intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp nhà nước: Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển sản xuất mía nguyên liệu đạt năng suất cao chất lượng tốt, phục vụ đổi mới cơ cấu mùa vụ và cùng cấp ổn định mía nguyên liệu cho các nhà máy đường tại vùng khô hạn miền Trung

Chia sẻ: Lê Thương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:286

100
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã nghiên cứu những điều kiện đất đai, khí hậu của vùng mía khô hạn miền Trung, và đề xuất các giải pháp cải tiến kỹ thuật tiên tiến để phát triển vùng nguyên liệu mía có chất lượng tốt, cung cấp ổn định mía nguyên liệu cho các nhà máy đường. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

 

 

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp nhà nước: Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển sản xuất mía nguyên liệu đạt năng suất cao chất lượng tốt, phục vụ đổi mới cơ cấu mùa vụ và cùng cấp ổn định mía nguyên liệu cho các nhà máy đường tại vùng khô hạn miền Trung

  1. Bé KHOA HỌC Vµ C¤NG NGHÖ Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc n«ng nGhiÖp I - hµ néi === D = F * G = E === BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH VÀ PTCN CẤP NHÀ NƯỚC NGHI£N CøU MéT Sè GI¶I PH¸P KHOA HäC C¤NG NGHÖ NH»M PH¸T TRIÓN S¶N XUÊT MÝA NGUY£N LIÖU §¹T N¡NG SUÊT CAO CHÊT L−îng tèt, phôc vô ®æi míi c¬ cÊu mïa vô vµ cung cÊp æn ®Þnh mÝa nguyªn liÖu cho c¸c nhµ m¸y ®−êng t¹i vïng kh« h¹n miÒn trung Mã số: ĐTĐL – 2004/05 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS. ĐOÀN THỊ THANH NHÀN 6619 03/11/2007 Hà Nội – 12/2006 1
  2. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH STT Họ và tên Ghi chú 1 PGS.TS. Đoàn Thị Thanh Nhàn Chủ nhiệm đề tài 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 2 TS. Nguyễn Ích Tân 3.5 3 TS. Vũ Đình Chính 3.4, 3.6, 4.4, 5, 4 ThS. Nguyễn Thị Nhẫn 3.1, 3.2, 3.4, 3.6, 4.4, 5 ThS. Nguyễn Mai Thơm 1.7, 1.8, 1.9, 3.2, 3.4, 3.6, 5 6 TS. Cao Việt Hà 1.2, 1.3, 1.4, 1.6, 3.5, 7 TS. Vũ Đình Ngọc 3.4, 3.6, 8 KS. Bùi Xuân Sửu 3.4, 3.6, 4.4, DANH SÁCH CƠ QUAN PHỐI HỢP 1. Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống Thanh Hóa (Đại diện là KS. Lê Văn Hiệu, KS. Nguyễn Ngọc Tưởng, Nguyễn Văn Ngôn …) 2. Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam (Đại diện là: PGS.TS. Đỗ Năng Vịnh, TS. Hà Thị Thuý - Bộ môn Nuôi cấy mô tế bào thực vật) 3. Cục Nông nghiệp và hiện nay là Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4. Tổng Công ty mía đường I – Hà Nội (Đại diện là KS. Tạ Thị Liệu – Phòng nguyên liệu tổng Công ty) 5. Công ty Liên doanh đường Nghệ An Tate&Lyle 2
  3. BÀI TÓM TẮT Mục đích của đề tài: Xây dựng hệ thống đồng bộ các giải pháp Khoa học Công nghệ về lựa chọn, nhân nhanh, thâm canh một số giống mía mới, sử dụng hợp lý và nâng cao hiệu quả đất trồng mía, thay đổi cơ cấu mùa vụ nhằm tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng, ổn định về sản lượng mía nguyên liệu, đảm bảo rải vụ cho các nhà máy đường ở một số vùng khô hạn miền Trung. Phương Pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp chuẩn hiện đại đang được sử dụng rộng rãi đối với điều tra, khảo sát tập đoàn giống, xây dựng hệ thống bản đồ, phân tích đất đai, thí nghiệm, thử nghiệm kỹ thuật đối với cây mía và các cây trồng ngắn ngày khác. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vùng mía khô hạn khu vực miền Trung. Được sự cho phép của Bộ Khoa học và Công nghệ địa bàn cụ thể để triển khai và thực hiện các nội dụng nghiên cứu của đề tài theo kế hoạch Bộ giao, là vùng nguyên liệu Công ty CPMĐNC Thanh Hóa, với diện tích 6.000 ha, bao gồm 4 huyện: Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân, Tĩnh Gia – thuộc khu vực phía Bắc của vùng khô hạn miền Trung (đã được ghi trong hợp đồng số 05/2004/ HĐ-ĐTĐL ngày 9/4/2004, trang 11). Kết quả nghiên cứu: 1. Điều tra khảo sát vùng mía khô hạn miền Trung Đã điều tra được về điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai,… những thuận lợi và khó khăn để sản xuất mía. Đã xác định được thực trạng và các hạn chế về giống, kỹ thuật canh tác, sâu bệnh hại trong sản xuất mía nguyên liệu và đưa ra những giải pháp phù hợp như lựa chọn giống, các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, biện pháp kỹ thuật phù hợp cho đất dốc, đất lúa chuyển đổi trồng mía,… để thâm canh và tăng năng suất mía - Vùng khô hạn miền Trung – Tại vùng nguyên liệu Công ty cổ phần mía đường Nông Cống Thanh Hóa. 2. Nghiên cứu về giống - Đã nghiên cứu lựa chọn thành công Bộ giống mía (20 giống), có khả năng chịu hạn, thích ứng rộng, kháng sâu bệnh, trong đó có 8 giống chín sớm, 8 giống chín trung bình, 4 giống chín muộn, có năng suất cao, chất lượng tốt, tiềm năng năng suất ở mứa từ ≥ 80 - 150 tấn mía cây/ha, chịu đất xấu, đất đồi dốc (≥ 8 – 15,20o) hoặc giống có khả năng thâm canh, có nguồn gốc trong và ngoài nước, phù hợp với các tiểu vùng của vùng mía khô hạn miền Trung. - Đã áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng (Meristem) để phục tráng 3 giống mía cũ; Song có nhiều ưu điểm là F134, F156, ROC1. Trên cơ sở đó đã hoàn thiện qui trình kỹ thuật về phục tráng giống mía. 3
