intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

Chia sẻ: Nguyen Van Truong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

1.348
lượt xem
211
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp thi công này mô tả các quy trình thi công bê tông dự ứng lực căng sau trong dầm sàn của công ty NAMCONG POST-TENSIONING, bao gồm lắp đặt đường cáp, kéo căng cáp và bơm vữa cho đường cáp. Quy trình lắp đặt cáp, kéo căng và bơm vữa cho đường cáp phải tuân theo các mô tả trong tài liệu Biện Pháp Thi Công này và trên các bản vẽ thi công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU

  1. DỰ ÁN C4000 – KHU NHÀ ĐIỀU HÀNH CHỦ ĐẦU TƯ CAI LAN INTERNATIONAL CONTAINER TERMINAL - CICT TƯ VẤN THIẾT KẾ TƯ VẤN GIÁM SÁT TRANSFORM ARCHITECTURE LIMIT NHÀ THẦU CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÚ HƯNG GIA ĐỊA CHỈ DỰ ÁN CẢNG CAI LÂN – TP.HẠ LONG – TỈNH QUẢNG NINH NHÀ THẦU CÁP DUL: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NAM CÔNG Số: /NC.PT-HT/BPTC002 Số trang: 23 trang (Kể cả trang bìa) Tài Liệu: BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM DỰ ỨNG LỰC CĂNG SAU Rev. Ngày Mô tả Lập Duyệt A 27/03/2012 Tài liệu dùng cho thi công Nguyễn Như Lanh Nguyễn Phi Hùng NHÀ THẦU CHÍNH: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÚ HƯNG GIA ĐỒNG Ý TƯ VẤN QLDA CHỦ ĐẦU TƯ
  2. MỤC LỤC Trang 1.0 Giới Thiệu 3 2.0 Vật Tư 3 3.0 Thiết Bị 4 4.0 Cơ Sở Dữ Liệu Tính Toán Độ Giãn Dài Của Cáp 5 5.0 Bảo Quản Vật Tư Và Thiết Bị 5 6.0 Sàn Công Tác 6 7.0 Công Tác Lắp Đặt Cáp 7 8.0 Công Tác Kéo Căng Cáp 12 9.0 Công Tác Bơm Vữa 13 10.0 Thử Vữa 15 11.0 An Toàn 15 Phụ Lục A 17 Phụ Lục B 21 Phụ Lục C 22 P. 2 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  3. 1.0 GIỚI THIỆU Phương pháp thi công này mô tả các quy trình thi công bê tông dự ứng lực căng sau trong dầm sàn của công ty NAMCONG POST-TENSIONING, bao gồm lắp đặt đường cáp, kéo căng cáp và bơm vữa cho đường cáp. Quy trình lắp đặt cáp, kéo căng và bơm vữa cho đường cáp phải tuân theo các mô tả trong tài liệu Biện Pháp Thi Công này và trên các bản vẽ thi công. 2.0 VẬT TƯ (Tất cả các vật tư sẽ được trình mẫu trước khi đưa vào sử dụng thi công) 2.1 Cáp • Chất lượng cáp theo tiêu chuẩn ASTM A416 Grade 270Ksi hoặc chứng nhận tương đương • Cáp dự ứng lực không vỏ bọc loại 7 sợi • Đường kính 15.24 mm. • Diện tích mặt cắt ngang 140 mm2. • Cường độ chảy 1670 Mpa. • Cường độ bền 1860 Mpa. • Lực đứt cáp tối thiểu 260.7 kN. • Mô-đun đàn hồi 195 Gpa (+/- 5%: 185 Gpa ~ 205 Gpa) • Độ giãn dài do mỏi tối đa là 2.5% cho 70% của lực đứt cáp hoặc 3.5% cho 80% của lực đứt cáp. • Nhãn mác trên mỗi cuộn cáp chỉ rõ số cuộn và số mẻ. • Chứng chỉ cáp cho mỗi lô hàng. Cáp về công trường sẽ tiến hành lấy 02 tổ mẫu (mỗi tổ có 03 đoạn cáp dài 1m) để thí nghiệm. Lấy 01 tổ trong 02 tổ mẫu trên mang đi thử nghiệm, tổ còn lại lưu tại công trường. Thí nghiệm này thực hiện cho mỗi đợt cáp nhập về công trường. 2.2 Đầu neo sống và Đầu neo chết (1) Đầu neo sống: Đầu neo sống gồm có đế neo, khoá neo và nêm. (2) Đầu neo chết: Đầu neo chết được tạo ra từ những sợi cáp trong đường cáp được đánh rối, có chiều dài 1000mm ~ 1100mm, chiều rộng ≥ 250mm x 230mm. Đầu rối có hình củ hành với đường kính 40mm, có tác dụng làm tăng khả năng liên kết của đầu neo chết với bêtông. 2.3 Ống gen tạo đường cáp Ống gen được làm từ các tấm thép mạ màu dày 0.30mm, với gờ xoắn hình ốc. Chiều dài của mỗi ống gen từ 4m đến 6m. Loại đường cáp Đường kính ống gen (mm) 7 sợi cáp, mỗi sợi cáp có đường kính 15.24mm 70 P. 3 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  4. 