intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT NHU CẦU NGƯỜI HỌC ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

756
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây, sự bùng nổ đầu tư của các công ty nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, đặc biệt là sinh viên các ngành kỹ thuật. Vì thế, nhu cầu giao tiếp tiếng Anh tại nơi làm việc tăng lên một cách đáng kể. Một chương trình môn học tiếng Anh chuyên ngành phù hợp nhằm giúp cho sinh viên giao tiếp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT NHU CẦU NGƯỜI HỌC ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 KHẢO SÁT NHU CẦU NGƯỜI HỌC ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ EXPLORING THE LEARNING NEEDS OF ELECTRONICS STUDENTS AT HUE INDUSTRIAL COLLEGE: TOWARDS A SUGGESTED SYLLABUS LƢU QUÝ KHƢƠNG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TRƢƠNG THỊ PHƢƠNG CHI Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế TÓM TẮT Trong những năm gần đây, sự bùng nổ đầu tư của các công ty nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt ngh iệp, đặc biệt là sinh viên các ngành kỹ thuật. Vì thế, nhu cầu giao tiếp tiếng Anh tại nơi làm việc tăng lên một cách đáng kể. Một chương trình môn học tiếng Anh chuyên ngành phù hợp nhằm giúp cho sinh viên giao tiếp hiệu quả phục vụ cho công việc tương la i của họ là vấn đề cấp bách mà mỗi giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành đều quan tâm. Bài này khảo sát nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên ngành điện tử trường Cao Đẳng Công Nghiệp Huế (CĐCNH). Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với chươn g trình môn tiếng Anh cho sinh viên ngành điện tử dựa trên nhu cầu của người học. ABSTRACT In recent years, the boom of foreign investment in Vietnam has created more and more opportunities for graduates, especially technical graduates, to work in foreign companies. Therefore, the demand for English communication at work sites has been increasing considerably. A well-designed ESP syllabus that helps students communicate effectively in English in their future job is a matter of concern to every ESP teacher. This article aims at exploring learning needs of the electronics students at Hue College of Industry. From the findings, some suggestions for an ESP syllabus for students of electronics at Hue Industrial College are provided. 1. Mở đầu Giống nhƣ sinh viên của tất cả các ngành học khác ở Việt Nam hiện nay, sinh viên kỹ thuật, ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, cũng cần đƣợc trang bị một vốn kiến thức cơ bản về ngoại ngữ chuyên ngành, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Đây là hai nhân tố quan trọng để họ thích nghi, tồn tại đƣợc trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) và nhiều công ty nƣớc ngoài đã đầu tƣ vào Việt Nam dẫn đến nhiều cơ hội việc làm hơn cho sinh viên tốt nghiệp. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, một thách thức rất lớn đối với chúng ta ở buổi đầu hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới là yếu ngoại ngữ [2: 10]. Nhƣ vậy, công tác đào tạo ngoại ngữ có 153
