intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé ăn... chơi ngày Tết

Chia sẻ: Lê Thành Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tết cổ truyền sắp đến, ai nấy đều khẩn trương hoàn thành nốt phần việc cuối năm, tổng kết lại những việc đã làm để có thể vui trọn vẹn trong ba ngày tết. Nhưng tổng kết tại các bệnh viện lại phản ảnh một thực tế không vui... Ăn bị... hóc Mỗi năm, có đến hàng trăm ca hóc dị vật phải nhập viện, chỉ tính tại BV Nhi Đồng 1 và 2 TP.HCM. Riêng BV Tai – Mũi - Họng TP.HCM, trung bình mỗi ngày cấp cứu khoảng 10 ca. Đặc biệt, trong những ngày Tết, các ca cấp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé ăn... chơi ngày Tết

  1. Bé ăn... chơi ngày Tết Tết cổ truyền sắp đến, ai nấy đều khẩn trương hoàn thành nốt phần việc cuối năm, tổng kết lại những việc đã làm để có thể vui trọn vẹn trong ba ngày tết. Nhưng tổng kết tại các bệnh viện lại phản ảnh một thực tế không vui... Ăn bị... hóc Mỗi năm, có đến hàng trăm ca hóc dị vật phải nhập viện, chỉ tính tại BV Nhi Đồng 1 và 2 TP.HCM. Riêng BV Tai – Mũi - Họng TP.HCM, trung bình mỗi ngày cấp cứu khoảng 10 ca. Đặc biệt, trong những ngày Tết, các ca cấp cứu do hóc dị vật càng nhiều hơn. Bác sĩ Võ Quang Phúc – Phó giám đốc BV Tai – Mũi – Họng, cho biết: "Ngày thường trẻ em hóc xương gà, cá, heo, ngày Tết các bé thường hóc các loại hạt nhưng nhiều nhất là hạt dưa". Nguyên nhân: thời gian này nhà nào cũng có nhiều hoa quả, bánh mứt, trong khi đó trẻ lại không được để ý kỹ vì người lớn bận tiếp khách, làm việc nhà, cúng kiếng...
  2. Trong suốt thời gian vui Tết, do cha mẹ bận tiếp khách nên các bé tự ăn, tự chơi, xem tivi... Đa số người không có kiến thức y khoa thường nghĩ, khi bị hóc có nghĩa là xương, hạt bị vướng trên đường xuống dạ dày, chỉ cần dùng "cứu vật" như nắm xôi, cơm, khúc chuối, dưa leo đẩy được dị vật xuống là... xong. Thế nhưng, thực tế BV Tai - Mũi - Họng TP.HCM đã tiếp nhận không ít trường hợp bệnh nhân vào để gắp cả dị vật lẫn "cứu vật". Sai lầm nguy hiểm nhất là phụ huynh thường dùng tay móc họng trẻ, khiến dị vật bị đẩy vào sâu hơn. Đã có trường hợp, một bé ba tuổi bị hóc hạt sa bô chê, người mẹ cố dùng tay móc hạt ra, nhưng càng móc hạt càng tuột xuống sâu. Bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng đã không qua khỏi vì ngạt thở quá lâu. Để trẻ không bị hóc, bác sĩ Võ Quang Phúc hướng dẫn: Hạt dưa là món "tí tách" vui, nhưng không nên sử dụng khi nhà có trẻ dưới năm tuổi. Cần lấy hết hạt khi cho trẻ ăn trái cây. Khi cho trẻ ăn món gà, nên xé phay thay vì chặt nhỏ. Nên lì xì cho các bé bằng tiền giấy (đã có nhiều trường hợp phải phẫu thuật để lấy tiền xu) phòng trẻ cho xu vào miệng. Không nên cho trẻ ăn các loại bánh mứt cứng, có hạt bên trong (chocolate nhân đậu phộng, hạnh nhân). Ngày Tết, không khí thường tưng bừng vui vẻ, nhưng không để trẻ vừa ăn vừa giỡn, vì đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ dễ sặc, hóc. Mắc bệnh vì tự... phục vụ Ngày Tết, bệnh viện nhận nhiều ca rối loạn tiêu hóa do ăn phải thực phẩm ôi, thiu, trái cây hư. Điều này xuất phát từ... thực tế: các món ăn được "nội tướng" làm nhiều đến nỗi ăn đến ra giêng mới hết. Về khía cạnh dinh dưỡng, đây là điều tối kỵ.
  3. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa – BV Nhi Đồng 1 TP.HCM cho rằng: "Chợ và siêu thị mở cửa quanh năm. Nhiều chợ chỉ nghỉ đêm 30 Tết. Vì vậy, chúng ta nên bỏ thói quen mua đồ ăn dự trữ dài ngày trong dịp Tết. Rau nên mua dự trữ một ngày, còn hải sản, thịt gà, thịt heo thì chỉ trữ trong tủ cấp đông ba ngày. Tránh hâm đi, hâm lại thức ăn vì chất dinh dưỡng sẽ mất đi nhiều, lại dễ bị ôi thiu, gây bệnh cho người cao tuổi và trẻ con". Trong suốt thời gian vui Tết, do cha mẹ bận tiếp khách nên các bé tự ăn, tự chơi, xem tivi... Kiểu sinh hoạt "vô tổ chức" này làm thay đổi thói quen ăn uống của trẻ, dễ no ngang bỏ bữa. Nhưng cha mẹ cũng không nên quá cứng nhắc, cấm không cho bé ăn bánh, mứt... mà nên hướng trẻ ăn - chơi khoa học. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa khuyên: "Cần xem bé đã ăn những gì trước bữa ăn để cân đối cho đủ bốn nhóm thực phẩm (bột đường, đạm, béo, vitamine và khoáng chất). Ví dụ, bé đã ăn bánh ngọt (tức bột đường) thì bạn hãy cho ăn thêm rau, trái cây, thịt để đủ dinh dưỡng. Nếu trẻ đã ăn một miếng bánh tét, kẹo thì uống thêm ly sữa hay một hũ yaourt là đủ. Điều cần tránh là không nên để trẻ nhai "nhóp nhép" suốt ngày mà quy về các bữa chính và bữa phụ. Cố gắng giữ đúng giờ các bữa chính, nếu do cúng, lễ mà giờ ăn có chệch đi thì hãy cho bé ăn bổ sung trước bữa chính. Các loại bánh, kẹo, mứt nên cho ăn sau bữa chính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2