intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo kết quả đề tài cấp Bộ năm 2008: Nghiên cứu, điều tra, tuyển chọn các lâm phần tốt cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm Bắc bộ để chuyển hóa thành rừng giống

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

87
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng ngành giống lâm nghiệp hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trồng rừng; áp dụng khoa học công nghệ mới theo hướng sử dụng ưu thế lai, từng bước áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống, giữ được tính đa dạng sinh học; hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây lâm nghiệp được quản lý chặt chẽ, phù hợp với cơ chế thị trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo kết quả đề tài cấp Bộ năm 2008: Nghiên cứu, điều tra, tuyển chọn các lâm phần tốt cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm Bắc bộ để chuyển hóa thành rừng giống

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2008 Tên đề tài: NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA TUYỂN CHỌN CÁC LÂM PHẦN TỐT CHO LOÀI KEO TAI TƯỢNG Ở VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ ĐỂ CHUYỂN HÓA THÀNH RỪNG GIỐNG Cơ quan chủ quản: Bộ Công thương Cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Chủ nhiệm đề tài: Ks. Hoàng Ngọc Hải 7115 17/02/2009 Phú Thọ, năm 2008 1
  2. Mục lục TT NỘI DUNG TRANG TÓM TẮT BÁO CÁO 3-4 I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1 Cơ sở pháp lý 5 1.2 Tính cấp thiết của đề tài 5 1.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7 1.4 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 8 1.5 Mục tiêu của đề tài 9 1.6 Nội dung nghiên cứu của đề tài 9 1.7 Phương pháp nghiên cứu 10 17 II KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 2.1 Theo dõi vật hậu về thời kỳ ra hoa, quả rừng giống 18 2.2 Đo đếm tăng trưởng chiều cao, đường kính gốc, tán,..tỷ lệ cây ra 18 hoa quả rừng giống 2.3 Dự báo sản lượng quả trong lâm phần chuyển hoá thành rừng 20 giống 2.4 Nghiên cứu bài cây – tỉa thưa chuyển hóa rừng giống năm 2006 - 21 2008 2.5 Kiểm nghiệm hạt thu từ rừng chuyển hoá tại Cầu Ham – Bắc 22 Quang – Hà Giang 2.6 Lập hồ sơ thiết kế, tỉa thưa rừng giống 22 III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 3.1 Kết luận 24 3.2 Kiến nghị 25 Tài liệu tham khảo 26 Bản sao Chứng chỉ rừng giống 27 Sơ đồ vị trí rừng giống 28 Một số hình ảnh tư liệu 29-32 2
  3. TÓM TẮT BÁO CÁO Được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Công Thương, Tổng Công ty giấy Việt Nam, năm 2006 và 2008, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy kết hợp với Công ty lâm nghiệp Cầu Ham đã thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm Bắc Bộ để chuyển hoá thành rừng giống”. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung đề cương được Bộ Công Thương phê duyệt. Đề tài đã chọn được lâm phần rừng trồng keo tai tượng ở lô 1 + 2, khoảnh 114, diện tích 4,8 ha, thuộc đội Tân Trịnh, Công ty lâm nghiệp Cầu Ham – Bắc Quang – Hà Giang. Những thông tin chung về kết quả đề tài đã thực hiện như sau: Những công việc đã hoàn thành năm 2006: – Điều tra, đánh giá, tuyển chọn được 4,8 ha rừng trồng keo tai tượng đạt tiêu chuẩn để chuyên hoá thành rừng sản xuất hạt giống. – Thiết kế xây dựng phương án chuyển hoá. Xác định số lần tỉa thưa, cường độ tỉa thưa, bài cây – tỉa thưa lần 1 cho lô rừng giống. – Lập các ô tiêu chuẩn đo đếm, tính toán, theo dõi sinh trưởng lâu dài cho rừng giống. – Đã phát chăm sóc, tỉa thưa, bón phân lần 1 năm 2006 và dựng biển báo cấm cho rừng giống. – Lập hồ sơ rừng giống, báo cáo tổng kết lần 1 năm 2006. 2. Những công việc đã hoàn thành năm 2008: – Theo dõi sinh trưởng, ra hoa – quả của rừng giống trên các ô tiêu chuẩn cố định đã lập từ 2006. – Đã phát chăm sóc, tỉa thưa lần 2 năm 2008 cho rừng giống. – Nghiên cứu bài cây, tỉa thưa lần 2, kiẻm nghiệm chất lượng hạt giống năm 2008 3
