intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Sự viện trợ của Liên Xô về cố vấn quân sự trong lĩnh vực phòng không đối với Cách mạng Việt Nam vào những năm 1965 - 1975"

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

101
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với âm mưu và dã tâm xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã phá vỡ Hiệp định Giơnevơ, gấp rút xây dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, cung cấp tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự để thực hiện ý đồ của mình. Thực chất đế quốc Mỹ đã chính thức gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trước tình hình đó, nhân dân thế giới, các lực lượng yêu chuộng hoà bình, các nước xã hội chủ nghĩa luôn dõi theo cách mạng Việt Nam và không ngừng ủng hộ nhân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " Sự viện trợ của Liên Xô về cố vấn quân sự trong lĩnh vực phòng không đối với Cách mạng Việt Nam vào những năm 1965 - 1975"

  1. Sự viện trợ của Liên Xô về cố vấn quân sự trong lĩnh vực phòng không đối với Cách mạng Việt Nam vào những năm 1965 - 1975 Với âm mưu và dã tâm xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã phá vỡ Hiệp định Giơnevơ, gấp rút xây dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, cung cấp tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự để thực hiện ý đồ của mình. Thực chất đế quốc Mỹ đã chính thức gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trước tình hình đó, nhân dân thế giới, các lực lượng yêu chuộng hoà bình, các nước xã hội chủ nghĩa luôn dõi theo cách mạng Việt Nam và không ngừng ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh vĩ đại này. Trong số các nước xã hội chủ nghĩa thì Liên Xô là nước dành cho ta những tình cảm nồng hậu nhất, luôn đứng bên cạnh và giúp đỡ về mọi mặt (kinh tế, quân sự, ngoại giao), đặc biệt là về quân sự. Nhận thấy Việt N Giai đoạn 1965-1975 chính là những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh. Với mưu toan nhanh chóng gi ả i quyết chiến trường, Mỹ đã thực hiện hàng loạt chiến lược chiến tranh, hết chiến tranh đặc biệt đến chiến tranh cục bộ… và cuối cùng là Việt Nam hoá chiến tranh. Chúng ồ ạt đổ quân viễn chinh, gồm quân lực Mỹ và các nước đồng minh vào chiến trường miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến, đồng thời phong tỏa miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân. Lực lượng cố vấn quân sự, quân viễn chinh trực tiếp tham chiến không ngừng tăng lên, từ 26.000 người (năm 1964) lên tới 180.000 người (năm 1965), có lúc tăng t ới nửa triệu (năm 1968), cộng với hơn một triệu ngụy quân. Những hành động đó của Mỹ làm cho cuộc chiến tranh trở nên phức tạp và hết sức khốc liệt, khiến tình hình Việt Nam, các nước Đông Nam Á và trên th ế giới trở nên căng thẳng. Việt Nam thực sự trở thành nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, giữa một dân tộc nhỏ bé,
  2. nông nghiệp lạc hậu với một đế quốc mạnh cả về tiềm lực kinh tế lẫn tiềm lực khoa học, quân sự. Chiến trường Việt Nam trở thành nơi thử nghiệm các loại vũ khí hiện đại nhất của Mỹ. Trước tình hình đó, nhân dân thế giới, các lực lượng yêu chuộng hoà bình, các nước xã hội chủ nghĩa luôn dõi theo cách mạng Việt Nam và không ngừng ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh vĩ đại này. Trong số các nước xã hội chủ nghĩa thì Liên Xô là nước dành cho ta những tình cảm nồng hậu nhất, luôn đứng bên cạnh và giúp đỡ về mọi mặt (kinh tế, quân sự, ngoại giao), đặc biệt là về quân sự. Nhận thấy Việt Nam còn yếu kém về phòng không và cần phải có một đội ngũ chuyên gia giỏi về lĩnh vực này, Liên Xô đã cử chuyên gia quân sự phòng không sang giúp b ộ đội ta đối phó với âm mưu c ủ a M ỹ. Đầu năm 1965, Liên Xô đ ã cử Đoàn đại biểu cấp cao do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Côxưghin dẫn đầu sang thăm chính th ức Việt Nam. Trong cuộc họp với toàn thể Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đ ảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Côxưghin nói: “Từ nay, Liên Xô hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của Việt Nam. Nhân dân Liên Xô đ ã và đang đoàn kết với nhân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa và anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược” [6; 201]. Đến giữa năm 1965, khi Mỹ tiếp tục mở rộng địa bàn cuộc chiến và tăng cường đưa thêm 5 vạn quân vào chiến trường Việt Nam, Chính phủ và nhân dân Liên Xô rất bất bình. Thông tấn xã Liên Xô đã ra tuyên bố: “Liên Xô kiên quyết đứng cạnh nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa chống đế quốc Mỹ xâm lược. Liên Xô đã và sẽ giúp đỡ mọi thứ cần thiết cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nước xã hội chủ nghĩa anh em để có thể củng cố khả năng quốc phòng và đẩy lùi cuộc xâm lược của Mỹ” [6; 128].
