóa học LTĐH KIT-1 môn Vật lý. Tài liệu gồm có 15 câu hỏi trắc nghiệm có kèm đáp án. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập tự luyện: Vẽ lại mạch điện xoay chiều và phương pháp viết phương trình

  1. Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo ) Vẽ lại mạch điện - Viết phương trình u, i. VẼ LẠI MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT PHƯƠNG TRÌNH u,i (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: ĐOÀN CÔNG THẠO Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Vẽ lại mạch điện xoay chiều và phương pháp viết phương trình u, i”thuộc khóa học LTĐH KIT – 1: Môn Vật lí (Thầy Đoàn Công Thạo) tại website Hocmai.vn. Để giúp các bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Vẽ lại mạch điện xoay chiều và phương pháp viết phương trình u, i “ sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. Câu 1: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây? A. Khi cường độ dòng điện qua đoạn mạch chỉ có điện trở R và qua đoạn mạch gồm điện trở R mắc nối tiếp với một tụ C là như nhau thì công suất tiêu thụ trên cả hai đoạn mạch giống nhau. B. Trong mạch RC điện năng chỉ tiêu thụ trên điện trở R mà không tiêu thụ trên tụ điện.. C. Tụ điện không cho dòng xoay chiều đi qua. D. Dòng điện xoay chiều thực chất là một dao động cưỡng bức. Câu 2: Chọn phát biểu đúng về vôn kế và ampekế A. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều. B. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị cực đại của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều. C. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị trung bình của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều. D. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều. Câu 3: Chọn phát biểu đúng khi nói về mạch điện xoay chiều có điện trở R A.Nếu hiệu điện thế ở hai đầu điện trở có biểu thức u U0cos(ω.t φ) thì biểu thức dòng điện qua điện trở là i I0cosωt(A) B.Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế hiệu dụng được biểu diễn theo công thức U= I/R C.Dòng điện qua điện trở và hiệu điện thế hai đầu điện trở luôn cùng pha. D.Pha của dòng điện qua điện trở luôn bằng không. Câu 4: Mạch điện gồm điện trở R. Cho dòng điện xoay chiều i I 0 cos ωt (A) chạy qua thì hiệu điện thế u giữa hai đầu R sẽ: A. Sớm pha hơn i một góc π/2 và có biên độ U0 I0R B. Cùng pha với i và có biên độ U0 I0R C. Khác pha với i và có biên độ U0 I0R D. Chậm pha với i một góc π/2 và có biên độ U0 I0R Câu 5: Trong mạch xoay chiều chỉ có tụ điện C thì dung kháng có tác dụng A. Làm hiệu điện thế nhanh pha hơn dòng điện một góc π/2 B. Làm hiệu điện thế cùng pha với dòng điện. C. Làm hiệu điện thế trễ pha hơn dòng điện một góc π/2 D. Độ lệch pha của hiệu điện thế và cường độ dòng điện tuỳ thuộc vào giá trị của điện dung C. Câu 6: Chọn phát biểu sai? A. Trong đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm kháng, dòng điện luôn chậm pha hơn hiệu điện thế tức thời một góc 900. U0L B. Cường độ dòng điện qua cuộn dây được tính bằng công thức : I 0 = ZL C.Trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở R thì cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu mạch luôn luôn cùng pha nhau.. D. Cường độ dòng điện qua mạch điện được tính bằng công thức :I0 U/R Câu 7: Chọn phát biểu đúng khi nói về mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm : A. Cảm kháng của cuộn dây tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào nó. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây thuần cảm kháng chậm pha hơn dòng điện một góc 90 0 C. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây thuần cảm kháng nhanh pha hơn dòng điện một góc π/2 D. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều qua cuộn dây được tính bằng công thức I= U.Lω Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đoàn Công Thạo ) Vẽ lại mạch điện - Viết phương trình u, i. Câu 8: Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm kháng, hiệu diện thế ở hai đầu cuộn cảm có biểu thức uU0cosωt thì cường độ dòng điện đi qua mạch có biểu thức i I 0 cos(ω.t φ)(A) trong đó Io và φ được xác định bởi các hệ thức nào sau đây? U0 U U U A. I0 = và φ = -π . B. I0  0 và φ = π/2 C. I0  0 và φ = 0 D. I0  0 và φ = - π/2. L L L L Câu 9: Đặt hiệu điện thế u U0 cosωt (V) vào hai đầu tụ điện C thì cường độ dòng điện chạy qua C là: U0 A. i = I0cos(ωt - π(A) với I0 = B. i= I0cos(ωt  π(A) với I0 U0Cω C U0 C. i I0 cos(ω.t) (A) với I0 U0Cω D. i= I0cos(ωt  π(A) với I0 = . C Câu 10: Biểu thức của cường độ dòng điện trong một đoạn mạch AC là : i= 2 5 cos(200πt +π/6)Ở thời điểmt =1/300s cường độ trong mạch đạt giá trị A. Cực đại B. Cực tiểu C. Bằng không D. Một giá trị khác Câu 11: Một cuộn dây mắc vào nguồn xoay chiều u = 200cos100π t(V), thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là: i= 2 cos(100πt  π(A). Hệ số tự cảm L của cuộn dây có trị số A. L = 2 /π (H) B. L =1/π (H) C. L = 6 /2π (H) D. L =2/π (H) Câu 12: Cho một đoạn mạch điện gồm điện trở R =50 mắc nối tiếp với một cuộn dây thuần cảm L 0,5/π(H) . Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế: u= 100 2 cos(100t π/4)VBiểu thức của cường độ dòng điện qua đoạn mạch là: A. i = 2cos(100t π/2)A B. i=2 2 cos(100t π/4)A C. i 2 2 cos(100πt)A D. i 2cos(100πt)A Câu 13: Mạch RLC không phân nhánh, biết: R = 50 Ω, L =15/10 π (H) và C=100/ π (μF) , uAB =100 2 cos100π tV. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở trong 2 phút và biểu thức hiệu điện thế giữa 2 đầu tụ điện là: A. 12J và u = 200cos(100π t πV B. 12KJ và u =200 cos(100π t  πV C. 12 KJ và u = 200cos(100π t π/4) V D. 12J và u =200 2 cos(100π t  3πV Câu 14: Mạch RL nối tiếp có R = 50Ω, cuộn dây thuần cảm, L =1/2π(H)Dòng điện qua mạch có dạng i= 2cos100 πt(A). Nếu thay R bằng tụ C thì cường độ hiệu dụng qua mạch tăng lên 2 lần. Điện dụng C và biểu thức i của dòng điện sau khi thay R bởi C có giá trị A. C 50/π (μF) và i = 2 2 cos(100 πt +3π/4)A B. C 100/π (μF) và i = 2 2 cos (100 πt +3π/4)A C. C 100/π (μF) và i = 4cos (100 πt+3π/4)A D. C 50/π (μF) và i = 2cos (100 πt –π/4)A Câu 15: Cho mạch điện như hình vẽ: R = 30, cuộn dây thuần cảm có cảm kháng ZL = R và dung kháng ZC = 2R. R L C Điện áp ở hai đầu mạch điện u = 120cos (100 πt + π/4) V thì điện áp hai đầu tụ điện là: A. uC = 120 2 cos (100 πt ) V B. uC = 60 2 cos (100 πt + π/2) V C. uC = 120 cos (100 πt ) V D. uC = 120 cos (100 πt - π/4) V ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 01. C 02. A 03. C 04. B 05. C 06. D 07. C 08. D 09. B 10. D 11. A 12. A 13. C 14. C 15. A Giáo viên : Đoàn Công Thạo Nguồn : Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2