2.4 Chân chống đường cáp. Các chân chống cho đường cáp phải được làm bằng thép, thông thường đường cáp nằm dầm được làm bằng thanh thép có đường kính 12mm. Thanh đỡ đường cáp được cố định với thép đai của dầm bằng kẽm buộc, Vị trí thanh chống đặt ở chiều cao khác nhau, được thể hiện trong bản vẽ cao độ đường cáp. 2.5 Ống nối ống gen Ống nối ống gen được làm bằng nhựa hoặc bằng ống gen có đường kính lơn hơn. Chiều dài ống nối nhỏ nhất là 200mm hoặc lơn hơn 4 lần đường kính ống gen. 2.6 Ống nối ống gen với đầu neo sống (ống nối đầu sống). Ống nối ống gen với neo sống được làm bằng nhựa hoặc được nối trực tiếp bằng ống gen và được quấn băng keo rất kỹ nhằm không cho vữa chui vao ống gen trong quá trình đổ bê-tông. 2.7 Ống nối ống gen với đầu neo chết (ống nối đầu chết). Ống nối ống gen với đầu neo chết được làm bằng nhựa hoặc bằng ống gen có đường kính lớn hơn. 2.8 Khuôn neo Khuôn neo được làm bằng nhựa hoặc bằng xốp hoặc bằng gỗ. Kích thước khuôn neo phải được đãm bảo cho việc lắp đặt khóa neo và việc kéo căng. 2.9 Van bơm vữa Van bơm vữa làm bằng nhựa 2.10 Vòi bơm vữa Vòi bơm vữa bằng nhựa có đường kính trong 12mm. Chiều dài vòi bơm vữa dài từ 300mm đến 400mm P. 4 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  5. 2.11 Băng keo Băng keo PVC có độ bám dính tốt dưới ánh nắng. 2.12 Hỗn hợp vữa. Hỗn hợp vữa bao gồm: • Ximăng Portland PC40 hoặc PCB40 trong bao 50 kg. • Nước sạch • Phụ gia Sika Intraplast Z-HV cho vữa (tác dụng: trương nở cho vữa) • Phụ gia Sikament NN cho vữa (tác dụng: tăng độ nhớt cho vữa) 3.0 THIẾT BỊ 3.1 Kích thuỷ lực Kích thuỷ lực có tác dụng kéo các sợi cáp trong đường cáp. Các kích thuỷ lực đưa vào sử dụng phải có chứng chỉ kiểm định để đảm bảo độ chính xác lực khi kéo căng. 3.2 Máy bơm thuỷ lực Máy bơm thuỷ lực có tác dụng truyền áp lực cho kích thuỷ lực theo đúng lực thiết kế, áp lực này được đo bằng đồng hồ đo áp. Đồng hồ đo áp phải có chứng chỉ kiểm định để đảm bảo độ chính xác khi đo áp lực. 3.3 Kích tạo đầu neo chết Kích tạo đầu neo chết có tác dụng đánh rối đầu cáp của đầu neo chết. 3.4 Máy trộn vữa Máy trộn vữa được thiết kế cho việc trộn và đảo vữa, là loại máy khuấy tròn và có cánh khuấy, cung cấp hỗn hợp vữa có tính chất đồng đều. 3.5 Máy bơm vữa Máy bơm vữa hút vữa từ máy trộn, sau đó bơm cho từng đường cáp. Máy bơm vữa có khả năng tạo áp lực tối đa là ≥ 0.7Mpa (7bar). 4.0 CƠ SỞ DỮ LIỆU TÍNH TOÁN ĐỘ DÀI CỦA CÁP • Hệ số ma sát u: 0.18 – 0.22 • Hệ số chệch hướng k: 0.02 – 0.04 • Khoảng tụt nêm: 6 mm • Chiều dài đầu neo chết L0: 1000mm ~ 1100mm • Chiều dài đường cáp từ đầu neo sống đến đầu neo chết: Le • Chiều dài đoạn bám dính đầu neo chết Lb: 2L0/3 • Chiều dài đường cáp để tính toán độ giãn Ltt: Le - Lb P. 5 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  6. 5.0 BẢO QUẢN VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ 5.1 Kho chứa Kho chứa phải được chuẩn bị trước và đủ rộng cho tất cả các vật tư sau: • Cuộn cáp • Ống cáp • Thân neo • Đầu neo • Nêm • Vật tư bơm vữa (xi măng, Sika Intraplast Z-HV, Sika NN...) • Các thiết bị (máy bơm, kích kéo căng, bơm thuỷ lực, máy trộn vữa, khung kích...) • Các dụng cụ dùng tay và các thiết bị tạm thời khác. Kho bãi phải đủ tiêu chuẩn để bảo quản vật tư không bị hư hại, các hành động phá hoại, các vật liệu bằng nhựa không bị biến dạng do nhiệt, các thiết bị bằng thép không bị sét rỉ. 5.2 Bảo quản vật tư và thiết bị Tất cả vật tư, thiết bị phải được đặt cách mặt đất và có lớp kê, được che phủ cẩn thận. Nêm và đầu neo, xi măng, Sika Intraplast Z-HV, Sika NN phải được bảo quản trong phòng hoặc trong container. Thiết bị được kiểm tra định kì, thường khoảng 10 tháng 1 lần. Cẩn thận khi vận chuyển để tránh hư hỏng về mặt cơ lý vật tư và thiết bị. Do hầu hết vật tư và thiết bị sử dụng cho việc thi công cáp dự ứng lực là khá nặng, nên trong quá trình thi công lắp đặt cần phải sử dụng đến các thiết bị cẩu để vận chuyển (Cẩu tháp, cẩu thùng …). 