intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo " Một số giải pháp, biện pháp kinh tế - xã hội và sinh thái môi trường chủ yếu bảo tồn quần thể voọc quần đùi trắng ở khu bảo tồn Vân Long - Ninh Bình "

Chia sẻ: Le Dang Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

161
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt nam có kgoangr 103 loài động thực vật quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng. Theo tổ chức bảo tồn Chim quốc tế , Việt Nam là nước đứng thứ 10 trên thế giới về các loài đang biij đe dọa diệt chủng. Báo cáo " Một số giải pháp, biện pháp kinh tế - xã hội và sinh thái môi trường chủ yếu bảo tồn quần thể voọc quần đùi trắng ở khu bảo tồn Vân Long - Ninh Bình "

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo " Một số giải pháp, biện pháp kinh tế - xã hội và sinh thái môi trường chủ yếu bảo tồn quần thể voọc quần đùi trắng ở khu bảo tồn Vân Long - Ninh Bình "

  1. Nguyễn Văn Song. 2007. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 103; từ trang 391-396. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG CHỦ YẾU BẢO TỒN QUẦN THỂ VOỌC QUẦN ĐÙI TRẮNG (Semnopithecus francoisi delacouri) Ở KHU BẢO TỒN VÂN LONG – NINH BÌNH TS. Nguyễn Văn Song- Đại Học Nông Nghiệp I Abstract The resarch to carry out field surveys to estimate the population density of the Delacour’s langur in Van Long Provincial Nature Reserve. In addition, a few groups were followed to collect data on the ranging patterns and feeding ecology. There are existing about 65 – 75 individuals in Van Long Provincial Nature Reserve. The results are useful and helpful recommendations for managers, economists, ecologists, environmentalists and policy makers of local and central government to protect these highly endangered species in Vietnam. Keywords: Conservation, ecology, Delacour’s langur,endangered species, management 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có khoảng 103 loài động thực vật quý hiếm đang bị đe doạ tuyêtk chủng. Theo tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế (Birdlife International Global Conservation Priority), Việt Nam là nước đứng thứ 10 trên thế giới về các loài đang bị đe doạ bị diệt chủng. Việt Nam cũng là nước nhiều loài động, thực vật đặc hữu nhất trong các nước Đông nam á. Mặc dù vậy, nhiều loài hiện đang trở lên rất khan hiếm (Dearden 1994). Có khoảng 200 loài chim, 120 loài động vật có vú đã bị tuyệt chủng qua 4 thập kỷ qua mà nguyên nhân chủ yếu là do việc săn bắn và buôn bán bất hợp pháp(Cục Kiểm Lâm 1998). Cũng báo cáo này cho thấy rằng, số lượng voi ở Việt Nam giảm từ 2.000 con xuống còn 200 con trong vòng 20 năm qua. Các loài động vật khác như rùa, rắn, tê tê đang giảm nhanh nguyên nhân chính là do chúng là những loài có lợi nhuận cao trong buôn bán và xuất khẩu. Theo ước tính khoảng 3.050 tấn động vật quý hiếm được buôn bán bất hợp pháp trên thị trường Việt Nam hiện nay. Trong đó gần 80% số lượng này tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Doanh thu ước tính khoảng 66,5 triệu đô la, lợi nhuận khoảng 21 triệu đô la hàng năm. Số lợi nhuận này so với số tiền phạt thu được cao hơn gấp 4 lần và lớn hơn khoảng 12 lần so với doanh thu từ buôn bán hợp pháp các loài động, thực vật (5.2 triệu đô la) hàng năm (Nguyễn Văn Song 2003). Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long được UBND tỉnh Ninh Bình quyết định thành lập ngày 18/12/2001. Đây là khu bảo tồn giàu tính đa dạng sinh học động, thực vật sinh sống trên núi đá vôi, 2203 ha; giàu tính đa dạng của động, thực vật sinh sống trong vùng đất ngập nước, 567 ha; giàu tính đa dạng sinh học của vùng đất tụ dốc, đồi núi thấp và phù xa sông suối, 292 ha. Trong vùng lõi khu bảo tồn có 447 hộ với 2003 khẩu đang sinh sống. Người dân sống trong khu tồn 100% là dân tộc kinh. Hiện nay trong khu bảo tồn có 25% hộ thuộc diện đói nghèo, có mức thu nhập thấp khoảng 