  4. – Hoàn thiện đơn, hồ sơ rừng giống trình Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang. – Ngày 02 / 10 / 2008, rừng giống chuyển hóa đã được Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang thẩm định, cấp Chứng chỉ công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp cho 2 đơn vị đồng chủ nguồn giống là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy và Công ty lâm nghiệp Cầu Ham. – Bắt đầu từ năm 2009, rừng giống tại Bắc Quang - Hà Giang chính thức được đi vào khai thác để cung cấp hạt giống cho trồng rừng vùng trung tâm Bắc bộ và các vùng sinh thái tương tự. Đây là nguồn đầu tư rất hiệu quả từ nguồn vốn của Bộ Công Thương cho nghiên cứu của ngành giấy nói chung, cho Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy nói riêng. Năm 2009, rừng giống bắt đầu đi vào khai thác, dự báo thu được > 200 kg hạt / 4,8 ha. Các năm sau trở đi, dự kiến mỗi năm thu được > 300 kg hạt / 4,8 ha / năm. Điều quan trọng hơn là ta có thêm nguồn giống mới, ổn định, xuất xứ rõ ràng, hàng năm chủ động được giống cho sản xuất và góp phần vào việc cải thiện giống trong tương lai. Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy 4
  5. I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở pháp lý: Đề tài “Nghiên cứu, điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt cho loài Keo tai tượng ở vùng trung tâm Bắc Bộ để chuyển hoá thành rừng giống” là một trong 7 đề tài, nhiệm vụ khoa học cụng nghệ được Bộ Công Thương phê duyệt và giao cho Viện nghiên cứu cây NLG thực hiện theo "Quyết định về việc giao kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2008 số: 1999/QĐ-BCT ngày 03 thỏng 12 năm 2007”. Đề tài thực hiện trên khuân khổ "Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số: 44.08RD/HĐ-KHCN" ký ngày 23 tháng 01 năm 2008 giữa Bộ Công Thương và Viện nghiên cứu cây NLG. Đề tài giao cho chủ nhiệm đề tài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo "Quyết định của Viện trưởng Viện nghiên cứu cây NLG về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số: 18/QĐ-KHTH" ký ngày 28 tháng 01 năm 2008. Tuân thủ theo các văn bản về giống lâm nghiệp như: Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Quyết định số 89/2005QĐ-BNN, ngày 29 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành quy chế giống cây trồng lâm nghiệp của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Quy trình quy phạm kỹ thuật về chuyển hoá rừng giống QPN16-93. Và căn cứ vào khả năng cung cấp giống và thực trạng về nhu cầu giống keo tai tượng để trồng rừng nguyên liệu giấy. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài: Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ NN & PTNN Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, Số: 62/2006/QĐ-BNN, ngày 16 tháng 8 năm 2006 đã nêu rõ: 5
  6. Mục tiêu của Chiến lược: a) Mục tiêu tổng quát: Xây dựng ngành giống lâm nghiệp hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trồng rừng; áp dụng khoa học công nghệ mới theo hướng sử dụng ưu thế lai, từng bước áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống, giữ được tính đa dạng sinh học; hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây lâm nghiệp được quản lý chặt chẽ, phù hợp với cơ chế thị trường. b) Mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu về cung cấp giống: đến năm 2010 bảo đảm cung cấp 60% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 40% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng; đến năm 2015 bảo đảm cung cấp 80% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng. - Mục tiêu về quản lý giống: đến hết năm 2006 xây dựng và hoàn thiện đầy đủ các văn bản có liên quan đến quản lý giống cây lâm nghiệp, đến hết năm 2008 cơ bản hoàn thành các tiêu chuẩn kỹ thuật về giống cây lâm nghiệp; hoàn thiện bộ máy và công cụ quản lý đủ để kiểm soát chất lượng giống cây lâm nghiệp theo thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống