intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách xử trí những vết thương nhỏ

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

223
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách xử trí những vết thương nhỏ Đa số những vết thương nhỏ có thể chỉ cần xử trí tại hiện trường mà không cần phải được điều trị y khoa chuyên sâu. Xử trí sơ cứu có thể giúp nạn nhân hồi phục và tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, chúng ta có thể cần được tư vấn y khoa nếu gặp những trường hợp sau: có dị vật gắn vào vết thư ơng; vết thương có biểu nhiễm trùng; vết thương có khả năng bị nhiễm trùng uốn ván; chủng ngừa uốn ván của nạn nhân đã hết hiệu lực;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách xử trí những vết thương nhỏ

  1. Cách xử trí những vết thương nhỏ Đa số những vết thương nhỏ có thể chỉ cần xử trí tại hiện trường mà không cần phải được điều trị y khoa chuyên sâu. Xử trí sơ cứu có thể giúp nạn nhân hồi phục và tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, chúng ta có thể cần được tư vấn y khoa nếu gặp những trường hợp sau: có dị vật gắn vào vết thư ơng; vết thương có biểu nhiễm trùng; vết thương có khả năng bị nhiễm trùng uốn ván; chủng ngừa uốn ván của nạn nhân đã hết hiệu lực; vết thương do người hoặc động vật cắn. Xử trí gồm 3 bước: Bước 1: kiểm tra vết thương xem có dị vật cắm vào không. Nếu không có, hãy rửa sạch vết thương rồi lau khô. Bước 2: lau vết thương bằng miếng gạc đã khử trùng, rồi đắp vết thương bằng băng để bảo vệ và để đè ép cầm máu.
  2. Bước 3: nâng vùng bị thương lên nếu cần để giảm dòng máu chảy về phía chỗ nhiễm trùng. XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG NHỎ Nếu có thể, hãy rửa tay bạn trước khi xử trí. Hãy kiểm tra chắc chắn không có dị vật cắm vào vết thương. Nếu vết thương bẩn, hãy rửa vết thương dưới vòi nước sạch. Hãy lau vết thương bằng vật liệu sạch, không đổ lông. Lau vết thương từ trung tâm ra ngòai bằng gạc hoặc băng đã khử trùng. Nhớ là sử dụng băng và gạc còn mới nguyên. Băng vết thương bằng băng dính để đè ép cầm máu và chống nhiễm trùng. Nâng vùng chi bị thương lên nếu cần để kiểm sóat chảy máu. Nếu có hòn sỏi hay hạt cát trong vết thương: Nếu có mảnh vụn nào đó bám trên bề mặt vết thương thì có thể dễ dàng rửa trôi đi bằng nước sạch hoặc lấy ra bằng cách chậm nhẹ nhàng một miếng gòn sạch vào. Nếu có mảnh vụn cắm vào vết thương, thì cần xử trí chúng như đối với dị vật. Đắp một miếng gạc sạch lên vết thương, nhẹ nhàng, rồi băng miếng gạc lại cố định đúng chỗ vết thương, cẩn thậnđừng đè lên dị vật. Nâng vùng bị thương lên nếu cần. Chú ý: cứ mỗi lần lau vết thương thì sử dụng một miếng gạc mới. XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG BẦM TÍM Vết bầm tím là dấu hiệu của xuất huyết nội.Thường gây ra bởi chấn động trực tiếp. Vết bầm tím có khi gây đau nhưng thường chóng lành mà không cần phải can thiệp nhiều.
