intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Xuất Huyết Ở Cá Trắm Cỏ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

148
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dấu hiệu bệnh lý Da cá có màu tối xẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Cá bệnh nặng có một số dấu hiệu: mắt lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Cá giống trắm cỏ (4-6cm), nhìn dưới ánh sáng mạnh, có thể thấy cơ xung xuất huyết. Xoang miệng, nắp mang, xung quanh mắt, gốc vây và phần bụng đều biểu hiện xuất huyết, nhãn cầu lồi ra, tơ mang màu đỏ tím hoặc trắng nhợt do mất máu. Cá trắm cỏ lớn trên 2 tuổi nếu nhiễm bệnh, dấu hiệu xuất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Xuất Huyết Ở Cá Trắm Cỏ

  1. Bệnh Xuất Huyết Ở Cá Trắm Cỏ Dấu hiệu bệnh lý Da cá có màu tối xẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Cá bệnh nặng có một số dấu hiệu: mắt lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Cá giống trắm cỏ (4-6cm), nhìn dưới ánh sáng mạnh, có thể thấy cơ xung xuất huyết. Xoang miệng, nắp mang, xung quanh mắt, gốc vây và phần bụng đều biểu hiện xuất huyết, nhãn cầu lồi ra, tơ mang màu đỏ tím hoặc trắng nhợt do mất máu. Cá trắm cỏ lớn trên 2 tuổi nếu nhiễm bệnh, dấu hiệu xuất huyết không rõ ràng. Bệnh thường kết hợp với bệnh viêm ruột do vi khuẩn làm cho ruột hoại tử và sinh hơi, đồng thời thấy triệu chứng hậu môn viêm đỏ. 2.Tác nhân gây bệnh Bệnh do virus Reovius gây ra, bệnh xuất hiện ở cá trắm cỏ, cỡ cá chủ yếu < 1 tuổi, gây tác hại rất lớn ở các vùng nuôi tại miền Bắc và khu vực Tây Nguyên. 3. Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới, nơi nào nuôi cá trắm cỏ, thì ở đó có bệnh này. Mầm bệnh virus lây nhiễm vào cá khoẻ chủ yếu từ cá bệnh và cá mang virus. Cá bệnh sau khi chết, virus phát
  2. tán ở trong nước, các chất thải và dịch nhớt của cá bệnh đều mang virus. Bệnh xuất huyết của cá trắm cỏ là bệnh của vùng nước ấm. Thông thường phát bệnh khi nhiệt độ nước từ 25-320C, mùa vụ xuất hiện thường vào cuối cuối xuân đầu hè (tháng 3 đến tháng 5), và mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10) khi nhiệt độ nước 25-300C. Trong điều kiện này, bệnh xuất hiện nhiều và gây chết cá hàng loạt. - Bệnh có thể xảy ra ở 2 dạng: + Dạng cấp tính:bệnh phát triển rất nhanh và trầm trọng, cá bị bệnh sau 3-5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết 60-80%; ở nhiều ao, lồng cá chết 100%. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá giống cỡ 4-25cm, đặc biệt cá giống cỡ 15-25cm (0.3- 0.4kg/con) mức độ nghiêm trọng nhất khi nuôi ở mật độ dày như nuôi cá lồng và ương cá giống. + Dạng mãn tính: Bệnh phát triển tương đối chậm, cá chết rải rác trong suốt mùa phát bệnh, hiện tượng cá chết không có đỉnh cao rõ ràng. Bệnh mãn tính thường xuất hiện ở ao cá giống, nuôi ở diện tích lớn và mật độ thưa. 4. Bệnh tích. Tróc vẩy và lớp da của cá, cho thấy hiện tượng xuất huyết trên cơ thân cá rất nặng, làm cơ dưới da có màu đỏ tím, đây là dấu hiệu đặc trưng thường thấy của bệnh này. Trong các cơ quan nội tạng quan sát thấy: ruột xuất huyết cục bộ hoặc toàn bộ xuất huyết màu đỏ thẫm, thành ruột còn chắc chắn, không hoại tử; trong ruột không có thức
  3. ăn; gan xuất huyết có đốm màu trắng. Xoang bụng cũng có hiện tượng xuất huyết. 5. Phòng và trị bệnh Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp: vệ sinh lồng, ao nuôi kỹ lưỡng trước khi nuôi, dùng vôi hoà vào nước và té đều xuống ao với nồng độ 2kg/100m2 (2 lần/tháng) để tiêu diệt mầm bệnh. Vào mùa bệnh, nên dùng vitamin C bổ sung vào thức ăn cho cá, với liều lượng 30 mg/kg cá/ngày và cho ăn liên tục trong mùa phát bệnh. Mùa xuất hiện bệnh nên cho cá ăn thuốc KN-04-12, mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục; liều lượng: cá giống 4g/kg cá/ngày, cá thịt 2g/kg cá/ngày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2