6.0 SÀN CÔNG TÁC Hệ thống sàn công tác đảm bảo cho việc lắp đặt (thân neo, luồn cáp,…), kéo căng và bơm vữa được thực hiện một cách an toàn. Sàn công tác rộng tối thiểu là 1.0m tính từ bề mặt đầu neo. Sàn công tác có khả năng chịu được tải trọng khoảng 1000 kg. P. 6 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  7. 7.0 CÔNG TÁC LẮP ĐẶT CÁP. 7.1 Lắp đặt đầu neo sống Đế neo của đầu neo sống (mục 2.2) được gắn với khuôn neo (mục 2.8) bằng kẽm buộc. Đuôi của đế neo được gắn ống nối đầu sống (mục 2.6) bằng kẽm buộc. Sau đó, đế neo và khuôn neo được cố định vào ván khuôn thành của dầm sàn theo đúng cao độ và vị trí theo bản vẽ thiết kế. Khi lắp đế neo, phải đảm bảo lỗ gắn vòi bơm vữa trên đế phải được lật lên trên. Tại giao điểm của trục đường cáp và ván khuôn thành thì ván khuôn thành phải được đục lỗ để cáp có thể luồn qua được. Trục của đế neo phải được lắp trùng với trục đường cáp. Vị trí liên kết đế neo và khuôn neo được bịt kín bằng băng keo để không cho vữa bêtông rò rỉ vào. 7.2 Tạo đường cáp, tạo đầu neo chết và lắp đặt đường cáp. 7.2.1 Cắt những sợi cáp trong đường cáp: Đo chiều dài của đường cáp trên bản vẽ : L1 (mm). Chiều dài của những sợi cáp trong đường cáp thực tế được cắt là : L= L1+∆L (mm). ∆L = Chiều dài sợi cáp cho phần vòng lên võng xuống trong sàn (500mm) + Chiều dài sợi cáp phục vụ cho việc kéo căng (1000mm). Cắt đủ số sợi cáp trong đường cáp từ cuộn cáp (mục 2.1). Sau đó, đặt chúng nằm sát nhau trên nền cứng, không bám đất và chuẩn bị luồn ống gen vào. Không được cắt bằng oxy-acetylen hoặc các phương pháp nhiệt tương tự. Nên dùng máy cắt có đĩa cắt. P. 7 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  8. Ghi lại số liệu của cuộn cáp đã dùng cho đường cáp này vào mẫu cắt cáp hiện trường để phục vụ cho công tác báo cáo kéo căng sau này. 7.2.2 Tạo đầu neo chết cho đường cáp. Những sợi cáp thừa ra khỏi ống nối đầu chết một đoạn là 1050mm ~ 1150mm được đánh rối bằng kích tạo đầu neo chết (mục 3.3). Đoạn cáp thừa sau khi được đánh rối gọi là đầu neo chết và có chiều dài là 1000mm ~ 1100mm. 7.2.3 Rải và lắp đặt đường cáp. Cao độ của đường cáp được đánh dấu lên trên coffa dầm dọc theo đường cáp, việc đánh dấu thể hiện phương ngang va phương đúng và đảm bảo đúng với bản vẽ cao độ đường cáp. Dùng chân chống (mục 2.4) lắp cho đường cáp theo cao độ trên bản vẽ thi công. Khoảng cách thông thường giữa các chân chống là 750mm tới 1000mm hoặc theo những ghi chú khác trên bản vẽ thi công. Chân chống đặt trên ván khuôn đáy và được cố định vào cốt thép sàn bằng kẽm buộc. Những đường cáp nằm trong dầm được kê trên thanh đỡ nằm ngang, thanh đỡ gắn cố định vào thép đai hoặc được treo cố định vào thép chủ phía trên. P. 8 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  9. Tại các điểm cao nhất và thấp nhất của đường cáp thì đường cáp có thể cố định vào lớp thép trên cùng và lớp thép dưới cùng để đạt được cao độ thiết kế mà không cần chân chống. Đường cáp được cố định với chân chống bằng kẽm buộc để tránh bị di chuyển trong quá trình đổ bêtông. Độ lệch của trục cáp cho phép so với bản vẽ thi công không được quá ±5mm theo phương đứng và ±100mm theo phương ngang. Chỉnh thẳng đường cáp bằng mắt và cố định các thanh đỡ trước khi đổ bêtông. 