intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo kinh tế vĩ mô: Chính sách lạm phát của Mỹ và Trung Quốc

Chia sẻ: Phan Thị Hoàng Yến | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:62

520
lượt xem
182
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau hơn 3 tuần lễ tìm hiểu, tìm kiếm thông tin trên mạng, những kiến thức về môn kinh tế vĩ mô, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu về “Chính sách kìm hãm lạm phát giữa Mỹ và Trung Quốc”. Qua đó, nhóm chúng tôi định hướng đạt được những mục tiêu sau trong đề án báo cáo này:Tìm kiếm được các thông tin, biểu mẫu về tình hình lạm phát trong những năm gần đây của Mỹ và Trung Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo kinh tế vĩ mô: Chính sách lạm phát của Mỹ và Trung Quốc

  1. BÁO CÁO MÔN KINH TẾ VĨ MÔ CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 1 THÁNG 3 NĂM 2011
  2. MỤC LỤC TRÍCH YẾU ............................................................................................................. VI MỤC LỤC ................................................................................................................ VI BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ........................................................................ IX I. TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG CON SỐ LIÊN QUAN .........................................10 1. Tóm tắt nền kinh tế Trung Quốc:..........................................................................10 2. Tình hình lạm phát của Trung Quốc: ....................................................................12 3. Những chính sách nhằm kìm hãm lạm phát từ năm 2008 -2010 của Trung Quốc: ..15 II. MỸ VÀ NHỮNG SỐ LIỆU CÓ ĐƯỢC ..............................................................26 1. Tóm tắt về nền kinh tế Mỹ: ..................................................................................26 2. Chính sách tài khóa – tiền tệ của nền kinh tế đứng đầu thế giới bị tác động bởi “thế lực” nào? ..................................................................................................................29 3. Tình hình lạm phát ở Mỹ: .....................................................................................32 4. Những chính sách tài khóa của Mỹ về tình trạng lạm phát ....................................43 III. NH ỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA NH ỮNG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC: ................................................................................49 1. Giống nhau: .........................................................................................................49 2. Khác nhau: ................................ ................................ ................................ ...........49 3. Ai thành công hơn ai? ..........................................................................................50 IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM: ................................ ..55 1. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam: .....................................................................55 2. Đề xuất: ................................ ................................ ................................ ...............58 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ...............63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ .................................................... XIII vi