  3. Trên tinh thần quốc tế vô sản, đồng thời cũng là theo đề nghị của Bắc Việt Nam, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã quyết định dành sự giúp đỡ toàn diện cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 1. Mùa xuân năm 1965, Liên Xô đã thành lập Đoàn chuyên gia quân sự trên cơ sở lực lượng các quân khu Matxcơva và Bacu do Trưởng nhóm chuyên gia quân sự thuộc binh chủng tên lửa phòng không - Đại tá A. M. Đdưda làm trưởng đoàn. Đoàn chuyên gia quân s ự đầu tiên (gần 100 người) đã sang công tác tại Việt Nam vào tháng 4/1965. Những người tổ chức và trực tiếp tham gia đào tạo: Phía Liên Xô, những sĩ quan chỉ đạo xây dựng trung đoàn tên lửa phòng không gồm có Đại tá Xaxiliêvích Bagienốp -Trưởng nhóm chuyên gia quân sự, Thiếu tá Anatôli Bôrixôvich Daica - Kỹ sư trưởng, Đại tá Ivan Ivannôvích - Xmirnốp - Phó trưởng nhóm phụ trách công tác chính trị. Phía Việt Nam, gồm có: Thiếu tá Hội - Chỉ huy trung đoàn tên lửa, đồng chí Ngọc - kỹ sư trưởng. Nhiệm vụ mà các chuyên gia này th ực hiện là đào tạo chuyên viên quân s ự cho Việt Nam về phòng không. Việc đào tạo các chuyên viên quân s ự Việt Nam được tiến hành tại hai trung tâm huấn luyện: Trung tâm huấn luyện số 1 - gồm các sĩ quan và binh sĩ thuộc Binh chủng phòng không Quân khu Matxc ơva; Trung tâm huấn luyện số 2 - gồm các sĩ quan và binh sĩ thuộc Binh chủng phòng không Quân khu Bacu. Họ tiến hành đào tạo theo nghiệp vụ chuyên ngành của mình, mỗi chuyên gia Liên Xô nhận nhiệm vụ huấn luyện cho một tốp các đồng chí Việt Nam. Họ soạn các chương trình huấn luyện, đề cương kế hoạch từng buổi lên lớp. Bên cạnh việc đào tạo về kĩ thuật, các chuyên gia quân s ự còn tiến hành đào tạo về phiên dịch. Đây là công vi ệc rất khó, bởi có biết ngôn ngữ thì mới có hiệu quả. Tất cả đều làm việc rất chăm chỉ, sau khi học lí thuyết là tiến hành huấn luyện, khu vực tự huấn luyện đến tận 22 giờ mới đóng cửa.
