intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh loãng xương và phân loại bệnh loãng xương

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

193
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bệnh loãng xương và phân loại bệnh loãng xương', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh loãng xương và phân loại bệnh loãng xương

  1. Bệnh loãng xương và phân loại bệnh loãng xương Loãng xương (LX) là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Mức độnặng nề của biến chứng gãy xương trong bệnh. LX được xếp tương đương với tay biến mạch vành ( nhồi máu cơ tim ) trong bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ và tai biến mạch máu não ( đột qụy ) trong bệnh cao huyết áp. Hiện nay, LX đang được coi là một “bệnh dịch âm thầm “ (Osteoporosis: The Silent Epidemic Disease ) lan rộng khắp thế giới, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng. “ Dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do LX, và 51% số này sẽ ở các nước châu Á” nơi mà khẩu phần ăn hàng ngày còn rất thiếu calci, nơi mà việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bệnh LX còn gặp rất nhiều khó khăn. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa:
  2. LX là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương cho con người. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng của xương. Khối lượng xương được thể hiện bằng: – Mật độ khoáng chất của xương (Bone Mineral Density –BMD) – Khối lượng xương (Bone Mass Content –BMC) Chất lượng xương phụ thuộc vào: – Thể tích xương – Vi cấu trúc của xương Thành phần chất nền – Thành phần chất khoáng của xương – Chu chuyển xương (Tình hình sửa chửa và tình trạng tổn thương vi cấu trúc của xương) Cấu trúc xương hình thái: – Vỏ xương (xương cứng) chiếm 80% toàn khung xương.
  3. - Bè xương (xương xốp) cấu trúc mạng lưới 3 chiều, giúp xương phát huy chức năng cơ học tối đa. Cấu trúc hóa học: - Protein chiếm 1/3, trong đó 90% là các collagen, cấu trúc dạng mạng lưới, bắt chéo giúp xương có sức chịu lực. - Chất khoáng chiếm 2/3, là những tinh thể, cấu trúc dạng đĩagắn vào mạng lưới collagen.Thành phần chính là Calcium, Phsporus,Magnhe… Chu chuyển xương - Quá trình xây dựng (Modeling ) Xảy ra ở trẻ em  Tạo xương >> Hủy xương  Ở vị trí gần đầu xương  Làm xương thay đổi kích thước và tăng trưởng  - Quá trình tái tạo ( Remodeling), tốc độ 2- 10% xương hàng năm Xảy ra ở người lớn  Tạo xương = Hủy xương, tạoxương
  4. Ở vị trí xương bị hủy để lấp đầy các hốc xương bị hủy  Xương được sửa chữa nhưng không thay đổi kích thước và không  tăng trưởng - Chức năng của xương Chức năng giá đỡ của cơ thể  Chức năng bảo vệ các cơ quan nội tạng của cơ thể: Bộ não, Tim,  Phổi, Tủy sống , Ngũ quan, các cơ quan trong ổ bụng… Chức năng vận động  Chức năng dự trữ Calcium (ngân hàng)  Chức năng điều hòa Ca +máu  PHÂN LOẠI LX 1. LX người già (LX tiên phát): Đặc điểm: tăng quá trình hủy xương Giảm quá trình tạo xương Nguyên nhân:
  5. - Các tế bào sinh xương (Osteoblast) bị lão hoá. - Sự hấp thụ calci và vitamin D ở ruột bị hạn chế. - Sự suy giảm tất yếu các hormonsinh dục (Nữ và Nam) LX tiên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứngnặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống. 2. LX sau mãn kinh Đặc điểm: Tăng hóa trình hủy xương Quá trình tạo xương bình thường 3. LX thứ phát khi có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau đây: CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG Bệnh LX sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây : 1. Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là Còi xương, Suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu Protid, thiếu Calci hoặc tỷ lệ Calci /Phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D… vì vậy khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh LX.
  6. 2. Ít hoạt động thể lực (hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể đạt được khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành), ít hoạt động ngoài trời (các tiền vita min D nên ảnh hưởng tói việc hấp thu calci). 3. Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất đặc biệt là Protid cà Calci để bù đắp lại. 4. Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hoá (dạ dầy, ruột…) làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protid… 5. Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải calci qua đường thậnvà giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa. 6. Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…). 7. Bất động quá lâu ngày do bệnh tật (chấn thương cột sống, phải bất đông), do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian) vì khi bất động lâu ngày các tế bào huỷ xương tăng hoạt tính. 8. Bị các bệnh nội tiết : cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ cường thận, tiểu đường… 9. Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngàygây rối loạn chuyển hóa và mất calci qua đường tiết niệu.
  7. 10. Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là Viêm khớp dạng thấp và Thoái hoá khớp 11. Phải sử dụng dài hạn một số thuốc: chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa bệnh tiểu đường (Insulin),thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm Cortiosteroid (cortiosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calcỉơ thận và làm tăng quá trình huỷ xương).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2