intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình luận, giới thiệu hệ thống các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

Chia sẻ: Viettuan Viettuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

343
lượt xem
138
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể nói, ở Việt Nam, Luật pháp Việt Nam đã đồng nghĩa các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng với các tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh cña ngân hàng như: các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; Các hạn chế, điều kiện tiến hành hoạt động ngân hàng; các qui định về cơ cấu tổ chức bộ máy của TCTD, tiêu chuẩn về năng lực và trình độ đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt của TCTD... Những qui định này đã và......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình luận, giới thiệu hệ thống các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

  1. Bình luận và giới thiệu hệ thống các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam Có thể nói, ở Việt Nam, Luật pháp Việt Nam đã đồng nghĩa các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng với các tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh cña ngân hàng như: các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; Các hạn chế, điều kiện tiến hành hoạt động ngân hàng; các qui định về cơ cấu tổ chức bộ máy của TCTD, tiêu chuẩn về năng lực và trình độ đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt của TCTD... Những qui định này đã và đang ngày càng gần gũi với những nội dung trong nội hàm của cụm từ: “các biện pháp thận trọng trong hoạt động Ngân hàng” mà nhiều nước trên thế giới đang sử dụng. Theo quan điểm của tôi, đã đến lúc Việt nam cũng rất cần sử dụng các thuật ngữ tương đồng với quốc tế để áp dụng vào điều kiện cụ thể của mình để tiện trong việc tham chiếu và tranh luận khoa học về cùng một vấn đề nhưng xưa nay mỗi bên lại gọi bằng tên khác nhau. Trong bài víết này, tôi xin sử dụng cụm từ “biện pháp thận trọng...” để mô tả các qui định mà Việt nam gọi là “an toàn” trong hoạt động Ngân hàng và đề xuất định nghĩa sau: Biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng bao gồm 2 trạng thái: tĩnh và động. Trong đó: - Trạng thái tĩnh là hệ thống các tiêu chuẩn được qui định trước hoặc những tiêu chí tham chiếu bắt buộc các ngân hàng hay Định chế tài chính phải tuân thủ trong hoạt động của mình. Các tiêu chí này quy định trong 4 nhóm quan hệ lớn: + Các tỷ lệ an toàn tài chính; + Các điều kiện tiến hành giao dịch; + Các qui tắc và tiêu chuẩn về bộ máy tổ chức, nhân sự; + Mục tiêu chính sách tiền tệ vá các quan hệ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá. - Trạng thái động là các hoạt động tổ chức triển khai, đặc biệt là hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm toán... nhằm chuyển tải các quy định về thận trọng vào các hoạt động thực tiễn và đề xuất những thay đổi các quy định thận trọng cho phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển. Theo định nghĩa nêu trên, một cách khái quát nhất về hệ thống các biện pháp thận trọng trong hoạt động Ngân hàng hiện hành ở Việt nam bao gồm: 1. Cơ sở Pháp lý để điều chỉnh các hoạt động Ngân hàng Luật NHNN (năm 1997) qui định NHNN là ngân hàng trung ương của Việt Nam và là ngân hàng của các TCTD. Vì vậy, trong thực thi và điều hành CSTT, NHNN sử dụng một số công cụ CSTT, đặc biệt các nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN có tác dụng như những biện pháp thận trọng khi sử dụng các nghiệp vụ dưới đây trong khuôn khổ những giới hạn về “gía”, về “mức” và về “điều kiện” của các bên khi tham gia giao dịch trong từng thời kỳ cụ thể của thị trường: (i) Nghiệp vụ thị trường mở (đối với các TCTD); (ii) Chiết khấu/tái chiết khấu giấy tờ có giá (đối với các NHTM); (iii) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (đối với các NHTM); (iv) Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng (đối với các NHTM);
  2. (v) Hoán đổi ngoại tệ (đối với các TCTD); (vi) Khoản vay đặc biệt đối với TCTD bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc trong trường hợp cấp bách. Luật các TCTD (1997) điều chỉnh tổ chức và nghiệp vụ mà TCTD và TCTD phi Ngân hàng buộc phải tuân thủ khi ra đời và tiến hành các giao dịch với thị trường tài chính. Các nội dung này sẽ được giới thiệu ở các mục liên quan trong bài viết này. 2. Hệ thống các quan hệ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá là 2 công cụ điều hành kinh tế vĩ mô quan trọng của Chính phủ. Mối quan hệ giữa 2 chính sách này có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các TCTD. Vì vậy, mối quan hệ giữa CSTT và chính sách tài khoá có thể được xem như là một biện pháp thận trọng ở tầm vĩ mô thông qua tác động của nó đến thị trường tiền tệ và diễn biến kinh tế vĩ mô. Mối quan hệ này thể hiện: (i) NHNN làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước trong việc tổ chức đấu thầu, phát hành và thanh toán các trái phiếu, tín phiếu kho bạc; (ii) Tạm ứng (cho vay ngắn hạn) cho ngân sách nhà nước và ngân sách nhà nước phải hoàn trả trong năm tài chính. 3. Các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và các hạn chế, điều kiện tiến hành hoạt động dịch vụ ngân hàng 3.1. Các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD (năm 2004) qui định các TCTD phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây: (i) Khả năng chi trả: Được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản có có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản nợ phải thanh toán tại một thời điểm nhất định của TCTD. Tỷ lệ này hiện nay được qui định là không dưới 1; (ii) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có so với tài sản có, kể cả cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro. Tỷ lệ này hiện nay được qui định là không dưới 8%; (iii) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn. Tỷ lệ này hiện nay được qui định tuỳ theo loại hình TCTD và đặc biệt tuỳ vào năng lực hạch toán và kiểm soát dòng tiền của các TCTD (nhưng thông thường tỷ lệ này vẫn phải