  4. - Đã nghiên cứu xây dựng thành công qui trình kỹ thuật về nhân nhanh các giống mía bằng phương pháp nuôi cấy in vitro và bằng ươm hom một mầm trong bầu nilông. Từ đó đã sản xuất được một khối lượng lớn giống mía (655,6 tấn giống) tiêu chuẩn nguyên chủng cấp 1, cho vùng khô hạn miền Trung. Đã nghiên cứu xây dựng thành công các qui trình kỹ thuật áp dụng công nghệ mới để sản xuất mía nguyên liệu như: Quy trình trồng mía có che phủ nilông tự hủy vụ Đông Xuân; Qui trình trồng mía nguyên liệu bằng cây mía in-vitro và ươm hom một mầm trong bầu nilông; Qui trình trồng đậu tương, lạc xen với mía có che phủ nilông tự hủy, cũng như các qui trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện đất đai như qui trình kỹ thuật trồng mía trên vồng luống áp dụng cho đất ruộng lúa, đất màu chuyển đổi; Qui trình trồng mía theo đường đồng mức, theo hốc, theo bụi cho đất có độ dốc cao (8 – 15, 20o) và địa hình không bằng phẳng; Qui trình quản lý dịch hại sâu bệnh hại mía cho vùng khô hạn miền Trung. Các qui trình kỹ thuật trên đều xây dựng dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, khia hậu, đất đai, nông hóa thổ nhưỡng,…của vùng và các qui trình xây dựng đều ở mức thâm canh, dễ dàng cho nông dân áp dụng, tạo ra các bước đột phá về năng suất đạt tới 100 – 150 tấn mí/ha. Hiệu quả kinh tế tới 50 triệu đồng/ha canh tác, lãi thuần đem lại từ 25 – 30 triệu đồng/ha. Một số qui trình đã được quảng bá trên Chương trình truyền hình VTV2 trong mục “Cùng với bà con bàn cách làm giàu”, đặc biệt “Qui trình trồng xen lạc có che phủ nilông tự hủy với mía cho các vùng đất khô hạn”, đã đăng ký là một giải pháp hữu ích với Cục Sở hữu Bộ Khoa học và Công nghệ và đã được công nhận đơn. 4. Nghiên cứu thành lập hệ thống bản đồ phục vụ xây dựng “Cơ cấu giống mía” và “Sổ tay người trồng mía” Trên cơ sở bản đồ đánh giá thích nghi hiện tại và bản đồ đánh giá thích nghi tương lai, kết hợp với các giống mía ưu tú đã lựa chọn được, đề tài đã hoàn chỉnh bản đồ “Cơ cấu giống mía”, tỷ lệ 1/50.000 và 3 loại “Sổ tay người trồng mía” phù hợp cho ba tiểu vùng (vùng rất thuận lợi, thuận lợi và ít thuận lợi) của vùng nguyên liệu Công ty CPMĐNC Thanh Hóa – vùng mía khô hạn miền Trung. 5. Nghiên cứu ứng dụng chương trình vi tính phần mềm để quản lý giống, sản xuất và rải vụ mía Từ kết quả của các tài liệu đánh giá đất đai cho cây mía, tất cả các đơn vị đất, kết hợp với các giống mía mới đã lựa chọn phù hợp. Đề tài đã xây dựng Chương trình quản lý số hóa trong công tác quản lý giống, sản xuất giống và rải vụ mía dựa trên cơ sở Chương trình Excel -> toàn bộ đều được mã hóa dưới dạng cơ sở dữ liệu gốc, xây dựng công thức tính sản lượng mía dự kiến, trên cơ sở đó người quản lý biết được chính xác sản lượng mía thu hoạch theo các tháng trong năm, đồng thời so sánh với 4
  5. năng lực công suất của nhà máy; Chương trình sẽ tiến hành thực hiện rải vụ phù hợp với năng lực và công suất của nhà máy (6 – 7 tháng/năm). 6. Nghiên cứu xây dựng mô hình áp dụng các kết quả nghiên cứu Để có thể quảng bá các giống mới lựa chọn và quy trình công nghệ mới. Đề tài đã tiến hành xây dựng 6 mô hình trình diễn, với quy mô một mô hình 3 ha tại vùng nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống Thanh Hóa – khu vực phía Bắc vùng khô hạn miền Trung Hiệu quả sản phẩm kinh tế kỹ thuật của 6 mô hình đem lại rất rõ rệt. Ngay ở vụ mía tơ, đã tạo ra 2134,86 tấn mía trong đó có 655,6 tấn mía dùng làm giống, số còn lại được sử dụng phần ngọn làm giống, cho tổng thu nhập là 849,65 triệu đồng/19,05ha, lợi nhuận đạt tới 465,22 triệu đồng/19,05 ha mô hình. Ngoài ra, đã tập huấn cho 500 cán bộ nông vụ và nông dân nắm vững qui trình kỹ thuật - áp dụng công nghệ mới trong sản xuất mía nguyên liệu. Từ 655,60 tấn mía giống đã đựơc công ty trồng trên diện tích 95ha (7tấn giống/ha); đã đưa sản phẩm trực tiếp và gián tiếp mía nguyên liệu của các mô hình tạo được đạt tới trên 10.000 tấn mía (10.029,3 tấn mía). 7. Các kết quả khác của đề tài Song song với thực hiện các nội dung nghiên cứu, đề tài đã đào tạo được 2 thạc sỹ nông nghiệp, 12 kỹ sư nông nghiệp, 15 trung cấp nông nghiệp, 62 kỹ thuật viên chuyên ngành mía có chứng chỉ của trường ĐHNNI, tập huấn được 500 cán bộ nông vụ và các hộ nông dân trồng mía. Ngoài ra, còn tham gia hội chợ Techmart, dự hội nghị mia Quốc tế (2004) và hợp tác về nghiên cứu giống, trồng và thâm canh mía với Viện Nghiên cứu mía đường Quảng Tây - Nam Ninh Trung Quốc * Kết luận: Các giải pháp Khoa học công nghệ mà đề tài đã xây dựng (giải pháp về giống, về ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, trồng mía thâm canh, bảo vệ thực vật, xây dựng hệ thống bản đồ phục vụ công tác quản lý giống, sản xuất và rải vụ mía,…), đã chứng minh đây là các giải pháp đồng bộ, đúng đắn, tạo ra mức năng suất mía vượt trội (≥ 100 tấn mía cây/ha), trong những điều kiện đất đai, khí hậu khó khăn của vùng mía khô hạn miền Trung. Các biện pháp kỹ thuật tiên tiến thể hiện qua các qui trình mà đề tài đã xây dựng đơn giản, ít tốn kém, dễ dàng cho nhiều nông dân áp dụng, cũng như đảm bảo chắc chắn để xây dựng thành công vùng nguyên liệu mía bền vững, có năng suất cao, phẩm chất tốt, đảm bảo rải vụ và cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy đường vùng khô hạn miền Trung. 5