3,5 đến 6,5 triệu đồng năm (Thống kê xã Gia Hưng & Gia Hoà 2004). , là một trong những loài động vật đặc biệt quí hiếm trên thế giới chỉ xuất hiện ở Việt Nam, được ghi trong sách đỏ, và cũng chỉ sống ở một số vùng núi đá vôi ở khu vực Ninh Bình và Thanh Hoá. Hơn nữa, loài voọc này chỉ có thể quan sát được ở khu bảo tồn Vân Long. Mục đích của bài viết này nhằm: nhằm phản ánh và phân tích kết quả nghiên cứu về loài voọc quần đùi trắng tại khu bảo tồn Vân Long, phát hiện những mối đe doạ tiềm tàng và đưa ra các giải pháp, biện pháp kinh tế, sinh học, xã hội và môi trường nhằm bảo tồn bền vững loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Phương pháp nghiên cứu và số liệu. Số liệu phục vụ và kết quả nghiên cứu này chủ yếu dựa vào việc điều tra, nghiên cứu, ghi chép, theo rõi hàng ngày trên địa bàn và thảo luận với các chuyên gia: kinh tế, động, thực vật và Ban quản lý khu bảo tồn. 2. NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 2.1 Quần thể Voọc quần đùi trắng Kết quả điều tra, quan sát, nghiên cứu cho thấy rằng: Quần thể của loài voọc quần đùi trắng ở Vân Long bao gồm 8 nhóm: Nhóm 1: Thuộc khu vực Đá Bàn- Núi Hoàng Quyển. Nhóm này có 20 đến 23 cá thể. Năm 2002 đã quan sát được 2 cá thể mới sinh. Năm 2003 cũng quan sát thấy thêm 2 cá thể mới sinh khác. Trong nhóm phần lớn là những cá thể lớn, có trọng lượng khỏang từ 12 đến 14 kg. Quan sát qua hành vi, có thể cho rằng đây là nhóm trẻ. Thời gian chúng thường xuất hiện 2 lần/ngày: từ 5h-8h và từ 16h-17h trong 1
  2. Nguyễn Văn Song. 2007. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 103; từ trang 391-396. ngày thời tiết tốt. Nhóm 2: Thuộc khu vực Vũng Sốc - núi Đồng Quyển. Nhóm này có 14 đến 15 cá thể. Năm 2003 đã quan sát được 2 cá thể mới sinh. Trong nhóm phần lớn là những cá thể lớn, có trọng lượng khoảng từ 14 đến 15 kg, có con to hơn, trọng lượng khoảng gần 20 kg. Đây cũng là nhóm trẻ vì chúng rất linh hoạt. Thời gian chúng thường xuất hiện 2 lần/ngày: từ 5h-8h và từ 16h-17h trong ngày thời tiết tốt. Nhóm 3: Khu vực Đập Đá Hàn thuộc phía Tây núi Hoàng Quyển. Nhóm này có 5 đến 7 cá thể. Trong nhóm phần lớn là những cá thể lớn, có trọng lượng khỏang từ 14 đến 15kg. Trong 6 lần quan sát, có 4 lần xuất hiện vào khoảng 6- 8h30; 2 lần xuất hiện lúc 13-15h.15. Nhóm 4: Khu vực Thung Địn - thuộc Núi Mâm Xôi. Nhóm này có 7 đến 9 cá thể. Trong nhóm phần lớn là những cá thể lớn, có trọng lượng khỏang từ 15kg đến 17 kg. Quan sát qua hành vi, có thể cho rằng đây là nhóm tuổi trung bình. Thời gian chúng thường xuất hiện khoảng từ 16h-17h.30 trong ngày thời tiết tốt. Nhóm 5: Thuộc khu vực Trà Lai-Sẽ Chè (phía Đông khu bảo tồn). Nhóm này mới chỉ quan sát thấy 2 cá thể, là những cá thể lớn, có trọng lượng khỏang trên 15 kg. Quan sát qua hành vi, có thể cho rằng đây là nhóm già. Thời gian chúng thường xuất hiện 1 lần/ngày: từ 5h-8h. Nhóm 6: Thuộc khu vực Hang Chanh- Đền Bến Nổi. Nhóm này có 5 đến 8 cá thể. Năm 2003 đã quan sát được 2 cá thể mới sinh. Trong nhóm phần lớn là những cá thể trung bình, có trọng lượng khoảng từ 10 đến 12 kg. Quan sát qua hành vi, có thể cho rằng đây là nhóm trẻ. Thời gian chúng thường xuất hiện 2 lần/ngày: từ 5h-8h và từ 16h-17h trong ngày thời tiết tốt. Trong 9 lần quan sát có 3 lần chúng xuất hiện vào từ 1h đến 18 h; 6 lần xuất hiện vào 5h30-8h30. Nhóm 7: Khu vực núi Ba Non. Theo người dân cho biết nhóm này có 7-9 con lớn; được phát hiện từ năm 1999-2000. Vì đỉnh núi cao, ít quan sát nên thông tin chưa được Ban quản lý và nhóm nghiên cứu kiểm chứng. Nhóm 8: Thuộc khu vực núi Cắm Sào - Gia Hưng. Theo người bảo vệ rừng tại đây thì vào tháng 3/2004 đã quan sát được 20 cá thể, có cả con non. Cán bộ ban quản lý đã quan sát thấy 5 cá thể. Lần xuất hiện quan sát được vào lúc 15-17 h. Như vậy quần thể voọc quần đùi trắng tại Vân Long có số lượng cá thể từ 65 đến 75 cá thể. Có sinh sản thêm trong những năm gần đây sau