7.2.4 Nâng các đường cáp gia công sẵn lên vị trí cần lắp đặt. Những đường cáp gia công sẵn sẽ được nâng lên vị trí lắp đặt bằng khung nâng và cần cẩu tháp do nhà thầu chính cung cấp. Đặt đường cáp vào khung nâng một cách cẩn thận để tránh bị rơi trong khi nâng. Nâng chậm các đường cáp lên đúng vị trí lắp đặt. Lấy đường cáp ra khỏi khung nâng khi lên tới vị trí lắp đặt, đặt những đường cáp này vào đúng vị trí tập kết để chuẩn bị cho việc lắp đặt đường cáp. 7.2.5 Lắp đặt neo chết. Sau khi rải và lắp đặt đường cáp vào đúng vị trí như mục 7.2.2, Đầu neo chết được chỉnh lại cho đúng hình dạng, vị trí và cao độ. Phần đầu rối ở đầu neo chết được cố định bằng kẽm buộc. Trục đầu neo chết phải được đặt trùng với trục của đường cáp. 7.3 Lắp van bơm vữa, vòi bơm vữa và hoàn thiện trước khi đổ bêtông. 7.3.1 Lắp van bơm vữa và vòi bơm vữa. Đục một lỗ có đường kính 10mm xuyên qua bề mặt ống gen của đường cáp, đặt van bơm vữa (mục 2.9) tại vị trí này để vữa có thể đi từ ống gen ra vòi bơm vữa hoặc ngược lại. Van bơm vữa được cố định bằng kẽm buộc và giữ chặt, kín bằng băng keo dính. Van bơm vữa được đặt ở các điểm cao nhất của đường cáp, khoảng cách giữa các van bơm vữa từ 15m đến 20m. Ngoài ra, van bơm vữa còn được gắn tại ống nối ống gen với đầu neo chết. Gắn vòi bơm vữa (mục 2.10) cho tất cả các van bơm vữa của đường cáp, đầu neo sống và đầu neo chết. Vị trí liên kết vòi bơm vữa và van bơm vữa được cố định bằng kẽm buộc. Trong trường hợp vòi bơm vữa được đặt trong cột hoặc vách cứng, vòi bơm vữa phải được lắp đặt xuyên qua ván khuôn cột hoặc vách cứng khi lắp đặt ván khuôn. Tất cả vòi bơm vữa phải được khoá chặt ngay sau khi lắp đặt để tránh vữa bê tông có thể chui vào ống gen cáp trong quá trình đổ bêtông. P. 9 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  10. 7.3.2 Hoàn thiện trước khi đổ bêtông. Bảo vệ các đoạn cáp thừa ra khỏi đầu neo sống bằng ống gen. Kiểm tra lại mọi chi tiết để đảm bảo chất lượng trước khi đổ bêtông theo qui trình kiểm tra lắp đặt cáp dự ứng lực : QT-DUL-01 tại Phụ lục A. P. 10 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  11. 7.4 Các vấn đề lưu ý khi đổ bê tông. Đổ bêtông phải được thực hiện cẩn thận tránh không làm hư hỏng ống gen đường cáp do công tác đầm gây ra. Đầm bêtông tại đầu neo sống và đầu neo chết phải được thực hiện cẩn thận để hạn chế lỗ rỗng trong bê tông. Trong quá trình di chuyển vòi bơm bêtông tránh làm hư hỏng vòi bơm vữa, ống gen và cao độ đường cáp. 8.0 CÔNG TÁC KÉO CĂNG CÁP. 8.1 Chuẩn bị kéo căng. Sau khi đổ bê tông được 48 tiếng, nhà thầu chính phải tháo ván khuôn thành, để sau đó nhà thầu DƯL sẽ tháo khuôn neo Làm sạch các vết vữa ximăng dính trên bề mặt của đế neo do quá trình đổ bêtông. Kiểm tra các sợi cáp có bị khuyết tật hay không? Nếu có khuyết tật, phải báo cáo cho nhà thầu chính hoặc tư vấn giám sát để có biện pháp xử lý. Lắp khoá neo vào đế neo và gắn chặt nêm cho từng sợi cáp. Đánh tên cho mỗi đường cáp theo bản vẽ thi công bằng sơn. Kiểm tra chứng chỉ kiểm định kích thuỷ lực, đồng hồ đo áp trước khi sử dung. Nếu quá 6 tháng, kích thuỷ lực và đồng hồ đo áp phải được kiểm định lại trước khi đem ra công trường để kéo căng. Kích thuỷ lực và đồng hồ đo áp phải được kiểm định định kì 6 tháng 1 lần. Kiểm tra vận hành thử máy bơm thuỷ lực, kích kéo căng, đồng hồ đo áp, nguồn điện, ống nối thuỷ lực để đảm bảo toàn bộ hệ thống trong tình trạng làm việc bình thường. Chỉ được kéo căng cáp khi bêtông đạt được cường độ yêu cầu theo bản vẽ thiết kế và có văn bản cho phép kéo căng của nhà thầu chính hoặc tư vấn giám sát. Lực kéo và trình tự kéo phải tuân thủ theo đúng chỉ định trong bản vẽ thi công. P. 11 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  12. 8.2 Các bước kéo căng các đường cáp. Trước khi kéo căng kiểm tra sự làm việc của kích, đầu neo và nêm của kích hoạt động bình thường. Kéo căng cáp được thực hiện một lần mỗi đường cáp tròn. Kích được luồn qua sợi cáp, ép sát vào mặt khoá neo rồi tiến hành kéo căng. Kéo khử chùng với áp lực kéo: 5 Mpa. Xịt sơn cho từng sợi cáp. Hồi kích về lại áp lực 0.0 Mpa và sau đó tiến hành kéo (với áp lực tăng 10Mpa) như sau: Lần 01: 5 Mpa. Lần 02: 15 Mpa. Đo độ giãn dài Lần 03: 25 Mpa. Đo độ giãn dài ........ Và kéo đến khi đạt áp lực cho lực thiết kế qui định. Hồi kích về bằng cách giảm áp lực xuống bằng 0 và tháo kích thuỷ lực ra khỏi sợi cáp vừa kéo. Lặp lại các bước như trên cho các đường cáp tiếp theo. Ghi lại tên, lực kéo căng và độ giãn dài của đường cáp vào báo cáo kéo căng tại hiện trường. Báo cáo kéo căng và độ giãn dài sẽ tính toán, hoàn chỉnh và kiểm tra bởi kỹ sư của NAMCONG POST-TENSIONING, trước khi trình cho nhà thầu chính và tư vấn giám sát phê duyệt (tính toán theo Phụ lục C). P. 12 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  13. Kiểm tra công tác kéo căng theo qui trình : QT-DUL-02 tại Phụ lục A. Cáp thừa ngoài đầu neo sẽ không được cắt cho đến khi có sự đồng ý của tư vấn giám sát. 8.3 Dung sai độ giãn dài của đường cáp. Tuân theo tiêu chuẩn AS3600-2001, sai số độ giãn dài là +/- 10%. 9.0 CÔNG TÁC BƠM VỮA 9.1 Chuẩn bị bơm vữa. Dựa trên kết quả kéo căng và biên bản cắt cáp được tư vấn giám sát duyệt thì tiến hành cắt các đoạn cáp thừa ra bên ngoài khoá neo. Đoạn cáp thừa còn lại sau khi cắt là 20mm kể từ khoá neo. Nhà thầu chính tiến hành bịt những lỗ do khuôn neo tạo ra bằng hỗn hợp vữa cát và ximăng (tỷ lệ ximăng/cát là 1:1) nhằm bảo vệ đầu neo sống. Bơm vữa phải được tiến hành trong vòng 28 ngày kể từ ngày kéo căng cáp. Tỉ lệ trộn vữa là: • Tỷ lệ nước(lít) / Ximăng(kg): 36% - 40% theo trọng lượng ximăng. • Sika Intraplast Z(kg) : 1% - 2% theo trọng lượng ximăng. • Sikament NN(lít): 0.6% - 2% theo dung lượng ximăng. • Độ chảy: 14 - 28 giây. • Cường độ nén: tối thiểu 30N/mm2 sau 28 ngày. • Thời gian trộn: tối thiểu 4 phút. Vữa phải được thử nghiệm trước khi bơm để xác định tỷ lệ thích hợp. Để biết thêm về phụ gia sika dùng cho vữa, tham khảo tại Phụ lục B. Ximăng, phụ gia sika, nước phải được tập kết đầy đủ trước khi bơm vữa. Nguồn điện phải được đảm bảo ổn định trong suốt quá trình bơm vữa. Kiểm tra nhân công, đồ bảo hộ, kẽm buộc, các thiết bị đo cấp phối trước khi bơm vữa, nếu cần thiết phải có bể chứa nước. P. 13 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  14. Vận hành thử máy bơm vữa, máy trộn vữa hoạt động bình thường. Kiểm tra đồng hồ đo áp máy bơm vữa còn trong thời gian kiểm định không? Trước khi bơm vữa, các đường cáp phải được kiểm tra có thông hay không bằng cách thử nước. 9.2 Quy trình trộn vữa Trộn vữa bằng máy bơm vữa. Cho nước vào máy trộn tới mực yêu cầu. Khởi động máy bơm vữa và cho vào phụ gia Sika NN theo lượng đã định sẵn. Sau đó cho ximăng vào từng bao một theo lượng định sẵn và trộn trong khoảng 2 phút. Nếu cần có thể dùng lưới lọc để loại bỏ ximăng cục chưa tan có trong vữa. Cho phụ gia Sika Intraplast Z-HV đã định sẵn vào và trộn khoảng 2 phút nữa cho tới khi hỗn hợp vữa đều, màu sắc đồng nhất. Các thí nghiệm vữa trước khi tiến hành bơm sẽ được thực hiện theo yêu cầu trong Mục 10.0. Ngay sau khi các thí nghiệm vữa để kiểm tra chất lượng cần thiết đã được thực hiện, có thể tiến hành bơm. 9.3 Quy trình bơm vữa Vữa được bơm vào ống gen qua van bơm vữa tại đầu neo chết hoặc đầu neo sống (gọi là miệng bơm). Phải kiểm tra vữa trào ra các van bơm vữa trên đường cáp cho đến khi vữa không còn bọt khí và thành phần của vữa đều giống như trong máy trộn trước khi đóng van bơm vữa lại. Quá trình bơm vữa cho mỗi đường cáp nên được thực hiện liên tục. Nếu quá trình bị ngưng giữa chừng trên 30 phút, đường ống cần cần phải làm sạch bằng nước và khí nén trước khi tiếp tục bơm lại. Nếu áp lực bơm vữa tại vòi bơm vữa đạt 1Mpa hoặc 10 bar (đối với những đường cáp dài), miệng bơm phải được chuyển tới vòi bơm vữa tiếp theo đã được bơm đầy và viêc bơm vữa sẽ tiếp tục