intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cần Ghép Gan khi bị Tăng Huyết áp Phổi

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh nhân nam 67 tuổi bị xơ gan do rượu, đã bỏ rượu từ 10 năm, không bị viêm gan siêu vi, mới phát hiện ung thư tế bào gan, được tìm thấy bị tăng huyết áp phổi trong khi thăm khám tiền phẫu để dự định ghép gan, quan tâm về khả năng bị từ chối vì có tăng huyết áp phổi. Tăng huyết áp phổi (pulmonary hypertension) là một bệnh có dự hậu xấu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự điều trị nhằm vào loại trừ nguyên nhân và trong một số trường hợp dùng các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cần Ghép Gan khi bị Tăng Huyết áp Phổi

  1. Cần Ghép Gan khi bị Tăng Huyết áp Phổi Bệnh nhân nam 67 tuổi bị xơ gan do rượu, đã bỏ rượu từ 10 năm, không bị viêm gan siêu vi, mới phát hiện ung thư tế bào gan, được tìm thấy bị tăng huyết áp phổi trong khi thăm khám tiền phẫu để dự định ghép gan, quan tâm về khả năng bị từ chối vì có tăng huyết áp phổi. Tăng huyết áp phổi (pulmonary hypertension) là một bệnh có dự hậu xấu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự điều trị nhằm vào loại trừ nguyên nhân và trong một số trường hợp dùng các chất giãn mạch. Bảng xếp loại mới của Tổ chức Y tế Thế giới dựa vào cơ chế gây bệnh giúp cho sự chẩn đoán. Cần làm nhiều xét nghiệm khác nhau để tìm các nguyên nhân làm tăng huyết áp, chỉ sau khi đã tìm mà không thấy nguyên nhân mới chấp nhận chẩn đoán tăng huyết áp động mạch phổi vô căn (idiopathic pulmonary arterial hypertension). Thứ tự tiến hành xét nghiệm tùy thuộc vào bệnh sử và lâm sàng của người bệnh.
  2. - X quang tim phổi có thể cho thấy giãn nở động mạch phổi trung tâm với các mạch máu ngoại biên nhỏ, tâm nhĩ phải giãn nở hậu quả của tăng huyết áp phổi, X quang phổi cũng có thể cho thấy hình ảnh viêm mô kẽ là nguyên nhân tăng huyết áp phổi. - Điện tâm đồ cho thấy bloc nhánh phải, dấu P phổi và dầy thất phải góp phần chẩn đoán. - Siêu âm tim cho thấy giãn nở thất phải, đo áp suất động mạch phổi và tìm các nguyên nhân gây tăng huyết áp phổi như bệnh van tim bên trái, rối lọan chức năng tâm thu và tâm trương, thông liên thất, bệnh tim bẩm sinh, tràn dịch màng tim, viêm màng tim co thắt. - Thông tim phải để đo áp suất động mạch phổi, khảo sát thất phải, xác định chẩn đoán. - V/Q scan để tìm thuyên tắc động mạch phổi nhỏ. Nếu V/Q scan bình thường có thể loại bỏ thuyên tắc động mạch phổi, nếu bất thường cần chụp động mạch phổi với chất cản quang để xác định.
  3. - Chức năng hô hấp để tìm nghẹt phổi mãn hay bệnh phổi co thắt tuy bệnh nhân này không hút thuốc lá. - Khảo sát giấc ngủ để tìm bệnh nghẹt thở khi ngủ nếu cần, không biết bệnh nhân này có ngáy, ngưng thở khi ngủ và buồn ngủ ban ngày hay không. - Thử máu để tìm nhiễm HIV, các bệnh hệ thống như xơ cứng bì, sarcoidosis. - Hỏi bệnh sử về tiền căn dùng “thuốc giải trí” như cocain, amphetamine và thuốc giảm cân. Riêng bệnh nhân này có tiền căn “xơ gan đã lâu”, không biết có dấu chân nhện, lách lớn, tuần hoàn phụ hay giãn tĩnh mạch thực quản hay không, cần biết công thức máu và chức năng gan. Bệnh nhân đã được chẩn đoán “tăng huyết áp phổi” chắc là đã được thông tim. Khi thông tim bên phải cần đo áp suất tĩnh mạch gan (hepatic venous wedge pressure) để chẩn đoán tăng huyết áp tĩnh mạch cửa. Nếu áp suất tĩnh mạch gan tăng bệnh nhân bị tăng huyết áp tĩnh mạch cửa là nguyên nhân làm tăng huyết áp động mạch phổi và có chỉ định giải
  4. phẫu thay gan để điều trị “tăng huyết áp cửa-phổi” (portopulmonary hypertension). Trong trường hợp này tăng huyết áp phổi không phải là chống chỉ định mà ngược lại, còn là một chỉ định thay gan, để giải quyết cả hai vần đề ung thư tế bào gan và tăng huyết áp động mạch phổi. Nếu áp suất tĩnh mạch gan bình thường và một trong các xét nghiệm trên dương tính, bệnh nhân được coi là tăng huyết áp phổi thứ phát. Nếu áp suất tĩnh mạch gan bình thường và các xét nghiệm trên âm tính, bệnh nhân được coi là bị tăng huyết áp phổi vô căn. Các bệnh nhân không bị xơ gan có thể làm nghiệm pháp đánh giá sự đáp ứng vận mạch (vasoreactivity test) để nếu đáp ứng có thể điều trị bằng ức chế kênh calci. Không có lợi khi điều trị tăng huyết áp phổi bằng ức chế kênh calci ở người bị xơ gan. Các bệnh nhân không đáp ứng hoặc đã điều trị ức chế kênh calci thất bại có thể được điều trị bằng các chất thuộc nhóm prostenoid, ức chế thụ thể endothelin hoặc ức chế phosphodiesterase 5. Các trường hợp tăng huyết áp phổi thứ phát cần được điều trị nguyên nhân nếu có thể được, một số ít trường hợp chọn lọc sau khi đã đựơc điều trị nguyên nhân có thể được điều trị bằng các chất thuộc nhóm prostanoid, ức chế thụ thể endothelin hoặc ức chế PDE 5 như trên. Dự hậu tùy thuộc vào mức độ tiến triển, và vào nguyên nhân gây bệnh. Nói chung thời gian sống
  5. còn của tăng huyết áp động mạch phổi vô căn không có triệu chứng (loại l theo bảng phân loại cơ năng của WHO) là 3 năm. Sự điều trị bằng các chất prostanoids, ức chế thụ thể endothelin, ức chế PDE làm tăng khả năng sống còn. Bệnh nhân này có khả năng bị tăng huyết áp cửa-phổi, và nếu đúng như vậy có thể được thay gan để chữa cả hai bệnh. Báo cáo cho thấy thay gan cải thiện hoặc làm hết tình trạng tăng huyết áp động mạch phổi. Bác sĩ Nguyễn Văn Đích
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2