  4. Ban đầu Trưởng đoàn chuyên gia quân s ự Liên Xô dự định mỗi đoàn chuyên gia sang Việt Nam chỉ làm việc trong vòng 4 tháng r ồi rút về nước cho các đoàn chuyên gia khác sang thay th ế. Nhưng do cuộc sống thực tế và tình hình chiến sự buộc phải có những thay đổi bổ sung. Vì thế, thời gian đào tạo cắt giả m xuống còn 2,5 tháng. “Trước mắt chúng tôi là sự trưởng thành của các chuyên gia tên l ửa của Quân đội nhân dân Việt Nam… Thoạt đầu là các chiến sĩ Việt Nam ngồi sau những cần điều khiển để trực tiếp vận hành máy bay bám sát mục tiêu, sau đó đến lượt các sĩ quan điều khiển tên lửa người Việt Nam” [2; 139]. Dưới sự đào tạo và hướng dẫn nhiệt tình của các chuyên gia Liên Xô, đ ầu tháng 7/1965, hai ti ểu đoàn 63 và 64 của trung đoàn tên l ửa phòng không số 236 đã được thành lập, có đầy đủ quân số và sẵn sàng ra trận địa chiến đấu. Đến giữa tháng 7/1965, khoảng 80 người thuộc Binh ch ủng phòng không Quân khu Matxcơva đ ã được lệ nh sang Vi ệt Nam giúp chính ph ủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đào tạ o chuyên viên quân sự và phố i hợp chi ến đ ấu. Nhiệ m vụ ch ủ yế u của họ l à: Trong mộ t thờ i gian ngắn, huấn luy ện cho các chiến sĩ Quân đội nhân dân Vi ệt Nam biết tác chiế n và sau 3 tháng đưa Trung đoàn tên lửa phòng không đầ u tiên của Việt Nam đi vào ho ạt độ ng. Theo d ự kiế n ban đầu, thời gian huấ n luy ện là 3 tháng, nhưng do Mỹ tăng cường bắn phá ồ ạt vào nước ta nên rút xuố ng còn 1 tháng. Tuy thời gian ít ỏi, nhưng với s ự c ố gắng c ủa cả h ai bên, bộ độ i tên lửa của chúng ta trưởng thành nhanh chóng. Các chuyên gia Liên Xô lại chuyển sang huấn luyện trung đoàn mới đó là Trung đoàn tên lửa phòng không thứ 3 - Trung đoàn 261. Ph ụ trách trung tâm huấn luyện là Đại tá C.V. Davátxki còn về phía Việt Nam, chỉ huy trung đoàn này là Thiếu tá Nguyễn Văn Phiệt. Công tác huấn luyện của Trung đoàn gặp nhiều khó khăn, do thi ếu phiên dịch, địa bàn tập kết chủ yếu là vùng rừng núi, các chuyên gia cùng với các chiến sĩ Việt Nam chiến đấu trong điều kiện hết sức khó khăn, nhất là những lúc ta tuyển thêm quân số, số quân tăng gấp đôi:
  5. “Trong các cabin điều khiển chật chội của tổ hợp tên lửa “kiểu 6 cabin điều khiển” XA-75, các khẩu đội với quân số tăng gấp 3 lần gồm các kĩ thuật viên và các trắc thủ vận hành, xét về thể chất thực sự không thể ngồi trong cabin ấy, nhưng các chiến sĩ vẫn cảm thấy bình thường” [2; 192]. Liên Xô đã cung cấp cho chúng ta nh ững vũ khí, khí tài hiện đại để đối phó với những loại vũ khí hiện đại nhất của Mỹ khi chúng đánh phá trên b ầu trời Việt Nam. Các loại vũ khí này muốn đến được nước ta phải đi qua lãnh thổ các nước khác. Do đó, t ất cả các phương tiện kĩ thuật được chuyển từ Liên Xô sang Việt Nam chủ yếu bằng đường xe lửa qua lãnh thổ Trung Quốc dưới hình thức tháo rời và một phần được chuyên chở bằng đường biển qua cảng Hải Phòng. Vì thế, bên cạnh các chuyên gia đào tạo các chuyên viên quân s ự cho Việt Nam còn có các binh s ĩ và