  3. PHỤ LỤC .............................................................................................................. XIV TRÍCH YẾU Lạm phát là một vấn đề vừa như là một sự vận động tất yếu của nền kinh tế thị trường – vừa là nỗ i lo âu của các nhà chính khách. Thật vậy! Trong kinh tế học, lạm phát là sự t ăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các lo ại tiền t ệ k hác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị t iền tệ trong phạm vi nền kinh t ế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì ng ười ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hư ởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh t ế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là g iảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay mộ t chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả". Vậy hai cường quố c thế giới là Mỹ và Trung Quố c đã làm như thế nào để k ìm hãm lạm phát? Hãy cùng nhóm chúng tôi đi t ìm hiểu. vii
  4. NHẬP ĐỀ Sau hơn 3 tuần lễ t ìm hiểu, tìm kiếm thông tin trên mạng, những kiến thức về môn kinh tế vĩ mô, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu về “Chính sách kìm hãm lạm phát giữa Mỹ và Trung Quố c” Qua đó, nhóm chúng tôi định hướng đ ạt được những mục tiêu sau trong đề án báo cáo này: Mục tiêu 1: Tìm kiếm được các thông tin, biểu mẫu về t ình hình lạm phát trong những năm gần đây của Mỹ và Trung Quố c Mục tiêu 2 : Tìm hiểu các chính sách mà cả 2 cư ờng quố c trên đã – đang – và sẽ làm để kìm chế việc mất giá đồng tiền Mục tiêu 3: So sánh được k ết quả của nhữ ng chính sách mà 2 quốc gia trên đưa ra nhằm đưa ra những định hướng theo chủ quan của nhóm cho nền kinh tế Việt Nam Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, tài liệu tham khảo, nộ i dung báo cáo gồ m 3 phần chính: Phầ n I: Trung Quốc và những con số liên quan Phầ n II: Mỹ và những số liệu thống kê Phầ n III: Sự giống và khác nhau trong chính sách của Mỹ và Trung Quố c Phầ n IV: Những đề xuất cho nền kinh tế Việt Nam viii
  5. BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Tên thành viên Công việc 1. - 2. - 3. - 4. - 5. - 6. - 7. - 8. - Bảng 1: Bảng phân công công việc ix
  6. I. TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG CON SỐ LIÊN QUAN 1. Tóm tắt nền kinh tế Trung Quốc: Hình 1: lãnh thổ của và quốc kì của Trung Quốc – Nguồn: http://www.google.com.vn Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới nếu tính theo Tổng sản phẩm quốc nộ i(GDP) danh nghĩa. GDP Trung Quốc năm 2008 là 4,42 nghìn tỷ USD. GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2007 là 2.660 USD (5.300 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), vẫn còn thấp so với rất nhiều nền kinh tế khác trên thế giới (thứ 104 trên 183 quốc gia năm 2007). Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao. Năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế quốc doanh chịu sự chi phố i của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn, phần nhiều ở trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại...), công nghiệp nặng, và nguồn năng lượng. Kể từ năm 1978 chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hộ i mang màu sắc Trung Quốc", là một loại kinh tế hỗn hợp. Các cải cách quyết liệt từ những năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã chuyển đổ i từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan 10
