intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé tuổi mẫu giáo nên học những gì?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoảng thời gian từ 3 đến 5 hoặc 6 tuổi, trẻ thường đi nhà trẻ, trường mẫu giáo và được những cô giáo có kỹ năng dạy trẻ ở độ tuổi này chăm sóc. Những hiệu trưởng trường mẫu giáo thường kể lại rằng phụ huynh thường phê bình là họ chỉ cho trẻ con chơi nhiều và học ít.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé tuổi mẫu giáo nên học những gì?

  1. Bé tuổi mẫu giáo nên học những gì? Khoảng thời gian từ 3 đến 5 hoặc 6 tuổi, trẻ thường đi nhà trẻ, trường mẫu giáo và được những cô giáo có kỹ năng dạy trẻ ở độ tuổi này chăm sóc. Những hiệu trưởng trường mẫu giáo thường kể lại rằng phụ huynh thường phê bình là họ chỉ cho trẻ con chơi nhiều và học ít. Mặc dù vậy, họ vẫn kiên định rằng trẻ con độ tuổi này chỉ nên vui chơi và phát triển càng nhiều càng tốt những kỹ năng dành cho việc đến trường và vào đời sau này. Trẻ học cách xa bố mẹ trước đây vẫn gần gũi bé cả ngày và đêm. Tuy nhiên, chất lượng chăm sóc phải tốt như khi ở nhà và trong mọi trường hợp phải động viên, hỗ trợ trẻ. Có như thế phụ huynh mới hoàn toàn an tâm giao trẻ cho trung tâm cả ngày. Những hoạt động trước tuổi đi học của trẻ con được mô tả tốt nhất bằng câu ‘học cách học". Trẻ được học những kỹ năng cơ bản cần thiết ở trường mẫu giáo từ kỹ năng chia sẻ, hòa đồng, ngồi yên, ổn định, lắng nghe và tập trung vào một công việc cụ thể. Nhiều đứa trẻ nhận thấy việc này vô cùng khó khăn lúc ban đầu nhưng giáo viên đã được huấn luyện cách làm cho trẻ quan tâm và khuyến khích trẻ ngồi xuống và làm xong việc được giao, mang vào đời sống của trẻ một chút kỷ luật và óc tổ chức. Cô giáo phải biết cách phát huy tính hiếu kỳ tự nhiên của trẻ nhằm phát triển được ham muốn học tập và khám phá kiến thức nơi trẻ. Ở trường mẫu giáo, trẻ học được cách giao tiếp không chỉ bằng lời nói mà bằng những cách thức khác, chẳng hạn sử dụng trí tưởng tượng làm cho cơ thể nhỏ bé của trẻ được giao tiếp giống như miệng của chúng. Trẻ thường học nói rất nhanh trong môi trường này nhờ
  2. có nhiều bạn bè xung quanh. Không phải trẻ chỉ lặp lại những điều nghe được mà trẻ học cách sắp xếp suy nghĩ của mình và thể hiện ra đúng cách. Trẻ con học được cách hòa hợp, chia sẻ, đợi đến lượt mình và biết tôn trọng sở hữu và mong muốn của người khác. Trẻ biết đến kỷ luật và cách tổ chức nhiều hơn và điều này rất có ích cho việc đi học của trẻ sau này. Ngoài ra, khi tách khỏi bố mẹ, trẻ cũng phát triển được tính độc lập. Trẻ đi mẫu giáo có lợi như vậy mà người mẹ cũng được thư thái đôi chút để "nạp năng lượng". Hoặc nếu bà mẹ có con nhỏ hơn nữa thì có thể dành thời gian cho trẻ mà không lo đứa lớn quấy rầy em nó. Việc đi mẫu giáo chuẩn bị cho giai đoạn trẻ đi học, và cũng giúp bà mẹ làm quen với việc rời xa trẻ, quen với cảm giác tổ chim vắng con vì chúng đã bay đến trường tiếp nhận kiến thức mới, không còn là một con chim non chỉ biết dựa vào bố mẹ. Tạo tình huống để trẻ bộc lộ xúc cảm, tình cảm và thể hiện mối quan tâm của mình với những người xung quanh qua lời nói và hành động. - Cho trẻ thực hiện một số hoạt động như xé, dán, nặn, chơi với màu nước tại nhà sẽ giúp trẻ học cách bộc lộ bản thân, thể hiện khả năng sáng tạo. Mặc dù việc thay đổi thói quen, môi trường là điều khó khăn với trẻ lần đầu tiên đi học, nhưng nếu được trang bị những kỹ năng cần thiết về tâm lý cũng như giá trị dinh dưỡng và kỹ năng cho bé trước khi đến trường, các bậc phụ huynh sẽ phần nào giúp bé hòa nhập một cách nhanh chóng vào môi trường mới, bạn bè mới.
  3. - Giúp trẻ luyện tập các giác quan và việc phối hợp các giác quan bằng cách cho trẻ nghe tiếng kêu của một số con vật, sau đó đố trẻ gọi đúng tên con vật. - Phát triển kỹ năng quan sát của trẻ: Chỉ cho trẻ thấy một sự thay đổi dù rất nhỏ của chậu cây mà gia đình trồng, khuyến khích trẻ ghi nhận những thay đổi tiếp theo đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2