  6. MỤC LỤC Chương một: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC..........................................................................................................................................1 1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước…………………………………………………………...14 1.1. Tình hình nghiên cứu về giống mía……………………………………………………………...15 1.2.Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cây mía………………………………………………...16 1.3. Một số vấn đề về kinh tế kỹ thuật trong tổ chức phát triển Vùng mía nguyên liệu……………………...19 2. Tình hình nghiên cứu trong nước…………………………………………………………...20 2.1. Tình hình nghiên cứu về giống mía……………………………………………………………....22 2.2.Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cây mía………………………………………………... 25 Chương hai : MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………..30 1. Mục đích của đề tài………………………………………………………………………...30 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………..30 2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….30 2.2. Các phương pháp nghiên cứu chính được áp dụng ……………………………………………… .31 3. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………………….....35 3.1. Điều tra khảo sát vùng mía khô hạn miền Trung tại khu vực vùng nguyên liệu Công ty cổ phần mía đường Nông Cống Thanh Hóa. …………………………………………………………………………....35 3.2. Giải pháp khoa học công nghệ về lựa chọn bộ giống mía mới thích hợp cho vùng mía khô hạn………...36 3.3. Giải pháp khoa học công nghệ về phục tráng các giống mía cũ và nhân nhanh các giống mía mới đã được lựa chọn cho vùng khô hạn miền Trung……………………………………………………………....36 3.4. Giải pháp khoa học công nghệ về xây dựng “Cơ cấu bộ giống mía” phù hợp với điều kiện vùng khô hạn miền Trung……………………………………………………………………………………….36 3.5. Giải pháp khoa học công nghệ về ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến với bộ giống mía đã lựa chọn…………………………………………………………………...37 3.6. Nghiên cứu ứng dụng chương trình vi tính phần mềm để quản lý giống sản xuất và rải vụ mía………...38 3.7. Xây dựng 6 mô hình trình diễn áp dụng đồng bộ các kết quả nghiên cứu đã đạt được…………………38 Chương ba: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 39 1. Điều tra khảo sát vùng mía khô hạn miền Trung tại khu vực vùng nguyên liệu Công ty cổ phần mía đường Nông Cống Thanh Hóa…………………………………………………………...39 1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên………………………………………………………………….39 1.1.2. Đặc điểm về thổ nhưỡng, địa hình……………………………………………………………...42 6
  7. 1.1.3 Kết quả điều tra về thành phần cơ giới tầng đất canh tác của vùng nguyên liệu Công ty cổ phần mía đường Nông cống Thanh Hoá…………………………………………………………………………….50 1.1.4. Kết quả điều tra về chất lượng đất theo độ dày tầng đất…………………………………………....51 1.1.5. Kết quả điều tra về độ dốc vùng nguyên liệu Công ty CPMĐNC Thanh Hoá……...52 1.2. Kết quả điều tra về đặc điểm tính chất nông hoá đất của vùng nguyên liệu Công ty CPMĐNC Thanh Hoá……………………………………………………………………………………………...53 1.3. Kết quả điều tra về thực trạng giống mía và cơ cấu giống tại vùng nguyên liệu Công ty CPMĐNC Thanh Hóa……………………………………………………………………………………………...58 1.3.1. Kết quả điều tra về thực trạng giống mía………………………………………………………...58 1.3.2. Kết quả điều tra về cơ cấu giống mía vùng nguyên liệu Công ty CPMĐNC Thanh Hóa.60 1.4. Kết quả điều tra về kỹ thuật trồng mía……………………………………………………………63 1.4.1. Thời vụ gieo trồng......................................................................................................................................................................63 1.4.2. Mật độ, khoảng cách trồng......................................................................................................................................................64 1.4.3. Phân bón và mức đầu tư phân bón.......................................................................................................................................65 1.4.4 . Kỹ thuật làm đất……………………………………………………………………………..66 2. Giải pháp khoa học công nghệ về lựa chọn bộ giống mía mới thích hợp cho vùng mía khô hạn.69 2.1. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống mía trong tập đoàn nghiên cứu……………………….69 2.2. Khả năng chịu hạn, chống đổ và chống chịu sâu bệnh hại của các giống nghiên cứu…73 2.2.1. Tình hình sâu bệnh hại của các giống trong tập đoàn nghiên cứu…………………………………..73 2.2.2. Khả năng tái sinh, chịu hạn và chống đổ của các giống nghiên cứu………………………………...76 2.3. Kết quả nghiên cứu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của tập đoàn nghiên cứu…………...80 3. Giải pháp khoa học công nghệ về phục tráng các giống mía cũ và nhân nhanh các giống mía mới đã được lựa chọn cho vùng khô hạn miền Trung………………………………………………88 3.1. Nghiên cứu phục tráng các giống mía bằng phương pháp in-vitro…………………………………...88 3.2. Nghiên cứu nhân nhanh các giống mía bằng phương pháp nuôi cấy in-vitro…………………………93 4. Giải pháp khoa học công nghệ về xây dựng “Cơ cấu bộ giống mía” phù hợp với điều kiện vùng khô hạn miền Trung………………………………………………………………………….98 4.1. Kết quả nghiên cứu so sánh bộ giống mía đã lựa chọn tại vùng mía nguyên liệu Công ty CPMĐNC Thanh hóa………………………………………………………………………………………………98 4.2. Kết quả khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất………………………………………….112 A/ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SINH THÁI ....................................................... 112 B. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT……………………………………………....136 7