  3. (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc). TCTD không được chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng trên để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng. (ii) Hạn chế tín dụng đối với khách hàng có quan hệ (connected lending) - TCTD không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau: + Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD; kế toán trưởng, thanh tra viên; + Các cổ đông lớn của TCTD - Cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của TCTD. + Doanh nghiệp có một trong những đối tượng mà TCTD không được phép cấp tín dụng nói trên sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh ghiệp đó. - Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng mà TCTD không được cấp tín dụng không có bảo đảm, tín dụng với điều kiện ưu đãi không được vượt quá 5% vốn tự có của TCTD; (iii) Qui định về những nhu cầu vốn không được cho vay - Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng; - Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; - Đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. (iv) Hạn chế tập trung cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính. - Tổng dư nợ cho vay đối với 1 khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD; - Mức bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của TCTD do Thống đốc NHNN qui định; - Mức cho thuê tài chính đối với khách hàng của TCTD thực hiện theo qui định của Chính phủ; (v) Các qui định về phương thức cho vay và bảo lãnh, lưu giữ hồ sơ tín dụng, nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng. (vi) Các qui định về bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm. b. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần: Mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD trong một doanh nghiệp, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD trong tất cả các doanh nghiệp không được vượt quá mức tối đa do Thống đốc NHNN qui định đối với từng loại hình TCTD. c. Về đầu tư vào tài sản cố định: TCTD được mua, đầu tư vào TSCĐ của mình không quá 50% vốn tự có. d. Về kinh doanh ngoại hối:
  4. TCTD được kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi được NHNN cho phép. TCTD được phép kinh doanh ngoại hối phải tuân thủ các qui định về tỷ giá, phương thức giao dịch và duy trì trạng thái ngoại hối theo qui định của NHNN. e. Một số hoạt động về huy động vốn, thanh toán và kinh doanh khác cần phải đáp ứng một số qui định, điều kiện của NHNN: - Phát hành giấy tờ có giá; - Thanh toán quốc tế; f. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng: Luật TCTD (năm 1997) qui định các điều kiện (chủ yếu về tài chính, phương án kinh doanh và năng lực, trình độ chuyên môn, quản trị, điều hành), hồ sơ để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng; các trường hợp TCTD bị thu hồi giấy phép. g. Phá sản, thanh lý, giải thể: - Sau khi NHNN không áp dụng hoặc chấm dứt các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD mà TCTD đó vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thì có thể bị tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản theo qui định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. - TCTD giải thể trong các trường hợp sau: + Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được NHNN chấp thuận; + Khi hết hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được NHNN chấp thuận; + Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động. Khi giải thể, TCTD phải tiến hành thanh lý dưới sự giám sát của NHNN. h. Kiểm soát đặc biệt: TCTD có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của NHNN trong những trường hợp sau: - Có nguy cơ mất khả năng chi trả; - Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán; - Số lỗ luỹ kế của TCTD lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ tự có và các quĩ. i. Những thay đổi phải được NHNN chấp thuận: - Tên của TCTD; - Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp; - Địa điểm đặt trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện; - Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động; - Chuyển nhượng cổ phần có ghi tên quá tỷ lệ qui định của NHNN;
