intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH THƯỜNG GẶP - Viêm phế quản mạn tính

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

206
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BỆNH THƯỜNG GẶP Viêm phế quản mạn tính Khái niệm -Theo Hội thảo quốc tế tại Anh 1965, viêm phế quản mạn là ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục, sau khi loại trừ các nguyên nhân khác (lao, apxe, giãn phế quản...) - Có 3 loại chính: thể đơn thuần ho khạc đờm nhày; thể đờm mủ (hay mắc đi mắc lại); và thể khó thở. Nguyên nhân chủ yếu là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH THƯỜNG GẶP - Viêm phế quản mạn tính

  1. BỆNH THƯỜNG GẶP Viêm phế quản mạn tính Khái niệm -Theo Hội thảo quốc tế tại Anh 1965, viêm phế quản mạn là ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục, sau khi loại trừ các nguyên nhân khác (lao, apxe, giãn phế quản...) - Có 3 loại chính: thể đơn thuần ho khạc đờm nhày; thể đờm mủ (hay mắc đi mắc lại); và thể khó thở. Nguyên nhân chủ yếu là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể Yếu tố thuận lợi làm suy giảm sức chống đỡ của niêm mạc là khói thuốc lá và không khí ô nhiễm Triệu chứng thay đổi khác nhau tùy từng giai đoạn: - Mới bắt đầu là ho và khạc đờm: Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nh ưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ, khối lượng đờm hằng ngày ít nhất 5-10ml (đầy một đáy bao diêm) về sau tăng nhiều hơn. Khi tiến triển lâu ngày, thêm biến chứng giãn phế quản hoặc apxe hoá, khối lượng đờm có thể hàng chén. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.
  2. - Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn. Lúc đầu chỉ là cảm giác "trống hơi" nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự. - Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh... Điều trị - Tùy từng trường hợp cụ thể, về nguyên tắc, điều trị viêm phế quản mạn gồm 3 nội dung chính: chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm); phục hồi l ưu thông không khí; chống nguy cơ suy hô hấp Phòng bệnh: dự phòng 3 cấp: 1. dự phòng căn nguyên, loại trừ các yếu tố gây bệnh (dự phòng cơ bản); 2. dự phòng "chậm trễ": phát hiện kịp thời, điều trị đúng lúc; 3. dự phòng "tàn phế": tích cực điều trị dù đã muộn, hạn chế tàn phế, đẩy lùi tử vong - Chống hút thuốc và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (khói, bụi, không khí bẩn) trong gia đình cũng như nơi làm việc - Chữa các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng - Giảm uống rượu - Phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em - Điều trị sớm và triệt để các viêm nhiễm đường hô hấp. Viêm xoang cấp và mạn tính
  3. Là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, phân loại viêm xoang cấp và mạn tính thực chất chỉ là phân biệt cách xử trí: cấp thường điều trị nội khoa, còn mạn thì phải điều trị ngoại. Viêm xoang cấp theo thứ tự thường gặp là: viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Đôi khi xảy ra viêm nhiều xoang cùng một lúc. Nguyên nhân: phổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng. Ngoài ra có thể do tắm (nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay do dị vật ở mũi...do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn. - Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp trên Yếu tố thuận lợi: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh, vẹo vách ngăn, dị ứng, u lành, u độc ở mũi; tình trạng của phổi, phế quản: viêm xoang- giãn phế quản, kết hợp viêm xoang- giãn phế quản với dị tật tim sang phải Các thể viêm xoang cấp tính Viêm xoang trán cấp: ít khi đơn thuần, thường phối hợp với viêm xoang sàng trước. Khởi đầu như một sổ mũi thông thường kéo dài 5-6 ngày rồi xuất hiện những cơn đau đặc biệt của viêm xoang trán: cơn đau phía trên ổ mắt, một bên và có 2 chu kỳ mỗi ngày. Cơn đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa thì đạt mức tối đa, lúc đó mũi chảy nhiều mủ, xoang vơi đi và cơn đau dịu xuống, đến chiều lại tái diễn cơn đau đó. Đôi khi kèm chảy nước mắt, mắt đưa đi đưa lại cũng đau, da vùng xoang tưng cảm giác, chỉ sờ cũng đau, ấn dây thần kinh trên hố mắt ở góc trên- trong ổ mắt cũng đau nhói
  4. Viêm xoang hàm cấp: bắt đầu như sổ mũi thông thường nhưng kéo dài rồi xuất hiện cơn đau ở vùng dưới ổ mắt, một bên, đau xuyên về một phía hàm răng, đau tăng khi gắng sức, khi nhai, khi nằm. Có điểm đau rõ dưới ổ mắt, hốc mũi xung huyết, thường tiến triển tốt trong 10 ngày. - Trường hợp viêm xoang do răng, thường có sâu răng hàm nhỏ hoặc răng hàm, ổ áp xe quanh răng, mủ chảy vào trong xoang. Bệnh nhân đau nhức răng dữ dội, lợi quanh răng thường sưng, vài ngày sau mủ thối đổ ồ ạt vào xoang. Nhổ bỏ răng sâu bệnh khỏi nhanh chóng Viêm xoang sàng cấp ở trẻ em: Có thể gặp ở thời kỳ 2-4 tuổi. Triệu chứng biểu hiện chủ yếu ở mắt: sau khi sổ mũi, mí mắt trên và dưới nề đỏ, sưng húp, không mở được mắt, nhiệt độ không cao, vạch mí không thấy có tổn thương nhãn cầu. Viêm xương tủy hàm trên, giả dạng viêm xoang hàm: xuất hiện ở trẻ còn bú thường từ 1-3 tháng, thường do nhiễm tụ cầu khuẩn của xương hàm trên. Triệu chứng: nhiễm khuẩn nặng: mí mắt dưới mọng đỏ, má sưng, mũi chảy mủ, lợi răng cũng thấy sưng, có khi có lỗ rò Điều trị - Chống nhiễm khuẩn và dẫn lưu: kháng sinh kết hợp với các thuốc chống viêm, corticoid được dùng khi có ứ đọng mủ, dùng thuốc giảm xung huyết. Viêm xoang mạn tính Viêm xoang trở thành mạn tính là do ổ viêm xương ở thành xoang như viêm xoang do răng. Mạn tính liên quan đến sự biến đổi không phục hổi của niêm mạc Nguyên nhân: tương tự viêm xoang cấp. Triệu chứng: - Nhiều người không cảm thấy đau, nhưng nhức đầu hoặc nhức vùng mặt
  5. - Ngạt mũi, mũi chảy nhày mủ kéo dài tái phát. - ở trẻ nhỏ do nuốt phải chất dịch tiết thường gây viêm phế quản tái diến, viêm dạ dày-ruột non, ho từng cơn Điều trị : Tùy thuộc niêm mạc lót có tổn thương không mà điều trị bảo tồn hay điều trị ngoại - Điều trị bảo tồn: kháng sinh, kháng histamin, thuốc co mạch. chọc rửa xoang, vi phẫu thuật qua mũi, cắt polip, mổ vẹo vách ngăn, chữa răng - Điều trị tiệt căn (sau khi điều trị bảo tồn thất bại) bằng các loại thủ thuật xoang: nạo sàng qua mũi hoặc qua đường ngoài, nạo sàng hàm, mổ xoang trán, xoang bướm, mổ liên xoang, dùng phương pháp vi ph ẫu nhằm tái tạo lại sinh lý bình thường của xoang.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2