  8. 4.3. Kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống bản đồ cơ cấu giống mía và sổ tay người trồng mía phù hợp cho vùng mía nguyên liệu Công ty CPMĐNC Thanh Hóa – vùng khô hạn miền Trung……………………156 5. Giải pháp khoa học công nghệ về ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến và bộ giống mía đã lựa chọn………………………………………………………………………………………..163 5.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật trồng mía nguyên liệu từ cây mía in-vitro vụ Đông Xuân và vụ Thu vùng khô hạn miền Trung………………………………………………………………....163 5.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng qui trình nhân nhanh các giống mía mới và trồng mía nguyên liệu từ hom một mầm vùng khô hạn miền Trung (vụ Đông Xuân và vụ Thu)……………………………………..163 5.3. Kết quả xây dựng qui trình trồng xen đậu tương, lạc với mía có che phủ nilông cho vùng khô hạn miền Trung…………………………………………………………………………………………....173 5.4. Kết quả xây dựng qui trình đổi mới mùa vụ chuyển mía vụ Thu cho vùng mía khô hạn miền Trung…..183 5.5. Kết quả xây dựng qui trình kỹ thuật che phủ nilông tự hủy cho mía vùng mía khô hạn miền Trung……189 5.6. Kết quả xây dựng qui trình kỹ thuật thay đổi phương trồng (trồng theo vồng luống)..200 5.7. Kết quả xây dựng qui trình kỹ thuật thay đổi phương thức trồng(trồng theo đường đồng mức, theo bụi, theo hốc) cho đất đồi dốc 8 – 15,20o………………………………………………………………………………………………………………....206 5.8. Kết quả xây dựng qui trình quản lý dịch hại mía tổng hợp IPM………………………………….213 6. Nghiên cứu xây dựng chương trình vi tính phần mềm về quản lý giống và sản xuất mía……..225 7. Xây dựng 6 mô hình trình diễn áp dụng đồng bộ các kết quả nghiên cứu đã đạt được tại vùng mía nguyên liệu Công ty cổ phần mía đường Nông Cống Thanh hóa……………226 7.1. Kết quả xây dựng mô hình trồng mía nguyên liệu bằng cây mía in-vitro…………………………227 7.2. Kết quả xây dựng mô hình trồng mía nguyên liệu bằng ươm hom 1 mầm trong bầu nilông………….232 7.3. Kết quả xây dựng mô hình trồng xen đậu tương có che phủ ni lông tự hủy với mía nguyên liệu vụ Đông Xuân…………………………………………………………………………………………...236 7.4. Kết quả xây dựng mô hình trồng xen lạc che phủ nilông tự hủy với mía nguyên liệu vụ Đông Xuân…...241 7.5. Kết quả xây dựng mô hình đổi mới mùa vụ trồng mía vụ thu làm vụ chính vùng khô hạn miền Trung....245 7.6. Kết quả xây dựng mô hình trồng mía che phủ nilông tự hủy cho mía vụ Đông Xuân.249 7.7. Hiệu quả sản phẩm kinh tế kỹ thuật và xã hội của 6 mô hình xây dựng……………………………..253 8. Tổng quát hóa và đánh giá kết quả thu được của đề tài……………………………………...257 8.1. Đánh giá về độ tin cậy của các kết quả thu được của đề tài………………………………………....257 8.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế và so sánh kết quả thu được với mẫu tương tự trong và ngoài nước……….....260 8
  9. 8.3. Giải pháp hữu ích và các hoạt động khác của đề tài………………………………………………271 8.4. Đánh giá kết quả đào tạo và nâng cao trình độ sau đại học………………………………………....272 8.5. Đánh giá đầy đủ về các kết quả thu được so với đề cương thuyết minh của đề tài…………………....272 Chương bốn: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 274 4.1. Kết luận………………………………………………………………………………...274 4.2. Đề nghị………………………………………………………………………………...279 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………..281 9
  10. BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO Chữ viết tắt Được hiểu là BA Benzin amino purin BVTV Bảo vệ thực vật BX Độ Brix CC Chiều cao cây CCS Năng suất công nghiệp tỷ lệ đường thương phẩm CN Công nghiệp CPMĐNC Công ty cổ phần mía đường Nông Cống Thanh Hóa CT Công thức Đ+C Đất + Cát Đ+C+T Đất + Cát + Trấu ĐC Đối chứng ĐHNNI Đại học Nông nghiệp I ĐK Đường kính thân DT Diện tích ĐTĐL Đề tài độc lập ĐVT Đơn vị tính HH Số cây hữu hiệu K Kinetin KHCN Khoa học công nghệ KTKT Kinh tế kỹ thuật MT Môi trường N Nitơ NA Nghệ an NPK Nitơ, photpho, kali NS Năng suất NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu NT Nông trường QĐ Quảng Đông hoặc Quế đường QTKT Qui trình kỹ thuật TB Trung bình TD Theo dõi TG Thời gian TGTD Thời gian theo dõi THSH Tổng hợp sinh học TQ Trung Quốc VN Việt Nam α NAA α – Naphtyl acetic axit 10
  11. LỜI MỞ ĐẦU Cây mía là cây công nghiệp ngắn ngày – là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đường ở các vùng á nhiệt đới, nhiệt đới trên thế giới và Việt Nam. Là một cây trồng có sức sinh trưởng mạnh (Năng suất tiềm năng ở Việt Nam đã được xác định ở mức 200 tấn mía cây/ha), mía không kén đất, có thể phát triển đem lại hiệu quả kinh tế ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng, vùng đồi núi, đất dốc khô hạn,… Nơi đây mía có thể phát triển thành vùng rộng lớn và chương trình mía đường đã khẳng định tính đúng đắn về chủ trương của Đảng và Nhà nước trong sự phát triển nội lực khai thác có hiệu quả đất đai tạo ra sản phẩm đa dạng thông qua việc xây dựng vùng nguyên liệu mía và công nghiệp sản xuất chế biến đường đem lại, Góp phần thực hiện Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững vùng nguyên liệu cần phải xây dựng vùng nguyên liệu mía tập trung, đảm bảo cho nhà máy đường hoạt động hết công suất, ổn định lâu dài, có năng suất chất lượng mía cao, hạ giá thành và rải vụ mía, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đường trong thời gian dài. Trên thực tế cho thấy, vùng