  3. Vết bầm tím thường thay đổi về hình dạng và màu sắc trong lúc lành. Điều này có thể mất một vài giờ hay vài ngày sau chấn thương. Ban đầu, chỗ bị thương thường có màu đỏ sau chấn thương, sau một thời gian chuyển sang màu tím xanh do máu rỉ ra từ chỗ mô bị tổn thương. Khi nó lành thì chuyển màu nâu, cuối cùng thành màu vàng. Vết bầm tím lan rộng có thể là dấu hiệu của xuất huyết nội nghiêm trọng. Nếu vết bầm tím rộng và xuất hiện bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng kèm theo sau đây thì cho thấy tình trạng xuất huyết nội đang diễn tiến. Hãy xử trí xốc cho nạn nhân và nhờ giúp đỡ. Dấu hiệu và triệu chứng xuất huyết nội · Nạn nhân đã xảy ra một tai nạn hoặc chấn thương,không nhất thiết phải là chấn thương mới xảy ra. · Dấu hiệu và triệu chứng của sốc. · Vết bầm tím. · Xơ hóa khu trú - thường gặp nhất nếu xuất huyết từ dạ dày. Máu thấm vào mô làm mô phù nề sau đó gây xơ cứng mô. · Phù nề · Chảy máu từ ổ miệng Tuy nhiên, đa số vết bầm tím thường không nghiêm trọng. Sơ cứu tốt có thể giúp giảm đau, giúp nạn nhân hồi phục tốt và hết bầm tím khó chịu.
  4. XỬ TRÍ VẾT BẦM TÍM NHỎ ÍT LAN · Kiểm tra có tổn thương nằm bên dưới vết bầm không, ví dụ như gãy xương hay bong gân. · Hãy ngâm một chiếc khăn vào nước lạnh, vắt khăn rồi đặt lên vùng bị thương hoặc đắp một miếng gạc lên vết bầm tím để giảm phù nề. · Nâng vùng bị thương lên nếu cần.
  5. Cách cấp cứu một trường hợp lên cơn suyễn Những cơn hen làm cơ của đường thở bị co thắt khiến cho bệnh nhân rất khó thở, nhất là khi thở ra. Xin xem bài hen suyễn để biết thêm chi tiết. Sau đây chỉ là cách xử trí trong trường hợp lên cơn suyễn cấp XỬ TRÍ 1. Trấn an và giúp cho bệnh nhân đang bị hen được bình tỉnh, vì điều này sẽ có tác dụng tích cực đối với sự hô hấp . 2. Giúp bệnh nhân ngồi ở tư thế hơi nghiêng về phía trước, vì hầu hết các bệnh nhân bị suyển cảm thấy ngồi ở tư thế này dễ thở hơn. 3. Nếu bệnh nhân có thuốc, hãy giúp bệnh nhân dùng thuốc - thuốc xông là hình thức xử trí chủ yếu và thường là loại xanh.
  6. Các dấu hiệu và triệu chứng của hen suyển • Bệnh sử (dù một số người có thể không ý thức được rằng họ đang bị hen suyển và cơn hen đầu tiên có thể rất nặng) • Khó thở, nhất là thở ra • Thở khò khè hoặc thở rít theo lối khác • Không nói được • Màu da tái, có thể trở thành xanh, nhất là quanh môi • Kiệt sức, choáng váng và rối loạn khi việc đưa oxy vào cơ thể trở nên khó hơn • Có thể bị bất tỉnh và sau đó ngừng thở Nếu đây là cơn hen đầu tiên, và nếu thuốc không tác dụng trong vòng 5 phút hoặc bệnh nhân bị kiệt sức nặng, hãy gọi xe cấp cứu. Giúp bệnh nhân dùng thuốc mỗi lần cách nhau 5-10 phút. Nếu cơn hen đã dịu và bệnh nhân thấy dễ thở hơn thì không cần chăm sóc y tế ngay nhưng cần báo cho bác sĩ biết cơn hen đã xảy ra. Thường thì bệnh nhân rất mệt nên tốt nhất cần có người đưa bệnh nhân về nhà. Xử trí Hen suyển CẦN NÊN • Giúp bệnh nhân dùng thuốc dành cho họ.
  7. KHÔNG NÊN • Đánh giá thấp sự nghiêm trọng của hen suyển. Sẵn sàng gọi cấp cứu nếu thuốc xông không làm giảm cơn hen hoặc tình trạng trở nên xấu đi. Sẵn sàng cấp cứu hồi sức nếu bệnh nhân ngừng thở. BẠN CẦN PHẢI LÀM GÌ NẾU • Nạn nhân không có thuốc xông? Giúp nạn nhân vào tư thế dễ chịu nhất và gọi xe cấp cứu .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2