  5. - Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông lớn; - Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát. Đánh giá chất lượng tài sản và dự phòng rủi ro TCTD phải thực hiện phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Khoản dự phòng rủi ro này phải được hạch toán vào chi phí hoạt động. g. Về quản lý tài chính - kế toán: - Chính phủ qui định mức vốn pháp định của mỗi loại hình TCTD; - TCTD phải thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản kế toán, chế độ chứng từ theo qui định của pháp luật về kế toán, thống kê; - Hàng năm TCTD phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quĩ sau: + Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5% lợi nhuận sau thuế); + Các quỹ khác theo qui định của pháp luật. TCTD không được dùng các quỹ trên để trả lợi tức cổ phần. - Công khai báo cáo tài chính: Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, TCTD phải công khai các báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật. j. Kiểm toán TCTD: Chậm nhất là 30 ngày trước khi kết thúc năm tài chính, TCTD phải được một tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện theo quy định của NHNN kiểm toán hoạt động của mình. 4. Các yêu cầu về cơ cấu tổ chức và năng lực quản trị, điều hành của các TCTD 4.1. Về cơ cấu tổ chức của TCTD: - Qui định về bộ máy HĐQT, Ban điều hành, hệ thống kiểm soát thuộc HĐQT và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ thuộc Ban điều hành. - Qui định về mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, đơn vị sự nghiệp; thành lập các công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, qủan lý, khai thác và bán tài sản. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty được qui định bởi Luật các TCTD và NHNN. - Qui định về điều kiện, thủ tục chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, giải thể TCTD. 4.2. Về Quản trị điều hành và kiểm soát - Chấp thuận các chức danh chủ chốt của TCTD: Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị; Trưởng ban và các thành viên khác trong Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD phải được Thống đốc NHNN chuẩn y hoặc được Thống đốc NHNN uỷ quyền chuẩn y, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm;
  6. - Các qui định về HĐQT của TCTD: +Qui định số lượng và phẩm chất, năng lực của thành viên tối thiểu của HĐQT: Số lượng thành viên HĐQT tối thiểu là 3, gồm những người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết về hoạt động ngân hàng; + Chủ tịch HĐQT không được đồng thời là Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) TCTD; + Chủ tịch HĐQT của TCTD này không được phép tham gia HĐQT hoặc tham gia điều hành TCTD khác, trừ trường hợp đó là công ty của TCTD. - Các qui định về Ban Kiểm soát của TCTD: + Ban kiểm soát của TCTD có tối thiểu là 3 người, trong đó một người là Trưởng ban kiểm soát và ít nhất phải có một nửa số thành viên là chuyên trách; +Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do NHNN qui định. - Các qui định về tiêu chuẩn đối với Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của TCTD: + Phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm; + Có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết; hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật; + Có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành và quản lý TCTD theo qui định của NHNN. Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD này không được phép là Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc chủ tịch HĐQT của TCTD khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty của TCTD. - Luật các TCTD (năm 1997) qui định một số đối tượng không được bầu vào HĐQT, Ban kiểm soát hoặc bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc); Đồng thời bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát, Kế toán trưởng của cùng một TCTD. Tóm l ại: Mặc dù trong các Luật và các văn bản qui phạm pháp luật khác về ngân hàng ở Việt nam không có định nghĩa rõ ràng thế nào là biện pháp thận trọng, nhưng các Luật và văn bản qui phạm pháp luật về ngân hàng của ta trên thực tế đã đưa ra nhiều qui định an toàn ngày càng phù hợp với các qui định mà quốc tế gọi là “biện pháp thận trọng” trong hoạt động ngân hàng. Luật các TCTD (năm 1997) dành một mục (Mục 5) với 6 điều qui định về các hạn chế để bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD, ngoài ra còn có nhiều qui định khác liên quan đến biện pháp thận trọng. Luật NHNN (năm 1997) qui định "Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và TCTD…". Do đó, chính sách tiền tệ cũng đóng vai trò quan trọng như một biện pháp thận trọng, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng xét cả trên giác độ vĩ mô - tạo môi trường kinh doanh cho ngân hàng thuận lợi (lãi suất, tỷ giá, cung cầu tiền tệ, quản lý lưu thông tiền tệ, quan hệ với NSNN...) và giác độ vi mô - Là NH của các NH - bảo đảm khả năng thanh toán của các TCTD trong những trường hợp khó khăn... Tuy nhiên, dù gọi là các “biện pháp thận trọng” theo cách của quốc tế, hay “các biện pháp an
  7. toàn” theo cách của Việt nam thì mấu chốt vẫn nằm ở nội hàm của các chế tài đó ngày càng phải phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Cũng theo đó, cùng với các nỗ lực hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực bảo vệ môi trường dịch vụ về Ngân hàng trên thị trường trong việc sửa các Luật Ngân hàng đang và sẽ triển khai, nên gọi luôn những chế tài liên quan đến các biện pháp an toàn là “biện pháp thận trọng” để chuẩn hoá cả nội dung, lẫn hình thức trong “sân chơi” ngày càng quốc tế hoá về kinh tế - tài chính - ngân hàng tại Việt nam. TS - Nguyễn Đại Lai Admin (Theo SBV
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2