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 chất lƣợng, đặc biệt là tiếng Anh trong các trƣờng đại học, cao đẳng nơi sẽ cung cấp đội ngũ cán bộ phục vụ sự nghiệp hội nhập quốc tế của đất nƣớc trở nên vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, bất cứ chƣơng trình đào tạo nào muốn thành công cũng phải gắn với nhu cầu ngƣời học. Tiếng Anh không phải là một ngoại lệ. Bài này khảo sát nhu cầu của sinh viên đối với việc học tiếng Anh chuyên ngành và bƣớc đầu đề xuất những khuyến nghị về một chƣơng trình môn tiếng Anh phù hợp với sinh viên ngành điện tử ở trƣờng CĐCNH góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trên thị trƣờng lao động sau khi ra trƣờng. 2. Mối quan hệ giữa chương trình môn học và nhu cầu người học Chƣơng trình môn học (syllabus), theo Rirchards [4], Nunan [3], và Harmer [1] là sự miêu tả về toàn bộ nội dung sẽ đƣợc giảng dạy trong môn học đó. Đối với chƣơng trình môn tiếng Anh thì phải bao gồm các thuật ngữ ngữ pháp, các cấu trúc ngôn ngữ, các tình huống giao tiếp, chức năng ngôn ngữ, các chủ điểm, từ vựng, và những bài tập. Chƣơng trình môn học phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của những học viên sẽ học chƣơng trình này thể hiện qua các yếu tố nhƣ nghề nghiệp, trình độ ngƣời học, độ tuổi ....Căn cứ vào nhu cầu ngƣời học, ngƣời biên soạn chƣơng trình có thể hạn chế hoặc gia tăng hàm lƣợng kiến thức hoặc việc rèn luyện kỹ năng trong chƣơng trình. 3. Nghiệm thể nghiên cứu Để thu thập dữ liệu về nhu cầu ngƣời học đối với chƣơng trình tiếng Anh chuyên ngành dành cho họ, chúng tôi đã sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến (questionnaires) và phỏng vấn trực tiếp đối với 89 nghiệm thể bao gồm 50 sinh viên ngành điện tử đang học tại trƣờng CĐCNH, 30 cựu sinh viên điện tử của trƣờng hiện đang làm việc cho các công ty điện tử nƣớc ngoài đóng tại Việt Nam, 04 giáo viên tiếng Anh đang dạy học phần phần tiếng Anh đại cƣơng (general English) và 05 giảng viên dạy ngành điện tử tại trƣờng. 4. Kết quả khảo sát về nhu cầu của sinh viên trường CĐCN Huế đối với chương trình tiếng Anh chuyên ngành 4.1. Mục đích học tiếng Anh chuyên ngành Ngày này, nhiều công ty nƣớc ngoài đang đầu tƣ tại Việt Nam nhƣ công ty điện tử Samsung, Sony, Electronic... do vậy , đòi hỏi sinh viên điện tử phải có khả năng về tiếng Anh chuyên ngành để họ có thể dễ dàng bắt tay vào công việc ngay khi ra trƣờng. Chính vì lý do này, có đến 76,6% sinh viên khi đƣợc hỏi về mục đích học tiếng Anh chuyên ngành, họ đều có câu trả lời là để giao tiếp tại nơi làm việc. Ngoài ra còn những lý do khác nhƣ để có công việc tốt (61,7%), để đọc tài liệu, sách hướng dẫn bằng tiếng Anh (38,3%). Chỉ có 8 trong số 47 sinh viên chiếm tỷ lệ 17%, cho rằng họ học để thi và 4,2% sinh viên chọn mục đích để hiểu bài của giáo viên trên lớp. (bảng 4.1) Kết quả trên còn đƣợc khẳng định qua kết quả thu thập từ các cuộc phỏng vấn với 04 giáo viên giảng dạy tiếng Anh đại cƣơng tại trƣờng CĐCNH. Họ cho rằng sinh viên không chỉ học tiếng Anh để thi hết học phần mà hầu hết còn chú trọng đến cá c kỹ năng giao tiếp để phục vụ cho công việc của họ sau này. 154
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 Bảng 4.1: Mục đích học tiếng Anh chuyên ngành Mục đích học tiếng Anh Số lượng SV được hỏi (N=50) (%) Để giao tiếp tại nơi làm việc 36 76,6 Để có công việc tốt 29 61,7 Để đọc các tài liệu, sách hƣớng 18 38,3 dẫn bằng tiếng Anh. Để đi phỏng vấn tìm việc làm 15 31,9 Để thi hết học phần 8 17 Để hiểu bài của giáo viên trên lớp 2 4,2 4.2. Lựa chọn các kỹ năng giao tiếp và khu vực kiến thức tiếng Anh Đối với những câu hỏi về kỹ năng giao tiếp và khu vực kiến thức tiếng Anh cần thiết cho nghề nghiệp tƣơng lai, phản hồi từ các nghiệm thể sinh viên là từ vựng kỹ thuật (Rất quan trọng: 76%, quan trọng: 24%), kỹ năng đọc hiểu (rất quan trọng: 64%, quan trọng: 30%) và nói (rất quan trọng: 42%, quan trọng: 46%, không quan trọng: 12%). Ngữ pháp không đƣợc chọn nhiều, chỉ 13 trong số 50 sinh viên (26%) nghĩ rằng nó rất quan trọng, và có đến 31% cho là không quan trọng. Một số ít đề cập đến kỹ năng viết. Chỉ có 20% trả lời kỹ năng viết là rất quan trọng, trong khi đó có đến 68% sinh viên cho là không quan trọng. Điều này có lẽ đúng, vì cũng theo kết quả điều tra từ các cựu sinh viên đang làm việc tại các công ty điện tử, họ ít khi sử dụng kỹ năng viết trong công việc của mình. Bảng 4.2: Lựa chọn các kỹ năng giao tiếp và khu vực kiến thức tiếng Anh Kỹ năng và Rất quan trọng Quan trọng Không khu vực kiến thức quan trọng Từ vựng kỹ thuật 38 sv (76%) 12 sv (24%) 0 sv (0%) Đọc hiểu 32 sv (64%) 15 sv (30%) 3 sv (6%) Nói 21 sv (42%) 23 sv (46%) 6 sv (12%) Nghe 19 sv (38%) 21 sv (42%) 10 sv (20%) Ngữ pháp 16sv (32%) 19 sv (38%) 15 sv (30%) Viết 6 sv (12%) 10 sv (20%) 34 sv (68%) 4.3. Những chủ đề chuyên môn được chọn cho chương trình tiếng Anh chuyên ngành Một yếu tố quan trọng trong chƣơng trình học giúp tạo động cơ cho sinh viên tham gia vào hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học là những chủ đề chuyên môn đƣợc học bằng tiếng Anh. Chủ đề chuyên môn mà sinh viên điện tử trƣờng CĐCNH mong muốn học trong chƣơng trình học tiếng Anh chuyên ngành đƣợc xác định thông qua kết quả phân tích nhu cầu từ sinh viên và cựu sinh viên điện tử thể hiện ở Bảng 4.3 dƣới đây. Mƣời hai chủ đề trong bảng 4.3 dƣới đây đƣợc 05 giáo viên dạy chuyên môn liệt 155
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 kê thông qua các cuộc phỏng vấn. Theo họ đây là những chủ đề trọng tâm nên c ó trong chƣơng trình và hơn thế nữa, sinh viên cũng cần tham khảo nhiều tài liệu bằng tiếng Anh liên quan đến những chủ đề này nhằm giúp họ hiểu sâu hơn và có kiến thức rộng hơn về chuyên môn của mình. Nhìn chung, nhiều sinh viên tỏ ra quan tâm đến những chủ đề nhƣ đầu vào-ra kỹ thuật số, kỹ thuật truyền hình, truyền và nhận thiết bị nghe nhìn, hệ thống cảnh báo... Họ cho rằng có nhiều tài liệu bằng tiếng Anh liên quan đến những chủ đề này. Phần lớn cựu sinh viên tham gia khảo sát cũng chọn các chủ đề trên bởi vì theo họ, trong thực tiễn công tác họ thƣờng phải tiếp xúc với mảng công việc này trong môi trƣờng tiếng Anh. Ngoài ra, những chủ đề khác cũng đƣợc đề cập, tuy không nhiều, ví dụ nhƣ máy hiện sóng hoặc an toàn lao động... Bảng 4.3. Những chủ đề chuyên môn được chọn cho chương trình tiếng Anh chuyên ngành Số sinh viên Số cựu sinh viên Chủ đề được hỏi % % được hỏi (N=30) (N=50) Đầu vào-ra kỹ thuật số 38 76 12 40 Kỹ thuật truyền hình 33 66 9 30 Truyền và nhận thiết bị nghe nhìn 31 62 17 56.7 Hệ thống cảnh báo 26 52 20 66.7 Diode bán dẫn 22 44 11 36.7 Truyền dẫn 22 44 13 43.3 Khuyếch đại 19 38 8 26.7 Truyền thông dạng số tự 15 30 7 23.3 Thiết bị kiểm tra và đo lƣờng 10 20 8 26.7 Sóng và dạng sóng 7 14 5 16.7 Máy hiện sóng 5 10 3 10 An toàn lao động 4 8 1 3.3 4.4. Sinh viên lựa chọn các hoạt động trong lớp học Cách thức tổ chức các hoạt động trong giờ học cũng là một yếu tố rất quan trọng. Giờ học sẽ đạt hiệu quả cao, sinh viên sẽ tiếp thu bài tốt nếu áp dụng các hoạt động đúng phƣơng pháp. Ngày nay, đƣờng hƣớng giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ với phƣơng châm “lấy người học làm trung tâm” chú trọng nhiều đến việc tổ chức các hoạt động