từ đó. Sau khi đã thấy vữa chảy ra ở van bơm vữa cuối đường cáp, nghĩa là toàn bộ đường cáp đã được bơm đầy, vòi bơm được đóng lại và duy trì áp lực xấp xỉ 0.7-Mpa hoặc 7-bar trong khoảng 30 giây. Sau đó, van bơm vữa tại miệng bơm được đóng lại. Tất cả các vòi bơm vữa được cắt ra bằng mặt bêtông dầm sàn sau khi kết thúc việc bơm vữa được 24 tiếng đồng hồ. Ghi lại quá trình bơm vữa vào báo cáo. Kiểm tra công tác bơm vữa theo qui trình: QT-DUL-03 tại Phụ lục A. 10.0 THỬ VỮA 10.1 Thử độ sệt của vữa. P. 14 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  15. Kiểm tra độ sệt của vữa là kiểm tra thời gian chảy của vữa từ phễu hình nón. Thể tích vữa thử là 1725ml. Thời gian chảy được đo bằng đồng hồ bấm giờ. Thời gian được tính từ lúc vữa bắt đầu chảy ra khỏi phễu cho tới lúc hết vữa. Thời gian chảy của vữa đạt yêu cầu là: từ 14 giây đến 28 giây. Việc thử độ sệt được thực hiện trực tiếp và trong khoảng thời gian 15 phút sau khi trộn vữa. Nếu bị lỗi, nghĩa là khi thời gian chảy của vữa sớm hơn 14 giây thì tăng thời gian trộn và nếu thời gian chảy của vữa lâu hơn 28 giây thì cho thêm phụ gia Sika NN vào. Việc thử vữa này được tiến hành cho mỗi mẻ trộn. 10.2 Lấy mẫu vữa để kiểm tra cường độ chịu nén. Khuôn lấy mẫu thử có kích thước 100x100x100. Sau khi đổ đầy vữa, đậy khuôn lại bằng tấm kim loại. Mỗi ca làm việc 8h lấy 2 tổ mẫu 6 viên. Sau 18-24h tháo mẫu ra khỏi khuôn và bảo quản mẫu trong nước. Cường độ nén của khối vữa sau 28 ngày tối thiểu là 30 Mpa. Mỗi lần thử gồm 3 mẫu (một tổ mẫu). Thí nghiệm này được thực hiện mỗi sàn cho một tổ mẫu (3 viên). 11.0 AN TOÀN -AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT- 11.1 Khái quát. Tất cả các kỹ sư của dự án là người chịu trách nhiệm về an toàn thi công trên công trường. Tất cả nhân viên công trường của NAMCONG POST-TENSIONING đều phải được phát đồ bảo hộ lao động phù hợp (mũ an toàn, dây an toàn…) Khi thi công ở giàn giáo trên cao công nhân phải đeo dây an toàn. Bất kỳ tai nạn nào xảy ra đều phải được báo cáo cho Ban an toàn của nhà thầu chính càng sớm càng tốt. P. 15 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  16. Giàn giáo phải được lắp ráp chính xác, có thanh đỡ nếu nhà thầu chính muốn mở rộng ra khoảng không. 11.2 Nâng vật tư và thiết bị. Mọi thiết bị dùng để nâng phải có chứng nhận đã kiểm định còn hiệu lực. Vật nâng phải được treo trong trạng thái cân bằng. Không ai được đứng hoặc làm việc phía dưới vật nâng khi nâng. Khi xếp vật được nâng làm nhiều lớp phải đảm bảo chúng có thể nằm vững khi nâng. 11.3 Gia công và lắp đặt cáp. Khu vực lắp đặt cáp phải được coi là khu vực đặc biệt mà chỉ có nhân viên NAMCONG POST- TENSIONING, đại diện của công ty tư vấn và nhà thầu được phép vào và có thông báo trước. Phải dùng kính bảo vệ mắt trong khi cắt cáp bằng máy cắt đĩa. Phải đeo dây an toàn khi thao tác ở trên cao và tại giàn giáo bao che. 11.4 Kéo căng cáp dự ứng lực. Khu vực kéo cáp phải được coi là khu vực đặc biệt mà chỉ có nhân viên NAMCONG POST- TENSIONING, đại diện của công ty tư vấn và nhà thầu chính được phép vào và có thông báo trước. Cấm đi lại, đứng trước hướng kích thuỷ lực kéo ra khi thực hiện các công tác kéo cáp. Khi có người làm việc ở dưới khu vực cấm, phải dùng các tấm gỗ che trước đầu neo sống và đầu neo chết để chặn cáp trong trường hợp cáp bị đứt. CẤM ĐỨNG PHÍA TRƯỚC HƯỚNG KÍCH THUỶ LỰC KÉO RA TRONG TOÀN BỘ QUÁ TRÌNH KÉO CĂNG. 11.5 Bơm vữa Khi trộn ximăng và bơm vữa phải mang găng tay nhựa và mặt nạ chống bụi. Dùng kính bảo vệ mắt trong khi kiểm tra ống thoát vữa dưới áp lực cao. P. 16 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  17. PHỤ LỤC A A1 - QUY TRÌNH SỐ: QT- DUL- 01 (QUY TRÌNH KIỂM TRA CÔNG TÁC LẮP ĐẶT ĐƯỜNG