  7. chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hố i và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi tính chính xác của các số liệu do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố vẫn là đề tài gây tranh cãi, các quan chức Trung Quốc tuyên bố thành tựu của chính sách cải tổ là GDP đã tăng 10 lần kể từ năm 1978. Nhiều nhà kinh tế quốc tế tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trên thực tế đã bị báo cáo giảm so với số liệu thực trong giai đoạn từ thập niên 1990 đến thập niên 2000, không phản ánh đủ sự đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân vào sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng phương pháp thống kê tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là lạc hậu và làm cho con số tốc độ tăng trưởng cao hơn thực tế. Dù Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, song tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người lẫn tốc độ tăng trưởng GDP tuyệt đối chưa phải là cao nhất thế giới. Hình 2:Đồng nhân dân tệ - Nguồn: http://www.tieulam.com 11
  8. Hình 3: các thành phần kinh tế của Trung Quốc – Nguồn: http://www.marketoracle.co.uk/Article25390.html 2. Tình hình lạm phát của Trung Quốc: Thời gian này, Chính phủ và người dân Trung Quốc cùng thể hiện rõ thái độ lo ngạ i trước tốc độ leo thang của giá cả hàng hóa trong nước. Đáng chú ý, không chỉ Bắc Kinh mà ngay cả người tiêu dùng Trung Quốc cũng cho rằng, chính sách của nước Mỹ là một phần nguyên nhân gây ra lạm phát ở quốc gia đông dân nhất thế giới. T ỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc lần cuối báo cáo mức 4,9 phần trăm vào tháng 1/ 2011. Từ năm 1994 đến năm 2010, tỷ lệ lạm phát trung bình ở Trung Quốc là 4,25 phần trăm đạt mức cao lịch sử là 27,7% vào tháng 10/1994 và ghi lại mức thấp -2,20% trong 3/1999. T ỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc tháng 12/2010 giảm xuống 4,5% từ mức 5,1%, cao nhất trong 28 tháng. 12
  9. Tăng trưởng sản xuất Trung Quốc tháng 12/2010 tăng trưởng chậm lại do chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ và đóng cửa các nhà máy tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm nặng. Chỉ số sản xuất PMI tháng 12/2010 của Trung Quốc giảm xuống mức 53,9 từ mức 55,2. T ỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc cuố i năm 2010 giảm xuống 4,5% từ mức 5,1%, cao nhất trong 28 tháng, theo dự báo của nhóm chuyên gia kinh t ế làm việc tại Bank of America Merrill Lynch và China International Capital Corp. CICC ước tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi dự báo của Bank of America Merrill Lynch là 4,8%. Hình 4: Chỉ số lạm phát của Trung Quốc từ 1/2008 đến 1/2011 – Nguồn: http://www.tradingeconomics.com Lạm phát đã giảm nhanh chóng trong giai đo ạn 1995-1999 nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của ngân hàng trung ương và các biện pháp kiểm soát giá thực phẩm chặt chẽ hơn. Khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh trong thập kỷ qua dẫn đến tình trạng kinh tế quá nóng và lạm phát, điều có thể khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể bị tác động 13
  10. tiêu cực trở lại. Các quan chức Trung Quốc phủ nhận rằng tổng thể nền kinh tế của mình là quá nóng, dù họ công nhận rằng một vài nơi nhất định đang nóng lên như ở những nơi có hạ tầng yếu kém khiến khó khăn hơn cho việc kiểm soát kinh tế. Hình 5: Chỉ số lạm phát từ 2003-2010 – Nguồn: http://www.indexmundi.com/china 14
  11. Hình 6: Chỉ số lạm phát từ 1980-2010 của TQ – Nguồn: http://www.indexmundi.com/china 3. Những chính sách nhằm kìm hãm lạm phát từ năm 2008-2010 của Trung Quốc: 2008 Trung Quốc có tỉ lệ lạm phát trong tháng 1-2008 là 7,1% và t ỷ lệ lạm phát của trong tháng 02/2008 đã ở mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ - 8,7%. Báo cáo tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc ngày 5/3/2008, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra các nhóm giải pháp cấp bách để kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Gồm có 8 bước như sau: 15