đối với các loài cây trồng chính vào năm 2007. - Mục tiêu về nghiên cứu giống: chọn tạo được nhiều giống mới có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất lợi. Đảm bảo rừng được trồng từ sau năm 2020, đối với cây mọc nhanh năng suất bình quân 30m3/ha/năm, cây gỗ lớn đạt 15m3/ha/năm. - Mục tiêu về nguồn lực: Đến năm 2010, về cơ bản bảo đảm đủ cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giống bao gồm cả nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống. Trang thiết bị, vật tư kỹ thuật quan trọng được hiện đại ngang bằng với các nước trong khu vực. Hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống theo hướng xã hội hoá nghề giống cây lâm nghiệp với nhiều thành phần tham gia (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình và cá nhân). Đối với trồng rừng nguyên liệu giấy: Bình quân một Công ty lâm nghiệp trong Tổng Công ty giấy cần 15 kg hạt giống/năm, Tổng số hạt giống cho trồng rừng khoảng 200-240 kg/16 Công ty lâm nghiệp. Cân đối số lượng hạt của rừng giống nói trên cho thấy cung không 6
  7. đủ cầu, chưa kể nhân dân tự trồng và các vùng khác như các tỉnh Sơn La, miền trung, miền nam cũng đang rất cần những giống năng suất cao. Cũng chính vì nguyên nhân trên, năm 2003 - 2005 Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã phải cho nhập thêm hàng trăm kg hạt giống keo tai tượng từ Úc về để trồng rừng. Giá cả cao gấp 10 – 12 lần giá trong nước, như vậy, ta không chủ động được nguồn giống. Với lý do trên Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã trình Bộ Công Thương và được phê duyệt đề tài: “Nghiên cứu, điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt cho loài keo tai tượng ở vùng Trung tâm Bắc Bộ để chuyển hoá thành rừng giống”. Kết quả đề tài đã chọn, thực hiện các công việc chuyển hoá năm đầu tiên được 4,8 ha rừng keo tai tượng tuổi 4, ở Công ty lâm nghiệp Cầu Ham – Bắc Quang. Cây rừng sinh trưởng tốt, số cây còn lại > 87% phân bố đều trên toàn diện tích, địa hình tương đối bằng phẳng < 10o, lâm phần cách biệt hoàn toàn với các lô rừng khác. Tiện đường giao thông, cách đường nhựa khoảng 300m, có đường bê tông vào tận chân lô. Nhìn chung đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng đủ điều kiện, rất thuận lợi cho việc chuyển hoá và thu hoạch rừng giống. 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Keo tai tượng (Acacia mangium) phân bố tự nhiên ở phía Bắc Australia, Papua New Guinea, Đông Indonesia. Vùng phân bố chính rộng nhưng không liên tục từ vĩ tuyến 8 – 180 Nam. Thường phân bố ở những nơi có độ cao rất thấp từ 10 – 400 m và không vượt quá 800m. Loài này đã được đem trồng thành công ở Sabah (Malaysia), Philippines, Hawii, Costa Rica và nhiều nơi khác. Nghiên cứu chọn và chuyển hoá các lâm phần rừng trồng thành rừng sản xuất giống đã được thực hiện thành công ở nhiều nước trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu hạt giống cho trồng rừng trước mắt, trong khi chưa có nguồn giống đã được cải thiện, chất lượng cao từ các vườn giống, người ta thường chọn lọc các rừng trồng tốt để chuyển hoá thành rừng giống tạm thời. Hạt thu hái từ các rừng giống tạm thời này tuy chưa được cải tạo, song chất lượng đã được nâng cao hơn rất 7
  8. nhiều so với hạt giống thu hái xô bồ. Họ đã chọn tuyển các lâm phần rừng trồng chuyển hoá thành rừng giống mang lại hiệu quả cao. Ví dụ như: năm 1961 ở Philipin (Cooling 1965) . Guldager (1972). Hueber (1965). Geary và Williamson (1974)..vv Đặc biệt ở Thái Lan rừng giống thông sau khi chuyển hoá xong mật độ còn lại 100-200cây/ha đã thu được 100kg hạt/ha với chất lượng hạt được cải thiện rất cao. 1.