CÁP) A1.1 Kiểm Tra Vị Trí Của Đường Cáp: - Kiểm tra sai lệch của đường cáp theo phương đứng là ±5mm. - Kiểm tra sai lệch của đường cáp theo phương ngang là ±100mm. A1.2 Kiểm Tra Ống Ghen Của Đường Cáp: - Kiểm tra vị trí tiếp giáp đầu neo sống đã quấn băng keo chưa? - Kiểm tra vị trí tiếp giáp đầu neo chết đã quấn băng keo chưa? - Kiểm tra vị trí khớp nối của ống ghen đã quấn băng keo chưa? - Kiểm tra ống ghen không có khuyết tật. A1.3 Kiểm Tra Vòi Bơm Vữa: - Kiểm tra vòi bơm vữa đã gắn tại đầu neo chết, neo sống và các điểm trung gian chưa? - Kiểm tra đã buộc kẽm dưới chân vòi bơm vữa chưa? - Kiểm tra đã quấn băng keo dưới chân vòi bơm vữa chưa? - Kiểm tra đã có thanh đỡ cho vòi bơm vữa chưa? - Kiểm tra đã khoá vòi bơm vữa trước khi đổ bêtông chưa? A1.4 Kiểm Tra Chân Chống Bó Cáp: - Kiểm tra chân chống có được định vị cố định không? - Kiểm tra chân chống có sơn chống rỉ không? A1.5 Kiểm Tra Đầu Neo Chết: - Kiểm tra chiều dài đầu neo chết là 1000mm ~ 1100mm. - Kiểm tra chiều rộng tối thiểu của đầu neo chết là 250mm x 230mm. - Kiểm tra thép gia cường đầu neo chết lắp đặt đúng thiết kế không? A1.6 Kiểm Tra Đầu Neo Sống: - Kiểm tra đế neo đã gắn khuôn neo bằng xốp hay bằng nhựa chưa? - Kiểm tra bề rộng khuôn neo tối thiểu phải bằng bề rộng đế neo. - Kiểm tra khuôn neo đã đặt sát ván khuôn thành chưa? - Kiểm tra thép gia cường đầu neo sống đã lắp đặt đúng thiết kế không? A1.7 Kiểm Tra Số Lượng Cáp Và Đầu Thừa Của Cáp: - Kiểm tra số sợi cáp trong mỗi đường cáp có đúng theo thiết kế không? - Kiểm tra chiều dài đoạn cáp thừa tại đầu neo sống đủ để thao tác kéo căng? - Kiểm tra số lượng trong bó cáp có đúng theo bản vẽ thiết kế không? A2 - QUY TRÌNH SỐ: QT- DUL- 02 (QUY TRÌNH KIỂM TRA CÔNG TÁC KÉO CĂNG) A2.1 Kiểm Tra Công Tác Chuẩn Bị: - Kiểm tra kết quả nén mẫu bêtông sàn có đạt cường độ thiết kế yêu cầu khi kéo căng không?. - Kiểm tra vận hành thử kích thuỷ lực, máy bơm cho kích thuỷ lực, đồng hồ đo áp lực. - Chuẩn bị thước đo bằng thép, sơn xịt. P. 17 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  18. - Kiểm tra đường cáp đã được gắn khoá neo và nêm chưa? - Kiểm tra đường cáp đã được đánh số theo bản vẽ thi công cáp chưa? A2.2 Kiểm Tra Công Tác An Toàn Khi Thao Tác: - Kiểm tra giàn giáo thao tác có bề rộng ≥1.0m và chịu sức nặng ≥ 1000.0 kG không? - Kiểm tra người thao tác có đeo dây an toàn không? - Kiểm tra kích thuỷ lực có được đeo dây an toàn khi kéo100% lực thiết kế không? - Không có người đứng trước hướng kích thuỷ lực lúc đang kéo 100% lực thiết kế? A2.3 Qui Trình Kéo Căng Cáp: - Kéo khử chùng với áp lực 5Mpa. - Kéo tăng theo mỗi mức áp lực 10Mpa. - Sau đó tiến hành kéo 100% lực thiết kế cho tất cả các đường cáp. - Lực kéo cho mỗi sợi cáp là 212kN. A2.4 Kiểm Tra Công Tác Kéo Căng: - Kiểm tra tất cả các sợi cáp trong đường cáp đã kéo khử chùng trước khi kéo 100% lực thiết kế. - Kiểm tra tất cả các sợi cáp của đường cáp đã xịt sơn trước khi kéo 100% lực thiết kế. - Ghi chỉ số đồng hồ đo áp lực khi lực kéo đạt 100% lực thiết kế vào biểu mẫu kéo căng tại hiện trường. - Đo độ giãn dài của từng sợi cáp và ghi vào biểu mẫu kéo căng tại hiện trường khi kéo đủ 100% lực thiết kế. - Báo cáo chủ đầu tư và đề xuất biện pháp xử lý khi có sự cố xảy ra. Không được tuỳ ý thực hiện khi không có sự đồng ý của chủ đầu tư. A3 - QUY TRÌNH SỐ: QT- DUL- 03 (QUY TRÌNH KIỂM TRA CÔNG TÁC TRỘN VỮA VÀ BƠM VỮA) A3.1 Công Tác Chuẩn Bị: A3.1.1 Thiết bị và vật liệu thi công: - Kiểm tra máy móc thiết bị thi công :Giấy chứng nhận hợp chuẩn, vận hành thử. - Vật liệu: (chất lượng, số lượng theo thiết kế) • Xi măng: PC40 hoặc PCB40. • Sika intraplast Z-HV. • Sika NN. • Nước. • Kẽm buộc. - Kiểm tra công tác trám các đầu neo sống và thông đường