  12. Hình 7: Thủ tướng Ôn Gia Bảo – Nguồn: http://dvt.vn 1) Hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, nhất là sản xuất các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, dầu thực vật, thịt,... 2) Kiểm soát chặt chẽ ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu là lương thực - thực phẩm. 3) Đẩy mạnh và kiện toàn hệ thống dự trữ, điều tiết xuất nhập khẩu, bình ổn giá thị trường trong nước. 4) Thực hiện tốt khâu quản lý và điều tiết, điều hành giá cả, ngăn chặn tình trạng đua nhau tăng giá. 5) Giám sát việc thu phí và lệ phí giáo dục, y tế, giá cả mặt hàng dược phẩm và nguyên nhiên vật liệu phục vụ nông nghiệp... kiên quyết xử lý các trường hợp liên kết đầu cơ trục lợi. 6) Hoàn thiện và thực hiện các biện pháp trợ cấp đối với người có thu nhập thấp. 7) Ngăn chặn kịp thời tình trạng giá cả nguyên nhiên vật liệu leo thang. 8) Kiên trì thực hiện “chế độ trách nhiệm bao gạo” đối với t ỉnh trưởng và “chế độ trách nhiệm rổ rau” đối với thị trưởng. Trung Quốc xiết chặt chính sách tiền tệ năm 2008 16
  13. Như vậy, biện pháp thắt chặt tiền tệ phải được tiến hành có liều lượng, có lộ trình và đồng thời với quản lý thị trường, quản lý giá cả, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển và hỗ trợ người dân có thu nhập thấp. 2009 Chính phủ Trung Quốc kỳ vọng gói kích thích kinh t ế 600 tỷ USD của nước này sẽ giúp tạo việc làm và duy trì tốc độ tiêu dùng của người dân. Chính phủ cũng đã yêu cầu các ngân hàng tăng cường cho vay, để đạt mục tiêu cho vay tổng số tiền 588 tỷ USD trong năm 2009. Mục tiêu tăng cung tiền năm nay của Trung Quốc đã được điều chỉnh lên mức 17% so với năm ngoái, từ mức 14,8% đặt ra trong tháng 11. Vào giữa tháng 12/2009, Hộ i đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố một loạt chính sách nhằm kích thích hoạt động cho vay, bao gồm việc mở rộng phát hành trái phiếu doanh nghiệp liên quan tới cơ sở hạ tầng và nới rộng quyền hạn cho các ngân hàng trong việc định lãi suất cho vay. Vào ngày 22/12/2009, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tiến hành cắt giảm lãi suất lần thứ 5 liên tiếp từ tháng 9 tới nay, đưa lãi suất cơ bản cho vay và gửi tiết kiệm k ỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ xuống mức lần lượt là 5,31% và 2,25%. Giá tiêu dùng CPI của Trung Quốc tăng 1,9% trong tháng 12, sau khi tăng 0,6% trong tháng 11. Giá sản xuất tăng 1,7% sau khi giảm trong 12 tháng trước đó. 2010 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 vừa qua đã tăng lên 4,4% so với cùng thờ i kỳ vào năm ngoái, phá kỷ lục trong vòng 25 tháng. Giá thực phẩm chiếm phần lớn trong sự gia tăng giá cả, tăng 10,1% so với năm ngoái, theo thống kê chính thức - nhưng con số này chưa nói hết bức tranh thật sự. Trong một báo cáo ngày 9/11/2009, nhà nghiên cứu Xu Qiyuan, thuộc phân khoa Khoa học Xã hộ i Trung quốc, nói rằng chỉ số giá tiêu thụ CPI của Trung Quốc đã bị đánh giá thấp hơn, một cách có hệ thống, khoảng 7% trong vòng 5 năm qua. 17
  14. Ngân hàng trung ương Trung Qu ốc cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ nâng lãi suất tiền gửi lên 3,0% và lãi suất cho vay một năm lên 6,06 %. Trong tháng 10, giới hoạch định chính sách tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần ba năm nhằm cố gắng kiềm chế lượng thanh khoản vốn làm tăng lạm phát và gây sốt giá bất động sản. Vào ngày Giáng Sinh họ lại nâng lãi suất một lần nữa. Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc (CPI), thước đo chính của lạm phát, tăng 4,6% theo năm tính vào tháng 12, giảm từ mức 5,1% trong tháng 11, vốn là mức tăng nhanh nhất trong hơn hai năm. Chỉ số CPI cả năm tăng 3,3%, vượt mục tiêu Bắc Kinh đề ra là 3%.GDP cả năm của Trung Quốc tăng 10,3%, mạnh nhất trong 3 năm qua, đạt mức 39,8 nghìn t ỷ Nhân dân tệ, tương đương 6,04 nghìn t ỷ USD. Năm 2009, GDP của Trung Quốc tăng 9,2% Ngày 25/12/2010, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% lên 5,81%, tháng 10 trước đó, PBOC cũng có động thái tương tự. Song, trong một nền kinh tế tăng trưởng tới 15%/năm (về danh nghĩa), thì mức sàn như vậy chưa chắc có thể làm giảm bớt nhu cầu đi vay của khách hàng. Lãi suất tiền gửi cơ bản cũng tăng 0,25% lên 2,75%, tuy nhiên trên giá tr ị thực tế, số tiền mà người gửi thu về lại ít hơn so vớ i số họ gửi vào. PBOC trong năm qua cũng 6 lần nâng tỷ lệ dự trữ đối với các ngân hàng thương mại 6, bắt buộc các ngân hàng phải dành lại một tỷ lệ kỷ lục 18,5% lượng tiền gửi họ nhận được. Và nhằm giảm áp lực tăng giá nhân dân t ệ, Chính phủ đã thông báo, các nhà xuất khẩu sẽ không còn phải chuyển đổi ngoại tệ kiếm được thành nhân dân tệ nữa. Bên cạnh các yêu cầu về t ỷ lệ lãi suất và dự trữ, PBOC vẫn sử dụng những công cụ phi thị trường như hạn ngạch cho vay và “nguyên t ắc cửa sổ” (window guidance) đố i với các ngân hàng. Nguyên t ắc này khiến liên tưởng tới chủ nghĩa tập đoàn tại Nhật Bản thờ i kỳ hậu chiến. Ngân hàng Trung ương triệu tập một cuộc họp giữa các lãnh đạo ngành ngân hàng và cung cấp một số thông điệp về nghiệp vụ. Năm 2010, PBOC kích thích các ngân hàng trở lại với hoạt động gia công, vận tải giao nhận và công nghiệp văn hóa. 18
  15. Nếu “nguyên tắc cửa sổ” ảnh hưởng đến xu hướng cho vay, thì hạn mức tín dụng của Trung Quốc kiểm soát về số lượng. Năm 2010, Trung Quốc thiết lập hạn ngạch tín dụng là 7,5 nghìn t ỷ Nhân dân tệ (NDT). Tuy nhiên, các NHTM đã sử dụng tới ¼ hạn ngạch ngay trong 2 tháng đầu tiên và hơn 99% đến cuố i tháng 11. 10 chính sách kinh tế nổi bật của Trung Quốc năm 2010  Sáu lần nâng tỉ lệ dự trữ bắt buộc Trong năm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã 6 lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Mức nâng mỗi lần là 50 điểm cơ bản (0,5%), từ 15,5% vào cuối năm 2009 lên mức cao kỉ lục là 18,5% tháng 12/2010 để hút bớt tiền khỏi lưu thông. Hình 8: rút bớt tiền lưu thong trên thị trường bằng việc tăng lãi suất huy động vốn  Nỗ lực hạ nhiệt thị trường nhà đất Chính phủ nước này đưa ra quy định, những gia đình muốn vay tiển để mua căn hộ thứ hai phải trả trước hơn 50%. Tương tự, những người chuẩn bị mua nhà trong khi đang sở hữu một căn nhà khác rộng hơn 90 m2 phải trả ít nhất 30% tổng giá trị trước khi thế chấp. 19
  16. Hình 9: bong bong nhà đất tại Trung Quốc – Nguồn: http://www.tinkinhte.com Cùng với tin đồn xung quanh việc Bắc Kinh và Thượng Hải sẽ là những thành phố đầu tiên áp dụng thuế đất, những chính sách nghiêm ngặt như trên đã góp phần làm giảm đà tăng giá của thị trường bất động sản nước này.  Chuyển hướng sang chính sách tiền tệ thận trọng Tại Hội nghị trung ương về công tác kinh tế năm 2010, các nhà hoạch định chính sách đã chuyển từ chính sách tiền tệ nới lỏng sang “thận trọng”. Số liệu mới từ Cục thống kê quốc gia cho thấy tỷ lệ lạm phát ở Trung Quốc đ ã chạm mức 5,1% trong tháng 11 – mức cao nhất trong vòng 28 tháng gần đây, thúc giục chính quyền nước này đặt vấn đề kiểm soát giá cả lên hàng đầu.  Chính sách thuế cân bằng Trung Quốc bắt đầu đánh 2 loại thuế vào các công ty nước ngoài kể từ ngày 1/12, đánh dấu bước khởi đầu cho một cơ chế thuế chuẩn mực của quốc gia cho cả doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài. 20