khi khu bảo tồn Vân Long được thành lập. Thức ăn chính của loài Voọc quần đùi trắng (lá của các loại cây sau) Tên phổ thông Tên khoa học Tên phổ thông VN Tên khoa học VN Muỗm leo Pregia sarmentosa Muồng ràng ràng Adenanthera microsperma Thừng mực mỡ Wrightia laevis Vàng anh Saraca dives Nhưạ ruồi Hex cimerea Kháo thơm Machilus odoratissima Chân chim Scheffera globulifera Dâm bụt đỏ Hibiscus rosa-sinensis Chân chim núi đá Scheffera pesavis Xoan ta Melia azedarach Núc nác oroxylon indicum Keo dậu Leucema l eucocephala Tai chua Garcinia cowa Sanh Ficus benjamina Thị rừng Diospiros sp Sung rừng Ficus fistulosa Nhội Bischofia javanica Găng gai Randia spinosa Phèn đen Phyllanthus reticulata Cò ke Grewia microsus Sòi tía Sapium discolor Dây đỏ ngọn Vitis balansaema Xương cá Canthium dicoccum Màng tang Litsea cubeba * Và một số lá của một số loại cây khác. Voọc quần đùi trắng, Delacour's langur (Semnopithecus francoisi delacouri) 2
  3. Nguyễn Văn Song. 2007. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 103; từ trang 391-396. 2.2 Những đe doạ chính đối với sự phát triển bền vững quần thể voọc quần đùi trắng ở Vân Long. Núi đá vôi đang bị khai thác ngoài vùng đệm để sản xuất Voọc đầu đàn đang đứng canh cho đàn kiếm thức ăn xi măng cho phát triển kinh tế trước mắt Sau khi khu bảo tồn được thành lập, ban quản lý khu bảo tồn đã làm tất cả để loại bỏ được hiện tượng săn bắn, buôn bán bất hợp pháp trong khu bảo tồn và khu vực vùng đệm, đây là mối đe doạ nguy hiểm nhất mà trước đây vẫn tồn tại. Hiện nay, các nguyên nhân chính đe doạ sự tồn tại và phát triển của loài voọc và phát triển bền vững của Vân Long như sau: Thứ nhất: Cháy rừng là mối đe doạ nghiêm trọng nhất đến sự tuyệt chủng của loài voọc quý hiếm ở khu bảo tồn Vân Long. Thứ hai: Phát triển du lịch sinh thái tự phát, không có định hướng, do hiện nay còn 447 hộ dân sinh sống trong vùng lõi của khu bảo tồn, quyền sở hữu, sử dụng đất đai trong khu vực chưa rõ ràng trên một số khu vực, việc khai thác du lịch sinh thái cũng như sự xuất hiện khách du lịch không có kế hoạch sẽ huỷ hoại môi trường sống loài voọc quý hiếm này. Thứ ba: Sự giao lưu, giao hợp giữa các nhóm trong quần thể. Thứ tư: Thiếu thức ăn, loài voọc mông trắng là loài linh trưởng ăn lá nhưng thức ăn cho loài này có xu hướng ngày càng khan hiếm bởi hiện tượng sói mòn đất cũng như các nguyên nhân đã nêu ở trên. 2.3 Các giải pháp và biện pháp bảo tồn loài Voọc và khu bảo tồnVân Long. Tăng cường công tác bảo vệ bao gồm cả việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư trong vùng là công tác trọng tâm. Tuy nhiên còn rất nhiều thiếu thốn về phương tiện, trang thiết bị, vốn và nhân lực nên chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Chiến lược phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long nhằm vào các mục tiêu lớn sau đây: Bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường. Ổn định và phát triển kinh tế của nhân dân trong vùng. Gắn bảo tồn với phát triển du lịch sinh thái một cách có qui hoạch, kế hoạch. Qui hoạch quản lý, bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên đất. Qui hoạch, khai thác hợp lý du lịch sinh thái. Gắn chiến lược bảo tồn thiên nhiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và của tỉnh. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước của cấp chính quyền cơ sở. Việc bảo vệ quần thể voọc quần đùi trắng nói riêng, bảo vệ khu bảo tồn nói chung phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của cộng đồng trong khu vực. Khu bảo tồn mới được thành lập, du lịch sinh thái chưa phát triển, đời sống nhân dân còn rất thấp, là nguyên nhân chính dẫn đến sự xâm hại khu bảo tồn. Trên tinh thần hợp tác bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động vật hoang dã quí hiếm, chúng ta cần làm những việc cần thiết sau: Thứ nhất: Hợp tác nghiên cứu đầy đủ về loài voọc quần đùi trắng tại Vân Long. Thứ hai: Hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất, cơ sở y tế, giáo dục cho một số thôn bản trong vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn. Thứ ba: Hỗ trợ trang thiết bị nghiên cứu, phương tiện thông tin, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên Ban quản lí rừng đặc dụng Hoa Lư-Vân Long khu bảo tồn. Thứ tư: Hỗ trợ xây dựng kế hoạch và triển khai du lịch sinh thái. Đồng thời kết hợp với tăng cường thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo cho các hộ dân đang sống trong vùng đệm và vùng lõi của khu bảo tồn. 3. KẾT LUẬN Voọc quần đùi trắng (Semnopithecus francoisi delacouri) là loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam. Nó chỉ tồn tại ở một số vùng núi đá vôi thuộc hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá, trong đó 3
  4. Nguyễn Văn Song. 2007. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 103; từ trang 391-396. khu bảo tồn ngập nước Vân Long – Ninh Bình cho phép quan sát được loài voọc này trong những thời điểm nhất định. Quần thể voọc ở khu bảo tồn hiện có khoảng 65 –75 cá thể được chia ra làm 8 nhóm, mỗi nhóm khoảng từ 5 đến 15 con thuộc các khu vực: Đá Bàn- Núi Hoàng Quyển có khoảng 20 – 23 con; Vũng Sốc - núi Đồng Quyển có khoảng 14 –15 con; Đập Đá Hàn thuộc phía Tây núi Hoàng Quyển có khoảng 5 – 7 con; Thung Địn - thuộc Núi Mâm Xôi có từ 7 – 9 con; Trà Lai-Sẽ Chè (phía Đông khu bảo tồn) có 2 cá thể lớn và tuổi đã già; Hang Chanh- Đền Bến Nổi có khoảng 7 – 8 cá thể; núi Ba Non có khoảng 7 – 9 con; núi Cắm Sào - Gia Hưng có khoảng 20 cá thể. Những mối đe doạ tiềm tàng đối với sự tuyệt chủng của loài voọc quý hiếm này là: cháy rừng, phát triển du lịch sinh thái tự phát không được định hướng, sự giao lưu giao hợp giữa các nhóm trong quần thể và cuối cùng là sự khan hiếm thức ăn do đất ngày càng bị sói mòn. Để đảm bảo phát bảo tồn và phát triển bền vững loài động vật quý hiếm, đặc hữu này cũng như khu bảo tồn Vân Long cần có các giải pháp, biện pháp kinh tế -xã hội, sinh thái môi trường trong chiến lực dài hạn như sau: Ổn định và phát triển kinh tế của nhân dân trong vùng. Gắn bảo tồn với phát triển du lịch sinh thái một cách có qui hoạch, kế hoạch. Qui hoạch quản lý, bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên đất. Qui hoạch, khai thác hợp lý du lịch sinh thái. Gắn chiến lược bảo tồn thiên nhiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và của tỉnh. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước của cấp chính quyền cơ sở. Để đạt được những mục tiêu trên cần thiết tiến hành: hợp tác nghiên cứu đầy đủ về loài voọc quần đùi trắng tại Vân Long; nâng cao đời sống vật chất, cơ sở y tế, giáo dục cho một số thôn bản trong vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn; Hỗ trợ trang thiết bị nghiên cứu, phương tiện thông tin, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên Ban quản lí rừng đặc dụng Hoa Lư-Vân Long khu bảo tồn; Xây dựng kế hoạch và triển khai du lịch sinh thái kết hợp với tăng cường và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân vùng lõi và vùng đệm của khu bảo tồn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO BAN QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN VÂN LONG. 2004. Tài liệu lưu trữ CỤC KIỂM LÂM - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.1998. Báo cào hàng năm DEARDEN, P. 1994 Ecotourism and biodiversity conservation in Vietnam. www.undp.org.vn/projects/vie96010/cemma/RAS93103/016.htm NGUYEN VAN SONG. 2003. Wildlife Trading in Vietnam: Why It Flourishes – EEPSEA & IDRC. Website http://www.eepsea.org - 65 pages. ISSN-1608-5434; Số 2003-PB6 THỐNG KÊ XÃ GIA HƯNG VÀ GIA HOÀ – VÂN LONG – NINH BÌNH. 2004. TS. Nguyễn Văn Song Khoa Kinh tế & PTNT - Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội ĐT nhà riêng: 048766448, cơ quan: 048769768; Di động: 0984148879 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2