sĩ quan Quân đội Liên Xô đảm nhận công việc lắp ráp các phương tiện kĩ thuật và vũ khí được chuyển tới. Theo tin tức của tình báo Mỹ báo cáo, vào tháng 9/1965, “có từ 1.500-2000 chuyên gia Liên Xô có l ẽ đang có mặt tại Việt Nam… Phần lớn quân nhân Liên Xô này là nhân viên v ận hành SAM, ngoài ra là các chuyên gia đào t ạo và hỗ trợ” [1; 30]. Trong năm 1965, với sự giúp đỡ nhiệt tình và không quản khó khăn gian kh ổ của các chuyên gia quân sự Liên Xô, các lực lượng phòng không của quân đội nhân dân Việt Nam đã bắn rơi 834 máy bay chiến đấu, gây nhiều tổn thất cho Mỹ. Sau một thời gian làm việc, đến cuối năm 1965, khi các chuyên viên quân s ự của Việt Nam đã trưởng thành thì chuyên gia quân sự Liên Xô rút dần về nước. 2. Bước sang năm 1966-1967, Mỹ tiến hành chiến dịch mùa khô thứ 2 và tăng cường các hoạt động quân sự nhằm dập tắt phong trào cách mạng ở Việt Nam. Vì thế, chúng đưa thêm nhiều loại vũ khí hiện đại để oanh tạc miền Bắc và bắn phá miền Nam. Trước tình hình đó, Liên Xô tiếp tục tăng cường viện trợ cố vấn quân sự để giúp bộ đội ta đối phó với âm mưu mới của chúng. Năm 1966, Trung đoàn tên lửa phòng không 260 thuộc binh chủng phòng không Quân khu
  6. Matxcơva do đồng chí V.V Phêđôrốp làm chỉ huy trưởng được cử sang Việt Nam, làm việc tại Trung đoàn tên lửa phòng không 274. “Một tháng đầu, chuyên gia Liên Xô ph ải ngồi phía sau các bảng điều khiển, còn các chiến sĩ Việt Nam thì ngồi bên cạnh quan sát và học tập. Sau đó, các chiến sĩ của chúng ta ngồi vào bảng điều khiển còn các chuyên gia Liên Xô đứng phía sau theo dõi thao tác. Ch ỉ 3-4 tháng, quân đội Việt Nam đã trưởng thành, chuyên gia Liên Xô rút d ần về nước, để số ít ở lại, đồng thời cử đoàn chuyên gia mới sang thay thế” [2; 271]. Vào giữa tháng 9/1966, nhóm chuyên gia quân s ự khác gồm 200 người đã đáp các chuyến bay đặc biệt đến Việt Nam, triển khai huấn luyện tại các khu rừng rậm của huyện Trại Cau thuộc tỉnh Bắc Thái (Bắc Giang - Thái Nguyên ngày nay). Nhiệm vụ mà họ thực hiện là: đào tạo, huấn luyện cá nhân cho các tr ắc thủ và tổ chức các khẩu đội chiến đấu. Sau một thời gian làm việc và học tập, quân đội Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan, chúng ta b ắn rơi nhiều máy bay địch hiện đại nhất thời bấy giờ, trong đó có các loại máy bay như F 105, F 4, A 6, A 7, A 4, EB 66, PB 66. Với tinh thần làm việc không mệt mỏi, các chuyên gia quân s ự Liên Xô đã giúp bộ đội Việt Nam chống lại nhiều thủ đoạn quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ vẫn không ngừng, tiến hành nhiều hoạt động quân sự có tính chất quy mô lớn làm cho cuộc chiến tranh trở nên quyết liệt hơn, như tăng cường bắn phá miền Bắc, đặc biệt ném bom vào thủ đô Hà Nội. Trước tình hình đó, Liên Xô đã tỏ rõ thái độ và chính thức đưa ra bản tuyên bố với nội dung: “Chính phủ Liên Xô, toàn thể nhân dân Liên Xô kiên quy ết lên án những hành động xâm lược mới của Mỹ chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trung thành với nghĩa vụ quốc tế của mình, Liên Xô kiên quy ết và trước sau như một đứng về phía nước xã hội chủ nghĩa anh em - nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Liên Xô đã và sẽ tiếp tục ủng hộ mọi mặt cuộc đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam chống cuộc xâm lược đầy tội ác của Mỹ” [7; 172]. Lời tuyên bố trên