  17. Hình 10: tạo chính sách thuế cân bằng – Nguồn: http://www.tinkinhte.com  Thuế ôtô Vào đầu tháng 12, Ủy ban cải tổ và phát triển quốc gia – cơ quan chịu trách nhiệm chính về lập kế hoạch kinh tế của Trung Quốc đ ã tuyên bố: Ưu đãi thuế đối với việc mua ôtô có dung tích động cơ nhỏ sẽ hết hạn kể từ năm 2011. Việc này đã làm tăng doanh số bán ôtô tháng 11 ở nước này. Theo số liệu của Hiệp hội ôtô khách Trung Quốc, hơn 1,28 triệu ôtô đã được bán vào tháng 11- tăng 27% so với năm trước đó và 10,5% so với tháng 10. Các chuyên gia cho rằng, doanh số ôtô nội địa vượt quá 17,5 triệu chiếc trong năm 2010.  Xây dựng đường sắt cao tốc Trung Quốc sẽ đầu tư 3 – 4 nghìn t ỷ NDT (tương đương 451 – 601 tỷ USD) vào ngành đường sắt cao tốc như một phần của kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 – 2015). Trong hội nghị đường sắt cao tốc thế giới lần thứ 7, Trung Quốc đ ã ký 8 biên bản ghi nhớ và thỏa thuận với 8 thành phố về việc hợp tác xây dựng đường sắt cao tốc. Việc này đã làm cho cổ phiếu các công ty liên quan đến đường sắt tăng giá. 21
  18. Hình 11: đường sắt cao tốc – Nguồn: http://www.google.com Trong khi tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải – tuyến đường sắt dài nhất và nhanh nhất Trung Quốc bắt đầu vận hành năm 2011, hàng nghìn km đường sắt cao tốc khác vẫn tiếp tục được xây dựng. Bộ trưởng Bộ Đường sắt Liu Zhijun nói rằng Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới với mạng lưới đường sắt cao tốc dài 7.531 km. Con số này sẽ được mở rộng lên 13.000 km vào năm 2012 và 16.000 km vào năm 2020.  Năng lượng sạch Năng lượng nguyên tử, gió, ánh sáng mặt trời được hưởng những chính sách vô cùng thuận lợi trong năm 2010 khi Trung Quốc muốn tăng việc sản xuất năng lượng sạch lên 15% trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 – 2015). 22
  19. Hình 12: năng lượn sạch cho Trái Đất – Nguồn: http://www.google.com Theo số liệu từ cục quản lý năng lượng Quốc gia, 62% lượng đầu tư trong 3 quý vừa qua là cho ngành công nghiệp năng lượng sạch. Các nhà máy điện nguyên tử của Trung Quốc có khả năng sản xuất được hơn 10 triệu kW và sẽ được nâng lên 40 triệu kW vào năm 2015.  Các cụm thành phố Theo một chỉ thị của Ủy ban Cải tổ và Phát triển quốc gia hồi tháng 8, chính quyền Trung Quốc đã hứa sẽ tạo ra 6 cụm thành phố để tăng cường sự phát triển của miền trung Trung Quốc. Các cụm thành phố được xây dựng để tạo ra nhiều khu công nghiệp tập trung và phân phối tài nguyên đồng đều hơn, nhằm cân bằng sự phát triển tại tất cả các vùng miền ở Trung Quốc. 23
  20.  Ngành công nghiệp văn hóa của Trung Quốc trở thành trụ cột kinh tế Ngành công nghiệp văn hóa của Trung Quốc đã phát triển với tốc độ hơn 15% trong vòng 5 năm trở lại đây. Thực tế này đã khiến chính phủ đề nghị phải nâng vai trò của ngành công nghiệp văn hóa lên thành trụ cột kinh tế trong Hội nghị các vấn đề về kinh tế được tổ chức đầu tháng này. Theo một báo cáo từ Viện khoa học xã hội Trung Quốc, ngành công nghiệp văn hóa của nước này trị giá khoảng 800 tỷ NDT (tương đương 120 tỷ USD). Tăng cường số hóa nội dung và hợp tác với khu vực tư nhân được coi là bước tiếp theo trong quá trình phát triển.  Trợ giá cho ôtô điện Vào tháng 6, các nhà qu ản lý kinh tế hàng đầu và 4 bộ liên quan đã ra quyết định trợ cấp cho các cá nhân mua ôtô chạy bằng điện. Hình 13: xe hơi chạy bằng điện – thân thiện với môi trường – Nguồn: http://www.google.com Chính sách này nhắm vào các loại phương tiện sử dụng động cơ chạy bằng điện - xăng hoặc chạy hoàn toàn bằng điện. Mức hỗ trợ là 50.000 NDT tại 5 thành phố lớn là Thượng Hải, Thâm Quyến, Trường Xuân, Hàng Châu và Hợp Phì. 24
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2