intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính

Chia sẻ: Xuongrong_1 Xuongrong_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Suy tĩnh mạch mạn tính là một trong những căn bệnh đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở người có tuổi và cao tuổi. Bệnh xuất hiện nhiều ở nữ giới do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, nghề nghiệp phải đứng nhiều, thừa cân và béo phì, ít vận động, thiếu vitamin E, dùng các thuốc oestroprogestatif…với các triệu chứng hay gặp nhất như đau chướng, nặng chân, phù ở mắt cá và bàn chân, chuột rút…...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính

  1. Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính - Suy tĩnh mạch mạn tính là một trong những căn bệnh đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở người có tuổi và cao tuổi. Bệnh xuất hiện nhiều ở nữ giới do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, nghề nghiệp phải đứng nhiều, thừa cân và béo phì, ít vận động, thiếu vitamin E, dùng các thuốc oestroprogestatif…với các triệu chứng hay gặp nhất như đau chướng, nặng chân, phù ở mắt cá và bàn chân, chuột rút…Các biểu hiện này thường xuất hiện khi đứng, giảm khi nghỉ ngơi hoặc nằm, nhẹ về buổi sáng và nặng về buổi chiều. Bệnh có thể đưa đến các biến chứng nặng nề như huyết khối tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch… Trong y học cổ truyền, suy tĩnh mạch mạn tính thuộc phạm vi chứng “cân
  2. lưu”, khi có biến chứng viêm loét thuộc phạm vi chứng “liêm sang” do nhiều nguyên nhân gây nên với cơ chế bệnh sinh chủ yếu là khí hãm bất thăng, huyết hành bất sướng, khí trệ huyết ứ khiến cân mạch không được nuôi dưỡng đầy đủ mà tạo thành bệnh. Về mặt trị liệu, để đạt hiệu quả cao cần tiến hành theo nguyên tắc “biện chứng luận trị” theo từng thể bệnh. Thể tỳ hư thấp tụ Chứng trạng: Thường thấy ở cẳng chân, các tĩnh mạch có thể giãn to, ngoằn ngoèo, phù ở mắt cá chân, có cảm giác nặng căng, đau chướng, hay bị chuột rút, các triệu chứng thường nặng lên về chiều, chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi trắng dầy, mạch huyền hoạt. Phép trị: Kiện tỳ ích khí, thông lạc lợi thấp. Phương dược: Dùng bài Sâm linh bạch truật tán: Đẳng sâm 30g, hoàng kỳ 30g, thương truật 15g, bạch linh 20g, trạch tả 30g, vỏ biển đậu 12g, kê huyết đằng 30g, thổ phục linh 15g, ý dĩ sống 30g, ngưu tất 15g. Nếu chân phù nặng gia mộc thông 10g, xích tiểu đậu 30g, phòng phong 10g; nếu chuột rút nhiều gia hải đồng bì 24g, cát căn 20g, đan sâm 15g; nếu ăn kém, đại tiện lỏng gia bạch truật 15g, cốc nha 15g, hoài sơn 20g, trần bì 9g. Thể ứ huyết trở lạc Chứng trạng: Tĩnh mạch giãn to có kèm theo các cục máu đông màu tím, ấn đau chói, các tổ chức dưới da xơ cứng, chất lưỡi hồng có các điểm ứ huyết tím sẫm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Phép trị: Hoạt huyết thông ứ, hoãn cấp chỉ thống.
  3. Phương dược: Dùng bài Huyết phủ trục ứ thang phối hợp với Thược dược cam thảo thang: Quy vĩ 15g, xích thược 20g, bạch thược 20g, cam thảo 9g, ngưu tất 15g, sinh địa 15g, xuyên khung 10g, đào nhân 10g, thủy điệt 6g, thổ miết trùng 10g. Nếu tĩnh mạch giãn xơ cứng đau nhiều gia huyết kiệt 10g, nhũ hương 9g, một dược 9g; nếu xuất hiện các mảng tím kèm theo ngứa nhiều gia địa phu tử 10g, thổ phục linh 15g, toàn yết 10g; nếu chân phù có cảm giác sốt nóng gia đan bì 10g, ích mẫu thảo 20g, hoàng bá 10g Thể thấp nhiệt hạ chú Chứng trạng: Tĩnh mạch giãn, viêm loét, thương tổn màu đỏ sẫm, bề mặt có giả mạc, chân phù thũng, sốt nhẹ, hơi thở hôi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng dầy, mạch huyền hoạt. Phép trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hòa dinh tiêu thũng. Phương dược: Dùng bài Nhị diệu tán phối hợp với Ngũ thần thang. Hoàng bá 10g, thương truật 15g, kim ngân hoa 30g, tỳ giải 15g, thổ phục linh 15g, ngưu tất 12g, đương quy 15g, xích thược 10g, đan bì 10g, cam thảo 6g. Nếu tại chỗ sưng nóng, hoại tử nhiều gia hạ khô thảo 15g, bồ công anh 20g, địa đinh 15g ; nếu phù thũng nhiều gia hoàng kỳ 30g, xuyên khung 10g, xuyên sơn giáp 10g, phòng phong 9g; nếu nhiều dịch xuất tiết, ngứa nhiều gia địa phu tử 10g, bạch tiên bì 15g, khổ sâm 10g; nếu xuất huyết gia bột tam thất 1,5g, tiên hạc thảo 20g, huyết dư than 6g. Thể tỳ thận hư tổn
  4. Chứng trạng: Tĩnh mạch chân nổi rõ, sáng tiêu chiều nổi, mệt như mất sức, vết loét lâu liền, màu sắc nhợt nhạt, tổ chức hạt phát triển chậm chạp, giả mạc nhiều, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhuận hoặc ít rêu, mạch trầm tế. Phép trị: Bổ ích tỳ thận, dưỡng huyết hòa dinh. Phương dược: Dùng bài Nhân sâm dưỡng vinh thang gia giảm. Đảng sâm 30g, hoàng kỳ 30g, bạch truật 15g, bạch linh 15g, đương quy 10g, thục địa 15g, xuyên khung 10g, kim ngân hoa 15g, trần bì 6g, quế chi 10g, cam thảo 6g. Nếu khí hư nhiều, toàn thân mỏi mệt, chi thể không muốn hoạt động gia bổ trung thận khí hoàn; nếu can thận âm hư, lưng đau gối mỏi, miệng khô, tiểu tiện sẻn đỏ gia lục vị địa hoàng hoàn; nếu tỳ thận hư hàn, vết loét lâu ngày không liền gia Bát vị quế phụ, Hữu quy hoàn; nếu khí huyết lương hư gia Thập toàn đại bổ hoàn. Ngoài ra, nên kết hợp với châm cứu xoa bóp, thay đổi lối sống, chú ý không nên đứng quá lâu, đêm ngủ nên kê cao chân, kết hợp với việc vuốt dọc chân từ dưới lên trên, trọng dụng các đồ ăn thức uống có nhiều vitamin C.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2