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam: Từ 1988 đến 1995 chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam-Thuỵ Điển đã nhập hạt từ Australia đưa vào nước ta để trồng rừng. Keo tai tượng được đưa vào trồng tập trung ở vùng nguyên liệu giấy trung tâm (Vĩnh Phú – Hà Tuyên – Hoàng Liên Sơn) để cung cấp nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Phù Ninh nay là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã đưa Keo tai tượng vào nghiên cứu khảo nghiệm các xuất xứ khác nhau trên nhiều lập địa trên cả nước. Kết quả cho thấy Acacia mangium với xuất xứ từ vùng Cardwell, bang Queensland của Australia tỏ ra có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng khá nhanh trên đất đồi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang (Huỳnh Đức Nhân, Nguyễn Quang Đức. 1993, Tập san Lâm nghiệp số 3/93. • Khả năng cung cấp giống Keo tai tượng (Acacia mangium) và sự cần thiết phải đầu tư chuyển hoá thêm rừng giống: Sau khi kêt thúc dự án lâm nghiệp Việt Nam-Thuỵ Điển, năm 1997 Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã chuyển hoá 10,6 ha rừng trồng Acacia mangium xuất xứ Cardwell thành rừng sản xuất hạt giống và được Bộ NN & PT NT cấp chứng chỉ số 29 BNN-KHCN/QĐ, ngày11/01/1997. Năm 1999 đến nay, hạt giống từ rừng giống này thường xuyên cung cấp hạt giống cho trồng rừng vùng nguyên liệu giấy Trung tâm và các vùng lân cận. 8
  9. những rừng trồng từ nguồn hạt này thường cho năng suất khá cao, ít bị sâu bệnh. Nhưng do diện tích rừng trồng ngày một mở rộng, cây keo có đặc tính sinh thái thích nghi rộng ở Việt Nam nên hạt giống keo trong nước thường không đủ cho trồng rừng, những năm gần đây phải nhập hạt của nước ngoài. Tháng 12/2005, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã triển khai khảo sát tình hình sinh trưởng của các khu rừng trồng giai đoạn từ 1999-2004. kết quả cho thấy đã có 6.452,0 ha rừng trồng bằng hạt từ rừng giống này của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. Số diện tích này được trồng trên địa bàn của 16 Công ty lâm nghiệp & Trạm của Tổng Công ty giấy trong vùng nguyên liệu giấy ở các tỉnh như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang... Năng suất rừng trồng khá cao, xấp xỉ 20 m3/ha/năm, tuỳ theo lập địa và kỹ thuật thâm canh. Tuy nhiên đến nay rừng giống này bị thu hẹp do bão gãy chỉ còn khoảng 10,0 ha với sản lượng hạt bình quân từ 120 – 150 kg/năm. Mỗi năm 16 Công ty lâm nghiệp trồng khoảng 4000 - 5000 ha, tỷ lệ trồng keo tai tượng khoảng 80%, Keo lai 12% và 8% là Bạch đàn mô hom. 1.5. Mục tiêu của đề tài; Tuyển chọn được diện tích rừng trồng keo tai tượng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt để chuyển hoá thành rừng giống. Nhằm chủ động sản xuất một khối lượng hạt giống ổn định, cung cấp cho chương trình trồng rừng nguyên liệu giấy vùng Trung tâm Bắc bộ và các vùng sinh thái tương tự. 1.6. Nội dung nghiên cứu của đề tài; 1. Theo dõi vật hậu: - Thời điểm ra hoa. - Tỷ lệ cây ra hoa, kết quả, - thời kỳ quả chín, thu hoạch quả, - Kiểm nghiệm chất lượng hạt giống cho lô rừng giống đã chọn năm 2006. 9
  10. 2. Theo dõi tăng trưởng trong các ô tiêu chuẩn đã lập về đường kính, chiều cao, tán, số cây chết, sâu bệnh hại ..v.v. 3. Điều tra dự báo sản lượng quả, hạt giống của rừng chuyển hóa. 4. Nghiên cứu, xác định cường độ tỉa thưa, bài cây – tỉa thưa lần 2 cho lô rừng giống đã chọn năm 2006. 5. Lập hồ sơ rừng giống, Hoàn tất các thủ tục xin cấp chứng chỉ cho rừng giống. 1.7. Phương pháp nghiên cứu: ) Kỹ thuật tiến hành: • Xác định đối tượng, khu vực, tiêu chuẩn cho một lâm phần tốt để chuyển hoá: ) Đối tượng điểu tra, chuyển hoá: là rừng keo tai tượng được trồng trên đất của các Công ty lâm nghiệp thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam. ) Tiêu chuẩn cho một lâm phần tốt để chuyển hoá: Tuổi rừng để chọn chuyển hoá từ 4 –7 tuổi, có nguồn gốc rõ ràng, khi rừng đã ra hoa, kết quả từ 15 % số cây trở lên và rừng giống phải là rừng sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh. Rừng để chọn chuyển hoá phải cách ly các rừng trồng cùng loài gần kề ít nhất từ 150m trở lên, phải tiện đường giao thông, điều kiện khí hậu, đất đai tốt thuận lợi cho ra hoa kết quả tốt. Rừng giống phải liền khu, lô tối thiểu 3.0 ha trở lên và số cây còn tối thiểu 900 cây/ha, có tối thiểu 30 cây/ha đạt tiêu chuẩn cây giống(Cây giống là cây có độ vượt so với trị số bình quân của đám rừng giốngừng ít nhất 1,2.Sx về đường kính, chiều cao hoặc 25% về đường kính và 10% về chiều cao) và phải phân bố đều trên diện tích lô. v.v.. 10