học trong lớp theo nhóm, cặp nhằm “phát huy tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, nâng cao động cơ học tập và sự hợp tác của người học.” [5:232] Do đó, cũng không phải là điều ngạc nhiên khi phần lớn sinh viên tham gia khảo sát đã chọn hình thức làm bài tập theo nhóm (60%), tiếp theo là làm bài tập theo cặp (14 trong số 50 sinh viên). Một tỉ lệ nhỏ (10%) tỏ ra ƣa thích hình thức làm bài tập trong toàn lớp (lockstep). Chỉ 1 sinh viên trong số 50 (2%) thích làm bài tập cá nhân (individual work). Kết quả khảo sát đƣợc tóm tắt ở bảng 4.4 dƣới đây. 156
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 Bảng 4.4: Các dạng hoạt động trong lớp do sinh viên chọn Hoạt động học Số sinh viên được hỏi (N=50) % Làm bài tập theo nhóm 30 60 Làm bài tập theo cặp 14 28 Làm bài tập với cả lớp 5 10 Làm bài tập theo cá nhân 1 2 4.5. Hình thức kiểm tra Kết quả học tập thƣờng đƣợc dùng làm cơ sở để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của ngƣời học sau khi kết thúc một khóa học. Đồng thời, thông qua đó có thể phần nào khẳng định mục tiêu của chƣơng trình học có phù hợp với trình độ của học viên hay không. Tuy nhiên, kết quả học tập có phản ánh đúng năng lực của ngƣời học hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó hình thức kiểm tra đóng góp một phần không nhỏ. Kết quả chọn lựa hình thức kiểm tra (bảng 4.5), cho thấy đa số sinh viên thích hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan (64%), tiếp theo là tự luận (26%). Chỉ 10% sinh viên chọn hình thức vấn đáp (5 trong số 50 sinh viên đƣợc hỏi). Nhƣ vậy, hình thức trắc nghiệm khách quan cũng có thể là một ƣu tiên phải tính đến trong khi thiết kế chƣơng trình học cho đối tƣợng này. Đề cập đến hình thức kiểm tra, 04 giáo viên dạy tiếng Anh đại cƣơng tham gia phỏng vấn cũng trả lời là họ thƣờng tiến hành kiểm tra giữa kỳ hoặc kết thúc học phần bằng trắc nghiệm khách quan và sinh viên cũng tỏ ra hứng thú với hình thức kiểm tra này. Bảng 4.5: Sự lựa chọn hình thức kiểm tra Hình thức kiểm tra Số sinh viên được hỏi (N= 50) % Kiểm tra trắc nghiệm 32 64 Kiểm tra tự luận 13 26 Kiểm tra vấn đáp 5 10 Các hình thức khác 0 0 5. Một số khuyến nghị trong việc biên soạn chương trình tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên ngành điện tử trường CĐCNH Trƣớc hết, khi xây dựng chƣơng trình tiếng Anh chuyên ngành theo nhu cầu của ngƣời học, cụ thể là sinh viên ngành điện tử, bao gồm mục đích học, các kỹ năng và khu vực kiến thức, chủ đề, hoạt động học, hình thức kiểm tra, đánh giá... cần đƣợc xem xét kỹ trong từng giai đoạn thiết kế chƣơng trình. Kết quả từ việc phân tích nhu cầu sinh viên điện tử đƣợc trình bày ở phần trên nên đƣợc dùng để xác định các thành tố nội dung chính của chƣơng trình tiếng Anh chuyên ngành sắp giảng dạy nhƣ mục tiêu, kỹ năng, phƣơng pháp, chủ đề, hình thức kiểm tra, đánh giá... Tiếp đến, nhu cầu của ngƣời học, nhƣ đã đề cập ở trên đóng vai trò chủ đạo trong quá trình biên soạn chƣơng trình cũng nhƣ giáo trình. Do đó, cần lựa chọn phƣơng pháp để thu thập và phân tích dữ liệu thích hợp. Thông tin thu thập không chỉ tập trung 157