cáp. A3.1.2 An toàn lao động vệ sinh mội trường: - Kiểm tra mặt bằng thi công, kiểm tra giàn giáo. - Nhân lực : cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề, trang bị bảo hộ - An toàn điện: Kiểm tra dây dẫn, ổ cắm có đảm bảo điều kiện an toàn không? Nguồn điện có đảm bảo trong suốt qua trình bơm vữa không? A3.2 Công Tác Kiểm Tra Trước Khi Bơm Vữa Và Cấp Phối Vữa: - Tập kết vật tư tại nơi thi công - Kiểm tra trước khi bơm vữa của đường cáp: cắt ống thông hơi, vệ sinh ống thông hơi. - Trám vữa các đầu neo có đạt yêu cầu không? - Bơm nước thử ống ghen đường cáp có thông không? P. 18 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  19. - Cấp phối vữa cho một mẻ trộn thực tế tại công trường: • Ximăng PC40 hoặc PCB40 : 100 kg (2 bao) • Nước sạch : 35 lít (02 thùng 19 lít ) • Sika intraplast Z -HV : 0.7 Kg (dạng bột) • Sika NN : 1.0 lít (dạng lỏng) A3.3 Công Tác Kiểm Tra Trong Quá Trình Bơm: A3.3.1 Kiểm tra vữa: - Kiểm tra thời gian trộn mẻ vữa ≥ 4 phút, thời gian thi công cho một mẻ trộn ≤30 phút. - Vữa phải đồng nhất về màu sắc, độ sệt từ 14 giây đến 28 giây. - Lấy mẫu thử cường độ vữa sau 28 ngày.(Rv28=30N/mm2) A3.3.2 Kiểm tra bơm vữa: - Kiểm tra vữa trào ra ở các van đầu cuối cùng không? Màu sắc vữa có giống màu của cấp phối không? Chỉ cho phép ngừng bơm khi thỏa các điều kiện trên. - Áp lực trước khi kết thúc bơm vữa là ≥ 0.7MPa(tại máy bơm) A3.4 Công Tác Kết Thúc Quá Trình Bơm: - Kiểm tra các van bơm của đường cáp có được khóa sau khi kết thúc quá trình bơm. - Đánh giá độ đồng nhất của vữa ở cuối đường cáp để kết thúc quá trình bơm vữa. - Dọn vệ sinh mặt bằng thi công. - Đề xuất, báo cáo chủ đầu tư các sự cố (nếu có) để xử lý. Không được tự ý thực hiện khi chưa có sự đồng ý của chủ đầu tư. P. 19 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
  20. PHỤ LỤC B PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN BÁO CÁO KÉO CĂNG C1 – CÁC KÝ HIỆU Le : Chiều dài đường cáp từ đầu neo sống đến cuối đầu neo chết (m). L0 : Chiều dài đầu neo chết = 750mm. Lb : Chiều dài của đầu neo chết không giãn dài khi kéo căng = 2L0/3 = 500mm. Ltt : Chiều dài đường cáp để tính toán độ giãn dài = 1000Le – Lb (mm). ∆L : Độ giãn dài lý thuyết của đường cáp theo thiết kế (mm). ∆L0 : Độ giãn dài lý thuyết của đường cáp đã hiệu chỉnh theo chiều dài tính toán Ltt (mm). E : Module đàn hồi của cáp theo thiết kế = 195Gpa. A : Diện tích ngang của sợi cáp theo thiết kế: 100mm2. Ett : Module đàn hồi của cáp theo thực tế thi công (Gpa). Att : Diện tích ngang của sợi cáp theo thực tế thi công (mm2). ∆L1 : Độ giãn dài lý thuyết của đường cáp đã hiệu chỉnh theo Ett và Att (mm2). ∆L2 : Độ giãn dài lý thuyết của đường cáp đã hiệu chỉnh sau khi tụt nêm 6mm (mm). ALKC : Áp lực khi kéo khử chùng đường cáp = 5Mpa. ALTK : Áp lực khi kéo đúng lực thiết kế cho đường cáp (Mpa). ∆L3 : Độ giãn dài thực tế của đường cáp khi kéo với áp lực ALKC (mm). ∆L4 : Độ giãn dài thực tế của đường cáp khi kéo từ áp lực ALKC đến áp lực ALTK (mm). ∆L5 : Độ giãn dài thực tế của đường cáp khi kết thúc kéo căng (mm). ∆% : Độ giãn tương đối của độ giãn dài thực tế so với độ giãn dài lý thuyết của từng sợi cáp (%). ∆tb% : Độ giãn dài tương đối trung bình của các sợi cáp trong đường cáp (%). C2 – CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN Ta có: L0 = 750mm. Lb = 2L0/3 = 2*750/3 = 500mm. Ltt = Le*1000 – Lb = 1000Le – 500 (mm). ∆L0 = (Ltt*∆L) / (1000Le) (mm). E = 195Gpa. A = 100mm2. ∆L1 = ∆L0*E*A / (Ett*Att) (mm). ∆L2 = ∆L1 – 6 (mm). ∆L3 = ∆L4*ALKC / (ALTK – ALKC) (mm). ∆L4 được đo trên hiện trường khi kéo từ ALKC đến ALTK. ∆L5 = ∆L3 + ∆L4 (mm). P. 20 Namcong Engineering Corporation – www.namcong.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2