  11. • Điều tra ngoại nghiệp: - Lập ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 500 m2, Tỷ lệ diện tích đo đếm cho lô < 5 ha là 4%; lô 5 – 20 ha là 3%; lô > 20 ha là 2%. - Bổ sung, hoàn chỉnh bản đồ địa hình có lô rừng chuyển hoá. - Lên sơ đồ đánh số toàn bộ số cây trong ô tiêu chuẩn, đo đếm về chiều cao vút ngọn, D1,3m, Dtán, độ tàn che, thời điểm ra hoa, tỷ lệ cây ra hoa, kết quả, thời kỳ quả chín, thu hoạch và kiểm nghiệm chất lượng hạt giống, tình hình sâu bệnh hại và thực bì dưới tán rừng, loại đất, đá mẹ..v.v. • Phân tích số liệu chọn được các lâm phần tốt: - Dùng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để phân tích chọn ra một số lâm phần tốt nhất. - Lâm phần tốt được chuyển hoá phải đạt từ cấp trung bình khá trở lên, tức là số cây giống cấp 1 phải đạt từ 60% trở lên, những cây cấp 1 phải là những cây vươn ở tầng trên, chất lượng gỗ tốt, thân thẳng, thớ thẳng, cành nhánh nhỏ, không chĩa nạng, tỉa cành tự nhiên tốt, khoẻ mạnh, không u bướu, không sâu bệnh. Để chọn được một lâm phần tốt, phải đạt được rất nhiều các yếu tố. Có nơi chọn được lâm phần tốt nhưng địa hình không thuận lợi hoặc diện tích quá nhỏ hoặc không đủ khoảng cách để cách ly với các lâm phần cùng loài thì không đạt. Có nơi chọn được các yếu tố trên thì tuổi quá cao, ảnh hưởng đến ra hoa kết quả, khó thu hái quả.... 11
  12. Bảng 01: Sinh trưởng và năng suất rừng trồng Keo tai tượng ở các lâm phần trong cùng khu vực có điều kiện khí hậu, đất đai tương đồng Mật Tỷ lệ Chiều cao Đường kính M UM Địa điểm Tuổi sống V(m3) (m3/ m3/ha/ độ H (m) W (%)D (cm) W (%) (%) H D ha) năm) Tân Phong 1666 62,04 15,2 18,6 13,8 24,8 0,085 142,4 23,7 Ngòi Sảo 1666 74,07 21,3 26,3 12,6 28,1 0,079 131,8 21,9 Tr. H.Yên 1666 91,67 13,2 15,9 11,1 34,9 0,057 94,6 15,7 Vĩnh Hảo 1666 55,56 12,5 29,0 13,8 29,0 0,069 110,6 18,4 6 Tân Thành 1666 66,80 12,6 15,5 12,5 30,4 0,099 165,6 27,6 Hàm Yên 1666 93,06 12,9 16,1 12,0 31,0 0,067 106,5 17,7 1666 68,28 13,5 13,8 9,5 71,4 0,083 139,1 23,1 Cầu Ham 1666 88,89 12,1 26,3 10,3 45,5 0,075 119,4 19,9 Vĩnh Hảo 5 1666 90,28 11,4 15,4 10,6 23,0 0,065 107,7 21,5 Ngòi Sảo 1111 91,67 12,3 15,0 11,4 20,4 0,071 79,1 19,7 Hàm Yên 4 1111 86,11 11,6 15,7 13,4 22,4 0,072 79,8 19,9 Cầu Ham 1111 88,89 10,4 18,1 11,8 35,1 0,075 82,1 20,5 1111 91,84 10,5 21,0 2,8 19,5 0,063 69,9 23,3 Ngòi Sảo 3 1666 78,70 7,0 11,9 9,5 17,2 0,026 43,7 14,5 T.B 105.2 20,5 Ghi chú: H(m) = Chiều cao vút ngọn; D(cm) = Đường kính gốc, tại vị trí cách mặt đất 1,3 cm; W% = Hệ số biến động; V = thể tích thân cây đứng ; M = Trữ lượng cây đứng; U = Tăng trưởng bình quân hàng năm … Bảng 01 cho thấy: Mật độ trồng dày như 1666 cây/ha có tỷ lệ sống thấp hơn mật độ 1111 cây/ha. Tăng trưởng bình quân hàng năm về trữ lượng (U M), dao động từ 14,5 đến 27,6 m3/ha/năm, nhưng ổn định hơn cũng ở mật độ 1111 cây/ha từ 19,7 đến 23,3 m3/ha/năm. Bình quân từ tuổi 3 đến tuổi 6 đạt 20,5 m3/ha/năm. Qua điều tra chọn lọc với thời gian 5-6 tháng ở các lâm trường của Công ty NL giấy Bãi Bằng, đề tài sơ tuyển được 3 địa điểm: Điểm thứ nhất ở Công ty lâm nghiệp Xuân Đài – Thanh sơn – Phú Thọ, điểm thứ 2 ở Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm cây nguyên liệu giấy Hàm Yên – Tuyên quang, điểm thứ 3 ở Công ty lâm nghiệp Cầu Ham – Bắc Quang – Hà Giang. Các điểm này đều có nguồn 12