  7. là tiếng nói chống lại những hành động của Mỹ đang thực hiện ở Việt Nam, đồng thời cũng là động lực, là chỗ dựa, là hậu phương cho cách mạng Việt Nam. Lời tuyên bố đó cũng khẳng định rằng nhân dân Liên Xô luôn luôn đ ứng bên cạnh chúng ta. Năm 1967, tại khoá họp thứ XXII Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Chính phủ Liên Xô đã phát biểu: “Liên Xô hoàn toàn ủng hộ lập trường của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và cương lĩnh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam - người đại diện chân chính duy nh ất của nhân dân miền Nam - phù hợp với Hiệp định Giơnevơ và là cơ s ở đúng đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam” [7; 174]. Với tinh thần trên, tháng 2/1967, t ất cả các sĩ quan và binh sĩ thuộc Trung đoàn đến từ Đusanbe đã được phiên chế về các Tiểu đoàn tên lửa phòng không 41, 42, 43, 44 và Ti ểu đoàn kĩ thuật thuộc Trung đoàn tên l ửa phòng không 263 gồ m: Tham mưu trưởng Trung đoàn - Trung tá Catusép, K ỹ sư trưởng trung đoàn - Thiếu tá E. I. Lêpikhốp, Phó chỉ huy trung đoàn phụ trách công tác chính trị - Trung tá V. A. Crúpc ốp, Chỉ huy tiểu đoàn 43 - Thiếu tá R. G. Iacubốp, Chỉ huy tiểu đoàn 44 - Thiếu tá V. I. Gniđin, Chỉ huy tiểu đoàn kĩ thuật - Thiếu tá I. X. Philin… và s ĩ quan Việt Nam chỉ huy trung đoàn - Trung tá Bùi Đăng Tứ. Trung đoàn 263 đ ảm nhận nhiệm vụ chiến đấu, công việc của họ là triển khai đội hình chiến đấu tại khu vực phòng không Hà Nội để bảo vệ thủ đô từ phía Tây Nam. Trong suốt quá trình tham gia hu ấn luyện, Trung đoàn 263 đ ã thực hiện: 18 trận do khẩu đội chuyên gia, 14 tr ận do các khẩu đội Việt - Xô tiến hành với 8 máy bay bị bắn rơi và 1 chiếc bị thương. Đây là thành quả đáng khích lệ, cổ vũ thêm tinh thần chiến đấu của hai nước Việt - Xô. Trong năm 1967, cùng với sự giúp đỡ củ a các chuyên gia quân s ự Liên Xô, Quân đội nhân dân Việt Nam đã bắ n hạ t ổng cộng 1.067 máy bay địch, b ộ độ i tên lử a phòng không đã tiến hành 1.218 tr ận đánh và tiêu diệ t 435 máy bay
  8. Mỹ. Các loại máy bay tiêm kích c ủa Việt Nam đã th ực hi ện 1.754 phi vụ chiế n đấu, đ ã tiế n hành 129 tr ận không chi ến, trong đó bắn hạ 129 máy bay Mỹ, pháo cao x ạ bắn rơi 503 chiế c, trong đó có 4 “pháo đài bay” B52. 