mía nguyên liệu khu vực miền Trung là một vùng có diện tích rộng lớn tới hàng chục vạn ha, phục vụ nguyên liệu cho nhiều nhà máy như nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Nông Cống, nhà máy đường Thạch Thành, nhà máy đường Nghệ An Tate&Lyle, nhà máy đường Sông Con, nhà máy đường Quảng Ngãi, nhà máy đường Quảng Nam, nhà máy đường Phổ Phong, nhà máy đường Bình Định, An Khê, Bourbon, Kontum; Song sản xuất mía nguyên liệu còn nhiều bất cập thể hiện trong công tác giống (giống chưa phù hợp, giống xấu lẫn tạp và thoái hóa), kỹ thuật canh tác không hợp lý, sâu bệnh nhiều nên năng suất đạt thấp (< 40 tấn/ha, chữ đương CCS ≤ 9, 10) dẫn đến nông dân và nhà máy sản xuất kém hiệu quả, ít an toàn và thua lỗ. Để cây mía có thể trụ vững và phát triển, cũng như có thể xây dựng được một vùng nguyên liệu mía phồn thịnh trong những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt (khô hạn, có gió Lào nắng nóng về mùa hè và rét hạn về mùa đông), tiến tới ngành mía đường của vùng có thể hạ giá thành, đa dạng hóa sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trong thời gian Việt Nam đã gia nhập WTO, cần phải nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể được xây dựng dựa trên đặc điểm khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng để sử dụng hiệu quả cao tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, lượng mưa, ánh sáng), tài nguyên 11
  12. kinh tế (vốn đầu tư, nhân lực vật tư kỹ thuật, trang bị), tạo ra các bước đột phá về năng suất, cũng như tạo thế ổn định sinh học (chống xói mòn, bảo vệ đât, ổn định sản lượng…). Do đó, Đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển sản xuất mía nguyên liệu đạt năng suất cao chất lượng tốt, phục vụ đổi mới cơ cấu mùa vụ và cung cấp ổn định mía nguyên liệu cho các nhà máy đường tại vùng khô hạn miền Trung” là hết sức cần thiết, nhằm tạo ra một vùng nguyên liệu mía từ thế “độc canh” sang vùng có “Hệ canh tác nền mía”; Trong đó mía là cây trồng chính, các cây trồng khác, đặc biệt là các cây họ đậu như lạc, đậu tương (trồng xen hoặc luân canh với mía) là cây trồng phụ đều cùng song song phát triển; Kết hợp với các sản phẩm phụ của Nhà máy và từ cây mía tạo nguồn thức ăn phát triển chăn nuôi, nghề phụ, các ngành chế biến thực phẩm như sản xuất nấm ăn, phân bón vi sinh,…, tạo đà trở lại cho cây mía phát triển, cũng như đa dạng hóa sản phẩm, tạo thế ổn định giữa vùng nguyên liệu và nhà máy có ý nghĩa tạo thành một chu trình khép kín cùng phát triển giữa Nông nghiệp – Công nghiệp – Thương nghiệp ở vùng mía nguyên liệu theo hướng quy mô hóa, chuyên môn hóa và thâm canh hóa, làm tăng hiệu quả đất mía, góp phần nâng cao và ổn định đời sống của hàng triệu hộ nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn nhiều đói nghèo khó khăn. 12
  13. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển sản xuất mía nguyên liệu đạt năng suất cao chất lượng tốt, phục vụ đổi mới cơ cấu mùa vụ và cung cấp ổn định mía nguyên liệu cho các nhà máy đường tại vùng khô hạn miền Trung”. 2. Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-BKHCN ngày 18/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ). 3. Mã số: ĐTĐL – 2004/05 4. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ tháng 1/2004 – 12/2006). 5. Kinh phí: Tổng số: 2485,80 triệu đồng Trong đó, từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 2100,00 triệu đồng Giá trị hợp đồng: 2090,00 triệu đồng Kinh phí nghiệm thu Nhà nước: 10.000.000 đồng 6. Cơ quan chủ trì đề tài: Tên tổ chức KH&CN: Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội – Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điện thoại: 84.04.8276346 Học hàm/học vị: Phó Giáo Sư, Tiến sỹ Chức danh khoa học: Cán bộ giảng dạy đại học – Giảng viên chính Điện Thoại: 84.04.8691561 (NR) Địa chỉ nhà riêng: Số 12 ngách 41/69 phố Vọng, khu tập thể 128C Đại La, Đồng tâm, Hai Bà Trưng – Hà Nội. 7. Chủ nhiệm đề tài: Họ và tên: ĐOÀN THỊ THANH NHÀN Fax: 84.04.8276554 Email: Website www.hau1.edu.vn Địa chỉ: Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội 8. Cơ quan phối hợp chính: - Công ty cổ phần mía đường Nông Cống Thanh Hóa - Viện Di truyền Nông nghiệp - Cục Nông nghiệp và hiện nay là Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng Công ty mía đường 1 – Hà Nội. - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. - Công ty Liên doanh đường Nghệ an Tate&Lyle. 13
  14. Chương một: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Cây mía (Saccharum.Officinarum) là một trong những cây công nghiệp quan trọng của nhiều nước vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới. Là cây có ý nghĩa kinh tế nhiều mặt, giá trị tổng hợp cao; Ngoài đường Sucroza, các sản phẩm phụ là những nguyên liệu trực hoặc gián tiếp cho nhiều ngành công nghiệp khác và giá trị này của chúng sẽ gấp hơn rất nhiều so với chính phẩm (đường). Trong tương lai không xa mía còn là cây cho năng lượng hàng đầu của thế kỷ XXI. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học cho thấy: Mía là cây trồng dễ tính, dễ thích nghi, thích ứng rộng. Là cây C4, cây mía có khả năng quang hợp xuất sắc, nên có sức sinh trưởng và tái sinh mạnh ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, cũng như chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Những phát hiện mới nhất của các nhà khoa học Brazil cho thấy: Vào thời kỳ sinh trưởng giữa của cây mía (thời kỳ vươn cao), có thể tự cung cấp một lượng đạm sinh học, nhờ sự hoạt động của vi sinh vật cố định đạm sống trong cây. Điều này càng nâng cao vị thế của cây mía, về giá trị cải tạo đất của nó, cũng như có ý nghĩa cho các nhà sản xuất giảm bớt chi phí đầu vào, thông qua khai thác lượng đạm sinh học có trong cây mía. Với ưu thế đó, mía đã được phát triển thành vùng rộng lớn tại các nơi có điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau; Trên đất sỏi sạn như ở (Môzămbic, Đài Loan); ở vùng hạn nặng và có gió lớn như (Nam Caribê, Assoum - Ai cập) hoặc có sương giá nặng như ở (Bang Florida, Luziana Bắc Mỹ....). Cũng chính tại đây, các Nhà máy chế biến đường và các phụ phẩm sau đường, được xây dựng để khai thác nguyên liệu tại chỗ, nhằm giảm chi phí vận chuyển và hạ giá thành sản phẩm . Để sản xuất có lãi và ngày càng đem lại nhiều lợi nhuận cho Nhà máy, cần phải quy hoạch vùng nguyên liệu mía cân xứng với quy mô của Nhà máy và Vùng nguyên liệu phải đi trước một bước, để nhanh chóng sau khi xây dựng, sản xuất của Nhà máy sớm đạt đến điểm sản lượng hoà vốn và có lãi, cũng như cung cấp đủ nguyên liệu với chất lượng tốt để Nhà máy chạy hết công suất và hoạt động trong một thời gian dài (6 tháng đến 1 năm). 14
  15. Trên thực tế, điều này lại mâu thuẫn với đặc điểm của cây mía - Là cây đơn tử diệp, nên trong qúa trình hình thành năng suất, cây mía chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố môi trường, cũng như thường chín rất tập trung trong một thời gian ngắn, nếu thu hoạch không kịp, mía sẽ ra hoa và giảm sút nhanh chóng tỷ lệ đường trong cây mía. Do đó, các nước trên Thế giới rất coi trọng xây dựng, củng cố, phát triển bền vững vùng nguyên liệu ở cả hai lĩnh vực: kỹ thuật và kinh tế. Song song với nghiên cứu "Đổi mới doanh nghiệp "; Về mặt kỹ thuật, mối quan tâm hàng đầu của Thế giới là công tác Giống, cải tiến Giống và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, phù hợp với giống được lựa chọn để ngày càng đạt đến mức năng suất và chất lượng cao hơn. 1.1. Tình hình nghiên cứu về giống mía 1.1.1. Chọn tạo Bộ giống mía có năng suất, chất lượng cao, đa dạng và phong phú Bằng phương pháp lai hữu tính truyền thống, đến nay các nước trên Thế giới đã tạo ra hàng vạn mẫu giống và có một Bộ giống mía đa dạng, phong phú, thích hợp với các điều kiện đất đai, khí hậu của nhiều vùng sinh thái khác nhau, cho năng suất và chất lượng rất cao. Ngày nay năng suất tối đa của giống mía lai này, đã thu được ở Đài Loan là 456,95 tấn/ha với mía 24 tháng tuổi và ở Ấn Độ là 406,35 tấn/ha với mía 12 tháng tuổi. Các giống mía của Thế giới có năng suất chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt như: Cuba 86 -12; H109, 32-8560 (Hawoai - Mỹ ), Q124, H56 -752 (Úc), ROC16, ROC10, ROC23, ROC26 (Đài Loan), TĐĐ22 (ROC22), VĐ 85-177, VĐ 86- 368 (TQuốc), R570 (Pháp); Các giống chịu hạn như: ROC9, F134 (Đài Loan), QĐ15, QĐ17 (TQuốc), Ja605 (Cuba), Q132 (Úc), CO6806 (Ấn Độ). Các giống có hàm lượng đường cao, tái sinh mạnh như CO475 (Ấn Độ), R579 (Pháp), QĐ15, QĐ17 (TQuốc); Giống chịu chua phèn như: K84 - 200 (Thái Lan)... Ngoài ra trong Bộ giống còn có các giống có thời gian sinh trưởng và chín khác nhau: Chín sớm, trung bình, chín muộn, có ý nghĩa tích cực, hiệu quả trong việc rải vụ mía. Hiện nay hầu hết các nước trên Thế giới đều chú ý rải vụ bằng việc sử dụng các giống có thời gian chín khác nhau, kết hợp với thời vụ trồng đã rải vụ thu hoạch từ trên 6 tháng đến thu hoạch quanh năm như ở Hawoai. Do mía dễ thích nghi cũng như công tác lai tạo giống mía bằng phương pháp lai hữu tính, đòi hỏi đầu tư cao cả về cơ sở vật chất và kỹ thuật nên Thế giới coi trọng việc nhập nội giống. 15
  16. 1.1.2. Tuyển chọn giống theo hướng nhập nội Để rút ngắn thời gian lai tạo giống và giảm thấp kinh phí đầu tư; Song song với lai tạo giống, hầu hết các nước đều nhập nội giống và đưa lại hiệu quả rất tốt. * Đài Loan trong 50 năm nhập nội đã thay giống 4 lần, mỗi lần tăng sản lượng 40%, đem lại hiệu quả rất cao. * Cuba vào cuối năm 2002 đã sử dụng 13 giống mới chọn tạo trong nước và một số giống nhập từ Brazil, trong đó điển hình là giống Cuba 86-12 có năng suất cao phẩm chất tốt thích nghi với nhiều vùng sinh thái, chống chịu sâu bệnh tốt, được xem là giải pháp mạnh nhằm giữ Ngành đường, trong tình hình giá đường Thế giới giảm sút mạnh. 1.1.3. Tạo ra các giống mía biến đổi gen Tại Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ... đã thành công trong biến nạp gen để cải tiến giống mía và nghiên cứu sử dụng xung điện bắn gen nhanh... Tuy nhiên dư luận xã hội của nhiều nước chưa sẵn sàng đón nhận sản phẩm này, vì độ an toàn của nó nên chưa được ứng dụng trong sản xuất. Hiện chỉ sử dụng để nghiên cứu khả năng nhiễm, sự hình thành và phát triển của nấm bệnh và khả năng chống chịu sâu bệnh... 1.1.4. Bảo tồn, phục tráng và nhân nhanh giống mía bằng phương pháp in- vitro Từ năm 1961 đến nay, nhiều nước trên Thế giới đã ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật trên cây mía để bảo tồn quỹ gen, sử dụng làm vật liệu khởi đầu cho lai tạo, làm sạch bệnh virus, phục tráng giống.... và đặc biệt để nhân nhanh các giống mía mới chọn tạo theo hướng thương mại, do tỷ lệ nhân của phương pháp này vượt xa phương pháp nhân bằng hom truyền thống và đạt 1 năm ở mức hệ số nhân 1012 (giai đoạn nuôi cấy). Cây mía in - vitro đem trồng sản xuất do có sức trẻ, sạch sâu bệnh nên có độ đồng đều cao, đẻ nhánh khoẻ hơn, hệ số đẻ từ 4,3 - 4,8 (trong khi đó cây mía trồng hom là 1,23 - 1,5), lại sinh trưởng nhanh hơn, năng suất quần thể tốt hơn. Các nước còn sử dụng phương pháp này để nhập nội giống mới (giống trong ống nghiệm) đỡ tốn kém, tiện lợi và an toàn. 1.2.Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cây mía Theo truyền thống, trồng mía được hướng tới sản xuất một loại hàng hóa quan trọng cho việc tiêu dùng của con người là đường Sucroza. Tuy nhiên trong một số năm gần đây, với tổng diện tích trồng trọt hàng năm từ 18,6 → 19,37 triệu ha cho 16