  13. gốc hạt từ rừng giống của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy ( tại Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm cây nguyên liệu giấy Hàm Yên – Tuyên Quang ), nên sinh trưởng rất tốt, không bị sâu, bệnh hại lớn. Xét về điều kiện cần và đủ để xây dựng một diện tích là lâm phần tốt để chuyển hoá thành rừng giống thì điểm thứ 3 ở Công ty lâm nghiệp Cầu Ham – Bắc Quang – Hà Giang là điểm thuận lợi nhất được chọn để chuyển hoá thành rừng giống ( bảng 02 ). Bảng 02: Số liệu thu thập rừng trồng keo tai tượng dự kiến chuyển hoá thành rừng giống. Diện Độ Hvn D1.3 M UH UD UM Địa điểm Tuổi tích dốc (m) (cm) m3/ha (m) (cm) m3/ha (ha) (0) /năm Cầu Ham 4.5 4.8 < 10 14.2 14.3 112.1 3.16 3.18 24.9 Xuân Đài 4 1.0 15 10.6 11.2 98.9 2.65 2.80 24.7 Hàm Yên 6 1.6 20 16.7 14.1 140.8 2.78 2.35 23.5 Ghi chú: Hvn = Chiều cao vút ngọn; D1.3 = Đường kính gốc, tại vị trí cách mặt đất 1,3 cm. ; M = Trữ lượng cây đứng; U = Tăng trưởng bình quân hàng năm … Nhận xét bảng 02 cho thấy: 3 điểm trên đều có độ tuổi có thể chuyển hoá thành rừng giống. Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm (U) về chiều cao, đường kính và trữ lượng so với rừng đại trà trong bảng 01 ở phần trên, trong vùng NLG trung tâm Bắc bộ là khá cao ( năng suất U M đạt 23,5 – 24,9 m3/ha/năm ). Nhưng điểm ở Công ty lâm nghiệp Cầu Ham các trị số tăng trưởng khá hơn, tuổi rừng không cao quá, diện tích đủ theo quy định ( tối thiểu 3,0 ha ), đặc biệt lâm phần này nằm cách biệt hoàn toàn với các rừng cùng loài, địa hình rất bằng phẳng, lâm phần nằm cạnh đường nhựa ( quốc lộ 279 ) và có đường bê tông nối liền từ đường nhựa vào chân lô rừng giống. Nhìn chung điểm Cầu Ham là điểm có đủ điều kiện, thuận lợi cho việc thu hái hạt giống sau này. 13
  14. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của khu vực nghiên cứu, tuyển chọn rừng giống. Công ty lâm nghiệp Cầu Ham là đơn vị thành viên của Tổng Công ty giấy Việt Nam, nhiệm vụ chính là kinh doanh nghề rừng, nằm trong vùng qui hoạch cây NLG cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Công ty lâm nghiệp Cầu Ham được thành lập theo quyết định số: 508 TCH ngày 13/4/1979 của Bộ Lâm nghiệp. Trong những năm qua việc trồng rừng và khai thác nguyên liệu từ rừng trồng đã đem lại lợi ích to lớn góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập cho CBCNV Công ty lâm nghiệp và nhân dân trên địa bàn. • Vị trí địa lý: Công ty lâm nghiệp Cầu Ham có toạ độ địa lý 22019’ – 220 50’ độ vĩ Bắc; 104030’ – 140055’ kinh độ Đông. Công ty lâm nghiệp Cầu Ham nằm sát QL 279. Cự ly của Công ty lâm nghiệp đến quốc lộ 2 là: 500m. Cách thị trấn thị trấn Việt Quang – Bắc Quang 500m. Công ty lâm nghiệp nằm phía nam của tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang 60 km, trên thị xã Tuyên Quang về phía bắc 95 km. Công ty lâm nghiệp Cầu Ham nằm cùng 10 xã và thị trấn của hai huyện Bắc Quang Và Quang Bình đó là: Xã: Tân Trịnh, Tân Bắc, Yên Hà, Yên Bình, Bằng Lang – Huyện Quang Bình. Xã: Việt Vinh, Việt Hồng, Đồng Tâm, Tân Thành – Huyện Bắc Quang và thị Trấn Việt Quang - Bắc Quang. Phía Bắc giáp Xã: Tiên Nguyên, Tân Lập, Tân Thành. Huyện Quang Bình. Phía Nam giáp Xã: Xuân Giang, Hương Sơn huyện Quang Bình. Phía Tây giáp xã : Yên Bình, Bằng Lang huyện Quang Bình. Phía Đông giáp xã : Đồng Tâm, Quang Minh huyện Bắc Quang. 14
  15. • Đặc điểm điều kiện tự nhiên: a. Địa hình: Thuộc vùng đồi núi có độ dốc cao, nhiều sông suối, dông khe chia cắt. Đặc biệt có nhiều dải núi cao ngăn cách và tạo hướng dòng chảy từ tây sang đông hoặc tây bắc sang đông nam. + Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 250 m – 300 m. + Độ dốc bình quân: 27o Đặc biệt ở thượng nguồn sông Con và sông Bạc có độ dốc lớn trên 35o. b. Khí hậu thuỷ văn: + Nhiệt độ trung bình năm: 23oC Mùa nóng từ tháng 4 – 10 nhiệt độ từ 22oC – 38oC Mùa lạnh từ tháng 11 – 3 nhiệt độ từ 8*c – 28*c + Lượng mưa bình quân năm: 2600mm. Các xã Tân Quang, Việt vinh là xã có lượng mưa bình quân lớn nhất. Do lượng mưa bình quân lớn nên trong mùa mưa thường gây lũ lớn, tăng mức độ sói mòn, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp. c. Đất đai: Do điều kiện địa hình vùng đồi núi, vì vậy đất ở vùng Bắc Quang chủ yếu là đất feralit, vùng trung tâm có xen đất dốc tụ. Đất feralít gồm các loại: + feralit màu vàng nhạt phát triển trên phiến thạch mi ca loại đất này phổ biến ở Tây bắc xã Yên Bình + feralit màu vàng nhạt phát triển trên đá phiến thạch sét. • Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội: 15