3. Sau một số kết quả đạt được như trên, bước sang các năm 1968-1969, các chuyên gia quân sự Liên Xô vẫn tiếp tục được đưa sang Việt Nam nhưng số lượng ít hơn, bởi bộ đội Việt Nam đã trưởng thành lên rất nhiều. Năm 1968, chiếc tàu biển “Pôrônaixcơ” đưa một nhóm chuyên gia quân s ự Liên Xô cập cảng Hải Phòng. Đó là những chuyên gia về kĩ thuật ra đa với nhiệm vụ: đưa ra những biện pháp nâng cao hi ệu quả của các bộ khí tài tên lửa phòng không trong điều kiện địch gây ra những biện pháp gây nhiễu vô tuyến điện tử và các tên lửa chống ra đa kiểu “Sraicơ”. Sang năm 1969, khi M ỹ ngừng bắn phá miền Bắc, sự viện trợ về chuyên gia quân sự của Liên Xô giảm so với trước đây. Trong hai năm 1968 -1969, có 628 chiếc máy bay bị bắn rơi, trong đó năm 1968 b ắn rơi 557 chiếc, năm 1969 bắn rơi 71 chiếc. 4. Trong những năm 1970-1971, số lượng chuyên gia quân s ự Liên Xô sang Việt Nam tiếp tục giảm đi với tổng số còn khoảng 300 người, trong đó có 3 cán bộ chính trị Vào tháng 8/1970, nhóm chuyên gia quân s ự Liên Xô gồm 26 người đã sang Việt Nam. và làm việc tại trường kĩ thuật của quân chủng phòng không - không quân Quân đ ội nhân dân Việt Nam đóng ở Việt Trì (Phú Thọ). Các chuyên gia đào t ạo về lĩnh vực: tên lửa phòng không, kỹ thuật vô tuyến điện, phòng không - không quân, các máy ki ểm tra, đo đạc. Trong hai năm 1970-1971 đã có 99 máy bay Mỹ bị bắn rơi. 5. Trong hai năm 1971 -1972, Việt Nam chủ động đề nghị cắt giảm số lượng chuyên gia Liên Xô do b ộ đội phòng không Việt Nam đã tương đối vững vàng về chuyên môn.
  9. Tháng 6/1971, một đoàn chuyên gia quân sự gồm 10 người về không quân của Liên Xô được cử sang Việt Nam. Họ làm việc với các tiểu đoàn tên lửa phòng không hoạt động tại Quân khu 4, nơi có những tuyến đường bộ chủ yếu nối Việt Nam với Lào, đó là đường số 12, 20, 18, 10, 16 và đường số 15 chạy từ Bắc xuống Nam dọc chân dãy núi Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu và hiệu quả chiến đấu cao của Trung đoàn (lúc đầu là Trung đoàn tên lửa phòng không 275, sau đó là Trung đoàn tên l ửa phòng không 236. Kết quả là, năm 1972, với sự giúp đỡ của các chuyên gia quân s ự Liên Xô, bộ đội phòng không - không quân của chúng ta đã bắn rơi 922 chiếc máy bay địch, trong đó có 34 pháo đài bay B 52 và 90% là do tên l ửa bắn rơi. Với thắng lợi của “Điện Biên Phủ trên không” của nhân dân Việt Nam, Tổng thống Mỹ Níchxơn đã buộc phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán, và tháng 1/1973 kí hiệp định Pari, chấp nhận sự thất bại hoàn toàn của Mỹ trên chiến trường Việt Nam. 6. Trước năm 1973-1975, trên thực tế quân đội Mỹ đã rút khỏi Việt Nam. Nhưng Mỹ vẫn để lại một số cố vấn quân sự đội lốt dân sự ở lại giúp Việt Nam Cộng hoà, đồng thời viện trợ về kinh tế cho chính quyền này. Do đó, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục đấu tranh chống lại những âm mưu của Mỹ và vẫn tiếp nhận nguồn viện trợ về cố vấn quân sự của Liên Xô. Đến cuối năm 1974, Liên Xô chuyển từ chuyên gia quân s ự sang cố vấn quân sự. Các chuyên gia quân sự đến tháng 1/1975 thì rút về nước. Như vậy, trong giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến, Chính phủ và nhân dân Liên Xô luôn luôn ủng hộ một cách toàn diện đối với Việt Nam. Chính sự ủng hộ nhiệt tình và to lớn đó là tiền đề, là động lực có ý nghĩa quan trọng giúp nhân dân ta đánh thắng đế quốc Mỹ.