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 ở sinh viên điện tử đang học tại trƣờng mà còn từ những đối tƣợng khác nhƣ cựu sinh viên đang làm việc tại các công ty điện tử trong nƣớc và nƣớc ngoài đóng tại Việt Nam, giáo viên tiếng Anh, giáo viên chuyên ngành,... Hơn thế nữa, để có kết quả chính xác về nhu cầu của ngƣời học, các phƣơng tiện thu thập thông tin nhƣ bảng câu hỏi, phỏng vấn, quan sát hoặc phân tích tài liệu...cần đƣợc phối hợp sử dụng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới nhƣ hiện nay, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tại nơi làm việc là rất cần thiết. Thông tin thu thập từ sinh viên ngành điện tử trƣờng CĐCN Huế cho thấy phần lớn sinh viên chọn lý do học tiếng Anh để giao tiếp tại nơi làm việc hoặc để đọc các tài liệu, sách hướng dẫn bằng tiếng Anh. Vì vậy, các hoạt động trong chương trình giảng dạy nên hướng trọng tâm vào phát triển các kỹ năng đọc và nói nhằm đáp ứng nhu cầu của họ sau khi ra trƣờng. Bên cạnh đó, sinh viên điện tử cũng mong muốn đƣợc tăng cƣờng nhiều từ vựng chuyên ngành bằng tiếng Anh để họ có thể đọc đƣợc tài liệu dễ dàng hơn thay vì tập trung nhiều vào các điểm ngữ pháp. Do đó, chương trình cần có sự phân bố thời lượng hợp lý giữa từ vựng chuyên ngành và ngữ pháp. Có nhƣ vậy, ngƣời học mới thấy đƣợc việc học tiếng Anh chuyên ngành ở trƣờng là thiết thực, từ đó tạo cho họ sự hứng thú học tập. Các chủ đề chuyên môn các sinh viên và cựu sinh viên điện tử trƣờng CĐCNH chọn cho chƣơng trình tiếng Anh chuyên ngành xếp theo tỉ lệ từ cao xuống thấp là: đầu vào-ra kỹ thuật số, kỹ thuật truyền hình, truyền và nhận thiết bị nghe nhìn, hệ thống cảnh báo, diode bán dẫn, truyền dẫn… Tùy theo thời lƣợng đƣợc phân bổ cho chƣơng trình học, ngƣời thiết kế sẽ chọn ra một trật tự ƣu tiên khi đƣa các nội dung này vào chƣơng trình cho phù hợp. Ý kiến của các giáo viên chuyên ngành cũng là một cơ sở quan trọng khi sắp xếp thứ tự các nội dung trong chƣơng trình. Cuối cùng, các hoạt động học trong giáo trình nên đƣợc thiết kế tập trung nhiều vào hoạt động theo nhóm hoặc theo cặp. Nhƣ vậy sinh viên có cơ hội để phát huy tính tích cực của mình và có cơ hội làm quen với cách thức làm việc theo nhóm, một kỹ năng rất cần thiết cho họ trong công việc tƣơng lai, một nguyện vọng của sinh viên điện tử phản ánh qua kết quả khảo sát. 6. Kết luận Tóm lại, với mục đích cung cấp những dữ liệu cần thiết làm cơ sở cho việc đề xuất một chƣơng trình học tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên điện tử trƣờng CĐCNH, bài này đã khảo sát nhu cầu của sinh viên điện tử trƣờng CĐCNH trên các thông số nhƣ mục đích học tập, kiến thức ngữ pháp, kỹ năng ngôn ngữ, các chủ điểm, từ vựng, dạng hoạt động trong lớp học và hình thức kiểm tra, đánh giá. Bài viết cũng đƣa ra một số khuyến nghị đối với việc thiết kế chƣơng trình tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên điện tử trƣờng CĐCNH. Hy vọng với những kết quả khảo sát, chƣơng trình tiếng Anh sẽ sát với nhu cầu ngƣời học hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại trƣờng CĐCNH. 158
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Harmer, J. (2001), The Practice of English Language Teaching, Longman Group UK Limited. [2] Lƣơng Văn Tự (2006),"Tiến trình gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới-WTO, Cơ hội và Thách thức đối với nƣớc ta", Hội nghị phổ biến các cam kết WTO của Việt Nam, Tài liệu tham khảo, Hà Nội, trang 1-11. [3] Nunan, D. (1989), Syllabus Design, Oxford University Press. [4] Richards, J. et al. (1992), Longman Dictionary of Language Teaching & Applied Linguistics, Longman Group UK Limited. [5] Ur, P. (1996), A Course in Language Teaching: Practice and Theory, Cambridge University Press. 159
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2