  17. tổng sản lượng từ 1172 → 1278 triệu tấn mía cây và có 117,2 → 127,8 triệu tấn đường mía (nguồn Văn phòng Bộ http://www.pl.gov.Vn/Thông tin KTXH) dẫn tới sản xuất đường của Thế giới là cung vượt quá so với cầu. Theo dự đoán của tổ chức đường quốc tế (ISO), khối lượng dư thừa của Thế giới niên vụ 2002 / 2003, tính đến tháng 09/2003 sẽ tăng ở mức 4,362 triệu tấn, trong khi đó đường tiêu thụ tăng không đáng kể (2%), nên giá đường vẫn thấp ở mức 5→ 8 Uscent/lb và Ngành mía đường của nhiều nước trên Thế giới như: Mỹ, Brazil, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc .... vẫn đang bị đe doạ bởi sức ép của giá cả xuống thấp trên thị trường Thế giới. Sang năm 2004, tổ chức đường thế giới (ISO) dự đoán giá đường sẽ duy trì ở mức thấp, nhưng sản lượng đường của thế giới trong niên vụ 2004 – 2005 có thể sẽ giảm xuống so với 3 năm tăng liên tục. Đóng như dự đoán, tổng sản lượng đường của thế giới trong niên vụ 2004 – 2005 đã giảm gần 7 triệu tấn và chỉ đạt 142 triệu tấn (bao gồm đường mía và củ cải đường), và giảm khoảng 4% so với niên vụ trước (nguồn Bộ Nông nghiệp Mỹ). Các nước có lượng đường giảm mạnh như Ấn Độ, 15 nước thành viên EU, Trung Quốc, Thái Lan,... Sang niên vụ 2005 – 2006, theo dự báo của FAO sản lượng đường thế giới đạt khoảng 149,7 triệu tấn, tăng 3% so với niên vụ 2004 – 2005, các nước có sản lượng mía tăng và ổn định như Ấn Độ, Brazil, một số nước Châu Phi,... Bước vào niên vụ 2005 – 2006, theo dự báo của FAO sản lượng đường thế giới có thể đạt 158,3 triệu tấn, so với mức tiêu thụ là 152,5 triệu tấn. Như vậy lượng đường dư thừa của thế giới có thể đạt 5,8 triệu tấn, cao hơn mức 2,2 triệu tấn dư thừa tính đến tháng 8/2006. Như vậy thị trường đường nói chung và đường mía nói riêng trên thế giới liên tục biến động theo hướng dư thừa đường. Do đó, việc sản xuất mía nguyên liệu càng đòi hỏi khắt khe về giảm chi phí đầu vào, vừa đảm bảo năng suất, sản lượng có hiêu quả và hạ giá thành sản phẩm. Ngành đường mía ở các nước đã nghiên cứu áp dụng các qui trình kỹ thuật canh tác tiên tiến được xem là một trong các giải pháp hữu hiệu trong sản xuất mía nguyên liệu. 1.2.1. Dinh dưỡng cho cây mía nguyên liệu Các nước đã chú ý nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng của mía với từng loại giống, căn cứ vào việc lập bản đồ số hóa theo kỹ thuật GIS và sử dụng chương trình phần mềm MAPINFOR để xây dựng hoàn chỉnh bản đồ hiệu lực phân bón với từng loại giống mía ở các vùng sinh thái khác nhau. Nghiên cứu phân bón đặc chủng 17
  18. cho mía và bón phân theo quan điểm "Hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp - IPNS". Sử dụng các phụ phẩm như: băm vùi ngọn thân, lá mía, bùn lọc... bón cho mía, hoặc tăng cường trồng cây họ đậu hoặc đẩy mạnh chăn nuôi lấy phân bón, để nâng dần hàm lượng mùn trong đất, chống xói mòn rửa trôi trên đất dốc và làm giàu dinh dưỡng, tăng hiệu quả cho đất trồng mía. Ngoài ra để có lượng đường trong mía cao, các nước chú ý bón lượng phân Kali cao và cân đối với đạm và lân. 1.2.2. Kỹ thuật trồng trọt chăm sóc Để vụ mía tơ và khai thác các vụ mía gốc tiếp sau, Thế giới giành 70% diện tích để mía gốc đã cho năng suất chất lượng cao ổn định; Trong sản xuất mía nguyên liệu các nước rất coi trọng thực hiện các biện pháp trồng trọt tối ưu và nghiêm ngặt ngay từ khi trồng mía tơ, bao gồm cả yếu tố giống, lựa chọn các giống có khả năng để gốc tốt. - Về khâu giống: Luôn cải tiến, đổi mới giống cho vùng sản xuất mía nguyên liệu theo hướng có năng suất, chữ đường cao, khả năng chống chịu sâu bệnh và tính thích nghi cao; Có khả năng để gốc và giữ đường trong mía dài, để có thể rải vụ thu hoạch. Thông thường sau một số năm, các giống mía trong sản xuất được các nước trên Thế giới thay thế bằng các giống khác tiến bộ hơn. Để nhanh chóng có số lớn lượng giống mới, phục vụ sản xuất, hầu hết các nước trên Thế giới áp dụng công nghệ nhân nhanh giống mía bằng phương pháp nuôi cấy in- vitro. Ngoài ra còn sử dụng ngay cây mía in- vitro để sản xuất mía nguyên liệu, đã đạt được năng suất rất cao. - Về khả năng sử dụng cơ giới trong canh tác mía Các nước trên Thế giới như: Mỹ, Brazil, Úc, Hawoai... thực hiện cơ giới hóa cao độ từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, bốc giỡ, vận chuyển, đặc biệt là khâu làm đất được cơ giới hóa 100% ở tất cả cảc vùng trồng mía trên Thế giới. - Về khâu tưới cho mía Các nước trên Thế giới luôn chú ý khai thác mọi nguồn nước để tưới cho mía. Công nghệ tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt. Đây là những giải pháp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm nước cho vùng khan hiếm nước, vừa hiệu quả, vừa làm thay đổi tiểu khí hậu của vùng mà không làm chai cứng đất. - Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến khác • Phủ mặt luống bằng tấm nilông tự phân huỷ. Với kỹ thuật này, mầm và cây con mía được giữ ấm, ẩm (do đầu vụ thường hạn, rét), làm hạn chế cỏ dại và rửa trôi phân bón ; tạo điều kiện mía đẻ sớm, đẻ gọn, đạt số cây hữu hiệu nhanh, chín sớm và 18