  16. Thành phần dân tộc ở đây chủ yếu là Kinh, Tày, Mán, trình độ dân trí, đời sống kinh tế văn hoá xã hội còn thấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, trường, trạm những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp song vẫn còn nhiều hạn chế. Đời sống của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp và tận thu những sản phẩm từ rừng. • Tình hình tài nguyên rừng và đất rừng: Tổng diện tích của lâm trườnghiện nay là: 5325.3 ha Trong đó: + Rừng trồng: 1350.4 ha + Rừng tự nhiên: 1197.4 ha + Đất trống + đất khác: 2.777.5 ha * Rừng tự nhiên: chủ yếu là rừng vầu, nứa, rải rác có xen gỗ chủ yếu là rừng có trữ lượng trung bình, nghèo kiệt và rừng đang được phục hồi mức độ tăng trưởng hàng năm chưa cao. Đặc biệt trên toàn bộ diện tích lâm trường quản lý không có rừng gỗ thuần loại, chỉ có cây gỗ xen lẫn trong rừng tre nứa với mật độ trữ lượng trung bình. Đặc điểm này phù hợp với mục đích kinh doanh của lâm trường là sản xuất NLG song lại hạn chế phát triển mở rộng sản xuất để đa dạng hoá sản phẩm của xí nghiệp * Rừng trồng: Với mục đích kinh doanh của Công ty đã được xác định và cây có đặc điểm thích hợp việc sản xuất bột giấy cũng đã được xác định vì vậy lâm trường đang trồng 3 loài cây chính là: Keo, Mỡ, Bồ đề Năng xuất bình quân của 1ha rừng trồng đến tuổi thành thục công nghệ là: Keo, Mỡ: 60 – 70 m3/ha Bồ đề: 50 – 60 m3/ha Bình quân mỗi năm trồng, khai thác khoảng 200 ha. 16
  17. • Khả năng tiêu thụ gỗ và lâm sản. Hiện nay nhu cầu về gỗ và lâm sản đối với xã hội là rất lớn, đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến bột giấy và ván dăm. Trong thời gian tới nhà máy giấy Bãi Bằng nâng công xuất giai đoạn 2 lên 250.000 tấn bột/năm chắc chắn nhu cầu về nguyên liệu là rất lớn do vậy đầu ra về nguyên liệu của đơn vị đã có thị trường ổn định chắc chắn việc trồng, khai thác kinh doanh nguyên liệu sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Nhìn chung điều kiện khí hậu, đất đai, dân sinh, kinh tế, xã hội ở đây rất thuận lợi cho cây keo tai tượng phát triển cũng như việc kinh doanh rừng giống lâu dài và ổn định. • Lập hồ sơ thiết kế tỉa thưa: - Cường độ tỉa thưa lần 1(năm thứ nhất) khoảng 30-40% tổng số cây trong lô, tức số cây còn lại từ 600-700 cây/ha. Chặt những cây cong keo sâu bệnh, cây ở tầng dưới tán hoặc những cây ở chỗ quá dày… - Cường độ tỉa thưa lần 2(năm thứ hai) khoảng 30-40% số cây còn lại sau lần chặt thứ nhất, tức số cây còn lại khoảng 300-400 cây/ha. Độ tàn che sau tỉa thưa khoảng 0,6. - • Theo dõi nghiên cứu vật hậu: - Các năm tiếp theo cần theo dõi tăng trưởng trong các ô tiêu chuẩn đã lập về đường kính, chiều cao, tán, thời điểm ra hoa, tỷ lệ cây ra hoa, kết quả, thời kỳ quả chín, thu hoạch và kiểm nghiệm chất lượng hạt giống, số cây chết, sâu bệnh hại ..v.v. • Lập hồ sơ - các thủ tục trình Sở NN & PTNN tỉnh sở tại cấp chứng chỉ công nhận rừng giống 17
  18. II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1. Theo dõi vật hậu về thời kỳ ra hoa, quả rừng chuyển hoá tại Cầu Ham – Bắc Quang – Hà Giang: • Điều tra hoa, quả trong lâm phần chuyển hoá thành rừng giống : Việc đo đếm các chỉ tiêu dựa trên các ô tiêu chuẩn điển hình 500 m2. Kết quả đề tài thu thập được những thông tin cơ bản sau: - Thời kỳ ra hoa, quả non: Tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Quả non có màu xanh. Hoa: Lưỡng tính màu trắng vàng. Hạt màu nâu đen. - Thời kỳ quả chín: tháng 5-6. Khi chín chuyển màu nâu xám, vỏ quả nứt trên cây. - Tỷ lệ cây ra hoa, quả: lâm phần mới 4,5 tuổi ; nên số lượng cây ra hoa chưa