intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh thán thư cây Ớt

Chia sẻ: Thai Ngoc Khanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

207
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh thán thư cây Ớt Anthracnose (thán thư còn được gọi là nổ trái, cháy trái, …) do nhóm nấm Colletotrichum species gây ra. Anthracnose gây thiệt hại trên nhiều loại cây trồng và hoa màu như ớt, xoài, cà chua, … Chúng xuất hiện gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Trên lá, vết bệnh hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định, xếp theo chiều dài của gân lá. Lúc đầu, đốm bệnh ở mặt dưới lá .có màu nâu nhạt, sau chuyển màu nâu sậm, có viền đỏ, lan rộng và lõm sâu. Trên cuống lá và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh thán thư cây Ớt

  1. Bệnh thán thư cây Ớt Bệnh thán thư cây Ớt Anthracnose (thán thư còn được gọi là nổ trái, cháy trái, …) do nhóm nấm Colletotrichum species gây ra. Anthracnose gây thiệt hại trên nhiều loại cây trồng và hoa màu như ớt, xoài, cà chua, … Chúng xuất hiện gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Trên lá, vết bệnh hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định, xếp theo chiều dài của gân lá. Lúc đầu, đốm bệnh ở mặt dưới lá
  2. có màu nâu nhạt, sau chuyển màu nâu sậm, có viền đỏ, lan rộng và lõm sâu. Trên cuống lá và thân cây vết bệnh cũng lõm xuống tạo thành vết dọc màu nâu đen. Cây bị bệnh kém phát triển, lá vàng và rụng sớm. Thiệt hại nặng nhất là bệnh tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt, đôi khi thất thu năng suất 100%. Bệnh thường gây hại từ trái già đến trái chín. Nếu trên giống nhiễm, bệnh gây hại cả trái non. Ảnh hưởng trên trái khi bị nhiễm bệnh, xuất hiện lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, lõm xuống, hơi ướt, sau đó vết bệnh lớn dần có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen, bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng. Trái ớt sau thu hoạch vẫn tiếp tục bị bệnh. Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống, tàn dư thực vật hoặc sống trong đất 1-2 năm.
  3. Điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao thích hợp cho nấm phát triển. Trồng dày, bón thừa đạm cũng là điều kiện tốt cho nấm bệnh thán thư phát triển mạnh. Bào tử nấm phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2