  19. năng suất cao hơn không che phủ rõ rệt. Trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc, Ấn độ ứng dụng phủ mặt luống bằng tấm nilông tự hủy đã cho năng suất mía cao vượt trội (năng suất 100 – 200 tấn mía cây/ha). - Xây dựng lịch trồng và thu hoạch mía phù hợp • Xây dựng lịch trồng và thu hoạch mía phù hợp, kết hợp với việc sử dụng các giống có thời gian chín sớm, muộn, trung bình khác nhau để mía có năng suất, chất lượng cao nhất và rải vụ mía nhằm cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy trong thời gian dài (Hawoai thu hoạch 300 ngày/năm và hầu hết các vùng nguyên liệu khác trên Thế giới đều đạt trên 6 tháng thu hoạch/năm. Mía sau khi thu hoạch được đem chế biến ngay (sau 24h) để tăng hiệu suất thu hồi đường (mỗi ngày đường bị tổn thất từ 5 - 6% trong thời gian tồn trữ mía cây trên sân bãi và trên cánh đồng (INT Sugar JNLN 12/10/2002). - Biện pháp che phủ đất, bảo vệ đất: Trên thế giới luôn chú ý thực hiện Quy trình canh tác làm đất giữ ẩm, luân canh với cây họ đậu theo thời gian và không gian, cũng như trồng xen nhằm bảo vệ đất tăng hàm lượng dinh dưỡng, chống xói mòn và rửa trôi trên đất dốc cho vùng mía nguyên liệu. 1.2.3. Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ thực vật cho cây mía Vùng nguyên liệu mía rất rộng lớn và tập trung, nếu sâu bệnh phát triển, dễ dàng phát thành dịch và làm giảm năng suất chất lượng mía. Từ các nghiên cứu về sâu bệnh hại mía, các nước đã sử dụng các biện pháp Bảo vệ thực vật tiên tiến vừa phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, vừa bảo đảm canh tác bền vững, giảm ô nhiễm môi trường và giảm độc hại cho con người như: • Xây dựng quản lý dịch hại mía tổng hợp (IPM) nhằm làm giảm đáng kể các loại thuốc hóa học. • Nghiên cứu các chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc sinh học hoặc sử dụng thiên địch trong phòng trừ sâu bệnh hại mía. • Chẩn đóan nhanh, chẩn đóan sớm các tác nhân gây bệnh bằng các kỹ thuật tiên tiến như: ELISA, PCR. 1.3. Một số vấn đề về kinh tế kỹ thuật trong tổ chức phát triển Vùng mía nguyên liệu Mục đích cuối cùng của các Nhà máy chế biến đường là sản phẩm đường từ cây mía có chất lượng cao, giá thành rẻ và nhiều lợi nhuận. Do đó nhiều nước đã chú ý đến các vấn đề trong tổ chức phát triển vùng mía nguyên liệu, và được định hướng như sau: 19
  20. 1.3.1. Quy mô vùng nguyên liệu phải phù hợp với công suất Nhà máy, nhanh chóng đạt tới điểm sản lượng hoà vốn Để nhanh chóng đạt tới điểm sản lượng hoà vốn và có lãi: - Vùng nguyên liệu phải có diện tích từ 2 vạn ha trở lên, cự ly càng gần Nhà máy càng tốt (cự ly cho phép từ 30 km trở lại). - Vùng nguyên liệu phải có năng suất từ 60 tấn mía cây/ha, chữ đường CCS ≥ 12 trở lên, đảm bảo cho Nhà máy chạy hết công suất ở mức 6.000 tấn mía cây/ngày và cung cấp đủ nguyên liệu cho Nhà máy hoạt động từ 6 tháng trở lên. 1.3.2. Vùng nguyên liệu và Nhà máy là một thực thể thống nhất, chuyên môn hóa cao Do vùng nguyên liệu rất rộng về quy mô đất đai, cùng sự hoạt động kinh tế của hàng triệu lực lượng lao động trong đó. Mục đích cuối cùng của các nhà máy chế biến đường là sản phẩm đường từ cây mía có chất lượng cao, giá thành rẻ và nhiều lợi nhuận. Do đó, nhiều nước trên thế giới luôn chú ý các vấn đề trong tổ chức phát triển vùng nguyên liệu; Trong đó chú ý giữa quy mô vùng nguyên liệu phải phù hợp với công suất nhà máy, nhanh chóng đạt đến điểm sản lượng hòa vốn; Vùng nguyên liệu và nhà máy là một thực thể thống nhất chuyên môn hóa cao, bởi vì do vùng nguyên liệu rất rộng về quy mô đất đai, cùng sự hoạt động kinh tế của hàng triệu nông dân, lực lượng lao động trong đó. Vì vậy để nông dân thực hiện đúng qui trình kỹ thuật phải xây dựng “Sổ tay kỹ thuật canh tác cây mía” cho các hộ nông dân dựa trên hệ thống bản đồ đã được số hóa về các điều kiện tự nhiên, khí hậu đất đai, nông hóa thổ nhưỡng,.... và bao gồm cả về xây dựng bản đồ “Cơ cấu giống mía” hợp lý của Vùng. Ngoài ra, để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất nông nghiệp (cây mía nguyên liệu); Các nước xây dựng mối liên kết toàn tuyến, gắn sản xuất mía nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ, đưa sản xuất mía nguyên liệu (sản xuất nông nghiệp), phát triển theo hướng quy mô hóa, chuyên môn hóa và thâm canh hóa, thực hiện Nông nghiệp - Công nghiệp - Thương nghiệp. Hình thành một thực thể chung về lợi ích kinh tế chuyển giao Khoa học Công nghệ mới cho đông đảo nông dân, trên cơ sở đó tạo ra bước đột phá về năng suất, sản lượng mía,chấn hưng và phát triển bền vững vùng mía nguyên liệu. 2. Tình hình nghiên cứu trong nước Việt nam là nước nhiệt đới ẩm, có vĩ độ địa lý từ 80 - 230 vĩ tuyến Bắc là vùng có khí hậu thích hợp cho cây mía sinh trưởng phátt triển tốt. Năng suất tiềm năng có thể 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2