nhiều, chủ yếu ra bói ở những cây vìa rừng, cây tầng trên, hoặc nơi có khoảng trống lớn, tỷ lệ cây ra hoa, quả 16 %/ tổng số cây(bảng 03). Nên việc tỉa thưa, mở tán để cho cây ra hoa quả nhiều là rất cần thiết. Năm 2008, sau tỉa thưa lần 2 tỷ lệ cây ra hoa đạt 100%. Đây là kết quả nghiên cứu tỉa thưa thành công của đề tài. 2.2 Đo đếm tăng trưởng chiều cao, đường kính gốc, tán,..tỷ lệ cây ra hoa quả của rừng giống chuyển hóa: Đề tài đã lập 5 ô tiêu chuẩn cố định và 1 ô đối chứng (Không tỉa thưa) để đo đếm thu thập số liệu và theo dõi lâu dài về sinh trưởng, vật hậu cho rừng giống, mỗi ô 500 m2, kết quả như sau : Bảng 03 : Tổng hợp các nhân tố điều tra của lâm phần trước khi chuyển hoá Mật độ Đường Chiều Độ tàn Tỷ lệ Ô Cây/ha kính cao Tán che Hoa, quả tiêu Khi chuẩn trồng Hiện tại D1,3(m) Hvn(m) Dt(m) (%) 1 1140 1000 15.2 15.1 2.9 0.85 17.5 2 1260 1100 13.6 14.7 2.9 0.88 16.3 3 1280 1120 14.1 14.7 2.9 0.93 15.6 4 1080 940 14.6 13.7 3.4 0.82 14.7 5 1000 880 14.2 12.7 3.5 0.84 15.1 T.B 1152 1008 14.3 14.2 3.1 0.86 15.8 18
  19. Bảng 04 : Tổng hợp các nhân tố điều tra của lâm phần sau tỉa thưa lần2 Số liệu đo 02 / 6 /2008 Mật độ Đường Chiều Độ tàn Tỷ lệ Tán Ô Cây/ha kính cao che Hoa, quả tiêu Khi Hiện chuẩn trồng tại D1,3(m) Hvn(m) Dt(m) (%) 1 1140 320 20,5 16,4 4 0,5 68,0 2 1260 420 17,5 17,7 3,7 0,68 65,0 3 1280 420 18,9 17 4 0,7 65,5 4 1080 600 19,5 18,1 4,4 0,75 63,5 5 1000 500 19,3 19 4,4 0,77 65,5 T.B 1152 452 19,1 17,6 4,1 0,68 65,5 Tháng 10/2008, sau tỉa thưa lần 2, tỷ lệ cây ra hoa đạt 100%. Kiểm tra thống kê cho thấy : Sinh trưởng chiều cao(Ft = 1.2 < Fb = 3.9) và đường kính(Ft = 0.8 < Fb = 3.9) giữa các ô không có sự sai khác rõ rệt, điều này nói lên lâm phần sinh trưởng tương đối đồng đều, rừng chưa bị tác động. Số cây hiện tại: 1008 cây/ha so với 1152 cây/ha chiếm 87.4%. Trữ lượng: 112.1 m3/ha; Tình hình sâu, bệnh không đáng kể, chỉ có 1-2% số cây bị bệnh nứt vỏ, số cây này sẽ được chặt trong tỉa thưa lần 1. Chất lượng rừng trồng: Bảng 05 : Chất lượng rừng trước khi chuyển hoá Ô Cấp sinh trưởng Tỷ lệ sống tiêu Cây cấp Cây cấp Cây cấp chuẩn I Cây cấp II III IV Cây cấp V (%) số câyÙ (%) câyÙ(%) câyÙ(%) câyÙ(%) câyÙ(%) 1 20(43%) 6(13%) 4(8%) 10(21%) 7(15%) 91 2 19(34%) 14(24%) 16(28%) 1(2%) 7(12%) 91.7 3 30(52%) 15(26%) 9(15%) 3(5%) 1(02%) 93.3 4 27(56%) 12(24%) 4(8%) 4(8%) 2(04%) 81 5 25(59%) 11(25%) 4(9%) 2(5%) 1(02%) 80 T.B 24,2(50%) 11,6(22%) 7,4(14%) 4,0(8%) 3,6(6%) 87.4 19
  20. Bảng trên cho thấy: Lâm phần này có tốc độ sinh trưởng tương đối khá: > 3m/năm về chiều cao; > 3cm/năm về đường kính và đạt 24.9 m3/ha/năm về trữ lượng. Tỷ lệ cây cấp I+II chiếm > 70% tổng số. Như vậy, qua 2 lần tỉa thưa số cây còn lại để thu hái quả sẽ chủ yếu là cây cấp I và cấp II. Hy vọng với chất lượng rừng như thế này sẽ góp phần không nhỏ cho việc cải thiện giống, năng suất sau này. Căn cứ vào mật độ cây trồng, độ tàn che, số lượng cây hiện tại, chất lượng rừng và kỳ giãn cách giữa 2 lần tỉa thưa...Đề tài đã chọn phương án tỉa thưa làm 2 lần, lần 1 năm 2006, lần 2 năm 2008. Cường độ tỉa thưa 40%(tính theo số cây hiện tại). Độ tàn che trước tỉa thưa 0.86, sau tỉa thưa lần 1 còn 0.7 và sau lần 2 giữ 0.6. Để thực hiện được phương án trên, đề tài đã dùng 5 ô tiêu chuẩn làm mô hình thí điểm cho việc tính toán, bài cây theo phương án đã đề ra. sau đây là kết quả tỉa thưa lần 1 và phương án tỉa thưa lần 2. 2.3 Năm 2008, dự báo sản lượng quả trong lâm phần chuyển hoá thành rừng giống : - Sản lượng quả bình quân / ô tiêu chuẩn: D(kg) = n . A% . C(kg) = .... kg / 500 m2 Qua điều tra thu được: D(kg) = 26 . 65,5% . 2,0(kg) = 33,8 kg / 500 m2 Trong đó: n = số cây trong ô tiêu chuẩn = 26 cây/500 m2 A% = tỷ lệ % cây có quả = 64,5% C(kg) = Sản lượng của cây có quả (cây đại diện = sản lượng trung bình của cây đại diện) = 2,0kg - Sản lượng quả / 4.8 ha: = (48000,0 . 33,8)/500 = 3244,8 kg. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2