intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách bổ sung chất kẽm cho cơ thể

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

165
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách bổ sung chất kẽm cho cơ thể Kẽm là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể cần cho sự tồn tại. Nếu không có nó, tất cả các loại chức năng cơ thể sẽ vô hiệu hóa. Thiếu kẽm những trạng thái sức khỏe đáng chú ý như: mất cân bằng lượng đường trong máu, tỷ lệ trao đổi chất chậm, kém ý thức về mùi và hương vị, và cách cơ thể phân chia tế bào và tổng hợp DNA cũng sẽ bị tổn hại. Kẽm cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Trong các nghiên cứu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách bổ sung chất kẽm cho cơ thể

  1. Cách bổ sung chất kẽm cho cơ thể Kẽm là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể cần cho sự tồn tại. Nếu không có nó, tất cả các loại chức năng cơ thể sẽ vô hiệu hóa. Thiếu kẽm những trạng thái sức khỏe đáng chú ý như: mất cân bằng lượng đường trong máu, tỷ lệ trao đổi chất chậm, kém ý thức về mùi và hương vị, và cách cơ thể phân chia tế bào và tổng hợp DNA cũng sẽ bị tổn hại. Kẽm cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Trong các nghiên cứu khác nhau, kẽm đã được sử dụng để chữa lành vết thương, ngăn ngừa tiêu chảy và làm chậm thoái hóa điểm vàng (một bệnh dẫn đến các vấn đề thị lực). Thiếu kẽm hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra (chủ yếu là do cơ thể không dự trữ đủ lượng khoáng chất). Một số dấu hiệu và triệu chứng của sự thiếu kẽm bao gồm: chán ăn, suy giảm chức năng hệ miễn dịch, rụng tóc, tiêu chảy, tổn thương mắt và da, giảm cân, vết thương lâu lành hoặc khó hồi phục, có cảm giác khác thường về hương vị hay mùi, tốc độ tăng trưởng bất thường hoặc chậm ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em… Trong thịt nạc chứa rất nhiều kẽm. (nguồn ảnh: internet) Những người có nguy cơ thiếu kẽm gồm: người ăn chay, người bị rối loạn tiêu hóa, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ đã lớn nhưng vẫn bú sữa mẹ, người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm, người nghiện rượu. Để bổ sung kẽm một cách đơn giản nhất, nên thực hiện một số biện pháp sau: 1. Hạn chế rượu và cà phê: Cả hai loại thức uống này đều khiến bạn nhanh đi tiểu. Bạn càng đi nhiều, lượng kẽm trong cơ thể càng bị bài tiết nhiều hơn.
  2. 2. Không nấu quá chín thực phẩm: Thức ăn hấp, nướng hay luộc quá lâu sẽ cắt giảm bớt một nửa lượng kẽm trong thực phẩm. 3. Ăn các loại thực phẩm chưa qua chế biến: Hơn 75% hàm lượng kẽm trong lúa mì bị mất khi qua chế biến. Vậy nên, bạn cần cân nhắc việc hạn chế tối đa ăn bánh mì trắng.
  3. Nếu đang bị thiếu kẽm, bạn hãy hạn chế uống cà phê (ảnh minh họa) 4. Tính toán bổ sung chất kẽm cho trẻ sơ sinh: Nếu bạn muốn tiếp tục cho con bú sau sáu tháng tuổi, bạn nên xem xét bổ sung kẽm với công thức bổ sung cùng với sữa mẹ. 5. Ăn thịt nạc: Nếu bạn không ăn chay, cách tốt nhất để nhận đủ lượng kẽm hàng ngày là ăn thịt. Cá cũng là một nguồn đặc biệt tốt có chứa nhiều khoáng chất này.
  4. 6. Các loại đậu là tốt nhất: Nếu bạn không ăn thịt, hãy bổ sung các loại đậu đóng hộp cho món salad hoặc các bữa ăn, đậu sẽ giúp tăng lượng kẽm bạn nhận được qua chế độ ăn uống (chỉ cần nhớ tránh nấu quá chín).
  5. Một khuyến cáo được đưa ra là không nên sử dụng quá liều loại khoáng chất quan trọng này. Bởi như vậy tình trạng nhiễm độc Kẽm có thể xảy ra, đặc biệt là khi uống bổ sung, lạm dụng thuốc ho và thuốc cảm. Nếu dùng kẽm quá liều, có thể nhận thấy một vị đắng trong miệng hoặc bị gặp đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và chuột rút.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2