  10. Tháng 2/1965 - 12/1974 đã có 6.359 tướng sĩ, sĩ quan và 4,5 nghìn binh sĩ, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Năm 1975, các chuyến máy bay đặc biệt, gồm các máy bay kiểu IL 18 cất cánh từ sân bay Sơcalốp đã đưa các chuyên gia quân s ự Liên Xô trở về quê hương an toàn. Chính phủ Liên Xô đánh giá cao lao đ ộng quên mình của các chuyên gia quân sự trong sự nghiệp giúp đỡ quốc tế đối với nhân dân Việt Nam. Trong những năm 1965-1975, tổng cộng có 2.190 người được tặng huân chương và huy chương chiến đấu của Liên Xô. Trên 3.000 chiến sĩ quốc tế đã được tặng thưởng huân chương và huy chương c ủa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Để bày tỏ sự biết ơn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đối với nhân dân Liên Xô, nhà nước ta đã gửi điện cảm ơn: “Nhân dân Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc rằng, thắng lợi của cách mạng Việt Nam gắn liền với sự giúp đỡ quý báu của Liên Xô cũng như của các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác v à của loài người tiến bộ. Chúng tôi luôn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Đảng cộng sản Xô Viết tối cao, chính phủ và nhân dân anh em về sự ủng hộ giúp đỡ đó” [7;419]. Đ ồ ng chí Nguy ễ n H ữ u Thọ , Ch ủ t ị ch Đoàn Chủ t ị ch Ủ y ban Trung ương M ặ t tr ậ n dân t ộ c gi ả i phóng mi ề n Nam Việ t Nam đ ã đ i ện c ả m ơn: “Th ắ ng l ợ i vĩ đ ạ i c ủ a nhân dân Vi ệ t Nam c ũng l à th ắ ng lợ i chung c ủ a ba nư ớ c Đông D ương, nhân dân các nư ớc xã h ội ch ủ nghĩa, c ủ a t ất cả n h ữ ng ai đ ấu tranh c ho công lí và hoà bình trên th ế gi ớ i. Chúng tôi nh ậ n th ứ c sâu s ắ c r ằ ng, n h ữ ng th ắng l ợi c ủ a cách m ạ ng Vi ệt Nam g ắ n li ền v ớ i s ự ủ ng h ộ v à giúp đ ỡ t o l ớ n c ủ a Đả ng C ộng s ản, Chí nh ph ủ v à nhân dân Liên Xô. Chúng tôi bày t ỏ lòng bi ết ơn sâu s ắc đố i v ớ i Đả ng C ộ ng s ả n, chính ph ủ v à nhân dân Liên X ô v ề s ự ủ ng hộ v à giúp đ ỡ quý báu đó” [ 7;422]./.
  11. Tài liệu tham khảo 1. Ilya V. Gaiduk (1998), Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 2. Chiến tranh Việt Nam (1965-1973) là thế đó, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008. 3. Đỗ Thanh Bình (2001), S ự ủng hộ của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, Hội thảo 50 năm quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga 1950-2000, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Trịnh Vương Hồng (2001), Sự giúp đỡ nhiệt tình, to lớn, hiệu quả của Liên Xô với hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), Hội thảo 50 năm quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga 195 0-2000, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Lê Mậu Hãn (chủ biên, 2000), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb Đại học Giáo dục, Hà Nội. 6. Ngoại giao Việt Nam (1945-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 7. Việt Nam - Liên Xô, 30 năm quan h ệ (1950-1980), Nxb Ngoại giao Hà Nội, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1983. ■ TS. Trần Vũ Tài, CN. Nguyễn Thị Hương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2